6. Cấu trúc của khóa luận
2.4.2. Nhân vật hiện thân cho lòng chung thủy
J.Raxin đã khắc họa nhân vật Ăngđromac là nhân vật trung tâm. Đây chính là nhân vật quy tụ các mối mâu thuẫn trong tác phẩm. Tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật Ăngđomac với vẻ đẹp của một người phụ nữ chung thủy, yêu chồng, thương con. Ăngđromac hiện lên là nhân vật chiến thắng những dục vọng cá nhân, ích kỉ, là người anh hùng trong vẻ đẹp giản dị của thời đại Hôme. Không những vậy, Ăngđromac còn là hiện thân của người vợ, người mẹ lí tưởng đã làm tròn tránh nhiệm của mình, tránh khỏi mọi dục vong xấu xa. Hình tượng Ăngđromac lần đầu tiên bộc lộ nội dung nhân đạo cao cả, mà J.Raxin thường đặt vào các nhân vật nữ tích cực của ông. Đó là người đàn bà có ý thức về giá trị
con người, có một đạo đức cao đẹp, có khả năng xả thân vì nghĩa vụ, tinh thần anh dũng chống đối lại bất cứ sự áp lực nào của bọn vua chúa chuyên chế.
Hình tượng Ăngđromac được J.Raxin xây dựng thành công qua vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất thanh cao của con người Ăngđromac. Vẻ đẹp đó tác giả khắc họa qua những đặc điểm như chất trí tuệ, sự thủy chung son sắc và tình mẫu tử mãnh liệt.
Ăngđromac là người phụ nữ vô cùng xinh đẹp. Chính vẻ đẹp tuyệt trần của nàng đã làm cho Piruyt say đắm, quyết tâm giành bằng được trái tim nàng. Không chỉ xinh đẹp nàng còn là một người rất thông minh, để cứu đứa con bé bỏng của mình nào đã tráo đổi đứa bé khác lừa tướng Uylix.
“Tôi nghe nói, để cứu con khỏi cái chết.
Ăngđromac đã đánh lừa tướng Uylix: Viên trí tướng kia giật một đứa bé trá hình
Trong tay nàng, đưa đến chỗ hi sinh.” [17, 147-148]
Sự thông minh sắc sảo của Ăngđromac còn được thể hiện qua từng hành động cử chỉ của Ăngđromac khi phải đối phó với tên vua chuyên chế hung tàn Piruyt. Khi Piruyt ngỏ ý cầu hôn nàng, nàng đã biết khéo léo từ chối.
“Kiếp tù tội luôn buồn thương, vơi chính mình vương mắc
Có đáng gì mà chúa thượng ước trao duyên? Dáng bất hạnh vì ngài suốt đời chan nước mắt
Còn đâu vẻ thanh tân kiều diễm gái thuyền quyên?” [17, 160]
Nhưng lúc cần thiết thì nàng lại nhen nhóm lên hi vọng ở chàng. Trong những trường hợp gay go nhất, nàng cũng biết tìm lấy cho mình một ý chí, một nghị lực rắn rỏi, mà vẫn từ tốn, khiêm nhường. Đây là hình ảnh tích cực, đẹp đẽ, trong sáng nhất của vở kịch.
Trong các sáng tác của mình J.Raxin thường hướng những nhân vật nữ của mình mang những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp, và Ăngđromac cũng không ngoại lệ. Nàng mang trong mình những phẩm chất cao quý một người phụ nữ chung thủy, thờ phụng tình yêu với người chồng quá cố. Nàng trở thành một người đàn bà sắt đá hơn bao giờ hết, để không ai có thể làm tan chảy trái tim của nàng. Piruyt vua xứ Êpia cầu hôn nàng, nếu là một người phụ nữ bình thường mang trong mình những tham vọng giàu sang, thì không lí nào lại từ chối lời cầu hôn của một ông vua, nàng có thể được sống sung sướng trong một tòa lâu đài
nguy nga lộng lẫy, được đắm mình trong những bộ trang phục cao sang của nữ hoàng, trở thành một kẻ nắm giữ quyền lực sau đức vua, những điều đó có thể đảm bảo cho nàng và con trai một cuộc sống sung sướng, giàu có khác hẳn với cuộc sống nô lệ bấy giờ. Nhưng không, nàng không màng đến của cải châu báu, vật chất đối với nàng được cho là tầm thường, những thứ đó không lôi kéo nàng khỏi tình yêu chung thủy của nàng giành cho Hecto. Sự thủy chung của Ăngđromac đã được J.Raxin thể hiện rõ nét trong tác phẩm.
“Nhưng trước cũng như sau, người đàn bà sắt đá
Vẫn lấy thù hằn đền đáp yêu đương.
Ngày qua ngày Piruyt dùng đủ mọi phương Để lay ngọc hoặc núng gan vàng người đẹp, Vương giấu thằng bé con và đe sẽ giết,
Khi lệ nàng tuôn, vương tức khắc vỗ về.” [17, 149]
Qua cuộc đối thoại của Orexto và Pilat ở đoạn đầu tác phẩm, J.Raxin đã chứng minh cho chúng ta thấy sự chung thủy của Ăngđromac một lòng không bao giờ thay đổi cho dù Piruyt có dùng trăm phương nghìn kế thì lòng nàng vẫn chỉ hướng về chồng mà thôi. Sự thủy chung son sắc với chồng còn thể hiện ở việc Ăngđromac từ chối lời đề nghị kết hôn với Piruyt và nàng cầu xin Piruyt được sống một cuộc sống bình yên.
“Tôi xin đại vương một nơi để sống yên lành,
Sống cách biệt người Hi, xa cả đại vương, một nơi hẻo lánh Hầu giấu đứa con và khóc chồng bất hạnh.
Lòng ngài yêu gây cho tôi thù hận sâu xa,
Xin người hãy quay về, hãy trở lại với con gái Hê-len xưa.” [17, 162]
J.Raxin còn để cho nhân vật của mình thể hiện tình yêu thủy chung một cách quyết liệt, Ăngđromac kiên quyết không chấp nhận lời đề nghị của Piruyt và nàng sẵn sàng hi sinh tính mạng, hi sinh đứa con trai mà nàng vô cùng yêu quý để bảo vệ sự thanh kiến trong tình yêu.
“Hỡi ôi! Con đành chết vậy! Có ai bênh
Ngoài nước mắt mẹ hiền và trẻ thơ dại của con? Cũng cam thôi và có lẽ trong cảnh mẹ đau buồn Nó sớm chết thì nỗi ưu phiền của tôi sớm dứt,
Tôi đã vì con kéo dài kiếp sống thừa tủi nhục! Nhưng rồi đây tôi sẽ theo gót nó đến gặp chồng.
Và thế là chồng, vợ, cha, con nhờ đại vương mà được trùng phùng.”
[17,164]
Lòng chung thủy với chồng còn được thể hiện qua lời kể của Piruyt :
“Hằng trăm lần người nhắc tên tuổi Hector,
Hoài công tôi hứa hẹn che chở đứa con thơ. Hôn dồn nó: “ Hector đây! Người ta bảo,
Đây đôi mắt, đây cái mồm, và đây, sớm chưa! Vẻ táo bạo!
Phải, chính anh, người chồng thân thương mà em quý, em yêu”. Nàng nghĩ gì trong nỗi lòng thầm kín? Có lí nào
Nàng mong ta cứu con để nuôi lại mối tình đầu?” [17, 180]
Tình yêu cao đẹp của Ăngđromac giành cho Hecto là bản tình ca sẽ sống mãi trong lòng người đọc vì tinh yêu chung thủy son sắc của nàng.
Tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp bên ngoài, mà còn tập trung khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Ăngđromac, có thể thấy ở nhân vật Ăngđromac là tình yêu, tình thương con vô bờ bến, cũng giống như lòng chung thủy của nàng đối với chồng, sẽ không ai có thể ngăn cản được tình mẫu tử mãnh liệt của nàng giành cho con. Piruyt lợi dụng thời cơ khi người dân Hi Lạp truy bắt Axtianax con trai yêu quý của Ăngđromac. Thì đúng lúc này Piruyt đe dọa Ăngđromac, ép nàng phải thành hôn với y, và nếu nàng không chấp thuận việc kết hôn thì Piruyt sẽ trao con nàng cho người Hi Lạp, ngăn ngừa mối hiểm họa sót lại của Tơroa. Nàng rất hoàng mang trước lời đe dọa của Piruyt, ban đầu nàng cương quyết không thuận theo ý Piruyt để bảo vệ tiết hạnh, giữ trong sạch cho tình yêu của mình. Nhưng khi mối đe dọa cận kề, nàng không nỡ nhìn đứa con thơ dại của nàng phải hi sinh. Bằng tất cả tình yêu thương sâu sắc của người mẹ đối với con, để bảo vệ tính mạng cho con, Ăngđromac đã dùng trí thông minh, sự khôn khéo của mình để khơi gợi sự đồng của phụ nữ trong Hecmion, mong Hecmion cứu con mình.
“ Nhưng tôi còn một đứa con. Rồi ngày kia lệnh bà sẽ biết
Với con thơ, ta tha thiết bao nhiêu.” [10, 193]
Tình cảm của Ăngđromac giành cho đứa con yêu dấu được J.Raxin thể hiện rất thành công qua những ngôn từ đầy chất thơ. Diễn tả nỗi lòng đầy chắc ẩn, nàng diễn tả cho người đọc thấy một tình yêu nồng cháy, chưa bao giờ bị dập
tắt, cho dù có bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cám dỗ, thì lòng Ăngđromac vẫn vững vàng một tình yêu kiên định. Những hồi ức về người chồng yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí của Ăngđromac như một hồi ức đẹp.
“Chị còn nhớ, than ôi! Cái hôm Hector dũng cảm
Xuất trần tìm Asin, cũng là tìm cái chết vinh quang. Chàng bảo đứa con, ôm nó trong tay chàng,
Vừa nhủ bảo, vừa lau dòng lệ chị:
“Anh chưa biết thắng bại thế nào? Em yêu quý, Anh gửi lại cho em đứa con này, kỉ vật của lòng ta, Anh tin có mất anh, em sẽ vì nó làm cha.
Nếu em tưởng nhớ cuộc tình duyên đẹp đẽ thuở xa xưa Thì em sẽ dồi cho nó lòng em yêu anh vô hạn!”.
...Lưỡi gươm tên hung thủ giáng trên đầu.
Có thể tránh cho con, mẹ nỡ đẩy con tới hay sao?
Không, con không chết đâu, mẹ không đành con chết.” [17, 203]
Đó là nỗi niềm của một người mẹ, mong những điều an lành sẽ đến với con, để cứu con thoát khỏi cái chết, Ăngđromac đã quyết định kết hôn với Piruyt nhưng sau khi kết hôn xong nàng sẽ tự sát để bảo vệ tình yêu thanh khiết với người chồng đã khuất.
“Đành nhẽ phải hi sinh, thì cái kiếp sống thừa” [17, 207]
“Tung sợi dây muôn đời ràng buộc.
Nhưng sau đó, bàn tay chị tác hại với mình thôi Sẽ cắt kiếp sống vô duyên, trả nợ cho đời,
...Chỉ mình chị thôi đi gặp người và các bậc tiên linh.
Xêphi, em sẽ vuốt mắt dùm cho chị.” [17, 207]
Hình tượng Ăngđromac thể hiện giá trị nhân đạo cao cả không chỉ ở tình yêu vô hạn đối với con, mà còn thể hiện ở việc dạy dỗ con biết quý trọng đến những hi sinh của tổ tiên và điều quan trọng là không nên trả thù cho cha, kéo dài thêm mối hận thù, điều này cho chúng ta thấy nét tiến bộ trong tư tưởng sáng tác của J.Raxin.
“Rồi nói cho cháu biết những anh hùng trong dòng họ,
Kể những chiến công hiểm hách lúc sinh binh,
Những công trạng, chứ không khoe địa vi cao các ngài đã giữ.
Hàng ngày em tả cho cháu nghe những đức tính của người cha cao quý.
Một đôi khi cũng nói đến người mẹ thân yêu.
Nhưng chớ cho cháu nghĩ chi đến chuyện báo cừu,
Người chủ mà chị để lại cho, cháu cần nên tôn trọng,
Cháu phải nhớ tổ tiên, nhớ mà khiêm tốn,
Đích thị dòng máu Hector, nhưng cháu là giọt cuối cùng.
Em sẽ bảo vì giọt máu rơi này, em nó đã cơi như không
Trong một sớm cả cuộc đời, và mối thù và lòng chung thủy...” [17, 208]
Bằng những vần thơ đầy chất trữ tình, J.Raxin đã khắc họa hình ảnh của một bà mẹ yêu thương con hết mực, sẵn sàng hi sinh tất cả để giữ được mạng sống của con, mong con có một cuộc sống hạnh phúc.
J.Raxin đã mạnh dạn thể hiện cái tôi cá tính của mình, trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, mang trong mình giá trị nhân đạo cao cả, sẵn sàng hi sinh những dục vọng cá nhân để bảo vệ tình yêu, bảo vệ sự thanh tao. Khác hẳn với các sáng tác trước đây, như P.Cornay ông khắc họa hình
ảnh nhân vật nữ, điển hình là Simen trong vở kịch nổi tiếng Lơxit của ông. Hình
ảnh của nữ nhân vật hiện là một người phụ nữ xinh đẹp, đầy chất trí tuệ, nhưng Simen luôn đề cao danh dự của dòng họ, quốc gia, chứ không đề cao quyền lợi cá nhân cho dù Simen có khao khát tình yêu mãnh liệt, nhưng vì những rào cản về danh dự của dòng họ, quốc gia, không có chỗ chen chân cho quyền lợi cá nhân, ham muốn tầm thường của mình. Cho nên cái riêng đó, cái dục vọng bình thường bị kìm nén lại trong một khuôn khổ nhất định. Cho dù, nếu có thỏa mãn được dục vọng, ham muốn của cá nhân, thì nó phải luôn gắn với danh dự của quốc gia. Chính điều này đã khiến nhân vật của P.Cornay bị hạn chế việc thể hiện tính cách nhân vật và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự sáng tạo tài ba của J.Raxin trong cách xây dựng hình tượng nhân vật Ăngđromac, nhân vật Ăngđromac là sự đột phá trong những sáng tác của văn học Pháp thế kỉ XVII và điều này mang lại sự thành công rực rỡ cho tác phẩm. Vở kịch là một bản tình ca đầy màu sắc, không phải chỉ là tình yêu đôi lứa, tình yêu chung thủy với người chồng đã khuất mà cao hơn nữa là tình mẫu tử mãnh
liệt. Những cung bậc tình cảm thiêng liêng có giá nhân bản cao nhất trong cõi nhân sinh, giá trị nhân đạo trong tác phẩm Ăngđromac của J.Raxin sẽ trường tồn mãi cho đến ngày nay và cả mai sau.