6. Cấu trúc của khóa luận
1.3.3.3. Nhóm động từ tình thái
Động từ tình thái là động từ chỉ quan hệ của chủ thể (nêu ở chủ ngữ) với nội dung của từ đứng sau động từ tình thái.
Dựa vào ý nghĩa, có thể chia động từ tình thái thành những nhóm nhỏ sau: + Những động từ tình thái chỉ sự cần thiết và khả năng như: nên, cần, phải, cần phải..., có thể, không thể...
Ví dụ:
(93) Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè.
[31; tr. 67]
(94) Mà mẹ nó cũng nên giữ sức khỏe, kẻo ốm thì rầy rà lắm.
[31; tr. 71]
(95) Tôi quyết viết cho anh. Không thể nói hết với anh được.
[31; tr. 45]
+ Những động từ tình thái chỉ ý chí, ý muốn như: định, toan, dám, nỡ, quyết..., mong, muốn, ước muốn...
Ví dụ:
(96) Ối giời ơi, em ơi, sao em lại nỡ bảo chị thế.
[32; tr. 98] (97) Tôi muốn gặp đồng chí Phòng.
+ Những động từ tình thái chỉ sự chịu đựng, chỉ sự tiếp thu như: bị, phải, được, mắc...
Ví dụ:
(98) Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau rức từng mảnh thịt.
[31; tr. 58] (C) - V - B Trong đó: B là danh từ V là vị từ (C) là cụm chủ vị Ví dụ:
(99) Bà phải hầu hạ ông cho tới chết mới xong nợ.
[32; tr. 74]
(100) Câu cuối cùng của gì tôi bị mất trong tiếng sóng biển chợt nổi lên ầm ã...
[32; tr. 39] + Chỉ ý nghĩa tình thái đánh giá, nhận định: cho, xem, thấy...
Ví dụ:
(101) Em xem ra anh ấy cũng là người thành thật.
[42; tr. 26]
Tiểu kết
Cùng với danh từ và tính từ, động từ là từ loại giữ chức vụ quan trọng trong từ loại tiếng Việt nói chung.
Về ý nghĩa, động từ có khả năng biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể, đó là ý nghĩa hành động. Về khả năng kết hợp, động từ có khả năng kết hợp với thực từ và thường có các phụ từ đi kèm để biểu thị và bổ sung ý nghĩa cho động từ đó trong câu.
Về chức năng cú pháp, động từ có khả năng đảm nhận nhiều chức năng cú pháp khác nhau trong câu nhưng chức năng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu (Theo Nguyễn Kim Thản có hơn 80% động từ trong
Hơn nữa, do tính phức tạp, đa dạng của động từ trong tiếng Việt nên việc phân loại động từ dựa vào bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp tiếng Việt thành hai nhóm: động từ độc lập vàđộng từ không độc lập được xem là xác đáng nhất.
Trong lớp động từ không độc lập thì nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại đóng một vai trò quan trọng. Nó biểu thị tình trạng tồn tại thực tế của sự vật hay hiện tượng. Đây chính là đặc điểm riêng giúp phân biệt nhóm động từ này với các nhóm động từ khác.
Hiện nay, động từ tồn tại cũng thu hút được không ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi chính vì tính phức tạp cũng như sự hấp dẫn của lớp động từ này.
CHƢƠNG 2
TÌM HIỂU LỚP ĐỘNG TỪ CÓ Ý NGHĨA TỒN TẠI TRONG CÂU - PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT
2.1. Phƣơng pháp khảo sát
2.1.1. Phương pháp khảo sát
Người viết tiến hành khảo sát tất cả các động từ trong cuốn Từ điển tiếng Việt( 2009) và một số sách báo, tư liệu khác; cùng các động từ được sử dụng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày. Cùng với việc tham khảo ý nghĩa của động từ được giải nghĩa trong từ điển, người viết tiến hành chọn lọc một số động từ tiêu biểu mà tự thân nó biểu thị ý nghĩa tồn tại trong câu tiếng Việt mà từ điển chưa đề cập tới.
2.1.2. Kết quả khảo sát
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu 9928 động từ trong cuốn Từ điển
tiếng Việt (2009) và một số động từ đã sử dụng trong các văn bản, tư liệu, sách
báo, trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, chúng tôi nhận thấy có hai tám động từ tự thân biểu thị ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt. Đó là các động từ:
1. Mọc 11. Nổ ra 21. Toát 2. Nổi 12. Nhô 22. Biến 3. Nở 13. Nhú 23. Tan 4. Trổ 14. Có 24. Tàn 5. Vọt 15. Còn 25. Lặn 6. Bật 16. Mất 26. Hiện 7. Trào 17. Chết 27. Sinh 8. Đâm 18. Hết 28. Sống 9. Nảy 19. Ộc
10. Xuất hiện 20. Phai
Chúng tôi xét thấy khi đưa các động từ này vào câu - phát ngôn cụ thể thì tự nhiên nó được biểu thị ý nghĩa tồn tại.
Qua quá trình khảo sát hai mươi tám động từ có ý nghĩa tồn tại trong câu - phát ngôn tiếng Việt trên phương diện từ loại động từ trong hai cuốn Từ điển
tiếng Việt (2005) và Từ điển tiếng Việt (2009), cùng những tư liệu trong giao
tiếp hàng ngày chúng tôi nhận thấy, mỗi từ qua khảo sát tuy đều là động từ song về cơ bản nghĩa của chúng không chỉ hoạt động mà chỉ các trạng thái, mối quan hệ tồn tại của sự vật, hiện tượng được biểu thị ý nghĩa tồn tại.
2.2. Phân loại mô tả lớp động từ tồn tại trongcâu - phát ngôn tiếng Việt
2.2.1. Nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện
Ý nghĩa khái quát
Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị sự xuất hiện là nhóm động từ biểu thị những nét nghĩa hiện ra, nảy sinh và hình thành một sự vât, hiện tượng, trạng thái mới của đối tượng được biểu thị sự xuất hiện bằng động từ có ý nghĩa tồn tại.
Khả năng kết hợp
Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị sự xuất hiện có khả năng kết hợp với thành phần phụ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn và các phụ từ chỉ phương hướng như lên, ra….
Chức năng cú pháp
Nhóm động từ có ý nghĩa tồn tại biểu thị sự xuất hiện thường làm thành phần chính trong câu đơn hai thành phần để biểu thị và nhấn mạnh sự xuất hiện của đối tượng được biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Các động từ này thường làm vị từ trong câu đơn hai thành phần và là động từ trung tâm trong câu tồn tại.
Khuôn hình câu có bản chứa nhóm động từ này là:
C - V
Căn cứ vào ý nghĩa của động từ có mặt trong hai tám động từ đã khảo sát, thống kê và miêu tả chúng tôi nhận thấy rằng có mười bảy động từ biểu thị ý nghĩa xuất hiện.
1. Mọc 6. Bật 11. Xuất hiện 15. Sinh (ra) 2. Nổi 7. Trào 12. Nổ 16. Ộc 3. Nở 8. Đâm 13. Nhô 17. Toát 4. Trổ 9. Nảy 14. Nhú
Như vậy, từ kết quả khảo sát ở phần 1, chúng tôi nhận thấy mười bảy động từ trên mỗi động từ có đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp riêng cụ thể như sau:
1. Mọc
Nhô lên khỏi bề mặt và tiếp tục lớn lên, cao lên. Ví dụ:
(1) Tre già măng mọc.
[16; tr. 559]
Được tạo ra và phát triển nhanh chóng. Ví dụ:
(2) Nhà mới mọc lên san sát.
[16; tr. 559] Ví dụ:
(3) Mặt trời mọc ở đằng đông.
[16; tr. 559]
Động từ mọc tự thân biểu thị ý nghĩa xuất hiện của sự vật, hiện tượng, làm thành tố chính trong phần vị ngữ của câu đơn hai thành phần. Sau động từ mọc
có phụ từ lên đi kèm. Ví dụ:
(4) Lúa mọc lên đồng chiêm ngập nước.
[32; tr. 26] (5) Mặt trời cứ mọc.
[28; tr. 62]
Trong ví dụ (4) động từ mọc biểu thị ý nghĩa xuất hiện của sự vật lúa trên
đồng chiêm ngập nước. Đứng sau động từ mọc là phụ từ chỉ phương hướng xuất
hiện từ dưới lên mặt đồng là từ lên. Động từ mọc đóng vai trò làm vị từ trung tâm của câu phần phụ sau là cụm từ đồng chiêm ngập nước.
Trong ví dụ (5) động từ mọc tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần: Mặt trờicứ mọc.
Động từ mọc đóng vai trò làm vị từ trung tâm, đứng trước có phụ từ chỉ sự tiếp diễn cứ nhằm nhấn mạnh đến sự xuất hiện thường xuyên của mặt trời.
Như vậy, động từ mọc mang đầy đủ đặc điểm của nhóm động từ biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Bên cạnh đó, động từ này còn có thể tự thân biểu thị ý nghĩa xuất hiện mà không cần phụ từ đi kèm như ví dụ (5).
2. Nổi
Ở trên bề mặt của nước hay của một chất lỏng nào đó, trái với chìm.
Ví dụ:
(6) Đàn cá ăn nổi.
[16; tr. 737]
Chuyển từ từ phía dưới lên phía bề mặt của nước hay của một chất lỏng nào đó. Ví dụ:
(7) Chiếc tàu ngầm từ từ nổi lên.
[16; tr. 737]
Nhô lên bề mặt dễ nhận thấy . Ví dụ:
(8) Chữ nổi.
[16; tr. 737]
(9) Chạm nổi.
[16; tr. 737] Hiện ra, mọc hàng loạt trên bề mặt .
Ví dụ:
(10) Rôm nổi đầy người.
[16; tr. 737]
Dâng lên cao do mưa lũ. Ví dụ:
(11) Mùa nước nổi.
Động từ nổi là thành phần chính trong phần vị ngữ của câu - phát ngôn hai thành phần.
Ví dụ:
(12) Bàn tay khắc nổi hồn dân tộc
Những mái vườn cong, những dáng rồng.
[24; tr. 45]
(13) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng.
[23; tr. 49] (14) Lúa chân đê
Rì rào theo gió thổi
Lòng sông Hồng sóng nổi lao xao.
[24; tr. 32]
Trong ví dụ (13) động từ nổi biểu thị ý nghĩa hiện lên của yếu tố trừu tượng
hồn dân tộc còn trong ví dụ (13) động từ nổi cùng biểu thị ý nghĩa hiện lên
nhưng biểu hiện cho yếu tố cụ thể tảng rất bướng. trong ví dụ (14) động từ nổi
thể hiện sự xuất hiện của những con sóng giữa lòng sông Hồng.
Động từ nổi có tác dụng nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố phi vật thể la hồn
dân tộc và là động từ phụ trợ cho động từ khắc trong ví dụ (12) và nhấn mạnh sự
xuất hiện của sự vật như trong ví dụ (13).
Trong ví dụ (13) động từ nổi tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần là:
Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. C V
Trong ví dụ này động từ nổi đóng vai trò làm vị từ trung tâm. Đứng sau động từ nổi la cụm danh từ tảng rất bướng.
Như vậy, động từ nổi mang đầy đủ đặc điểm của nhóm động từ biểu thị ý nghĩa tồn tại thể hiện ý nghĩa xuất hiện. bên cạnh đó động từ này còn tự thân biểu thị ý nghĩa xuất hiện không cần phụ từ đi kèm.
3. Đâm
(15) Chân núi nhiều chỗ đâm ra biển.
[16; tr. 296] Nhô ra, nảy ra từ phía bên trong đối tượng.
Ví dụ:
(16) Đâm chồi.
[16; tr. 296]
(17)Đâm rễ.
[16; tr. 296]
Động từ đâm biểu thị sự xuất hiện với lực mạnh từ trong ra hoặc từ dưới lên. Ví dụ: (18) Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt. [26; tr. 44] (19) Mỗi lần đi lòng lại thêm vui
Như cây khô tiếp nhựa đâm chồi.
[28; tr. 44]
Động từ đâm biểu thị sự xuất hiện mạnh mẽ của măng tre trong ví dụ (18) và sự xuất hiện bất ngờ của chồi non khi cây khô được tiếp nhựa. Đứng sau động từ này là danh từ măng ví dụ (18) và danh từ chồi ví dụ (19).
Động từ đâm tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần trong ví dụ (19) và trong câu có hiện tượng đảo ngữ đóng vai trò là vị từ trung tâm như trong ví dụ (18):
Hàng tre giục măng đâm nhọn hoắt.
C V
Như vậy, động từ đâm mang đầy đủ đặc điểm của nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Bên cạnh đó, động từ này còn tự thân biểu thị ý nghĩa xuất hiện không cần phụ từ đi kèm.
4. Nảy
Ví dụ:
(20) Hạt nảy mầm.
[16; tr. 659]
Bắt đầu sinh ra. Ví dụ:
(21) Chợt nảy ra một ý nghĩ.
[16; tr. 659]
(22) Tát cho nảy đom đóm..
[16; tr. 659]
(23) Chợt nảy ra sáng kiến.
Động từnảy mang nghĩa xuất hiện, tham gia vào thành phần vị ngữ của câu đơn hai thành phần.
Ví dụ:
(24) Giục hạt đậu
Nảy mầm.
[26; tr. 44]
Có phụ từ ra đi kèm bổ sung nghĩa xuất hiện, không có phụ từ này động từ
nảy vẫn thể hiện ý nghĩa xuất hiện. Ví dụ:
(25) Vầng lộc non nảy ra
Mưa bụi cho cây nảy mầm.
[27; tr. 24]
Như vậy, động từ này mang đầy đủ đặc điểm của nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Động từ này có thể tự thân biểu thị ý nghĩa xuất hiện không cần có phụ từ đi kèm.
5. Hiện
Trở nên có thể nhìn thấy được. Ví dụ:
[16; tr. 437]
Động từ hiện biểu thị ý nghĩa xuất hiện của mặt trăng lúc thấy lúc lại không thấy.
Động từ hiện tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần biểu thị sự có mặt của đối tượng. Đi kèm theo động từ này để bổ sung nghĩa xuất hiện có phụ
từ lên, ra.
Ví dụ:
(27) Mỗi nóc hầm bí mật,
Những bóng người du kích hiện lên.
[28; tr. 26]
Động từ hiện trong ví dụ (27) biểu thị ý nghĩa xuất hiện của những bóng
người du kích. Động từ này đứng sau cụm danh từ người du kích và đứng trước
phụ từ chỉ phương hướng lên. Trong ví dụ động từ hiện tham gia vào thành phần vị ngữ đóng vai trò là động từ trung tâm thể hiện sự xuất hiện của đối tượng.
Động từ hiện mang đầy đủ đặc điểm của nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện.
6. Xuất hiện
Ví dụ:
(28) Hàng giả xuất hiện trên thị trường.
[16; tr. 1159] (29) Một học thuyết mới xuất hiện.
[16; tr. 1159] (30) Xuất hiện một trường phái mới.
[16; tr. 1159]
Động từ xuất hiện mang ý nghĩa xuất hiện, nảy sinh, hình thành. Động từ
xuất hiện tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần, không có những yếu tố
chỉ khả năng, sự cần thiết đứng trước như nên, cần, phải, có thể.
Ví dụ:
(31) Trong quá trình cuộc chiến tranh việt nam, đã xuất hiện những dấu mốc “xuống thang” của những tư tưởng chiến lược ấy.
(32) Trong thư viện, vừa xuất hiện một bộ từ điển mới.
[6; tr. 20]
Động từ xuất hiện trong ví dụ (31) biểu hiện ý nghĩa hình thành những dấu
mốc xuống thang và trong ví dụ (32) biểu hiện ý nghĩa xuất hiện đối tượng mới
trong thư viện.
Trong cả hai ví dụ (31) và (32) động từ xuất hiện tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần có bổ ngữ chỉ thời gian và không gian. Trong cả hai khuôn hình câu này đối tượng tồn tại bị đảo ngược và vậy mà khuôn hình câu này có “chủ ngữ đảo ngược”.
Động từ xuất hiện mang đầy đủ đặc điểm của nhóm động từ tồn tại biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Bên cạnh đó, động từ này không cần có phụ từ đi kèm.
7. Nhú
Mới nhô lên, bắt đầu hiện ra một phần. Ví dụ:
(33) Răng mới nhú.
[16; tr. 726]
(34) Mầm non vừa nhú lên.
[16; tr. 726] Ví dụ:
(35) Mầm cây nhú lên khỏi mặt đất.
[16; tr. 726]
Động từ nhú đóng vai trò là thành phần chính của phần vị ngữ trong câu đơn hai thành phần. Kèm theo có các phụ từ lên, mới, tuy nhiên không cần có phụ từ tự thân động từ nhú cũng biểu thị ý nghĩa xuất hiện.
Ví dụ:
(36) Những cây bàng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc.
[27; tr. 44]
Động từ nhú trong ví dụ (36) biểu thị ý nghĩa bắt đầu xuất hiện lộc non trên những cây bằng lăng ốm yếu. Đứng sau động từ là danh từ lộc. Động từ này tham gia vào cấu trúc câu đơn hai thành phần.
Trào mạnh, tuôn mạnh từ trong ra, xuất hiện một cách đột ngột. Ví dụ:
(37) Thông được cống nước ộc ra.
Động từ ộc là động từ tự thân biểu thị ý nghĩa xuất hiện. Động từ ộc đóng vai trò là thành tố chính trong câu đơn hai thành phần và đi kèm theo bổ sung nghĩa xuất hiện của nó là phụ từ chỉ phương hướng. Tuy nhiên, không có phụ từ đi kèm thì động từ ộc vẫn biểu thị nghĩa xuất hiện.
Ví dụ:
(38) Nhưng mỗi lần nước ộc vào, tôi cứ tự nhiên nhích người ra một
mảy.
[27; tr. 57]
Động từ ộc biểu hiện ý nghĩa xuất hiện của nước, đồng thời cũng thể hiện nguyên nhân cho hành động sau ở vế tiếp theo trong ví dụ (38). Trong ví dụ này động từộc tham gia vào thành phần vị từ ở vế câu nguyên nhân. Đứng sau động từ ộc là phụ từ chỉ phương hướng vào.
9. Toát
Thoát ra bên ngoài nhiều trên khắp một diện rộng, qua những lỗ rất nhỏ (thường nói về mồ hôi).
Ví dụ:
(39) Mồ hôi toát ra đầm đìa.
[16; tr. 1004] Yếu tố tinh thần thể hiện rõ ra bên ngoài.
Ví dụ:
(40) Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan yêu đời.