1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng việt

73 658 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 624,28 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ TRANG TÌM HIỂU VỀ LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ TRANG TÌM HIỂU VỀ LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng và sự ủng hộ, cổ vũ của Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn cùng các thầy cô giáo bộ môn Tiếng Việt, các cán bộ Thư viện và các bạn sinh viên lớp K51 - ĐHSP Ngữ Văn. Nhân dịp khóa luận hoàn thành và được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô và các bạn. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Tiến Dũng - người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành, khóa luận vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Trang CHÚ THÍCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN C : Chủ ngữ V : Vị ngữ D : Danh từ Đ : Động từ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài khóa luận 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của khóa luận 5 3.1. Mục tiêu 5 3.2. Nhiệm vụ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 6 5.1. Phương pháp nghiên cứu 6 5.2. Nguồn ngữ liệu 6 6. Cấu trúc của khóa luận 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 1.1. Đặc trưng của động từ tiếng Việt 8 1.1.1. Về ý nghĩa khái quát 8 1.1.2. Về khả năng kết hợp 8 1.1.3. Về chức năng cú pháp 9 1.2. Phân loại động từ trong tiếng Việt 10 1.2.1. Dựa vào ngữ pháp 11 1.2.2. Dựa vào khả năng kết hợp ………………………………………………12 1.2.2.1. Động từ không độc lập 12 1.2.2.2. Động từ độc lập 16 1.2.3. Dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những từ chứng 19 1.3. Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt 20 1.3.1. Khái niệm tồn tại 20 1.3.2. Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt 21 1.3.2.1. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa xuất hiện như: mọc, nổi, nở, vọt, bật, trào, đâm, trổ, nảy, hiện, xuất hiện, nổ, sinh (ra) 24 1.3.2.2. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa tồn tại như: có, còn, sống 24 1.3.2.3. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa tiêu biến như: mất, chết, hết, ộc, phai, toát, biến 25 1.3.3. So sánh lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với động từ không độc lập khác 25 1.3.3.1. Lớp động từ có ý nghĩa tồn tại 25 1.3.3.2. Động từ chỉ quan hệ 26 1.3.3.3. Nhóm động từ tình thái 28 Tiểu kết 29 CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT 31 2.1. Phương pháp khảo sát 31 2.1.1. Phương pháp khảo sát 31 2.1.2. Kết quả khảo sát 31 2.2. Phân loại mô tả ý nghĩa cụ thể của lớp động từ tồn tại trong câu- phát ngôn tiếng Việt 32 2.2.1. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện 32 2.2.2. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa tồn tại 47 2.2.3. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa tiêu biến 54 Tiểu kết 63 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài khóa luận Ngữ pháp tiếng Việt là một vấn đề rất phức tạp mà hiện nay vẫn đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngữ pháp học. Phần lớn các nhà nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt mà hẹp hơn là các nhà nghiên cứu về từ pháp học đều đề cập đến động từ trong tiếng Việt. Bởi lẽ giống như danh từ, động từ là một trong hai từ loại cơ bản nhất trong tiếng Việt hiện đại. Với một số lượng khá lớn trong vốn từ vựng, động từ có vai trò hoạt động ngữ pháp hết sức quan trọng trong việc tổ chức, cấu tạo câu của tiếng Việt. Phạm vi hoạt động cú pháp của động từ khá rộng, đa dạng và cũng rất phức tạp. Về mặt cấu tạo từ, động từ là một từ loại tích cực về mặt khả năng tạo từ, làm tăng vốn từ, làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Việt. Động từ là một từ loại phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các từ loại của ngôn ngữ. Vì thế, việc sử dụng chúng đã được chú ý ngay từ thời các nhà triết học và các nhà nghiên cứu ngữ văn cổ đại Hy Lạp. Theo Nguyễn Kim Thản trong cuốn Động từ trong tiếng Việt đã khảo sát thống kê từ năm tác phẩm văn học, một số báo chí, với khoảng 300 tác giả, số câu mà vị ngữ là động từ chiếm tỉ lệ khoảng 88%. Trong khi đó, số câu có vị ngữ tính từ chiếm 4% và số câu có vị ngữ danh từ chỉ khoảng 8%. Ngoài ra, động từ trong tiếng Việt còn có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nữa. Những ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ ở trong câu và các phương tiện biểu thị ý nghĩa ấy nhiều và đa dạng hơn cả. Hơn nữa về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trước đến nay có hai luồng ý kiến trái ngược nhau. Luồng ý kiến thứ nhất là phủ nhận sự tồn tại của loại từ này và những người có ý kiến này đồng thời là những người phủ nhận sự tồn tại của các loại từ nói chung trong tiếng Việt. Luồng ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhưng những người có ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như kết quả đạt được. Luồng ý kiến thứ hai này cũng hình thành những cách hiểu khác nhau: Cách hiểu thứ nhất tiếp tục sự lẫn lộn giữa động từ và vị ngữ bắt nguồn từ cổ Hy Lạp; cách hiểu thứ hai xuất phát từ nhiều ý nghĩa; cách hiểu thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ pháp; cách hiểu thứ tư chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hình thức của từ. Grammông (M.Grammont) và Lê Quang Trinh đã phủ nhận phân định các loại từ trong tiếng Việt. Do đó, tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ. Các tác giả này viết: “Trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, cũng không có giống, số mà chỉ có những động từ không thôi; những từ này đều là đơn âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ những từ đặt trước hay theo sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở trong câu. Cũng vào 2 khoảng thời gian đó, H.Busê nhận định: “Nói cho đúng… không có động từ về bản chất là động từ. Đó là những từ nào đó có chức năng của động từ”. Còn Nguyễn Lân lại cho rằng: “Động từ là thứ dùng để biểu diễn một động tác, một hành vi, một ý nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái, hoặc sự phát triển, sự biến hóa của một trạng thái” [11; tr. 32]. Từ những ý kiến của các nhà ngữ pháp học trong và ngoài nước, ta thấy việc nghiên cứu động từ trong tiếng Việt chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, trừu tượng, chủ yếu là nghiên cứu về động từ lớn nói chung còn chưa đi sâu vào các tiểu loại động từ. Và cho đến nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau về phân loại động từ tiếng Việt: Có cách phân chia từ loại của những người biên soạn từ điển; có cách phân loại của các nhà từ vựng học - ngữ nghĩa học… Nhưng điều cần thiết là các nhà ngữ pháp học đều phát hiện ra những nét đặc thù, những nét khác biệt về bản chất ngữ pháp của các động từ tiếng Việt so với ngôn ngữ khác. Trong ngôn ngữ học hiện nay, quan hệ tồn tại thường làm cơ sở cho các công trình miêu tả các cấu trúc lôgích - ngữ pháp chẳng hạn, “ ND. Arutjunova khi áp dụng vào việc nghiên cứu tiếng Nga, đã tách ra trước hết là bốn “cơ sở” lôgích - ngữ pháp, trong đó quan hệ tồn tại được xếp ở hàng đầu: 1, Quan hệ tồn tại; 2, Quan hệ đồng nhất; 3, Quan hệ định danh; 4, Quan hệ nêu đặc trưng (tức quan hệ vị từ trong nghĩa hẹp). Hơn thế nữa, bốn kiểu quan hệ này còn có công dụng to đến mức: “Có thể cho rằng giả sử trong ngôn ngữ không thể hiện bốn kiểu ngôn ngữ nhắc trên, thì chỉ cần một kiểu thôi cũng đã đủ để truyền đạt bất kỳ kiểu quan hệ lôgích nào và nói rộng hơn, bất kỳ nội dung nào. Điều giả định này sẽ được minh họa ở phần dưới bằng tài liệu của các câu nói có ý tồn tại”. [6; tr. 9] Trong tiếng Việt, vấn đề động từ mang nghĩa tồn tại là một vấn đề không kém phần rắc rối so với các ngôn ngữ khác, nếu không phải là rắc rối hơn. Ngoài những vấn đề ít nhiều có tính chất chung với nhiều ngôn ngữ khác, do đặc thù của mình, ở lĩnh vực này, tiếng Việt còn có những vấn đề riêng. Nếu xét động từ mang ý nghĩa tồn tại trong tiếng Việt từ nhiều mặt, thì có thể liệt kê những vấn đề sau đây: 1. Những vấn đề chung quanh động từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tồn tại “có” và những động từ tương đương với “có”, tương đương hoàn toàn hoặc tương đương có hạn chế. 2. Các động từ trạng thái, các động từ nội động và các động từ ngoại động dùng để biểu thị ý nghĩa tồn tại. 3. Khuôn hình chung mà động từ mang ý nghĩa tồn tại tham gia. 4. Điểm giống và khác động từ mang ý nghĩa tồn tại và câu tồn tại. 5. Vị trí của động từ mang ý nghĩa tồn tại trong câu. 3 Mỗi vấn đề lại chứa đựng trong mình một loạt vấn đề cụ thể khác chẳng hạn trong vấn đề thứ nhất có thể tách ra những vấn đề cụ thể hơn như sau: a) Phạm vi hoạt động của từ “có” với tư cách một động từ mang ý nghĩa tồn tại. b) Các kiểu khuôn hình câu có thể chứa động từ “có” với ý nghĩa tồn tại. c) Phân biệt ý nghĩa tồn tại với các ý nghĩa khác ở những khuôn hình câu có chứa “có” làm động từ. vv… Ở vấn đề thứ hai cũng gồm những vấn đề không đơn giản như: a) Sự chuyển hóa của động từ chỉ hành động thành động từ nội động. b) Lớp các từ chỉ trạng thái tồn tại của vật trong không gian. v. v… Trên con đường tìm tòi chung đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt chân vào lĩnh vực nghiên cứu mặt cấu trúc - nghĩa của ngôn ngữ dựa trên cơ sở tính khu biệt của bình diện nghĩa. Với mục đích đi tìm đặc thù của một ngôn ngữ, chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu mặt cấu trúc - nghĩa ở khu vực ngữ pháp học chắc hẳn sẽ có phần đóng góp thích đáng. Mục đích vừa nêu cũng chính là mục đích của khóa luận hướng tới. Trong thực tế giao tiếp, cũng như trong các tác phẩm văn chương việc sử dụng động từ tồn tại đang ngày càng được quan tâm, giữ một vị trí quan trọng và đã đạt được những giá trị nhất định. Xuất phát từ thực tiễn của hoạt động tiếng Việt, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu đã đạt được của những công trình đã nghiên cứu về động từ tồn tại trong câu chúng tôi lựa chọn vấn đề: Tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi không có tham vọng đưa ra những kiến giải hoàn toàn mới mẻ mà chỉ đặt cho mình nhiệm vụ cố gắng tổng kết một cách tương đối đầy đủ những ý kiến đã được phát biểu xung quanh vấn đề được đề cập. Trên cơ sở đó hình thành các kết luận đã từng được đưa ra dưới hình thức những lời nhận xét có tính chất phác thảo gợi tìm (heuristic) của các tác giả đi trước, đồng thời cố gắng tìm cơ sở duy lý cho những kết luận ấy. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần hữu ích cho việc tìm hiểu và sử dụng lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Động từ tồn tại là một lĩnh vực được nhiều nhà ngữ pháp quan tâm nghiên cứu và có những kết quả đáng tin cậy. Trước hết có thể nhắc đến một tác giả người nước ngoài với cuốn sách nhan đề Nghiên cứu về ngữ pháp Việt Nam, M.B. Emeneau đặt vấn đề về câu mang ý nghĩa tồn tại trên một cái nền vô cùng rộng lớn : “Có một dạng 4 thức vị ngữ động từ khác không có chủ từ dù là chủ từ tùy thích chăng nữa. Vị ngữ gồm có động từ (hay phức cấu động từ) cộng với đối tượng”. Mười bốn năm sau, Ngữ pháp Việt Nam của L.C. Thompson ra đời. Dưới một hình thức gián tiếp, tác giả một lần nữa xác định bức tranh phức tạp mà M.B. Emeneau đã nêu ra về ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, hai tác giả trên không đề cập vấn đề câu mang nghĩa tồn tại trong tiếng Việt một cách chuyên môn, mà đi từ một kiểu khuôn hình đặc biệt thường xuất hiện trong tiếng Việt, và trước hết, gắn liền với việc sử dụng từ chuyên dùng với ý nghĩa tồn tại với từ “có”. Do đó, vấn đề câu mang ý nghĩa tồn tại trong tiếng Việt bị hòa lẫn với những vấn đề khác có chung đường ranh giới với nó về mặt biểu hiện. Một cách tiếp cận khác hẳn được trình bày trong Giáo trình về Việt ngữ của Lê Cận, Cù Đình Tú, Hoàng Tuệ. Trong công trình nghiên cứu này, vấn đề về câu mang ý nghĩa tồn tại trình bày một cách giản dị và khá rõ. Ngoài những tác giả kể trên, chúng tôi còn nhận thấy sự tương đồng nhưng cũng tồn tại mâu thuẫn qua những đánh giá, nhận định của những tác giả khác bàn về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt như sau: Xét về vị trí của lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, được xếp vào từ loại động từ tuy nhiên quan điểm nhận định lớp chứa động từ này lại có sự khác biệt. Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, tập một của Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung vấn đề động từ có ý nghĩa tồn tại thuộc lớp động từ không độc lập, chỉ quan hệ tồn tại. Đây cũng là quan điểm được đề cập đến trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Vũ Tiến Dũng, Nguyễn Hoàng Yến. Ngoài các nghiên cứu trên, lớp động từ có ý nghĩa tồn tại còn được xếp vào nhóm nội động từ (động từ vô tác) thuộc lớp động từ độc lập theo giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương. Bên cạnh đó, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại của Hữu Quỳnh căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp; khả năng kết hợp với từ loại, động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt được tách ra thành nhiều nhóm riêng. Có thể nhận thấy rằng, lịch sử nghiên cứu lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt có bề dày nhất định như chính tiềm năng nghiên cứu của lớp động từ này nói riêng và từ loại động từ nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu bằng cách này hay cách khác về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt vẫn còn trong chừng mực còn hạn chế. Từ những điều nói trên đây có thể [...]... lớp động từ có ý nghĩa tồn tại có thể xếp những động từ có ý nghĩa tồn tại thành ba nhóm nhỏ là: Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị ý nghĩa tồn tại Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị ý nghĩa tiêu biến Trong mỗi nhóm động từ lại chứa những động từ tiêu biểu thể hiện cho từng lớp nghĩa cụ thể 1.3.2.1 Những động từ tồn tại mang ý nghĩa. .. tại Lớp động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu - phát ngôn chứa động từ có ý nghĩa tồn tại Tuy nhiên, không phải tất cả động từ trong câu tồn tại đều là động từ có ý nghĩa tồn tại, bởi lẽ trong điều kiện nhất định và ở ngữ cảnh cụ thể những động từ khác động từ có ý nghĩa tồn tại vẫn có thể tham gia vào cấu trúc câu mang ý nghĩa tồn tại Trong. .. độ ý nghĩa như thế này thường có thể tương ứng trong các kiến thức ngôn ngữ cụ thể biểu thị chúng Tình hình này cũng được phản ánh trong tiếng Việt 1.3.2 Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt là những động từ không biểu thị hành động của sự vật mà có khả năng phản ánh nghĩa của từ tồn tại tức là động từ có ý nghĩa tồn. .. Trong túi còn tiền Trong ví dụ (63), còn là động từ mang ý nghĩa tồn tại Nó cho thấy sự tồn tại của đối tượng được nói tới Ta thấy rằng, sau động từ có ý nghĩa tồn tại còn là một danh từ tiền Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt mang đầy đủ đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp và khả năng kết hợp của một động từ Động từ có ý nghĩa tồn tại làm thành tố vị từ trung tâm trong câu tồn tại. .. tồn tại là những động từ biểu thị ý nghĩa xuất hiện, nảy sinh, tồn tại và tiêu biến Trong câu - phát ngôn tiếng Việt, những động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng có đặc 21 điểm ngữ pháp là luôn xuất hiện cùng sự vật, hiện tượng được biểu thị ý nghĩa tồn tại Động từ có ý nghĩa tồn tại trong tiếng Việt thuộc loại động từ không độc lập Động từ có ý nghĩa tồn tại. .. là động từ trong tiếng Việt nói chung và động từ tồn tại trong lớp động từ không độc lập nói riêng để thấy được các chức năng ngữ nghĩa, ngữ pháp và trong câu - phát ngôn tiếng Việt Chúng tôi cố gắng bổ sung thêm một cách nhìn, một hướng tiếp cận mới về lớp động từ tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt 5 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu lớp động từ có ý nghĩa tồn. .. phát ngôn tiếng Việt được chia thành ba nhóm Mỗi nhóm mang những nét nghĩa riêng và có sự phân hóa rõ rệt 1.3.3 So sánh lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với động từ không độc lập khác Trong phần so sánh này, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với nhóm động từ chỉ quan hệ và nhóm động từ tình thái 1.3.3.1 Lớp động từ có ý nghĩa tồn tại Về ý nghĩa khái quát: Những động từ tồn tại. .. động từ tiếng Việt góp phần làm phong phú hơn kho từ vựng nước nhà 3.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ của khóa luận là nghiên cứu động từ nói chung trong tiếng Việt và lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt nói riêng Trên cơ sở đó tiến hành so sánh đặc trưng và mối quan hệ lớp động từ có ý nghĩa tồn tại với động từ không độc lập khác Đồng thời đi vào khảo sát lớp động từ tồn tại trong câu. .. tại Trong câu phát - phát ngôn tiếng Việt động từ có ý nghĩa tồn tại xuất hiện trong khuôn hình câu: D - Đ - D Trong đó: D là danh từ chỉ vị trí và giới từ Đ là động từ có ý nghĩa tồn tại D là danh từ Trong ví dụ (63), đứng đầu là cụm danh từ chỉ vị trí tồn tại của chủ thể tiền là Trong túi, đứng sau danh từ chỉ vị trí là động từ còn biểu thị ý nghĩa tồn tại của chủ thể đứng sau là danh từ tiền Ở khuôn... động từ tồn tại với câu tồn tại Động từ tồn tạo nên câu tồn tại Ở câu tồn tại, động từ tồn tại thường giữ nhiệm vụ vị ngữ Ngoài ra, còn có những động từ khác, không phải động từ tồn tại trong những điều kiện nhất định và ở ngữ cảnh cụ thể có thể tham gia vào cấu trúc câu mang nghĩa tồn tại 1.3.3.2 Động từ chỉ quan hệ Về ý nghĩa khái quát: Quan hệ giữa chủ thể với nội dung nêu ở từ ngữ, ở sau động từ . về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt như sau: Xét về vị trí của lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, được xếp vào từ loại động từ. mới về lớp động từ tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng. khác về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt vẫn còn trong chừng mực còn hạn chế. Từ những điều nói trên đây có thể 5 khẳng định Tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông - Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1989
2. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông - Tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1989
3. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
4. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung ( 1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Diệp Quang Ban - Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
6. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề câu tồn tại trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề câu tồn tại trong tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán
Năm: 1993
8. Lê Biên (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Vũ Tiến Dũng (cb) - Nguyễn Hoàng Yến (2013), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Vũ Tiến Dũng (cb) - Nguyễn Hoàng Yến
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2013
10. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), nhà Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1986
11. Nguyễn Lân (1956), Ngữ pháp Việt Nam, lớp 5, 6, 7 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Năm: 1956
12. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động từ trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Kim Thản
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1977
13. Bùi Đức Tịnh (1966), Văn - Phạm Việt Nam, Trung tâm Học - Liệu, Bộ Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn - Phạm Việt Nam
Tác giả: Bùi Đức Tịnh
Năm: 1966
14. Nguyễn Hữu Quỳnh (1996), Tiếng Việt hiện đại (ngữ âm, ngữ pháp, phong cách), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.TỪ ĐIỂN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt hiện đại (ngữ âm, ngữ pháp, phong cách)
Tác giả: Nguyễn Hữu Quỳnh
Năm: 1996
15. Lê Thuyền - Minh Trí (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Lê Thuyền - Minh Trí
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2009
16. Viện ngôn ngữ học, trung tâm từ điển học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học, trung tâm từ điển học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2005
17. Nam Cao (1976), Nam Cao - tác phẩm - Tập 1, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao - tác phẩm
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1976
18. Nam Cao (2003), Tuyển tập Nam Cao - Tập 1, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
19. Nguyễn Du (2007), Truyện Kiều, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
20. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân - Tập 1, Nxb, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Tuân
Tác giả: Nguyễn Tuân
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w