6. Cấu trúc của khóa luận
2.5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ kịch chủ yếu là ngôn ngữ nhân văn, bởi ngoài một số chỉ dẫn hết sức ngắn gọn của tác giả ở đầu mỗi lời kịch. Kịch bản văn học là một hệ thống ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của các nhân vật, là phương tiện cơ bản để thể hiện nội dung tác phẩm nên ngôn ngữ nhân vật trong kịch phải đạt được các tính năng như: ngôn ngữ nhân vật phải được cá tính hoá, thể hiện đặc trưng tính cách
của nhân vật. M.Goocki đã nhận xét: “ngôn ngữ nhân vật kịch phải biểu hiện ở
mức chính xác tối đa cái gì đó điển hình”. Ngôn ngữ nhân vật kịch cũng mang
tính hành động, vì là loại ngôn ngữ biểu hiện cảm xúc, biểu hiện hoạt động trong tình huống xung đột, thể hiện kịch tính. Ngôn ngữ nhân vật kịch còn phải được khẩu ngữ hoá, do chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. Dù mang tính khẩu ngữ nhưng ngôn ngữ văn học vẫn thường cô đọng, hàm súc, chứa đựng nhiều tầng nghĩa. Trong kịch, không có nhân vật kể chuyện nên không có ngôn ngữ người kể chuyện.
Ngôn ngữ trong kịch của J.Raxin rất phong phú và đa dạng, J.Raxin có năng khiếu biệt tài, kì diệu là chọn đúng và xác định được ngay ngôn ngữ thích hợp nhất, đắt nhất cho từng nhân vật để thể hiện điều mà ông muốn nói. J.Raxin đã thể hiện những khám phá, phát hiện, sâu sắc nhất của mình, gửi gắm trong thể loại bi kịch. Ngôn ngữ của J.Raxin là ngôn ngữ để diễn, nó có mục đích vẽ lên trước mắt khán giả một hình ảnh quen thuộc nhờ đó họ đi sâu vào nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Ăngđromac là một trong những vở kịch tiêu biểu sử dụng biệt tài ngôn ngữ
của J.Raxin. Tác phẩm được viết bằng thể loại kịch thơ, những diễn biến, tình huống kịch bất ngờ được chứa đựng trong một vở kịch đầy chất thơ. Với sự phá cách của bi kịch cổ điển, J.Raxin đã thể hiện những câu nói đầy suy tư và triết lý bên cạnh những lời lẽ hàng ngày, độc thoại xen lẫn với đối thoại một cách hài hòa, nhịp nhàng để góp phần thể hiện con người bên trong và con người bên ngoài của nhân vật. Đối với từng nhân vật, J.Raxin cá tính hóa một cách sâu sắc. Mỗi nhân vật của ông đều có khẩu khí riêng. Orexto một nhân vật si mê Hecmion bất chấp mọi thứ, ngay cả cái chết, để có thể có được nàng điều này đã được thể hiện qua cuộc đối thoại của Orexto và Pilat.
Orexto
“Than ôi! Ai hay biết gì về số kiếp đa đoan?
Chỉ biết tình yêu đưa tôi đến đây tìm một người gỗ đá. Số sẽ định, không để ai hay được cả
Đi thế này là vào cửa tử hay cửa sinh?” [17, 145]
Pilat
“Sao lòng anh quen nô lệ ái tình
Cho đến việc tử sinh cũng phó mặc tình yêu định đoạt?
Để lại buộc mình vào xiềng xích của tình yêu? ” [17, 145]
Kể sao hết tâm tư của một kẻ đang yêu, si mê say đắm trước một người, để rồi quên hết những khổ cực, mà tình yêu có thể đem lại cho Orexto, mặc cho sống chết ra sao thì Orexto cũng xin phó mặc tình yêu định đoạt. J.Raxin đã vẽ rõ tính cách nhân vật, qua những từ ngữ được chọn lọc, gọt giũa, sắc bén. Việc thể hiện tính cách của nhân vật qua ngôn từ không những khắc họa đậm nét cá tính từng nhân vật, mà còn là bước đệm đẩy kịch tính lên cao. Điều này được J.Raxin chứng minh rõ trong cuộc độc thoại của Orexto qua lớp III hồi hai.
“Được, được! Nàng sẽ theo ta, không nghi ngờ gì cả,
...Ta chỉ nói là xong. Ôi! Hạnh phúc diệu kì Được cướp của Êpia miếng mồi tươi tốt!
Đất nước kia ơi! Hãy cứu tất cả những gì còn sót
Của thành Toroa và của Hector! Hãy giữ lấy đứa bé kia, Mụ góa nọ và hàng ngàn nữa, xin cứ tha hồ,
Miễn Hecmion được đi khỏi bến bờ này, rời ông vua ấy! [17, 177]
Qua đoạn đối thoại và độc thoại trên chúng ta cũng thấy một phần nào tính cách của Orexto, chàng luôn say đắm trong tình yêu và đặt tình yêu lên trên tất cả.
Nhờ việc lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp với từng kiểu nhân vật, ngôn ngữ của J.Raxin đã góp phần khắc họa đậm nét tính cách nhân vật. Ăngđromac nhân vật có một trái tim yêu thương nồng cháy, luôn chung thủy, tôn thờ tình yêu với Hector, được J.Raxin thể hiện rõ qua đoạn độc thoại và đối thoại mà tác giả xây dựng nên.
Ban đầu Ăngđromac cương quyết từ chối lời đề nghị kết hôn với Piruyt,
cho dù có phải cùng con lựa chọn cái chết, “Hỡi ôi! Con đành chết vậy! Có ai
bênh” [17, 164]. Nhưng lương tâm của người mẹ không nỡ để con chết, nàng
tìm mọi cách để cứu con, vì con là tất cả những gì nàng có, nàng không thể hi sinh con trai của mình. Đau đớn, lo lắng trước sự đe dọa của người Hi Lạp, Ăngđromac đã quyết định hạ mình trước Hecmion, và cầu xin Hecmion cứu lấy mẹ con nàng, mong Hecmion sẽ đồng cảm, mở rộng lòng mình mà cứu giúp người đàn bà góa chồng và đứa trẻ thơ. Buồn thay cho Ăngđromac, nàng tìm đủ mọi cách nhưng nàng không thể bảo vệ con trai và giữ trọn tình yêu với chồng, nàng bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn, một là hi sinh đứa con để bảo vệ tình yêu, hai là chấp nhận kết hôn với Piruyt để bảo vệ tính mạng của Axtianax, là một người phụ nữ chung thủy nàng rất buồn và đau đớn khi phải đưa ra quyết định đầy khó khăn này. Và cuối cùng vì tình yêu thương giành cho con vô bờ
bến, đã khiến Ăngđromac không thể hi sinh đứa con của mình, “Không, con
không chết đâu, mẹ không đành con chết.” [17, 203], nàng quyết định kết hôn
với Piruyt để bảo vệ con, minh chứng tình yêu giữa nàng và Hector.
Không những thế, J.Raxin còn rất khéo léo khi sử dụng những từ ngữ sắc bén làm nổi bật cảm xúc, sự căm phẫn của các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật mang trong mình những khao khát, dục vọng, được J.Raxin lựa chọn những từ ngữ phù hợp với từng nhân vật, những từ ngữ của nhân vật không tự chủ bản thân, làm theo sự ích kỉ của cá nhân có phần khiếm nhã. Như nhân vật Hecmion luôn say mê chìm đắm trong tình yêu với Piruyt, mê muội không nhận ra người luôn yêu nàng say đắm là Orexto, Hecmion không những không đáp lại tình cảm của Orexto mà nàng còn lợi dụng tình cảm đó để trả thù Piruyt. Sau khi bị Piruyt phản bội, thay lòng đổi dạ kết hôn với Ăngđromac, Hemion vô cùng căm phẫn, nàng dùng những từ ngữ thô thiển nhất để gọi tên đã phản bội nàng, đồng thời cũng chính là người nàng yêu thương nhất. Nàng gọi Piruyt là “kẻ phụ bạc”,
“tên bạo chúa”,“đứa phũ phàng” , “tên tệ bạc”, “người bạc ác”, “người phụ
tình”, J.Raxin đã không ngần ngại khi sử dụng những từ ngữ khiếm nhã để miêu
tả cảm xúc của Hecmion khi bị thất bại trong tình yêu. Không chỉ dừng lại ở những từ ngữ ám chỉ kẻ phụ tình tồi tệ mà Hemion con buông ra những lời suồng sã nhất, “quân phản bội”, “mày”, “tên tàn bạo”, “nó”, “thằng tráo trở”, “thằng
phản phúc”, những lời lẽ đó chỉ dùng để chỉ những người dân thường thấp hèn,
chứ không phải giành cho một đức vua cao quý, điều này càng chứng tỏ thái độ, tâm trạng của Hecmion đã tức giận đến tột độ. Trong mắt Hecmion, Piruyt không còn là một ông vua chuyên chính, một người tình tuyệt diệu nữa, mà Hecmion nhìn Piruyt, bằng con mắt coi thường , với một thái độ kinh bỉ kẻ đã khước từ
tình yêu của nàng. Những ngôn từ này được tác giả thể hiện khéo léo dưới hình thức thơ, cách gọi của Hecmion ngày càng tăng dần theo từng cấp độ điều này cho thấy sự phẫn nộ của nàng trước sự phản bội của Piruyt.
Với Ăngđromac, Hecmion gọi Ăngđromac là “con tội tù, nô tì, hắn, con kia, ả”. Những từ ngữ này cho chúng ta thấy sự tức giận không chỉ giành cho Piruyt mà đối với Ăngđromac cũng không ngoại lệ, nàng căm ghét Ăngđromac người đã đánh cắp trái tim vị hôn Piruyt, khiến Piruyt mê mẩn sắc đẹp của nàng, đáng lẽ ra Hecmion phải là người đồng cảm trước số phận của Ăngđromac vì Ăngđromac luôn tôn thờ tình yêu với Hector chứ không phải Piruyt, nhưng vì yêu Piruyt một cách ngây dại, nàng không còn biết đến đạo lí, lẽ phải, chỉ chút cơn tức giận lên đầu những kẻ làm nàng không vui, không vừa lòng. Nàng dùng những từ ngữ thiếu tôn trọng để gọi Ăngđromac.
“Ai cần gì ghen với con tội tù hắn chinh phục!
Cứ để bậc vương công chịu phép đứa nô tì.” [17, 167]
“...phải bắt con kia đền những đau khổ hắn gây cho ta.
Piruyt phải chết vì hắn hoặc phải giết hắn kia
Ta mới hả.” [17, 168]
Trong vở kịch, J.Raxin đã để cho Hemion thể hiện, việc xuất hiện nhân vật Ăngđromac trong cuộc tình của Hecmion với đức vua Piruyt, sẽ không làm cho Hecmion bận tâm, nhưng thực ra nàng đang chứng tỏ mình đang ghen. Việc Hecmion đang ghen được thể hiện qua những từ ngữ mà Hecmion dùng để gọi tên Ăngđromac.
Đối với Ăngđromac, con người luôn giữ vững lập trường, nghị lực sống, để bảo vệ tính mạng con trai và lòng chung thủy với chồng thì J.Raxin lựa chọn những ngôn ngữ, phù hợp với tính cách, quan điểm và thái độ của Ăngđromac khi phải đối đầu với những thế lực thù địch có thể cướp đi mạng sống của hai mẹ con bất cứ lúc nào. Là một người phụ nữ xinh đẹp, khéo léo và nhân hậu, nhưng khi tính mạng của con trai mình bị đe dọa, nàng trở nên mạnh mẽ, cứng rắn, và có thái độ căm phẫn với kẻ thù. Khi cầu xin sự giúp đỡ của Hecmion nhưng bị từ chối nàng cũng buông ra những lời cay đột giành cho Hecmion, người đã mảy may không thương xót trước sự van xin của một người mẹ thương yêu con, muốn bảo vệ đứa con khỏi cái chết, thoát khỏi sự truy bắt của người dân Hi Lạp. Nàng giải thích cho Hecmion biết rằng, nàng không có chút tình cảm nào với Piruyt, người nàng yêu và tôn thờ duy nhất một tình yêu chỉ có thể là Hector chồng nàng mà thôi. Nàng van xin ả,
nàng dùng sự khéo léo của mình để khơi gợi sự đồng cảm, bản năng người phụ nữ trong Hecmion.
“Nhưng tôi còn một đứa con. Rồi một ngày kia lệnh bà sẽ biết
Với con thơ, ta tha thiết bao nhiêu.” [17, 193]
Nhưng đáng tiếc thay, Hecmion bỏ ngoài tai, những lời đề nghị của Ăngđromac. Tức giận với thái độ của Hecmion, Ăngđromac đã không ngần ngại dùng những lời lẽ đay nghiến kẻ đã khước từ trước lời đề nghị chân thành của mình. Nàng
gọi Hecminon là “con ác phụ”, “con ác phụ kia đã khinh khỉnh chối từ” [ 17,
194], hận thù những người đã đe dọa chia rẽ mẹ con Ăngđromac nàng đã có
thái độ căm thù họ, nàng gọi người dân Hi Lạp là “lũ người say máu thịt”, “Hãy
nhớ lại, Xephi em, tiếng reo vang của lũ người say máu thịt” [17, 201] khi nàng
nhớ lại cái chết đau thương của chồng mình, gọi Piruyt là “mày, tên bạo chúa dã
man”, “Tội của ta sao bắt con ta chịu, hỡi tên bạo chúa dã man?”. Tác giả để
cho Ăngđromac dùng những từ ngữ đó muốn cho ta thấy, Ăngđromac là một con người đa cảm, nàng cũng là con người có trái tim yêu ghét, căm hờn trước những thế lực thù địch, chứ không chỉ đơn thuần là một người phụ nữ ủy mị, yếu đuối chỉ biết khóc lóc thảm thương khi bao tai họa xảy ra với mình. Nhân vật Ăngđromac hiện lên với vẻ đẹp của một người phụ nữ mạnh mẽ, đầy sức hấp dẫn với vẻ đẹp bên ngoài, cũng như đầy sự lôi cuốn về vẻ đẹp bên trong.
Việc sử dụng những ngôn từ đắt giá, tinh vi, diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Nhưng vì vở kịch này là bản dịch thơ nên còn nhiều thiếu sót trong quá trình dịch chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, chính vì vậy không thể tránh khỏi việc chưa dịch sát nghĩa, cũng như chưa lột tả hết những lời hay ý đẹp của vở kịch.
Qua các sáng tác của J.Raxin có thể khẳng định lại rằng, kịch của J.Raxin
nói chung và vở Ăngđromac nói riêng là một kho ngôn ngữ đặc sắc. Ngôn ngữ
của J.Raxin là phương tiện hết sức đắc lực làm nổi bật tính cách của nhân vật. Nhà văn có chiếc lưỡi đường mật dùng ngôn ngữ mà cảm hoá chúng ta, làm chúng ta phải cùng tác giả yêu, ghét, căm, thù… ngôn ngữ ấy của J.Raxin lại thường xuyên biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ đó khi đanh thép, khi hùng hồn, khi tha thiết, khi lại não nuột như một tiếng thở dài. Và ta thấy, J.Raxin chẳng những tuân thủ các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, tìm tòi sự mới lạ khác so với các vở bi kịch trước, mà còn sáng tạo ra nhiều biện pháp mới, mở ra những chân trời mới cho nghệ thuật nước nhà.
* Tiểu kết:
Như vậy, để thể hiện những nét đặc sắc trong tác phẩm Ăngđromac,
J.Raxin đã rất khéo léo khi xây dựng đề tài, kết cấu, thể loại, hành động kịch, nhân vật, xung đột kịch và ngôn ngữ trong vở kịch. Bằng ngòi bút điêu luyện và sự am hiểu sâu sắc về các quy tắc của bi kịch cổ điển J.Raxin gặt hái nhiều thành
công cho vở kịch Ăngđromac, chính nhờ sự thành công đó đã đưa J.Raxin trở
KẾT LUẬN
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của J.Raxin như một tượng đài hùng dũng đặt giữa văn đàn tráng lệ Pháp đương thời, mà sức nặng, hào quang của nó còn chiếu soi đến ngàn đời sau nữa. Có lẽ, điều làm nên thành công của kịch gia vĩ đại này chính là ở tài năng, đức độ và tầm nhìn rộng lớn của ông. Mà nghệ thuật bi kịch lại chính là một điểm sáng, giúp J.Raxin phát tiết ra tất cả những tiềm năng còn ẩn chứa trong con người mình. Điều đó giúp ta lí giải được tại sao ở địa hạt này, J.Raxin lại là một đỉnh núi hiên ngang sừng sững như vật. Tuy nhà kịch gia vĩ đại đã về với thiên cổ, nhưng ông đã để lại những vở bi kịch tuyệt vời nhất trong văn học nhân loại, về trình độ sâu sắc của tư tưởng, kịch tính của hành động, cũng như về hiện thực nhân vật. Nó phản ảnh một cơn khủng hoảng sâu sắc và toàn diện tư tưởng của thời đại.
Thế kỉ XVII đánh dấu sự phát triển bước ngoặt của nền văn học nước Pháp, với sự ra đời của chủ nghĩa cổ điển, và thành công của thể loại bi kịch. J.Raxin
trở thành đỉnh cao của văn học Pháp với vở bi kịch Ăngđromac. Bằng khối óc,
sự sáng tạo và tài năng của mình, J.Raxin đã dựng lên một vở bi kịch ái tình tâm lý, chứa đựng một giá trị nhân văn cao cả. Ông khắc họa thành công người phụ nữ góa chồng mang đầy đủ những phẩm chất cao quý, lòng chung thủy son sắc, tình yêu thương con mãnh liệt. Hình tượng Ăngđromac cũng chính là những phẩm chất cao đẹp, lý tưởng của người phụ nữ Pháp thời đại cổ điển.
Vì vậy, những giá trị nghệ thuật bi kịch mà J.Raxin tạo ra thông qua các vở bi kịch có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ tới xã hội trong thời kì ông sống mà còn mãi về sau này.
Thông qua việc đi sâu, tìm hiểu tác phẩm Ăngđromac, chúng ta nhận thấy
những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của vở kịch. Đồng thời là cơ sở căn cứ để đánh giá tài năng sáng tạo của J.Raxin. Ông đúng là bậc thầy trên cả bậc thầy của nghệ thuật bi kịch. Một đỉnh cao trong chốn kịch trường. Các sáng tác của ông với một phong cách nghệ thuật rất là J.Raxin đã lôi cuốn, cuốn hút biết muôn triệu người… Các tác phẩm của ông luôn là mẫu mực của thời đại, và