1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại

158 380 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn pp ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ THU HƢƠNG QUẢN LÝ LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ THỊ THU HƢƠNG QUẢN LÝ LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã ngành: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên Thái Nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các cứ liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan i Mục lục ii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG HUYỆN PHỔ YÊN 9 1.1. Khái quát về huyện Phổ Yên 9 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9 1.1.2 Lƣợc sử hình thành huyện Phổ Yên 12 1.1.3 Dân cƣ và truyền thống 15 1.1.4 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Phổ Yên trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945 21 1.2 Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên 26 1.2.1 Khái quát về hƣơng ƣớc 26 1.2.2 Hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên 39 1.2.2.1 Hình thức văn bản của hƣơng ƣớc 40 1.2.2.2 Nội dung cơ bản của hƣơng ƣớc 42 Chƣơng 2. QUẢN LÝ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI 48 2.1. Khái niệm làng xã và quản lý làng xã 48 2.1.1 Khái niệm làng xã 48 2.1.2 Khái niệm quản lý làng xã 50 2.2 Quản lý kinh tế, hành chính làng xã huyện Phổ Yên qua hƣơng ƣớc cải lƣơng thời cận đại 51 2.2.1 Quản lý kinh tế 51 2.2.1.1 Quản lý ruộng đất 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 2.2.1.2 Việc sƣu thuế 56 2.2.1.3 Việc chi thu 59 2.2.1.4 Quản lý tài sản chung 61 2.2.1.5 Quản lý, bảo vệ sản xuất nông nghiệp 62 2.2.2 Quản lý hành chính 64 2.2.2.1 Quản lý bộ máy cấp xã, thôn 64 2.2.2.2 Quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở làng xã 73 Chƣơng 3. QUẢN LÝ VĂN HÓA, XÃ HỘI LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI 79 3.1 Quản lý văn hóa 79 3.1.1 Việc giáo dục 79 3.2.2 Việc giữ vệ sinh, bảo vệ môi trƣờng 80 3.1.3 Việc cƣới xin, ma chay 81 3.1.4 Việc khao vọng, hƣơng ẩm và vị thứ đình trung 86 3.1.5 Việc tế tự 88 3.2 Quản lý xã hội 94 3.2.1 Việc canh phòng, giữ gìn an ninh trật tự 94 3.2.2 Việc cấp cứu 100 3.2.3 Việc giữ trật tự chốn công cộng 102 3.2.4 Việc bài trừ đồi phong –bại tục 103 3.2.5 Việc kiểm soát ngƣời lạ đến làng 106 3.2.6 Việc kiện cáo 107 3.3. Một số nhận xét 108 3.3.1 Từ góc độ quản lý Nhà nƣớc 108 3.3.2 Từ góc độ tự quản làng xã 112 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo dòng chảy của lịch sử, có những thứ sẽ mất dần đi, nhƣng có những thứ sẽ lại ngày càng phát huy đƣợc vai trò, thế mạnh của mình trong thời đại mới và tồn tại mãi mãi. Cũng nhƣ vậy, mô hình tổ chức làng xã đã xuất hiện từ sớm và vẫn còn tồn tại bền vững cho đến tận ngày nay. Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, là cơ sở, là nền tảng của văn hóa, văn minh Việt Nam. Bởi vậy, việc quản lý làng xã luôn là “điều trăn trở của mọi thời đại” [15, tr. 9]. Các chính quyền nhà nƣớc, từ các triều đại phong kiến cho đến chính quyền thực dân đô hộ và kể cả Nhà nƣớc ta hiện nay đều luôn luôn cố gắng tìm ra những biện pháp tối ƣu để quản lý làng xã. Có quản lý đƣợc làng xã với vị trí là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nƣớc, có ổn định đƣợc xã hội làng xã nói riêng thì mới ổn định đƣợc xã hội quốc gia nói chung. Ngƣợc dòng lịch sử, có thể thấy cha ông ta đã có những kinh nghiệm hết sức quý báu trong vấn đề quản lý làng xã, thể hiện qua việc soạn thảo và sử dụng hƣơng ƣớc. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, hƣơng ƣớc là “cƣơng lĩnh tinh thần”, “cƣơng lĩnh về nếp sống” của một cộng đồng cƣ dân Việt ở nông thôn, là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong làng, giữa làng với Nhà nƣớc. Đây là một di sản văn hóa quý báu, một nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt. Thế nhƣng, số phận của hƣơng ƣớc cũng thăng trầm cùng các biến cố lịch sử. Sau gần nửa thế kỉ bị đặt ngoài lề cuộc sống, kể từ sau năm 1989 đến nay hƣơng ƣớc đã trở lại nguyên giá trị trong làng xã hiện đại. Đảng và Nhà nƣớc ta đã “khuyến khích biên soạn hƣơng ƣớc để làm cơ sở tổ chức, quản lý trên địa bàn” (Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII, 6/1993). Với hàng loạt các nghị quyết, thông tƣ, chỉ thị của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề này, phong trào “tái lập hƣơng ƣớc” đƣợc đẩy mạnh trên cả nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nông thôn mới do Đảng và Nhà nƣớc đề ra. Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc, Thái Nguyên nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng đã tích cực hƣởng ứng, thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa. Với vị trí giao lƣu thuận lợi (phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thành phố Hà Nội), cho nên so với nhiều huyện trong tỉnh, Phổ Yên là nơi có nền kinh tế phát triển, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Trong tình hình tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc bảo lƣu các giá trị truyền thống là điều rất cần thiết. Song trên thực tế, kết quả trong phong trào xây dựng làng văn hóa ở Thái Nguyên nói chung và Phổ Yên nói riêng còn khá khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là những hạn chế, bất cập trong việc soạn thảo, ban hành hƣơng ƣớc mới. Các bản “Quy ƣớc làng văn hóa” đƣợc biên soạn chủ yếu dựa trên những văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, khá xa vời, cứng nhắc, nặng tính áp đặt đối với làng quê. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về “Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại” sẽ góp phần khắc phục hạn chế và bổ sung cho hƣơng ƣớc mới, để hƣơng ƣớc mới sẽ thực sự đi vào cuộc sống, góp phần cùng với pháp luật điều chỉnh mối quan hệ làng xã. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về “Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại”, chúng ta sẽ rút ra đƣợc những bài học quý báu về vấn đề quản lý hành chính và quản lý về mọi mặt trong đời sống sinh hoạt làng xã của Nhà nƣớc trung ƣơng ở cấp địa phƣơng. Qua những bài học kinh nghiệm (với cả những thành công và hạn chế) sẽ giúp chúng ta soi rọi vào quá trình cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp…ở cấp làng xã hiện nay, để có thể kế thừa và phát huy di sản về quản lý làng xã của cha ông trong lịch sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Với những ý nghĩa trên, đồng thời là một ngƣời con của quê hƣơng Thái Nguyên, ngƣời viết chọn đề tài “Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình. Với năng lực của bản thân và điều kiện mọi mặt có hạn, chắc chắn luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để ngƣời viết đƣợc học hỏi và hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hƣơng ƣớc là sản phẩm văn hóa độc đáo gắn liền với lịch sử làng xã ngƣời Việt và một số nƣớc Đông Á khác nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Với vai trò là công cụ tự quản, điều chỉnh các mối quan hệ cộng đồng làng xã, hƣơng ƣớc có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt của đời sống làng xã. Nó trở thành “chìa khóa” giúp chúng ta tìm hiểu về chốn hƣơng thôn trong các thời kỳ lịch sử đã qua. Do vậy mà hƣơng ƣớc đã trở thành một đề tài lý thú, hấp dẫn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ lịch sử, văn hóa, dân tộc học, pháp lý, ngôn ngữ… Ở nƣớc ta, có thể nói chƣa bao giờ hƣơng ƣớc lại đƣợc quan tâm và đề cập đến nhiều nhƣ hiện nay. Hàng loạt các cuộc hội thảo bàn về hƣơng ƣớc lệ làng đã đƣợc tổ chức nhƣ: “Mấy vấn đề về quản lý xã hội nông thôn hiện nay- thực trạng và giải pháp”(2/1993), “Vai trò của hƣơng ƣớc mới trong việc xây dựng nông thôn mới và quản lý Nhà nƣớc đối với việc ban hành hƣơng ƣớc trong giai đoạn hiện nay”(1996), “Vai trò của hƣơng ƣớc mới tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”(1997), “Xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn hóa – thực trạng và giải pháp”(2001) Đặc biệt, vào ngày 15/03/2011, tại thành phố Hà Tĩnh đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Văn hóa quản lý làng xã” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cùng với Đại học Nanzan (Nhật Bản), Viện Việt Nam học và khoa học phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Tại buổi tọa đàm, nhiều nhà khoa học đã nêu kiến nghị: Cần coi quản lý làng xã là một nội dung của cải cách hành chính công tại Việt Nam. Quản lý nông thôn, quản lý làng xã nói riêng và đổi mới quản lý xã hội nói chung là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng thực tiễn của công cuộc cải cách hành chính, phát triển đất nƣớc trong tình hình kinh tế hiện nay. Do nội dung hết sức phong phú, hƣơng ƣớc đã đƣợc các học giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tiếp cận hƣơng ƣớc trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức làng xã, trên bình diện là một công cụ tự quản cũng đã có rất nhiều tác giả với nhiều công trình khoa học nhƣ: Tác giả Lê Hồng Phong với tác phẩm “Xã thôn Việt Nam” (NXB Văn – Sử -Địa, 1959). Trong tác phẩm này, bên cạnh việc trình bày về những nghiên cứu dân tộc học ở các xã thôn miền Bắc, miền Trung, miền Nam dƣới chế độ phong kiến, tác giả đã tập trung nghiên cứu nội dung về chế độ công điền, công thổ, chế độ sở hữu ruộng đất, bộ máy quản lý thôn xã đƣợc khảo sát trong thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1994, hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã cho xuất bản cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994). Trong tác phẩm này, các tác giả đã dành hơn 30 trang phác thảo về kinh nghiệm quản lý làng xã qua các thời kỳ lịch sử (trong đó có thời kỳ cận đại qua các hƣơng ƣớc cải lƣơng). Đồng thời tác phẩm cũng gợi mở cho chúng ta một số điểm trong việc liên hệ chính sách quản lý làng xã các thời kỳ trƣớc với giai đoạn hiện nay để rút ra một số nhận xét, bài học. Tác giả Bùi Xuân Đính với các tác phẩm: “Lệ làng phép nƣớc” (NXB Pháp lý, Hà Nội, 1995) và “Hƣơng ƣớc và quản lý làng xã” (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988). Trong tác phẩm “Lệ làng phép nƣớc”, tác giả đã đề cập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 đến mối quan hệ hai chiều giữa lệ làng và phép nƣớc, qua đó phân tích những giá trị pháp lý và tác động 2 mặt của lệ làng. Còn với tác phẩm “Hƣơng ƣớc và quản lý làng xã”, tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của hƣơng ƣớc trong quản lý làng xã, đƣa ra những gợi mở cho vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của hƣơng ƣớc mới trong quản lý làng xã hiện nay. Năm 2003, Nguyễn Huy Tính đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật học với đề tài “Hƣơng ƣớc mới – một phƣơng tiện góp phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay”(từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh). Luận án phân tích những biến đổi lịch sử từ hƣơng ƣớc làng xã cổ truyền đến hƣơng ƣớc mới, khẳng định hƣơng ƣớc mới là phƣơng tiện tự quản, tự điều chỉnh hữu hiệu của làng xã, có quan hệ biện chứng với pháp luật, đồng thời tác giả cũng đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện hƣơng ƣớc mới. Năm 2006, cuốn “Làng Việt Nam – đa nguyên và chặt” của khoa Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) đƣợc xuất bản trên cơ sở tập hợp các bài viết tiêu biểu của GS Phan Đại Doãn trong cả sự nghiệp nghiên cứu về làng xã cùng với nhiều bài viết khác của các đồng nghiệp, bạn bè, học trò của ông. Đây đƣợc coi là công trình mới nhất nghiên cứu về làng xã Việt Nam cho đến nay. Trong tác phẩm này, chúng ta có thể tìm đọc một số bài viết liên quan ít nhiều đến đề tài, trong đó có bài viết của tác giả Nguyễn Quang Ngọc: “Cấp thôn trong thiết chế chính trị xã hội nông thôn Việt Nam”. Các bài viết trong tác phẩm này giúp ngƣời viết có cơ sở để hiểu rõ hơn về sự hình thành làng xã trong lịch sử, đồng thời cung cấp thêm nhiều tƣ liệu liên quan đến chính sách quản lý làng xã cũng nhƣ mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và làng xã nói chung qua các thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả đã đƣợc tập hợp thành sách hoặc đăng rải rác trên các báo, tạp chí nghiên cứu (Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nhà nƣớc và Pháp luật…) mà ở đây do [...]... về huyện Phổ Yên và hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên Chƣơng 2: Quản lý kinh tế, hành chính làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hƣơng ƣớc cải lƣơng thời cận đại Chƣơng 3: Quản lý văn hóa, xã hội làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hƣơng ƣớc cải lƣơng thời cận đại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ HƢƠNG ƢỚC CẢI... biện pháp quản lý làng xã của cha ông ta đƣợc phản ánh trong hƣơng ƣớc của các làng xã thuộc huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) thời kỳ cận đại 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) Về thời gian: Thời kỳ cận đại (tập trung nghiên cứu thời kỳ từ 1921 đến trƣớc 1945) 3.3 Nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất: Khái quát một số nét chung về hƣơng ƣớc và hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên Thứ hai:... hiểu các biện pháp quản lý làng xã của cha ông ta qua nguồn tƣ liệu là hƣơng ƣớc huyện Phổ Yên thời kỳ cận đại Thứ ba: Đƣa ra một số nhận xét, đánh giá về kết quả của công cuộc cải lƣơng hƣơng chính” của thực dân Pháp trên địa bàn huyện Phổ Yên Đồng thời nhận xét, đánh giá về tính tự quản của các làng xã huyện Phổ Yên thông qua hƣơng ƣớc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... ông ta trong quản lý làng xã đƣợc thể hiện qua các bản hƣơng ƣớc cải lƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 của huyện Phổ Yên thời kỳ cận đại Qua đó giúp cho những ngƣời trực tiếp soạn thảo quy ƣớc làng văn hóa ở huyện Phổ Yên có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về hƣơng ƣớc cải lƣơng, biết chắt lọc, kế thừa những tinh hoa trong quản lý làng xã của ông cha... Phúc Thọ (huyện Đại Từ), xóm Yên Ninh (xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ) thành xã Phúc Tân, thuộc huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Ngày 2/4/1985, các xã Phúc Tân, Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang tách khỏi huyện Đồng Hỷ, sáp nhập về huyện Phổ Yên Ngày 11/4/1985, thị trấn Mỏ Chè và các xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên tách khỏi huyện Phổ Yên để thành... đây là những nguồn tài liệu hết sức quan trọng, góp phần định hình hƣớng tìm hiểu cho đề tài Đồng thời, cũng qua việc nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, ngƣời viết nhận thấy cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, cụ thể về Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại Vì vậy, đây chính là cơ sở, là... Nguồn tài liệu - Nguồn tài liệu chung: Các sách chuyên khảo nhƣ: “Về hương ước lệ làng (Lê Đức Tiết), Hương ước và quản lý làng xã và “Lệ làng phép nước” (Bùi Xuân Đính), “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử”(Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay – một số vấn đề và giải pháp” (Phan Đại Doãn), “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay... 12 đạo Thừa Tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu Thái Nguyên gọi là Thái Nguyên thừa tuyên Ninh Sóc kiêm lĩnh 3 phủ, 8 huyện, 9 châu Trong đó huyện Phổ An (Phổ Yên) có 25 xã, 5 tổng thuộc phủ Phú Bình, từ năm 1483 thuộc xứ Thái Nguyên, từ năm 1533 thuộc trấn Thái Nguyên Năm đầu thời Gia Long Phổ Yên là 1 trong 9 huyện của phủ Phú Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... ƢỚC CẢI LƢƠNG HUYỆN PHỔ YÊN 1.1 Khái quát về huyện Phổ Yên 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21,19 đến 21,34 độ vĩ Bắc, 105,40 đến 105,56 độ kinh Đông; phía tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía bắc, tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công... Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại Từ tháng 10/1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 7 tổng, với 37 làng Cụ thể: Tổng Hoàng Đàm gồm 9 xã: Hoàng . quát về huyện Phổ Yên và hƣơng ƣớc cải lƣơng huyện Phổ Yên Chƣơng 2: Quản lý kinh tế, hành chính làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hƣơng ƣớc cải lƣơng thời cận đại Chƣơng 3: Quản lý văn. Chƣơng 2. QUẢN LÝ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH LÀNG XÃ HUYỆN PHỔ YÊN (THÁI NGUYÊN) QUA HƢƠNG ƢỚC CẢI LƢƠNG THỜI CẬN ĐẠI 48 2.1. Khái niệm làng xã và quản lý làng xã 48 2.1.1 Khái niệm làng xã 48 2.1.2. với pháp luật điều chỉnh mối quan hệ làng xã. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về Quản lý làng xã huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại , chúng ta sẽ rút ra đƣợc những

Ngày đăng: 31/10/2014, 19:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ
Tác giả: Nguyễn Thế Anh
Nhà XB: Nxb Lửa Thiêng
Năm: 1970
2. Toan Ánh (1993), Trong họ ngoài làng, Nxb Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trong họ ngoài làng
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Mũi Cà Mau
Năm: 1993
3. Toan Ánh (1995), Nếp cũ con người Việt Nam: Phong tục cổ truyền, Nxb Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ con người Việt Nam: Phong tục cổ truyền
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1995
4. Toan Ánh(1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, Nxb TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ làng xóm Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb TP.HCM
Năm: 1992
5. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002), Nxb Thông Tấn HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945 - 2002)
Tác giả: Nguyễn Quang Ân
Nhà XB: Nxb Thông Tấn HN
Năm: 2003
8. Cao Văn Biền (1996), “Sự quản lý của nhà nước đối với hương ước trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr. 42 - 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự quản lý của nhà nước đối với hương ước trong lịch sử”, "Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Cao Văn Biền
Năm: 1996
9. Cao Văn Biền (1998), “Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc kỳ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (3), tr. 73 - 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc kỳ”," Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Cao Văn Biền
Năm: 1998
10. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb TP. HCM
Năm: 1990
11. Đông Châu, “Muốn cải lương hương tục nên làm thế nào”, Tạp chí Nam Phong, (26), tr. 109 - 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn cải lương hương tục nên làm thế nào”, "Tạp chí Nam Phong
12. Nam Cổ, “ Hương thôn từ xưa đến nay”, Tạp chí Nam Phong, (72), tr. 516 - 523 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương thôn từ xưa đến nay”," Tạp chí Nam Phong
13. Phan Đại Doãn (2004), “Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử”, Nxb CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử”
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
14. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2004
15. Phan Đại Doãn (1987) “Mấy vấn đề về làng xã Việt Nam (lý luận và thực tiễn)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về làng xã Việt Nam (lý luận và thực tiễn)”, "Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
16. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế văn hóa - xã hội, Nxb CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế văn hóa - xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
17. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb CTQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb CTQG HN
Năm: 1994
19. Bùi Xuân Đính (1998), “Bàn về mối quan hệ giữa làng xã và quy mô cấp xã thời phong kiến”, trong Nghiên cứu Việt Nam – một số vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội – văn hóa, Nxb Thế giới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về mối quan hệ giữa làng xã và quy mô cấp xã thời phong kiến”, trong "Nghiên cứu Việt Nam – một số vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội – văn hóa
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1998
20. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp Lý HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lệ làng phép nước
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb Pháp Lý HN
Năm: 1985
21. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Huy Tính (1996), “Mấy suy nghĩ về các hình thức xử phạt trong một số quy ƣớc làng ở Hà Bắc”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (8), tr. 34 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy suy nghĩ về các hình thức xử phạt trong một số quy ƣớc làng ở Hà Bắc”", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Bùi Xuân Đính, Nguyễn Huy Tính
Năm: 1996
22. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb KHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương ước và quản lý làng xã
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1998
23. Bùi Xuân Đính (2000), “Hương ước và pháp luật”, Tạp chí Văn hóa dân gian (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương ước và pháp luật”," Tạp chí Văn hóa dân gian
Tác giả: Bùi Xuân Đính
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cấu trúc của bản hương ước cải lương mẫu do   Phủ Thống sứ Bắc kỳ soạn năm 1921 - quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
Bảng 2 Cấu trúc của bản hương ước cải lương mẫu do Phủ Thống sứ Bắc kỳ soạn năm 1921 (Trang 144)
Bảng 4: Việc kê khai các khoản mục trong hương ước cải lương  của các làng xã huyện Phổ Yên - quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
Bảng 4 Việc kê khai các khoản mục trong hương ước cải lương của các làng xã huyện Phổ Yên (Trang 149)
Bảng 5 : Địa danh làng xã huyện Phổ Yên thời kỳ trước năm 1945 - quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
Bảng 5 Địa danh làng xã huyện Phổ Yên thời kỳ trước năm 1945 (Trang 150)
Bảng 7: Quy định về việc cheo cưới trong hương ước cải lương   huyện Phổ Yên - quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
Bảng 7 Quy định về việc cheo cưới trong hương ước cải lương huyện Phổ Yên (Trang 155)
Bảng 8 : Sơ đồ - quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
Bảng 8 Sơ đồ (Trang 157)
Bảng 9 : Sơ đồ - quản lý làng xã huyện phổ yên (thái nguyên) qua hương ước cải lương thời cận đại
Bảng 9 Sơ đồ (Trang 158)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w