6. Cấu trúc của khóa luận
2.4.1. Nhân vật hiện thân cho dục vọng phi lý, ích kỉ
J.Raxin đã xây dựng hàng loạt nhân vật hấp dẫn, sinh động. Mỗi nhân vật đều mang trong mình một trái tim yêu đương nồng cháy, nhưng vì tình yêu, vì những dục vọng, ích kỉ của bản thân, họ bất chấp, đánh đổi tất cả, danh dự, địa vị, quốc gia, tính mạng... để bảo vệ và giành lấy tình yêu của họ. Chính vì thế, họ đã biến thành những vật hi sinh cho tình yêu, cho quyền lợi cá nhân, dục vọng phi lí, ích kỉ của mình.
J.Raxin đã rất khéo léo khi xây dựng nhân vật Piruyt, ông vua chuyên chế là hình ảnh của con người của thế kỉ XVII. Piruyt người có quyền lực tối cao tại xứ Êpia, ông vua đứng đầu một đất nước lẽ ra đứng trên cương vị của một đức vua cao quý, Piruyt phải là thước đo của mọi sự chuẩn mực, là con người có lí tưởng, lí chí, để bề tôi kính nể và noi theo. Nhưng Piruyt lại là kẻ đắm chìm trong sự u mê của tình yêu, không kiềm chế những dục vọng cá nhân ích kỉ, dẫn đến những quyết định sai lầm đã trở thành kẻ thất bại, hi sinh cho dục vọng phi lí.
Ban đầu, Piruyt vốn có những phẩm chất tự nhiên tốt đẹp như: quảng đại, hiền lành, khiêm nhường... nhưng vì tuổi trẻ, vì những khao khát chế ngự, nên Piruyt đã biến thành con người nóng nảy, thiếu sự cẩn trọng trong suy nghĩ. Để rồi đã xảy ra sự đụng đầu giữa con người thô bạo và con người có nhiều phong nhã trong nhân vật Piruyt. Say đắm sắc đẹp Ăngđromac, Piruyt tự hạ thấp mình trước người phụ nữ cô đơn, thất thế, không có gì tự vệ ngoài sắc đẹp và nỗi khổ đau. Si mê Ăngđromac, Piruyt còn có những dự định táo bạo, liều lĩnh, vì tình yêu mà Piruyt có thể khôi phục lại thành Tơroa mà chính mình đã tàn phá, bất chấp ngay cả sự hùng mạnh của đất nước Hi Lạp, dù xứ Êpia có trở thành đống tro tàn thì Piruyt cũng chấp thuận để có được tình yêu của Ăngđromac.
“Tránh buồn thảm cho công nương, điều yêu sách kia tôi gạt trả,
...Dù phải đổ một biển máu như Hêlen ngày trước nữa Dù mười năm sau cung điện tôi thành đống tro tàn, Tôi cũng không phân vân khi bay tới cứu con nàng
Mê muội trước vẻ đẹp Ăngđromac, Piruyt quên cả lời hẹn ước với gia đình Menelax. Mặc cho Hecmion có giận hờn, căm phẫn, Piruyt cũng không hề mảy may quan tâm tới Hecmion, người đã yêu thương Piruyt hết lòng.
Tình yêu của Piruyt đã trở thành đáng sợ, đáng xa lánh, do đó Piruyt càng thèm khát, càng hành động quyết liệt, ráo riết hơn, bằng mọi giá Piruyt phải có được tình yêu của Ăngđromac. Không chinh phục được trái tim nàng Ăngđromac, nhiều lúc Piruyt phải dựa vào quyền lực, lợi dụng những thời cơ do hoàn cảnh khách quan tạo nên, nhưng chỗ dựa chính của Piruyt vẫn là tình yêu chân thành, tha thiết, dù tình yêu đó có phần không chính đáng. Cũng có đôi lúc, nhờ cận thần khuyên bảo, Piruyt đã tỉnh ngộ và cho rằng, những hành động và quyết định liều lĩnh của mình là sai.
“Lòng tôi yếu hèn, nhưng này đã trở nên kiêu hãnh,
Nó biến chiến thắng tình yêu, là thắng muôn quân thù dũng mãnh. Ông thử nghĩ xem tôi đã tránh bao nhiêu đảo điên,
Hàng đống tai ương cùng với tình ái gắn liền!
Bao nhiêu nghĩa vụ, bao nhiêu bạn bè tôi toan gác bỏ,
Nguy hiểm làm sao!... Một khóa mắt đưa tình làm quên tất cả. Chống tên nghịch loàn người Hi Lạp đã liên minh,
Chỉ vì nàng, tôi suýt thích thú hi sinh.” [17, 179]
Hay do lúc giận dỗi vì bị hắt hủi, Piruyt có dừng bước lại. Song tạm dừng chỉ để nghe ngóng, thử thách đối phương mà thôi, Piruyt tạm dừng để rồi lại tiến lên dứt khoát hơn. Piruyt lại quyết định bằng mọi giá kết hôn với Ăngđromac, và một lần nữa Piruyt dùng những lời ngon ngọt để thuyết phục Ăngđromac cưới mình.
“Tôi sẽ choàng lên tóc công nương cái bằng dành cho công chúa
Công nương chớ nên chối từ, đây là lời tôi nói ra lần cuối:
Nàng chỉ có chịu hủy diệt hoặc nhận ngôi chí tôn.” [17, 199]
Đau khổ và những trạng thái khác của đau khổ là nội dung chính của cuộc
đời Piruyt trong vở kịch này. Hết khổ đau, Piruyt lấy Ăngđromac, Piruyt không còn lý do để sống. Cái chết của Piruyt mang tính tất yếu như một quy luật. Nó càng củng cố nhận xét về tâm trạng của con người trong xã hội thượng lưu Pháp lúc bấy giờ.
Orexto cũng là một nhân vật sáng tạo không ngừng của J.Raxin, tuy tính cách ít thành công ở vở kịch, do những hành vi, ngôn ngữ không đúng lúc, lặp đi lặp lại nhiều lần, không thích hợp với bi kịch. Nhưng sự xuất hiện của Orexto đã khiến kịch tính được đẩy lên cao hơn, Orexto đã chứng minh cho con người không tự chủ, con người bị thèm khát, dục vong cá nhân lôi kéo dẫn đến kết cục bi thảm. Orexto trở thành một nạn nhân đau khổ của những ham muốn phi lí.
Hecmion là một sáng tạo độc đáo của J.Raxin so với hình tượng này trong
truyền thuyết và trong vở kịch của Ơripit. Hecmion có địa vị xã hội cao, có một tương lai được bảo đảm, Hecmion có căn cứ để hợm hĩnh, kênh kiệu, tự tin. Nhưng khi nhận ra thế đứng chông chênh, hạnh phúc mỏng manh của mình qua những biến đổi nhiều bất ngờ của Piruyt, Hecmion đã chao đảo từ cực này sang cực khác, nàng hoang mang, bối rối, không còn làm chủ được miệng, óc và trái tim cảm xúc của mình nữa. Nóng vội Hecmion đã làm trái với chính mình và gây ra họa không thể cứu vãn cho mình. Nàng cuối cùng chỉ là một con rối không hồn trong tay những thèm khát riêng tư. Hecmion là một sáng tạo nghệ
thuật độc đáo trong vở kịch Ăngđromac.
Cả ba nhân vật là thành quả, công sức lao động miệt mài bằng khối óc tài năng của J.Raxin. Nhân vật Hecmion và Orexto đều trở thành những nhân vật hi sinh cho dục vọng phi lí, ích kỷ của Piruyt. Những nhân vật này là hiện thân cho sự khao khát yêu đương đến điên cuồng, man rợn.
Bằng sự sáng tạo bậc thầy trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, J.Raxin đã rất thành công khi khắc họa nhân vật Ăngđromac, nhân vật khởi nguồn cho các xung đột, gắn kết những mối quan hệ phức tạp của các nhân vật trong vở kịch. Nhân vật Ăngđromac là hiện thân cho lòng chung thủy son sắc, luôn yêu giành tình yêu với chồng con vô bờ bến.