Động từ chỉ quan hệ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng việt (Trang 32 - 34)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.3.2.Động từ chỉ quan hệ

Về ý nghĩa khái quát:

Quan hệ giữa chủ thể với nội dung nêu ở từ ngữ, ở sau động từ chỉ quan hệ. Có thể đó là quan hệ giữa các thực thể, các quá trình hoặc các đặc trưng.

Về phân loại:

Có thể chia nhóm động từ quan hệ thành các nhóm nhỏ: + Động từ chỉ quan hệ đồng nhất (theo nghĩa rộng): là, làm + Động từ chỉ quan hệ quá trình, biến hóa

+ Những động từ chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh như: giống, khác, tựa, như…

Về Cấu trúc:

+ Động từ chỉ quan hệ đồng nhất (theo nghĩa rộng): là, làm (C) - V - B

Trong đó: V là động từ chỉ quan hệ B là danh từ

Ví dụ:

(83) Chị làm tổ trưởng tổ dệt đã 3 năm.

(84) Trước tôi chính trị viên đại hội. Bây giờ chính trị viên làng.

[31; tr. 33] (85) Em vẫn hoa trên đỉnh núi.

[46; tr. 56] + Động từ chỉ quan hệ quá trình, biến hóa

Bao gồm những động từ chỉ vận động, quá trình biến đổi của sự vật. Bản thân những động từ này trống nghĩa nên bắt buộc phải có danh từ bổ ngữ (cụm danh ngữ) ở sau. Bổ ngữ hàm ý chỉ kết quả của quá trình biến đổi như: trở nên, thành, trở thành, hóa…

Ví dụ:

(86) Cô ấy trở thành giáo viên địa lý.

(87) Khi ta ở, là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.

[43; tr. 40]

(88) Thế là mặc nhiên chúng tôi đã trở thành người thân, thành anh em với nhau.

[31; tr. 35]

Cũng có trường hợp. Sau động từ này là một động từ hoặc một tính từ biểu thị quá trình biến đổi, có hàm ý so sánh, nhận xét, miêu tả.

Ví dụ:

(89) Nét mặt hắn trở nên buồn bã khác thường.

[31; tr. 35]

Cấu trúc: C - V - B

Trong đó: V là động từ chỉ quan hệ B là danh từ

Ví dụ:

(90) Nụ cười của y trở nên chế nhạo hơn

[18; tr. 45]

+ Những động từ chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh như: giống, khác, tựa, như… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C - V - B

Trong đó: V là động từ chỉ quan hệ B là danh từ

Ví dụ:

(91) Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thơ như nhớ mẹ ru những ngày.

[33; tr. 33] (92) giống như cha nó hồi bé.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về lớp động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng việt (Trang 32 - 34)