1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những nét đặc sắc trong tác phẩm ăngđromac của raxin

64 3,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 774,87 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÒ THỊ NGỌC TRANG NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM ĂNGĐROMAC CỦA J.RAXIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÒ THỊ NGỌC TRANG NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM ĂNGĐROMAC CỦA J.RAXIN Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thúy cô giáo đã tận tâm, hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường, trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các cô giáo trong tổ văn học nước ngoài - trường Đại học Tây Bắc đã cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận. Và cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tập thể lớp K51 Đại học sư phạm Ngữ Văn đã giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt thời gian làm khóa luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên: Lò Thị Ngọc Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đóng góp mới của khóa luận 7 6. Cấu trúc của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG 8 1.1. Chủ nghĩa cổ điển 8 1.1.1. Đặc trưng chủ nghĩa cổ điển 8 1.1.2. Bi kịch cổ điển 11 1.2. Tác giả J.Raxin 17 1.2.1. Vài nét về tiểu sử 17 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 18 1.3. Tác phẩm Ăngđromac 19 1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác 20 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm 20 Chƣơng 2. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM ĂNGĐROMAC CỦA J.RAXIN 23 2.1. Đề tài 23 2.2. Kết cấu và thể loại 24 2.2.1. Kết cấu 24 2.2.2. Thể loại 29 2.3. Hành động kịch và xung đột kịch 30 2.3.1. Hành động kịch 30 2.3.2. Xung đột kịch 37 2.4. Nhân vật kịch 41 2.4.1. Nhân vật hiện thân cho dục vọng phi lý, ích kỉ 42 2.4.2. Nhân vật hiện thân cho lòng chung thủy 44 2.5. Ngôn ngữ 50 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Pháp thế kỉ XVII phong phú và phức hợp, với nhiều khuynh hướng, nhiều sự kiện văn hóa lớn, đánh dấu sự phát triển bước ngoặt của thời đại. Văn học cổ điển phát triển rực rỡ từ năm 1600 đến 1685 dưới triều đại “vua mặt trời”, rất nhiều nhà văn đầy tài năng và biết bao tranh luận, các tổ chức văn học nghệ thuật đã ra đời từ đầu thế kỉ, phát huy chức năng của mình và xây dựng văn học của một thế kỉ được mệnh danh là “Đại thế kỉ”. Văn học cổ điển, được hiểu đơn giản như văn học hài hòa, văn học của lí trí, của trật tự kỉ cương được phong phú thêm bởi tinh thần Baroc, văn học thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và sức sống dân tộc. Văn học cổ điển phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao của thế kỉ XVII là bởi có phần đóng góp không nhỏ của loại hình bi kịch cổ điển. Bi kịch cổ điển ra đời vào thế kỉ XVII là thời kì hưng thịnh trong lịch sử nước Pháp phong kiến. Đó là giai đoạn thống nhất quốc gia, mở rộng thương mại và xây dựng một số thể chế nhà nước theo quân chủ chuyên chế. Sự lãnh đạo của những triều vua kế vị, Lui thứ XIII và Lui thứ XIV đã xây dựng nền chuyên chính của chế độ quân chủ một cách vững chắc, ở đó có sự quân bình lực lượng giữa giai cấp đối lập, chính quyền quốc gia có tính độc lập nhất định với hai giai cấp, tư sản và phong kiến với bề ngoài tưởng như là kẻ trung gian. Dưới triều vua Lui thứ XIII, giáo chủ Risoho đã quan tâm đến việc xây dựng một nền văn học phù hợp với chế độ chuyên chế. Ông đã thành lập Viện Hàn lâm Pháp và tập hợp các văn nghệ sĩ thành một lực lượng sáng tác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của triều đình. Các tác phẩm thời kì này thường đề cập đến những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, vấn đề quyền lợi cá nhân và quyền lợi tổ quốc, sự khắc phục những dục vọng thấp kém vì những lý tưởng công dân cao cả. Chính vì lẽ, văn học phục vụ nền quân chủ chuyên chế nên các nhà nghiên cứu đã đề ra những quy tắc trong sáng tác. Và để có được những kiệt tác cho nhân loại, các nhà soạn kịch phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt của chủ nghĩa cổ điển, tạo nên thành công của một nền văn học đại thế kỉ. Thế giới hình tượng của văn học cổ điển Pháp ở thời kì này, đặc biệt là thể loại bi kịch cổ điển, chứa đựng những giá trị tư tưởng, nghệ thuật to lớn, nó khơi gợi sự kiếm tìm và vẻ đẹp nghệ thuật, thể hiện rõ nét lý tưởng sống của con người trong thời đại ấy, tạo nên một bức tranh chân thực, sống động về thời đại lý tưởng hóa. Đại diện tiêu biểu của bi kịch cổ điển là P.Cornay và J.Raxin. Nếu P.Cornay là người mở đầu vinh quang cho bi kịch cổ 2 điển Pháp, thì J.Raxin là người đưa bi kịch cổ điển Pháp trở thành một thể loại huy hoàng và mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển Châu Âu. 1.2. J.Raxin là một thi sĩ yêu chuộng cổ văn và thiên chân. Ông được coi là nhà văn mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển, ông lấy bi kịch làm phương tiện để khám phá, nghiên cứu sự nhiệt tình của con người. Khi sáng tác, J.Raxin biết chọn những tình huống hấp dẫn, lại khéo phô bày tâm lý nhân vật và diễn tả lịch sử bằng một lối văn uyển chuyển du dương nên văn phẩm của ông có một vẻ đẹp sáng lạn. J.Raxin bước đầu gặt hái thành công với vở kịch Người thành Thebes, Alexandre Đại đế bi kịch nảy sinh từ nguồn đề tài quen thuộc, văn học Cổ Hi Lạp, La Mã, với vở kịch này ông chưa thể hiện rõ phong cách riêng, còn chịu ảnh hưởng bởi bi kịch anh hùng và bi kịch phong nhã. Ông được mọi người biết đến với vở kịch Ăngđromac, lấy đề tài từ văn học cổ đại Hi Lạp, viết theo thể loại bi kịch của những đam mê, khát vọng. Dưới bộ áo của một truyền thống cổ điển, J.Raxin đã mang đến cho sân khấu tấn bi kịch về đời sống tâm lý nhân loại. Đó là bi kịch về một người phụ nữ góa chồng, bị ép phải lấy con của kẻ thù giết chồng, nhưng để đảm bảo tương lai cho đứa con bé bỏng của mình cô buộc phải chấp thuận, đồng thời còn là bi kịch về một cô gái đã hứa hôn nhưng bị khước từ nên cô đã trả thù kẻ nuốt lời hứa. Với sự sáng tạo tuyệt vời, mang đậm cá tính riêng biệt, nhưng vẫn tuân thủ các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, tác phẩm Ăngđromac đã thổi một làn gió mới cho nền văn học Pháp thể kỉ XVII. Bi kịch Ăngđromac, đã được J.Raxin trình diễn trước triều đình vào ngày 17 tháng 11 năm 1667, và ngay hôm sau lại công diễn rộng rãi tại điện Bourbons, các vai chính đều do các diễn viên có tên tuổi đóng. Vở kịch đã đặt J.Raxin lên bục vinh quang chói lọi của văn học Pháp cổ điển. Với sức lôi cuốn kì diệu, vở kịch không chỉ hấp dẫn khán giả lúc bấy giờ, mà nó còn làm xúc động biết bao trái tim của thế hệ bạn đọc. Chúng tôi đến với J.Raxin không chỉ vì vị trí và vai trò quan trọng của ông đối với nền văn học nước Pháp, mà còn là lòng ngưỡng mộ, cảm phục một thiên tài của lịch sử văn học nhân loại, đã đem đến cho những người yêu văn chương một sự trải nghiệm thú vị, được hiểu rõ hơn về kịch cổ điển qua cách xây dựng hình tượng nhân vật, kết cấu và xung đột kịch, từ đó thấy được các giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong tác phẩm của ông. 1.3. Kịch cổ điển, đặc biệt là những sáng tác của J.Raxin chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình văn học nước ngoài ở cao đẳng, đại học, ngày nay rất hấp dẫn đối với các thế hệ độc giả. Nhưng vì tài liệu nghiên cứu về kịch cổ điển, nhất là kịch của J.Raxin còn rất ít, chưa có sự đào sâu, tìm hiểu, nghiên 3 cứu kĩ lưỡng về những sáng tác của ông. Đó chính là động lực khiến cho người viết, tiếp bước cuộc hành trình văn học đến với vở kịch Ăngđromac qua đề tài “Những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của Raxin”. Đề tài này giúp tôi tìm hiểu được sự thành công của J.Raxin trong cách xây dựng nội dung và nghệ thuật bi kịch cổ điển, đồng thời giúp tôi bổ sung thêm kiến thức và sự am hiểu về sáng tác của nhà văn, qua đó góp phần nào cho việc tìm hiểu tác phẩm của J.Raxin trong chương trình cao đẳng, đại học sư phạm Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc. 2. Lịch sử vấn đề J.Raxin là một ngôi sao sáng của văn học Pháp thế kỉ XVII, ông được phong tặng làm viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, một danh hiệu văn học cao quý. Không những thế, ông còn được vua Lui XIV tín nhiệm chọn làm thư ký riêng và cử làm sử quan của triều đình. Với những thành tựu to lớn trên văn đàn thế giới, J.Raxin cũng như các tác phẩm của ông đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà phê bình, nghiên cứu trong và ngoài nước. Các tác phẩm của J.Raxin đã được rất nhiều nhà thơ, nhà văn dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như: Robert Lowell, Ted Hughes, Derek Mahon dịch sang tiếng Anh, Schiiller dịch sang tiếng Đức có thể thấy J.Raxin chiếm một vị trí quan trọng đối với nền văn học nước Pháp cũng như các nền văn học cổ điển thế giới. J.Raxin được biết đến với tư cách là một thi sĩ mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển, những quy tắc nghiêm ngặt của chủ nghĩa cổ điển được ông tuân thủ một cách chặt chẽ. Ông rất khéo léo trong việc kết hợp hài hòa các quy tắc cổ điển, chính điều này đã tạo nên thành công trong các tác phẩm của ông. Cuốn “Bi kịch cổ điển Pháp” của nhà xuất bản văn hóa Hà Nội 1978 đã nhận định “có thể xem Ra-xin là một nhà thi sĩ mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển. Trong sáng tác, ông không bao giờ băn khoăn về các vấn đề thi học cơ bản của chủ nghĩa cổ điển và không bao giờ xa rời qui tắc cổ điển” [1, 100, 101], tuy tuân thủ theo những quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, nhưng các sáng tác của ông luôn ẩn chứa sự mới mẻ, có tính riêng biệt tạo nên cá tính nghệ thuật J.Raxin. A.X.Puskin đã so sánh tài năng của J.Raxin với W.Secxpia một thiên tài của đất nước Anh, ông phát hiện ở họ đều có điểm chung là những nhà thơ, nhà soạn kịch vĩ đại của nhân loại “Can-đơ-rông, Sêc-xpia và Raxin đứng ở đỉnh cao không ai vươn tới, và những tác phẩm của họ là một đối tượng muôn thuở cho chúng ta nghiên cứu và ngưỡng mộ” [18, 331], A.X.Puskin còn nhận xét J.Raxin là “nhà thơ của những người đàn bà và những ông vua yêu đương” [1, 101], không ngẫu nhiên mà A.X.Puskin lại có nhận định về J.Raxin như vậy, điều này 4 lại chứng tỏ cho ta thấy rằng các tác phẩm của J.Raxin đều tập trung miêu tả thế giới cảm xúc. Những quan điểm, những nhận xét đánh giá về J.Raxin trong cuốn sách này đã giúp chúng ta hiểu rõ phần nào những quan điểm sáng tác của J.Raxin. Tác phẩm dẫn J.Raxin chạm đến bục vinh quang trong sự nghiệp sáng tác chính là tác phẩm Ăngđromac. Vở kịch Ăngđromac là một thành tựu lớn, đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của J.Raxin, gây chấn động mạnh, khiến cho biết bao cuộc bút chiến sôi nổi diễn ra. Trước khi Ăngđromac nổi tiếng khắp thế giới, vở kịch đã làm mưa làm gió tại quê hương của mình, đất nước Pháp, đất nước hội tụ những tinh hoa, văn hóa đẹp. Xublinhi, tác giả vở kịch nhại Cuộc tranh luận phi lý, hay phê phán Ăngđromac đã nhận xét “từ người nấu ăn, người đánh xe ngựa, người giữ ngựa, người đầy tớ, cho đến người gánh nước, ai ai cũng cảm thấy mình phải bàn bạc về Ăng-đrô-ma-cơ” [18, 313]. Bất kể ai trên đất nước Pháp đều biết đến tác phẩm, điều đó có nghĩa vở kịch Ăngđromac có sức lan tỏa mạnh mẽ khiến cho mọi người đều phải ngưỡng mộ. Tác phẩm đã được dịch ở nhiều nước trên thế giới và bắt đầu giới thiệu ở Việt Nam từ trước cách mạng tháng Tám, những ngày đầu tiên của chiến tranh thế giới thứ hai dưới hình thức văn xuôi, rồi sau đó lại được dịch lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, sau bao nhiêu thập kỉ, vở kịch vẫn có sức hút kì diệu đối với bạn đọc và đặc biệt được các nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch quan tâm đến. Ngày 14 tháng 2 năm 2011 tại nhà hát kịch Việt Nam đã đưa lên sân khấu nước ta vở kịch Ăngđromac của J.Raxin. J.Raxin rất khéo léo trong việc xây dựng cốt truyện của mỗi tác phẩm, ông lựa chọn những tình tiết truyện hấp dẫn, để người đọc dễ dàng hình dung câu chuyện đang diễn ra. Điều này được giới nghiên cứu minh chứng trong cuốn “Lịch sử sân khấu thế giới tập II” của Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, “Trong vở kịch Ăng-đrô-ma-cơ, đã đặt cơ sở cho loại hình bi kịch tâm lý với cốt truyện rất đơn giản và sự giảm bớt đến mức tối thiểu hành động bên ngoài. Ra-xin xây dựng bi kịch này, mà người ta có thể gọi là bi kịch thuộc “phong cách thứ nhất” của ông, trên chất liệu thần thoại Hy Lạp, vốn hấp dẫn ông do chất thơ, tính người và âm hưởng đạo đức cao cả của nó ” [18, 311], sức sáng tạo của J.Raxin dường như là vô tận, ông luôn biết cách làm mới các tác phẩm của mình, tìm ra những điều độc đáo, mới mẻ để làm tăng thêm sức hấp dẫn của vở kịch. Bên cạnh những nghiên cứu, đánh giá của các nhà văn nước ngoài thì còn có một số nhận định của giới nghiên cứu Việt Nam về J.Raxin như ở cuốn “Văn học phƣơng Tây” đã nhận xét J.Raxin, “có nhiều cách nhìn nhận khác 5 nhau đối với bi kịch của Raxin, mặc dù tất cả đều không chối cãi thiên tài Raxin. Hiện tượng ấy dẫn đến sự chuyển dịch vị trí của Raxin qua các giai đoạn lịch sử, nhà nghệ sĩ có lúc được tôn thờ hết mức, có lúc bị xem như thứ đồ cổ trong các bảo tàng. Nghệ thuật của Raxin luôn luôn là chỗ dựa của nhiều trường phái nghệ thuật mới, nhất là các trường phái hiện đại của Phương Tây. Raxin do đó, rất cổ điển mà cũng rất hiện đại ” [4, 271]. Từ nhận xét trên chúng ta càng thấy vai trò, vị trí, ảnh hưởng, tầm quan trọng của J.Raxin như thế nào trong nền văn học nước Pháp. J.Raxin không chỉ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu thế giới, mà còn có tầm ảnh hưởng lớn tới các nhà văn Việt Nam. Đặc biệt là đối với Nguyễn Huy Tưởng, ông đã viết trong nhật ký của mình “Tôi không hiểu làm sao, tôi cứ đến với Racine như đến với một người bạn thiết. Giữa tôi và nhà thi sĩ ấy đã có một cái dây liên lạc vô hình, nhưng mạnh mẽ hơn keo sơn. Nội trong các thi nhân trên thế giới, Racine đã chiếm hẳn linh hồn tôi. Và mỗi khi tôi giở một quyển Văn học sử của Pháp, là tôi bắt đầu xem về Racine đã. Tôi đã làm quen với Racine từ lâu, tôi đã từng hưng khởi vì vở kịch Athalie của ông. Tôi yêu cái êm đềm của ông, nhưng tôi phục cái tài tả tâm lý và dục vọng của ông. Những vở kịch của ông nó thâm trầm, diễm lệ, lời văn chải chuốt, tôi coi như những hạt ngọc trong văn đàn. Shakespeare thì tao động quá. Corneille thì khô khan (và viết theo lối ông này dễ hơn viết theo cách Racine). Tôi chỉ riêng yêu Racine và những thi sĩ Hi Lạp như Sophocle và Eschyle. Racine cũng thuộc về loại này. Cái giản dị trong sự kết cấu của ông, sự phức tạp về tính tình mà ông tả, văn chương bi đát lâm ly của ông đã khiến cho tôi coi ông như là mẫu mực để bắt chước. Ôi! những vở kịch hoàn toàn! Ôi! những áng văn chương kiệt tác! Ta có mong soạn được những vở bất hủ như thế không? Quan niệm về văn chương của tôi đã giống Racine, tính tình của tôi cũng gần giống ông nữa: cho nên sự tôi yêu mến tác giả vở Athalie không lấy gì làm lạ.” [24]. Chính những sáng tác của J.Raxin đã đặt nền móng cho biết bao tác phẩm bi kịch của Việt Nam và thế giới ra đời, góp phần tạo dựng thành công của thể loại kịch ngày nay. Như vậy, từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về J.Raxin, nhưng mức độ, phạm vi còn hạn chế, chưa được tập trung nghiên cứu một cách cụ thể. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở, gợi ý quý báu để chúng tôi bước vào nghiên cứu vấn đề “Những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của Raxin ”. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa luận, chúng tôi sử dụng tổng [...]... sát tác phẩm Ăngđromac trong Hợp tuyển văn học Châu Âu tập II, văn học Pháp thế kỉ XVII do Lê Nguyên Cẩn tuyển chọn và giới thiệu, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin trên hai phương diện lớn sau: Khái 6 quát chung và những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin. .. Lơxit của P.Cornay, sử thi I-li-at của Hômerơ và nhiều tác phẩm khác cùng thời đại - Phương pháp tổng hợp: Nhằm khái quát những vấn đề lí luận, khái quát tổng hợp thành những nhận định, kết luận tổng quát những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin 4 Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin. .. phân tích, chứng minh được những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin với phương pháp này chúng tôi nhận thấy giá trị của tác phẩm đóng vai trò, vị trí quan trọng góp phần tạo nên thành công của tác phẩm, và qua đó khẳng định tính đúng đắn của khóa luận - Phương pháp so sánh đối chiếu: Để làm nổi bật những đặc điểm về nội dung và giá trị nghệ thuật của vở kịch Ăngđromac chúng tôi sử dụng... Cùng với sự thành công của vở kịch Ăngđromac, J .Raxin đã trở thành huyền thoại trong lịch sử văn học nước Pháp và văn học thế giới 22 Chƣơng 2 NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM ĂNGĐROMAC CỦA J .RAXIN 2.1 Đề tài Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và trong văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu của tác phẩm nghệ thuật Đề tài tác phẩm nghệ thuật không... tưởng của tác phẩm kịch, phần này đòi hỏi phải ngắn gọn, sắc, hợp tình hợp lí, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem 25 Nhắc đến bi kịch cổ điển người thành công nhất với việc xây dựng kết cấu cho tác phẩm không ai khác chính là J .Raxin, ông đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm với kết cấu chặt chẽ, phù hợp với từng chủ đề của tác phẩm Và tác phẩm có kết cấu hay nhất là vở kịch Ăngđromac Tác phẩm Ăngđromac. .. mới của khóa luận Trên cơ sở tiếp thu những tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và qua khảo sát đánh giá của bản thân, khóa luận sẽ đi tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin ở năm phương diện: Đề tài, kết cấu và thể loại, hành động kịch và xung đột, nhân vật, ngôn ngữ Từ đó, khóa luật bước đầu khám phá được những nét. .. mà J .Raxin đã gửi tặng cho tất cả các khán giả và độc giả Sự thành công vang dội của vở kịch Ăngđromac đã đưa J .Raxin lên tới đỉnh cao bi kịch cổ điển Pháp 1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác Tác phẩm Ăngđromac ra đời vào năm 1667 được J .Raxin lấy đề tài từ một đoạn trích trong tác phẩm Éneide Vở kịch Ăngđromac của Euripide đã cung cấp cho ông một số nét tính cách của Hecmion Ngoài ra, ông còn lấy cảm hứng trong. .. hùng ca Iliade của Homere và những người phụ nữ thành Troie của Seneque để sáng tác ra vở kịch kinh điển Ăngđromac Với việc sáng tạo không ngừng và sự tiếp thu có chọn lọc, khi viết tác phẩm Ăngđromac J .Raxin đã kế thừa những tinh hoa của thế hệ cha anh, những người đi trước một phần đáng kể cho cốt truyện và những tình tiết cơ bản Nhưng chỉ có sự sáng tạo tài năng của J .Raxin thì vở kịch Ăngđromac mới... điểm đó, J .Raxin là người chống lại sân khấu sống vì vậy ông chỉ coi các tác phẩm của mình như là những sáng tác văn học và tài liệu giảng dạy Năm 1696, J .Raxin được thăng làm giám quan cho nhà vua và thường xuyên có những bài giảng cho hoàng gia Trong sự nghiệp sáng tác của mình, J .Raxin đã có những cống hiến to lớn cho nền văn học nước Pháp, đặc biệt là đóng góp về nghệ thuật Lần đầu tiên J .Raxin xây... đó, khóa luật bước đầu khám phá được những nét độc đáo trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn 6 Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm hai chương: Chƣơng 1 Khái quát chung Chƣơng 2 Những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của Raxin 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Chủ nghĩa cổ điển 1.1.1 Đặc trƣng chủ nghĩa cổ điển Chủ nghĩa cổ điển là khuynh . tỏ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin trên hai phương diện lớn sau: Khái 7 quát chung và những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin. . được những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac của J .Raxin. với phương pháp này chúng tôi nhận thấy giá trị của tác phẩm đóng vai trò, vị trí quan trọng góp phần tạo nên thành công của tác phẩm, . J .Raxin 17 1.2.1. Vài nét về tiểu sử 17 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 18 1.3. Tác phẩm Ăngđromac 19 1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác 20 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm 20 Chƣơng 2. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG TÁC

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w