6. Cấu trúc của khóa luận
1.3.1. Khái niệm tồn tại
Thuật ngữ “tồn tại” không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn xuất hiện trong các công trình nghiên cứu có tính chất ngôn ngữ học. Do đó, để giải thích thấu đáo thuật ngữ này các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các từ điển học đã có những giải thích cụ thể dễ hiểu nhất.
Theo Từ điển tiếng Việt (2005), thuật ngữ tồn tại được hiểu theo hai hướng: thứ nhất, “tồn tại” là động từ mang nghĩa ở trạng thái có thật con người có thể nhận biết bằng giác quan không phải do tưởng tượng mà ra: Sự tồn tại và phát
triển của xã hội khôngcái gì có thể tồn tại vĩnh viễn, mang ý nghĩa kết hợp hạn
chế thể hiện sự còn lại chưa mất đi, chưa được giải quyết: Đang tồn tại nhiều
khuyết điểm. Thứ hai, “tồn tại” còn mang nghĩa là danh từ chỉ một thế giới quan
bên ngoài có được một cách khách quan độc lập với ý thức của con người, tư duy và tồn tại là hai khái niệm: Vấn đề tồn tại; Khắc phục tồn tại.
Theo Từ điển tiếng Việt (2009), thuật ngữ “tồn tại” còn được cắt nghĩa theo hướng khác. Thứ nhất, “tồn tại” là trạng thái có thật, con người có thể nhận biết được bằng giác quan, không phải do con người tưởng tượng ra: Tôi suy nghĩ,
vậy tôi tồn tại. Thứ hai, “tồn tại” được hiểu là còn lại, chưa được giải quyết: Còn
tồn tại nhiều khuyết điểm.
Mặt khác theo Lê Biên: “Tồn tại được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm nghĩa tồn tại, nảy sinh, xuất hiện và cả tiêu biến” (dẫn theo [8; tr. 56])
Thuật ngữ “tồn tại” hiện nay được trình bày và sử dụng khá rộng rãi trong ngôn ngữ học. Thuật ngữ “tồn tại” được hiểu rộng hẹp khác nhau tùy theo quan niệm và mục đích nghiên cứu của mỗi nhà ngôn ngữ học. Nếu không xét thuật ngữ “tồn tại” như một phạm trù triết học, nội dung khái niệm này thường được đề cập đến trong lôgích học hiện đại và trong ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu có tính chất ngôn ngữ học thường hiểu ý nghĩa tồn tại ở hai mức độ:
Ở mức độ khái quát cao “tiêu chí tồn tại xác lập mối liên hệ giữa khái niệm về vật, tinh thần và vật chất. Nó xác lập mối tương quan khái niệm của danh từ và denotat của nó” (dẫn theo [6; tr. 7]). Nói khác đi, đó là sự tồn tại của vật trong thế giới. Ở cùng mức độ này, dưới một hình thức khác, Ch. H. Kahn định nghĩa đặc trưng tồn tại là “thông tin về thuộc tính có trong thực tại”, “có thực”. Có người đề nghị đây là ý nghĩa tồn tại thứ nhất.
Ở mức độ cụ thể hơn, ý nghĩa tồn tại được hiểu là sự có mặt của khách thể mang đặc trưng ở tại một không gian vật lý nào đó. Cách hiểu này bắt nguồn từ triết học cổ đại Hy Lạp. Trong công trình nghiên cứu của mình, chính Ch. Bally đã xác nhận điều đó: “Nếu vì tò mò mà chúng ta quay trở về với lịch sử, thì chúng ta sẽ có thể xác nhận rằng những cách diễn đạt biểu thị ý nghĩa tồn tại đều bắt nguồn từ các khái niệm về không gian” (dẫn theo [6; tr. 7]). Khái niệm “tồn tại” hiểu theo cách này được coi là ý nghĩa tồn tại thứ hai.
Sự phân biệt hai mức độ ý nghĩa như thế này thường có thể tương ứng trong các kiến thức ngôn ngữ cụ thể biểu thị chúng. Tình hình này cũng được phản ánh trong tiếng Việt.
1.3.2. Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt
Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt là những động từ không biểu thị hành động của sự vật mà có khả năng phản ánh nghĩa của từ “tồn tại” tức là động từ có ý nghĩa tồn tại là những động từ biểu thị ý nghĩa xuất hiện, nảy sinh, tồn tại và tiêu biến. Trong câu - phát ngôn tiếng Việt, những
điểm ngữ pháp là luôn xuất hiện cùng sự vật, hiện tượng được biểu thị ý nghĩa tồn tại. Động từ có ý nghĩa tồn tại trong tiếng Việt thuộc loại động từ không độc lập. Động từ có ý nghĩa tồn tại là những động từ biểu thị tình trạng tồn tại thực tế của sự vật hay hiện tượng.
Diệp Quang Ban, rằng khái niệm “tồn tại” được hiểu: “xét về mặt ý nghĩa, xuất hiện là bắt đầu một trạng thái tồn tại mới, tiêu biến là chấm dứt trạng thái tồn tại hiện đương. Nói chung xuất hiện hay tiêu biến chẳng qua cũng chỉ là những cái mốc đột biến của sự chuyển từ một trang thái tồn tại này sang một trang thái tồn tại khác.” (dẫn theo [6; tr. 25])
Ví dụ:
(63) Trong túi còn tiền.
Trong ví dụ (63), còn là động từ mang ý nghĩa tồn tại. Nó cho thấy sự tồn tại của đối tượng được nói tới. Ta thấy rằng, sau động từ có ý nghĩa tồn tại còn
là một danh từ tiền.
Động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt mang đầy đủ đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp và khả năng kết hợp của một động từ. Động từ có ý nghĩa tồn tại làm thành tố vị từ trung tâm trong câu tồn tại. Lớp động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu - phát ngôn chứa động từ có ý nghĩa tồn tại.
Tuy nhiên, không phải tất cả động từ trong câu tồn tại đều là động từ có ý nghĩa tồn tại, bởi lẽ trong điều kiện nhất định và ở ngữ cảnh cụ thể những động từ khác động từ có ý nghĩa tồn tại vẫn có thể tham gia vào cấu trúc câu mang ý nghĩa tồn tại.
Trong câu phát - phát ngôn tiếng Việt động từ có ý nghĩa tồn tại xuất hiện trong khuôn hình câu:
D - Đ - D
Trong đó: D là danh từ chỉ vị trí và giới từ. Đ là động từ có ý nghĩa tồn tại. D là danh từ.
Trong ví dụ (63), đứng đầu là cụm danh từ chỉ vị trí tồn tại của chủ thể tiền
là Trong túi, đứng sau danh từ chỉ vị trí là động từ còn biểu thị ý nghĩa tồn tại
của chủ thể đứng sau là danh từ tiền. Ở khuôn hình câu này danh từ đứng ở vị trí cuối mang tính chất một chủ thể của trạng thái tồn tại được biểu thị bằng động từ có ý nghĩa tồn tại đứng trước nó.
Động từ có ý nghĩa tồn tại thường tham gia vào mô hình câu đơn hai thành phần có mô hình sau: C - V Ví dụ: (64) Mặt trời cứ mọc. [28; tr. 62] C V
Trong ví dụ (64), danh từ “mặt trời” là chủ ngữ có vai trò là đối tượng được biểu thị ý nghĩa tồn tại. Trong ví dụ trên là biểu thị ý nghĩa xuất hiện thông qua động từ có ý nghĩa tồn tại là “mọc” ở phần vị ngữ. Động từ này đóng vai trò làm vị từ trung tâm có phụ từ “cứ” đi kèm cho thấy việc xuất hiện của “mặt trời là thường xuyên”.
Bên cạnh đó, động từ có ý nghĩa tồn tại cũng có khả năng xuất hiện trong khuôn hình câu đơn đặc biệt.
Ví dụ:
(65) Tan mây.
[6; tr. 36]
Trong ví dụ (65) động từ có ý nghĩa tồn tại tan với vai trò là động từ biểu thị sự tồn tại của chủ thể tồn tại là mây
Ngoài tham gia vào khuôn hình câu đơn bình thường động từ có ý nghĩa tồn tại còn có mặt trong kiểu dạng khác của khuôn hình câu đứng trước có thành phần phụ trạng ngữ của câu như sau:
P - C - V
Trong đó:
P là thành phần phụ trạng ngữ của câu. Ví dụ:
câu đơn bình thường mở rộng
(66) Trong túi tiền vẫn còn. (dẫn theo [6; tr. 37])
P C V
câu không chủ ngữ mở rộng
câu không chủ ngữ không mở rộng
(68) Còn non, còn nước, còn người. (dẫn theo [6; tr. 37])
V
Trên đây là những dạng câu có động từ có ý nghĩa tồn tại tham gia làm thành phần trung tâm đóng vai trò là vị tố trong các khuôn hình câu.
Dựa vào khả năng chuyển hóa (thực ra cũng là dựa trên các khuôn hình câu có thể có) và những lớp nghĩa cơ bản của những động từ thuộc lớp động từ có ý nghĩa tồn tại có thể xếp những động từ có ý nghĩa tồn tại thành ba nhóm nhỏ là:
Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị ý nghĩa tồn tại. Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị ý nghĩa tiêu biến.
Trong mỗi nhóm động từ lại chứa những động từ tiêu biểu thể hiện cho từng lớp nghĩa cụ thể.
1.3.2.1. Những động từ tồn tại mang ý nghĩa xuất hiện như: mọc, nổi, nở, vọt, bật, trào, đâm, trổ, nảy, hiện, xuất hiện, nổ, sinh (ra)……
Ví dụ:
(69) Trong thư viện vừa xuất hiện một bộ từ điển mới
[6; tr. 39] (70) Cạnh bờ rào mọc một cây chanh.
[6; tr. 39] (71) Sáng nay đã nổ ra một cuộc tranh cãi sôi nổi.
[6; tr. 39]
(72) Sóng trong lòng trào dâng.
(73) Hãy tiến công, tiến công, xông lên phía trước!
Nổi dậy phố phường, nổi dậy nông thôn!
[33; tr. 39]