1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng- chi nhánh hà nội

74 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Namphải nâng cao công tác quản lý tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể nhữngnguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro Ngân hàng

Trang 2

Danh mục bảng, hình vẽ

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức chi nhánh Hà Nội 25

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody’s 14

Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng Standard & Poor’s 15

Bảng 2.1: Những chỉ tiêu hoạt động chính của chi nhánh Hà Nội trong 5 năm 2007-2011 32

Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi của khác hàng tại chi nhánh Hà Nội theo các thành phần kinh tế 34

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011

37

Bảng 2.4: cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Nội theo thời hạn khoản vay 37

Bảng 2.5: cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Nội theo các thành phần kinh tế

37

Bảng 2.6: cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Nội theo các ngành nghề kinh doanh38

Bảng 2.7: chi tiết các nhóm nợ tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011 40

Bảng 2.8: trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Nội 44

Bảng 2.9 : Bảng xếp hạng rủi ro tín dụng khách hàng 49

Bảng 2.10: Bảng đánh giá tài sản bảo đảm 49

Bảng 2.11: Bảng đánh giá tín dụng kết hợp 50

Trang 3

Biểu đồ 2.3: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chi nhán Hà Nội34

Biểu đồ 2.5: cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh tại chi nhánh Hà Nội năm 2011 39

Biểu đồ 2.4: cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh tại chi nhánh Hà Nội năm 2010 39

Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại chi nhánh Hà

Nội năm 2009-201141

Biểu đồ 2.7: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011 42

Trang 4

MỤC LỤC

Danh mục bảng, hình vẽ ii Danh mục biểu đồ iii

Chương 1: Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 3 1.1Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1Khái niệm, đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1.1 Khái niệm 3

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4

1.1.2Các phương thức tín dụng của ngân hàng thương mại 4

1.2Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 7

1.2.1.1Khái niệm rủi ro tín dụng 7

1.2.1.2Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 8

a Rủi ro tín dụng do thông tin bất cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro

b Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khác 9

1.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 9

1.2.2.1Tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

9

1.2.2.2Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 10

1.2.2.3Mô hình đo lường rủi ro tín dụng 11

1.2.2.4Mô hình quản lý rủi ro tín dụng 15

1.2.3 Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

16

Trang 5

1.2.3.1 Quan điểm đánh giá 16

1.2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 20

1.3.2.1 Môi trường kinh tế, chính trị 22

1.3.2.2 Môi trường luật pháp và các chính sách của Nhà nước 22

1.3.2.3 Trình độ quản lý và phương án vay của khách hàng 23

1.3.2.4 Ý thức trách nhiệm của khách hàng 23

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt Nam

2.1 Khái quát về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.2 Mô hình tổ chức của chi nhánh Hà Nội 25

2.1.2.1 Cơ cấu nhân sự và các phòng ban của chi nhánh Hà Nội 25

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội 32

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh

Vượng- chi nhánh Hà Nội35

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của VPbank- chi nhánh Hà Nội 35

2.2.1.1 Quy trình tín dụng tại chi nhánh Hà Nội 35

2.2.1.2 Kết quả tăng trưởng tín dụng của VPbank- chi nhánh Hà Nội 36

Trang 6

2.2.1.3 Cơ cấu tín dụng 37

2.2.1.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Nội 40

2.2.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội45

2.2.2.1 Chính sách cho vay đối với khách hàng 45

a Cơ sở của chính sách 45

b Nội dung của chính sách cho vay đối với khách hàng của VPbank 45

2.2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội 46

a Xây dựng quy trình tín dụng 46

b Phân vùng khách hàng 47

c Phân loại khách hàng 47

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt Nam

2.3.1 Những kết quả đạt được 51

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 52

2.3.2.1 Hạn chế 52

2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Nội 52

a Nguyên nhân từ phía ngân hàng 52

b Nguyên nhân từ phía khách hàng 54

c Nguyên nhân khác 55

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội 56

3.1 Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội56

Trang 7

3.1.2 Quan điểm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội57

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam

3.2.1 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 58

3.2.1.1 Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng 58

3.2.1.2 Thực hiện phân công việc công việc hợp lý 58

3.2.1.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nợ vay 59

3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 59

3.2.1.5Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 60

3.2.1.6 Quản lý thông tin, xây dựng trung tâm thông tin tín dụng 61

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong kinh doanh là không thể tránhkhỏi, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Ngân hàng luôn đối đầuvới rủi ro như rủi ro tín dụng, hối đoái, thanh khoản, lãi suất,…Trong đó, rủi ro tíndụng luôn là mối quan tâm hàng đầu Bởi vì rủi ro tín dụng là đặc trưng nhất và dễxảy ra nhất Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trong nhất, có quy mô lớnnhất của ngân hàng thương mại, đó là tín dụng Trên quan điểm quản lý toàn bộngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan, chỉ có thể đềphòng hạn chế chứ không thể loại trừ

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơkhủng hoảng tín dụng tăng cao Đặc biệt trong các năm vừa qua, cuộc khủnghoảng kinh tế xảy ra với quy mô rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc vàmạnh mẽ đến các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước.Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng trước tình trạng phá sản, không có khả năngthanh toán các khoản nợ với ngân hàng Số lượng các khoản nợ xấu của ngân hàngtăng lên Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Namphải nâng cao công tác quản lý tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể nhữngnguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng là một ngân hàngtrẻ, đi vào hoạt động từ năm 1993 đã không ngừng cố gắng với mục tiêu trở thànhngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệpvừa và nhỏ và các cá nhân trung lưu ở thành thị.VP bank Chi nhánh Hà Nội đượcthành lập năm 2005 nhưng thực chất là tách bộ phận kinh doanh trên địa bàn HàNội ra khỏi hội sở chính Vì vậy, có thể nói VP bank Chi nhánh Hà Nội đã hoạtđộng kể từ khi VP bank chính thức đi vào hoạt động Trong thời gian thực tập vừaqua tại chi nhánh Hà Nội em nhận thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng được banlãnh đạo Ngân hàng và chi nhánh Hà Nội rất quan tâm và đầu tư Điều này đã giúpchi nhánh Hà Nội luôn kiểm soát tốt được khoản nợ quá hạn và nợ xấu, đảm bảo

an toàn hoạt động trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trong công tác kiểmsoát rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, bởi vậy

em đã chọn đề tài : “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt

Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 9

Chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trang quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội

Trang 10

Chương 1: Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữangười đi vay và người cho vay Theo tiếng Latin, tín dụng là phiên âm của từCredittum nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm Điều này có nghĩa là trong quan hệ tíndụng, người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào đótrong tương lai như hai bên đã thoả thuận

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận

để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng mộtkhoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, chothuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụngkhác.”

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình quan hệ tín dụng cùng tồn tạinhư tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng thuêmua, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế Song căn cứ vào chức năng và vai tròcủa NHTM với nền kinh tế mà tín dụng ngân hàng có thể được coi là loại quan hệtín dụng quan trọng nhất, phổ biến nhất với nền kinh tế và thường xuyên đượcquan tâm nghiên cứu

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngânhàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổchức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vayvừa là người cho vay

Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm:

- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp

- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với người dân

- Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các TCTD khác trong và ngoàinước

Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển, điềutiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của đồng vốntrong nền kinh tế

Trang 11

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kếthoàn trả vô điều kiện Người đi vay có nghĩa vụ phải trả đầy đủ khoản tiền vaycộng với phần lãi khi đến thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng mà không có điềukiện gì đi kèm

- Lòng tin: Quan hệ tín dụng được hình thành trên cơ sở niềm tin rằngngười đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn Tuy vậy, sự tin tưởng phải xuất phát từ những

dữ liệu, con số tính toán cụ thể về khả năng trả nợ của khách hàng chứ không phải

là sự tin tưởng vô căn cứ Vì vậy, việc thẩm định kỹ lưỡng khách hàng để hạn chếrủi ro tín dụng là việc làm bắt buộc

- Về mặt pháp lý, những văn bản xác dịnh quan hệ tín dụng như hợp đồngtín dụng, khế ước… là những văn bản pháp lý nhằm ràng buộc những trách nhiệm,nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên cho vay và đi vay Do đó, những văn bản nàycần được soạn thảo một cách cẩn thận và khoa học để không có những sơ hở màkhách hàng có thể lợi dụng Tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, vì vậy bất

cứ sai sót nào trong hợp đồng tín dụng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêmtrọng cho tình hình hoạt động của ngân hàng

- Tính hoàn trả: Người đi vay thông thường phải thanh toán phần lãi ngoàivốn gốc, vì vậy người đi vay phải thanh toán nhiều hơn so với lúc đầu vay Lãi từcác khoản vay trừ đi chi phí huy động chính là nguồn thu nhập chính của ngânhàng vì vậy kiểm soát tốt việc thu lãi sẽ tăng cường khả năng hoạt động của ngânhàng

- Tính thời hạn: Là khoảng thời gian mà người đi vay phải hoàn trả đúnghạn Quản lý thời hạn cho vay là một việc làm bắt buộc đối với các ngân hàngthương mại để đảm bảo dòng tiền lưu chuyển thông suốt trong ngân hàng, đảmbảo khả năng thanh toán Thông qua việc thẩm định khách hàng và dự án thựchiện, ngân hàng sẽ đưa ra những thời hạn cho vay hợp lý dựa trên mức độ tintưởng vào khả năng hoàn trả của khách hàng

1.1.2 Các phương thức tín dụng của ngân hàng thương mại

Dựa vào nhiều tiêu thức phân loại khác nhau để ngân hàng chia các phươngthức tín dụng nhằm mục đích giúp ngân hàng thiết lập các quy trình cho vay hợp

lý cùng với việc tăng cường việc quản trị rủi ro của các khoản cho vay Có một sốcách phân loại chính như sau:

Trang 12

- Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng): đây là cách phân chia có ýnghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan đến khả năng hoàn trả cũngnhư khả năng sinh lợi của khoản vay Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

+ Tín dụng ngắn hạn: thời hạn khoản vay dưới 1 năm (từ 12 tháng trở

xuống), chủ yếu được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanhnghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các nhân

+ Tin dụng trung hạn: thời hạn khoản vay từ 1 năm đến 5 năm Cho vay

trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặcđổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới

có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đầu tư cho tài sản cốđịnh, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên củacác doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập

+ Tín dụng dài hạn: thời hạn khoản vay từ 5 năm trở lên Cho vay dài hạn

được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư mới, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhucầu xây dựng nhà ở, mua sắm, đầu tư phương tiện vận tải có quy mô lớn, xâydựng các xí nghiệp, dây chuyền, nhà máy sản xuất

- Phân loại theo hình thức cho vay :

Dựa vào tiêu thức này, cho vay của NHTM được chia thành các loại sauđây:

Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay nhiều lần cách biệt nhau

đối với khách hàng không có nhu cầu thường xuyên và chỉ vay trong trường hợpcần vốn của ngân hàng tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuấtkinh doanh Khi cần vay vốn, khách hàng làm đơn yêu cầu và trình phương án sửdụng vốn vay gửi đến Ngân hàng Ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá khách hàng và

ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả

nợ, lãi suất và yêu câu bảo đảm nếu cần

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là hình thức cho vay mà theo đó ngân

hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trongmột khoảng thời gian nhất định Hạn mức tín dụng này được xác định dựa trên kếhoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Hạnmức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Mỗi lần khách hàng vay chỉ cầntrình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hànghoá dịch vụ và nêu yêu cầu vay Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ củachứng từ vay, ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng

Trang 13

Cho vay trả góp: là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng

trả góp làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả gópthường được áp dụng đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tàisản cố định hoặc hàng tiêu dùng lâu bền Số tiền mỗi lần trả được tính toán saocho phù hợp với khả năng trả nợ

Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá,

áp dụng đối với doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳtiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng Doanh nghiệpkhi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng hoá và sẽthu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làmđơn xin vay luân chuyển Ngân hàng cùng với khách hàng thoả thuận với nhau vềphương thức cho vay, hạn mức tín dụng và các nguồn cung cấp hàng hoá cũngnhư khả năng tiêu thụ Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng

từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay, Ngân hàng cho vay và trả tiền cho ngườibán Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật bảo đảm chokhoản vay tại Ngân hàng

Cho vay thấu chi: là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản

chấp thuận cho khách hàng chi vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán củakhách hàng đến một giới hạn nhất định (gọi là hạn mức thấu chi) Để được vaythấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấuchi Trong thời gian thấu chi, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi…vượtquá số dư tiền gửi để chi trả nhưng không được vượt quá hạn mức thấu chi Khikhách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Nếukhách hàng chi vượt quá hạn mức thấu chi thì sẽ bị phạt và đình chỉ sử dụng hìnhthức này

- Phân loại theo mức độ tín nhiệm với khách hàng

+ Tín dụng không có tài sản đảm bảo:là loại hình cho vay không có tài sản

thế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉdựa vào uy tín của bản thân khách hàng Hình thức này thường được áp dụng chonhững khách hàng có uy tín và đã quan hệ lâu năm với khách hàng

+ Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo

đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Đốivới những khách hàng mới và không có uy tín thì khi vay phải có tài sản đảm bảohoặc có sự bảo lãnh của một bên thứ ba có uy tín

- Phân loại theo mục đích cho vay :

Trang 14

Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng

như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phíthông thường của đời sống

Cho vay bất động sản: loại hình cho vay này liên quan đến việc mua sắm

và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại và dịch vụ

Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay phục vụ cho mục đích trang trải

các chi phí sản xuất như giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…

Cho vay công nghiệp và thương mại: đây là các khoản tín dụng cấp cho các

doanh nghiệp để trang trải chi phí thu mua nguyên vật liệu, trả thuế vàtrả lương

Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng,

công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng vàcác định chế tài chính khác

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1.1Khái niệm rủi ro tín dụng

Hiện nay có một số cách tiếpcận về rủi ro trong hoạt động của doanhnghiệp khác nhau nhưng đều thống nhất tại một quan điểm: “Rủi ro là khả năng cóthể xảy ra các biến cố không lường trước và thường gây ra các hậu quả xấu” Rủi

ro luôn tồn tại và ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp Một doanhnghiệp muốn có lợi nhuận càng cao thì đi kèmvới đó là rủi ro sẽ rất lớn, vì vậy cácdoanh nghiệp luôn phải tìm cách hạn chế và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ratrong quá trình hoạt động

Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ

vì vậy cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động như: rủi rotín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro tồn đọng vốn vàcác loại rủi ro khác

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Rủi ro tín dụng được hiểu một cách đơn giản là một khả năng trong tươnglai người đi vay không thể hoàn trả được tiền lãi hoặc vốn gốc hoặc cả hai Rủi rotín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt

Trang 15

động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấpthuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, được thuê mua,đồng tài trợ…

Rủi ro tín dụng là một tất yếu mà các ngân hàng không thể loại bỏ hoàntoàn ra khỏi hoạt động tín dụng của mình, họ buộc phải chấp nhận sự tồn tại củarủi ro và cố gắng tìm mọi phương thức dể có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi rotín dụng Trong điều kiện hiện nay, tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản nhất củangân hàng và đồng thời rủi ro tín dụng còng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyênxảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất đối với hoạt động cua ngân hàng Bởi vì dư nợtín dụng thường chiếm một tỷ lệ lớn giá trị tổng tài sản và là nguồn thu chính củangân hàng Trong điều kiện cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ tài chính – ngânhàng gia tăng và bị áp lực từ nhiều phía, có thể nói rằng khả năng xảy ra rủi ro vàđặc biệt là rủi ro tín dụng của ngân hàng đang được hết sức chú trọng

1.2.1.2Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

a. Rủi ro tín dụng do thông tin bất cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

Trên thị trường tài chính các giao dịch thực chất là những hoạt động dịchchuyển vốn lẫn nhau từ người này sang người khác Vì vậy, luôn tồn tại một thực

tế là một bên thường không biết tất cả những gì mà họ cần biết về bên kia để cónhững quyết định đúng đắn Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có đượcđược gọi là thông tin bất cân xứng Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng luôn làngười có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơnkhách hàng, vì vậy nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng là rất lớn Hai hành vi phổbiến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là sự lựa chọn đối nghịch trước khi giaodịch diễn ra và rủi ro đạo đức sau khi giao dịch diễn ra

Sự lựa chọn đối nghịch xảy ra trước cho vay khi ngân hàng bị khách hàngche giấu mộtsố thông tin dẫn tới việc lựa chọn khách hàng không tốt và cấp tíndụng không hiệu quả.Khách hàng có độ rủi ro cao thường là nhữngkhách hàngtích cực nhất trong việc xin vay.Hậu quả của sự lựa chon đối nghịch có thể dẫnđến việc cấp tín dụng cho khách hàng córủi ro cao nên trong trường hợp này cácngân hàng có thể sẽ cắt giảm cho vay hoặc khôngtiếp tục cho vay mặc dù trên thịtrường vẫn có nhiều khách hàng tốt

Trang 16

Rủi ro đạo đức xảy ra sau cho vay khi khách hàng có động cơ đầu tư vàonhững dự áncó độ rủi ro cao Nếu dự án đó thành công thì khách hàng sẽ thu đượclợi rất lớn, ngượclại nếu dự án thất bại thì ngân hàng sẽ phải gánh chịu hậu quả dokhách hàng thua lỗ Rủiro đạo đức cũng có thể xảy ra khi khách hàng sử dụng vốnvay không đúng mục đích, đầutư vào dự án kém hiệu quả, lừa đảo ngânhàng Xung đột về lợi ích giữa người vay vàngân hàng từ vấn đề rủi ro đạo đứcdẫn đến tình trạng một số ngân hàng quyết định giảmcho vay, ảnh hưởng đến cảnền kinh tế.

Tóm lại,thông tin bất cân xứng đã dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch và rủi rođạo đức làm cho ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro Vì vậy, trong hoạt độngkinh doanh của mình, ngân hàng phải giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng

để có thể hạn chế được tối đa rủi ro tín dụng và thoát khỏi nguy cơ bị vỡ nợ, thuđược lợi nhuận trong kinh doanh

b. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khác

- Rủi ro do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, bão lũ, độngđất , đây là những biến cố mà không bên nào có thể lường trước, khiếnkhách hàng vay không thể trả được khoản nợ, gây ra tổn thất cho ngânhàng

- Rủi ro tín dụng do những quy định chính sách của Nhà nước Trongtừng thời kỳ, mỗi quốc gia có thể đưa ra những chính sách quy định kháchnhau nhằm hướng đến một mục tiêu riêng của từng nước Vì vậy nhữngchính sách như chính sách tiền tệ, tài khóa, hay các quy định về thuế quan

có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng.Đây là cũng yếu tố mà ngân hàng và doanh nghiệp khó có thể kiểm soátđược Nếu những chính sách này tác động tiêu cực đến tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thua lỗ sẽ dẫn đến mất khả năngthanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, làm cho ngân hàng gặp phải rủi rotín dụng

1.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro tín dụng củangân hàng thương mại

Đối với bản thân Ngân hàng.

Trang 17

Hoạt động của NHTM từ trước đến nay luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn.Thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớnnhư trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng phải gánh chịu nhữngrủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịunhững rủi ro do khách hàng gây ra Do đó, có thể nói “rủi ro tín dụng của ngânhàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”.

Khi xảy ra rủi ro, lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.Trong quy trình nghiệp vụ, các ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro đối vớicác khoản vay tùy theo mức độ rủi ro được đánh giá Nếu rủi ro xảy ra ở mức độnhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng đã trích lập và bằng vốn tự

có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh củaNgân hàng Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn củaNgân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm

sẽ dẫn tới nguy cơ phá sản ngân hàng Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi rotín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM

Đối với nền kinh tế.

Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường, tất cả các thành phần kinh tế

từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng.Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quảsản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tìnhhình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng Hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro.Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăncho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nềnkinh tế và đời sống xã hội Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng khôngnhững là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh

tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội

1.2.2.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Những mục tiêu của ngân hàng thương mại khi thực hiện việc quản lý rủi

ro tín dụng:

- Đảm bảo an toàn, ổn định trong hoạt động của ngân hàng từ đó dẫn đếntăng cường uy tín đối với các khách hàng Như đã nói ở trên, hoạt động ngân hàngluôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng Một ngân hàng muốn pháttriển vững mạnh thì trước hết phải có tính ổn định, luôn có khả năng thanh toáncác khoản nợ với khách hàng Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều

Trang 18

lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng,

uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút Hậu quả là khả năngcạnh tranh của ngân hàng trên thị trường sẽ yếu đi, ngân hàng sẽ gặp khó khăntrong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các doanhnghiệp, ngân hàng khác Các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi

đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại được là điều hết sức khókhăn

- Đảm bảo khả năng thanh toán: ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là huyđộng và cho vay Để tạo niềm tin với ngân hàng từ khách hàng, ngân hàng luônphải đảm bảo có đủ lượng tiền mặt để thanh toán việc trả lãi và gốc cho các khoảntiền gửi đúng hẹn Tuy nhiên, khi các khoản cho vay của ngân hàng không đượcthanh toán đầy đủ đúng hạn, lượng tiền trong ngân hàng sụt giảm,nếu ngân hàngkhông đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ

bị suy yếu và hạn chế Vì vậy, việc quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ đảm bảo ngânhàng có đủ lượng tiền mặt trong thanh toán

- Quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển, lợi nhuận tăng cao.Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi, ảnh hưởng trướcmắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòngquay vốn của ngân hàng Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặckhông thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ…Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quáhạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó

có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng Do đó khi làm tốt công tác quản lí rủi rotín dụng ngân hàng sẽ giảm thiểu chi phí, tăng cường lợi nhuận

1.2.2.3Mô hình đo lường rủi ro tín dụng

Các mô hình đo lường này rất đa dạng bao gồm các mô hình phản ánh vềmặt định lượng và các mô hình phản ánh về mặt định tính

Mô hình định tính 6C

Các cán bộ tín dụng khi phân tích khách hàng để giải ngân, cần phải nghiêncứu chi tiết 6 phía cạnh của khách hàng là: tính chất, đặc điểm, tư cách(Character); năng lực (Capacity); tài chính (Cashflow); tài sản đảm bảo(Collateral); điều kiện (Condition); kiểm soát (Control)

Trang 19

- Tính chất, đặc điểm, tư cách khách hàng: cán bộ tín dụng trước hết phảixem người xin vay có mục đích rõ ràng và có thiện chí khi đến hạn trả nợ không,ngoài ra phải xem xét mục đích xin vay có phù hợp với chính sách tín dụng hiệnhành của ngân hàng hay không Sau đó, ngân hàng sẽ xem lại các quan hệ tín dụngcủa khác hàng với mình hoặc với ngân hàng khác, tìm hiểu người bảo lãnh củakhách hàng

- Năng lực của người vay: ngân hàng xem xét năng lực hành vi dân sự củakhách hàng, người bảo lãnh, hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý củadoanh nghiệp vay vốn

- Tình hình tài chính của người vay: xem xét thu nhập, doanh thu bán hàng,dòng tiền hiện tại và dự kiến, tính thanh khoản của tài sản lưu động, cơ cấu vốn,tình trạng vay nợ, vòng quay hàng tồn kho, nợ phải thu, phải trả, tỷ lệ và khả năngtrả lãi

- Tài sản đảm bảo: khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụngphải cân nhắc xem người vay có sở hữu một giá trị nào hay tài sản có chất lượng

để bảo đảm cho khoản vay không Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến nhữngyếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sản ngườivay Khía cạnh công nghệ còng phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của ngườivay có công nghệ lạc hậu thì giá trị tài sản giảm rất nhiều và khó tìm được ngườimua trong trường hợp người vay không trả được nợ

- Điều kiện: Cán bộ tín dụng là nhà phân tích tín dụng cần phải biết xuhướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, còng nhưkhi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinhdoanh của khách hàng Xem xét chi tiết địa vị cạnh tranh hiện tại của khách hàngtrong ngành công nghiệp và thị phần dự kiến, kết quả hoạt động của khách hàng

so với các đối thủ khác trong ngành, sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trườngcùng với đó là các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnhhưởng đến ngành nghề của khác hàng

- Kiểm soát: xem xét các luật, quy định, qui chế hiện hành liên quan đến tíndụng đang được xem xét, khách hàng có đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công việckiểm soát không, mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định củangân hàng

Mô hình điếm số Z của E.I.Altman: được sử dụng để cho điểm tín dụng

đối với các doanh nghiệp vay vốn Từ mô hình điểm số Z được Giáo Sư Edward I

Trang 20

Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngànhcủa doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất

Mô hình 3: Đối với các doanh nghiệp khác

Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hìnhdoanh nghiệp Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã đượcđưa ra Công thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau:

X4 = Vốn Chủ Sở Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities)

Trang 21

X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets).

Từ mô hình ta có thể thấy, Z càng cao thì người vay có nguy cơ vỡ nợ càngthấp, như vậy đối với khách hàng sau khi đánh giá có trị số Z nhỏ hơn 1 hoặc âmcho thấy khách hàng có nguy cơ không trả được nợ là rất cao

Bên cạnh những ưu điểm thì mô hình điểm số tín dụng có những một sốhạn chế sau:

- Mô hình không cho phép phân biệt khách hàng thành 2 nhóm “vỡ nợ” và

“không vỡ nợ” Thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại từ không trả hay chậmtrong trả lãi tiền vay đến việc không trả nợ gốc và tiền lãi nợ vay Điều này hàm ý,cần có 1 mô hình cho điểm chính xác hơnđể phân biệt loại khách hàng thành nhiềunhóm tương ứng với mức độ vỡ nợ khác nhau

- Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của biến

số thời gian, dù trong ngắn hạn Tương tự như vậy, các biến số X còng không phải

là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh thường xuyên thayđổi Ngoài ra, mô hình còn giả thiết rằng các biến số X là hoàn toàn độc lập khôngphụ thuộc lẫn nhau

- Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa, nhưnglại ảnh hưởng đáng kể đến mức rủi ro tín dụng của khách hàng, ví dụ yếu tốdanhtiếng của khách hàng Yếu tố “mối quan hệ” giữa khách hàng và ngân hàng, hayyếu tố vĩ mô như chu kì kinh tế, chu kỳ kinh doanh Nhìn chung, các nhân tố nàythường không được đề cập trong mô hình điểm tín dụng Z Mô hình cho điểmthường sử dụng các phương tiện thông tin khác như giá thị trường của các tàisảntài chính

Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard &Poor’s:

Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đã có uy tín lâu đời trên thế giới, Moody’s vàStandard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thịtrường tài chính thế giới Đối với S&P mức tín nhiệm cao nhất là AAA, trong khicủa Moody’s là Aaa Việc xếp hạng giảm dần xuống AA và Aa sau đó tiếp tụcgiảm xuống thể hiện rủi ro tín dụng lên cao

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody’s

Hạng mức tín dụng của Moody’s

Aaa Mức tín nhiệm cao nhất

Trang 22

A Mức tín nhiệm cao vừa

Ca Đầu cơ có rủi ro cao

Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng Standard & Poor’s

Hạng mức tín nhiệm Standard & Poor’s

AAA

Doanh nghiệpnằm trong vùng antoàn chưa có nguy

cơ phá sản

Trái phiếu cóthể đầu tư

AA+

AAA+

ABBB

nằm trong vùngcảnh báo, có thể cónguy cơ phá sản

Trái phiếu có

độ rủi ro cao

BB+

BBB

nằm trong vùngcảnh báo, nguy cơphá sản cao

Trái phiếukhông nên đầu tư

CCC+

CCCCCC-D

1.2.2.4Mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, có 2 mô hình quản lý rủi ro phổ biến được áp dụng đó là mô hìnhquản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi

ro, kinh doanh và tác nghiệp.Sựtách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàngđầu là giảmthiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời pháthuy được kỹ năng chuyênmôn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng

* Điểm mạnh:

Trang 23

- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảotính cạnh tranh lâu dài.

- Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quytrình quản lý gắn với hoạtđộng của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đolường giám sát rủi ro

- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống

- Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn

* Điểm yếu:

- Việc xây dựng và triển khaimô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu

tư nhiều công sức và thời gian

- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết vớithực tiễn

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này không có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinhdoanh và tác nghiệp Trong đó, phòng tín dụngcủa ngân hàng thực hiện đầy đủ 3chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay

* Điểm mạnh:

- Gọn nhẹ

- Cơ cấu tổ chức đơn giản

- Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ

* Điểm yếu:

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sựchuyên sâu

- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên sốliệu chi nhánh báocáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng

1.2.3 Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Quan điểm đánh giá

Quản lý rủi ro tín dụng là việc làm cấp thiết và cực kỳ quan trọng đối vớimỗi ngân hàng thương mại nhất là trong giai đoạn hiện nay Việc đánh giá quản lýrủi ro tín dụng được thực hiện theo những quan điểm sau:

- Thứ nhất, các ngân hàng thương mại phải định kỳ đánh giá rủi ro, chấtlượng tín dụng Nền kinh tế đang ngày càng thay đổi nhanh chóng, chỉ có việcđánh giá thường xuyên, hợp lý mới giúp cho ngân hàng có thể quản lý tốt nhất rủi

ro tín dụng, nhanh chóng nhận ra những yếu kém trong công tác quản lý để kịpthời khác phục Đồng thời việc đánh giá này cũng giúp ngân hàng nhìn ra những

Trang 24

sự biến đổi lặp lại trong hoạt động cho vay, từ đó có thể đưa ra các dự đoán vềtình hình tín dụng, những rủi ro có thể gặp phải trong các thời kỳ tiếp theo.

- Thứ hai, các ngân hàng thương mại xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánhgiá chất lượng tín dụng từ đó nhìn nhận được hiệu quả của hoạt động quản lý rủi

ro tín dụng Các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ khó đòi, hệ số an toàn vốn, sẽgiúp ngân hàng đánh giá một cách chính xác chất lượng tín dụng, từ đó thấy đượccác rủi ro tiềm tàng và có biện pháp, chính sách khắc phục đúng lúc, để tối thiểuhóa rủi ro

1.2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng do

đó cần có những phương pháp nhận biết để phòng tránh và ngăn ngừa một cáchkịp thời Một số chỉ tiêu nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng chính như sau:

Nợ quá hạn : đây là những khoản nợ mà khách hàng không thể thanh toán

khi đến hạn ghi trên hợp đồng tín dụng Theo quyết định 493/2005 củaNHNN, nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm trong đó nợ nhóm 3 đến nhóm

5 được gọi là nợ xấu

- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín

dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến

180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360

ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấulại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

Có thể nói đây là một chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá kết quả quản lýrủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Dư nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi

ro tín dụng của ngân hàng thương mại càng lớn

Trang 25

Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn / Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn trong trong tổng tài sản có của ngânhàng Chỉ tiêu này càng cao thì ngân hàng càng có nguy cơ gặp phải rủi ro tíndụng, việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ : phản ánh các khoản nợ quá hạn chiếmbao nhiêu phần trăm trên tổng các khoản cho vay hiện tại Chỉ tiêu nàycàng cao cho thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi

ro còn chưa hiệu quả

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ * 100%

 Chỉ tiêu nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi / Tổng dư nợ * 100%

Nợ xấu, hay còn gọi là nợ khó đòi, là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theoquy định tại quyết định 493 và quyết định bổ sung sửa đổi số 18 Nhìn chung, nợkhó đòi là các khoản nợ quá hạn kèm theo một số tiêu chí khác như nợ quá hạntheo thời hạn đã cơ cấu lại, không có tài sản đảm bảo, tài sản không bán được,…

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng rằng hyvọng thu lại tiền của ngân hàng đã trở nên mong manh Khi xảy ra tình trạng nợkhó đòi cao thì ngoài khả năng mất vốn, thiệt hại trước mắt là ngân hàng đã bịgiảm thu nhập Tỷ lệ nợ khó đòi càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro của ngân hàngcàng cao

 Dự phòng rủi ro

Quyết định 493 quy định: “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để

dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụngkhông thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc

và được hạch toán vào chi phí tín dụng của tổ chức tín dụng” Lượng trích dựphòng phản ánh chi phí vốn mà ngân hàng phải bỏ ra vì lượng trích dự phòng nàyngân hàng phải dự trữ mà không được sử dụng để quay vòng vốn Lượng trích dựphòng cao đồng nghĩa với chi phí vốn ngân hàng bỏ ra càng lớn, đây là điều màngân hàng không mong muốn

Trang 26

Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung Theo quyđịnh, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ được quy định như sau:trích lập 0% cho nợ nhóm 1, trích lập 5% cho nợ nhóm 2, trích lập 20% cho nợnhóm 3, trích lập 50% cho nợ nhóm 4 và trích lập 100% cho nợ nhóm 5 Số tiền

dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức:

R = max {0, (A-C)} * r

Trong đó: R là số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A là số dư nợ gốc của khoản nợ

C là giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo

r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thểNgoài ra, tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chungbằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định

Tỷ lệ trích dự phòng = Trị giá dự phòng / Tổng dư nợ * 100%

 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD được trích lập / Nợ quá hạn

 Lãi treo và tỷ lệ lãi treo

Lãi treo là các khoản lãi mà khách hàng khi đến hạn trả lãi mà không trảđược hoặc không trả đủ Lãi treo làm giảm thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng

Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh / Tổng thu nhập * 100%

Tỷ lệ này càng lớn thì càng thể hiện ngân hàng bị giảm thu nhập nhiều, bởivậy, giống như các chỉ tiêu đã đề cập ở phía trên, tỷ lệ này đối với ngân hàng càngthấp càng tốt

 Các khoản tín dụng có vấn đề : là những khoản vay chưa đến hạn, chưađược xem là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi sử dụng vốn vayngân hàng phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu có khả năng khôngtrả được nợ Đây là những rủi ro tín dụng tiềm tàng mà ngân hàng phải đềphòng

1.3Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Trang 27

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1Công tác quản lý trong nội bộ ngân hàng

Các bộ phận trong hoạt động tín dụng hoạt động khá độc lập và thực hiệncác chức năng khác nhau: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chứcnăng tác nghiệp Nhưng điều đó không có nghĩa là các chức năng đó được thựchiện riêng rẽ, mà trên thực tế các chức năng đó có quan hệ mật thiết với nhau, cótác động qua lại lẫn nhau Nếu sự phối hợp giữa các chức năng này càng chặt chẽthì càng tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý ui ro trong việc nắm bắt và xử lý thôngtin một cách đầy đủ và kịp thời nhất Họ sẽ đưa ra được những quyết định xử lýchính xác, hạn chế rủi ro tín dụng Do đó, công tác quản lý từ phía ban lãnh đạo làhết sức quan trọng để đạt được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong nội bộ ngânhàng nhằm thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng và an toàn

Công tác quản lý trong bộ phận tín dụng cần linh hoạt, thích ứng theo từngthời kì và có hình thức quản lý khoản tín dụng chặt chẻ sẽ giúp ngân hàng có thểhạn chế được rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình tín dụng làmột nhân tố giúp nganháng phân tán rủi ro Ngân hàng không nên tập trung cấp tíndụng cho một đối tượng khách hàng, một ngành nghề, một thị trường mà nên cốgắng đa dạng hóa, cung cấp nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhiều đối tượngkhách hàng trên cơ sở một số nhóm khách hàng và một số thị trường mục tiêu.Tập trung các khoản nợ vào một nhóm khách hàng hay một thị trường sẽ dẫn đếnnguy cơ cao khi có những biến động trong thị trường nghành nghề đó

1.3.1.2 Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏiphải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua các chính sách, qui tắc và sự kiểmsoát chung Một chính sách tín dụng tốt phải thể hiện được chiến lược cho vay củangân hàng trong một giai đoạn cụ thể, là cơ sở hình thành nên thủ tục cho vay.Chính sách tín dụng cần chỉ ra phương hướng hoạt động và mộtkhung tham chiếu

rõ ràng, làm căn cứ để xem xét nhu cầu vay vốn của khách hàng Mặt khác, chínhsách tín dụng cũng không nên quy định quá chặt chẽ sẽ bóp nghẹt tính sáng tạocủa cán bộ tín dụng Việc đề ra một chính sách tín dụng phù hợp là cần thiết, và

đó là nền tảng cho hoạt động tindụng của ngân hàng

Quy trình cấp tín dụng do giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựngmột cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cánbộ ngânhàng Quy trình phân tích tín dụng cần thể hiện những nội dung mà cán bộ tìn

Trang 28

dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sảnxuất kinh doanh, thẩm định dự án, thẩm định tào sản đảm bảo, lịch sử của người

đi vay, mục đích vay, kiểmtra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay,… Áp dụng mộtquy trình tín dụng chặt chẽ và được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ giúp ngân hàng ra cácquyết định cấp tín dụng đúng đắn, tiết kiệm thời gian chi phí, và đảm bảo an toànvốn trong kinh doanh của ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn

sự linh hoạt, nhạy bén khi thực hiện nghiệp vụ Bên cạnh đó, tư cách đạo đức củacán bộ quản lý cũng rất quan trọng Một người cán bộ trung thực, không thamlam, làm việc vì ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng

1.3.1.4 Hệ thống thông tin

Cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay dựa trên nguồn thông tin đầuvào họ thu thập được Do vậy, nếu thông tin thu thập được chính xác và đáng tincậy thì giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn, từ đógiúp hạn chế rủi ro tín dụng

Nguồn chủ yếu cho cán bộ tín dụng khai thác thường là từ hệ trung tâmthông tin liên ngân hàng, từ báo cáo tài chính, tài liệu do khách hàng cung cấp;ngoài ra họ còn tự tìm kiếm từ internet, các mối quan hệ bên ngoài,… Hệ thốngthông tin do ngân hàng Nhà nước cung cấp hỗ trợ các ngân hàng về tình hình tíndụng của khách hàng trên toàn hệ thống liên ngân hàng, đây là một kênh thông tingiúp các ngân hàng có thể kiểm tra đánh giá khách hàng đầy đủ hơn, nhằm đưa racác quyết định cấp tín dụng đúng về hạn mức cho vay và thời hạn tín dụng, cáchthu hồi nợ nhằm giảm thiểu rủiro tín dụng cho ngân hàng Kênh thông tin này

Trang 29

cũng giúp cho ngân hàng có thông tin chính xác hơn về các khách hàng lần đầutiên đến với ngân hàng.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Môi trường kinh tế, chính trị

Môi trường kinh tế, chính trị ổn định là yếu tố caan thiết cho sự phát triển

và hoạt động làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung vàngân hàng nói riêng Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do đó hoạtđộng của nó phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế và môi trường tài chính trong vàngoài nước Nền kinh tế đang trên đà đi lên với một thị trường tài chính lành mạnh

sẽ trợ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả, hạn chế được rủi ro khi mà cáckhách hàng của ngân hàng cũng có điều kiện kinh doanh thuận lợi Một xã hộingày càng ổn định, dân trí cao, đội ngũ nhân viên với trình độ lành nghề, trình độquản lý cao và hiểu biết về khách hàng sẽ giúp hạn chế những rủi ro có thể xảyđến với ngân hàng nói chung và với hoạt động tín dụng nói riêng

1.3.2.2 Môi trường luật pháp và các chính sách của Nhà nước

Hệ thống luật pháp và các chính sách quy định chặtchẽ, phù hợp là cơ sở đểcác doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động, phát triển theo quy định Đặc biệt ngàynay, khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ bóhẹp trong phạm vi trong nước mà còn tham gia kinh doanh với các đối tác nướcngoài, không chỉ kinh doanh những nghành nghề truyền thống mà ngày càngphong phú đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Vì vậy, chính sách và cácquy định của Nhà nước càng đòi hỏi chặt chẽ và mở rộng hơn nữa, đi sâu vào từngnghành nghề, từng lĩnh vực, đưa ra những quy định về cách thức hoạt động Điềunày không những giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng, tuân thủ pháp luật,đảm bảo quyềncho doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh mà nó quy định tráchnhiệm của doanh nghiệp với chính phũ và các đối tác của mình

1.3.2.3 Trình độ quản lý và phương án vay của khách hàng

Những khoản tín dụng được cấp cho những khách hàng có khả năng quản

lý tốt sẽ đảm bảo cho khả năng thu lại vốn của ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng.Những phương án vay tốt với điều kiện khả thi, tính toán các yếu tố hợp lý là mộttrong những điều kiện đầu tiên để khách hàng có thể được vay vốn tại ngân hàng.Tuy nhiên, phương án vay hợp lý không phải là yếu tố đảm bảo chắc chắn chothành công của phương án kinh doanh, để vốn đầu tư của chủ đầu tư và của ngânhàng được sử dụng hiệu quả và sinh lời còn cần đến trình độ quản lý của ngườithực hiện dự án Đây là yếutố quan trọng, đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng

Trang 30

trả nợ cho ngân hàng Nếu như người đi vay không có khả năng quản lý việc sửdụng vốn cho đúng mục đích và hiệu quả, khả năng thuhồi vốn của ngân hàng sẽrất khó khăn khi mà bản thân người vay cũng gặp khó khăn, đặc biệt đối với cáckhách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

1.3.2.4Ý thức trách nhiệm của khách hàng

Yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng hạn chế rủi ro tín dụng củangân hàng Ý thức của khách háng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàngngay từ khâu thẩm định, khi mà khách hàng có thể cố tình khai tăng nhu cầu vốn

để được vay nhiều hơn, lập báo cáo tài chính giả về khả năng tài chính của mình,khai tăng giá trị tài sản đảm bảo,… để chiếm dụng vốn của ngân hàng Trong quátrình sử dụng vốn vay, ý thức của khách hàng là hết sức quan trọng trong việcquản lý, sử dụng đồng vốn đúng với mục đích và hiệu quả, giúp đảm bảo khả năngthu hồi vốn của ngân hàng Có những khách hàng cố tình chiếm dụng vốn, khi đếnhạn vẫn cố tình không thanh toán nợ gốc hoặc lãi sẽ khiến ngân hàng đối mặt vớirủi ro tín dụng Vì vậy, ý thức trách nhiệm của khách hàng là một yếu tố quantrọng giúp ngân hàng phòng tránh được rủi ro tín dụng

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội

2.1 Khái quát về ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 1/10/2004, VP bank nhận được công văn chấp thuận số 3595/UB-KTcủa Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, công văn chấp thuân số 1128/NHNN-CNH ngày 6/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép mở chinhánh cấp 1 Hà nội (địa chỉ tại số 4 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội) Ngày2/11/2004 , Hội đồng quản trị VPBank đã ban hành Quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT thành lập chi nhánh Hà Nội và chi nhánh đã chính thức đi vào hoạt động

kể từ ngày 04/01/2005

Trang 31

Với mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh, đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng,trong năm 2005 Chi nhánh Hà Nội (chi nhánh cấp 1) đã chính thức được thànhlập Chi nhánh Hà Nội là một trong 21 chi nhánh cấp 1 lớn nhất của VPbankvớitổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh hiện nay khoảng gần 200 người, mạnglưới chi nhánh gồm 12 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc.

Chi nhánh Hà Nội trải qua hơn 6 năm thành lập và phát triển đã và đang cốgắng từng bước phấn đấu, từng bước xây dựng và trưởng thành toàn diện trên cácmặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, thuchi tiền mặt và các hoạt động khác

Những nhiệm vụ chính của chi nhánh Hà Nội:

- Huy động vốn ngắn hạn,trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước

- Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá

- Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốctế

- Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức

Trang 32

2.1.2 Mô hình tổ chức của chi nhánh Hà Nội

Hình2.1 : Sơ đồ tổ chức chi nhánh Hà Nội

2.1.2.1Cơ cấu nhân sự và các phòng ban của chi nhánh Hà Nội

Ban giám đốc chi nhánh

Nhiệm vụ của ban giám đốc:

 Có trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh

 Lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh

Ban giám đốc

Phòng giao kho quỹPhòng kế toán

Phòng thẩm định tài sản đảm bảo

Phòng TTQT và Kiều hốiPhòng thu hồi nợ

VP Yên Phụ

VP Thụy Khê

VP Khâm Thiên

VP Tôn Đức Thắng

Trang 33

 Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh

 Quản lý nhân sự của chi nhánh

 Kiến nghị và chủ động đề xuất với Tổng giám đốc

 Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ, nhân viên dướiquyền Báo cáo lên ban Tổng giám đốc nội dung các vụ việc vềtham nhũng, tiêu cực( nếu có) tại đơn vị mình

 Xử lý theo quyền hạn, trách nhiệm được Tổng giám đốc giao và kiênnghị cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về các nghiệp vụ vàdịch vụ ngân hàng có liên quan đến hoạt động kinh doanh

 12 chi nhánh cấp 2/phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội

Phòng Giao dịch – Kho quỹ :

Nhiệm vụ của phòng:

- Chào đón khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng

- Giải đáp và hướng dẫn KH sử dụng các tiện ích vè sản phẩm, dịch vụ NH

- Giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm NH, về tài khoảncủa KH

- Thu thập thông tin về khách hàng, cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin về KH.-Thực hiện mở các loại tài khoản KH (tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay…) và thay đổi,

bổ sung các thông tin về các tài khoản NH

- Quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với KH

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như gửi tiền,rút tiền,chuyển tiền, uỷ nhiệm chi uỷ nhiệm thu, phát hành séc, thanh toán séc, bảo chiséc…, giữ hộ, thu chi hộ

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiết kiệm như gửi tiền, rút tiền,chi trả vốn, lãi

Trang 34

- Thực hiện việc giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn,… trêntài khoản tiền vay.

- Thực hiện thu, chi trên tài khoản ký quỹ, thanh toán L/C…

- Thực hiện chi trả lệnh chuyển tiền, mua séc du lịch, thẻ tín dụng, thẻ thanhtoán…

-Thực hiện thu đổi ngoại tệ mặt cho KH theo đúng các quy định về quản lý ngoạihối của NHNN và của VPBank Đối với nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt, PhòngNgân quỹ và kho quỹ làm thủ tục và trình cấp có thẩm quyền quyết định, PhòngGiao dịch thực hiện thu chi tiền, chuyển tiền

- Tính toán thu lãi, trả lãi, thu phí dịch vụ theo đề nghị của các phòng có liên quan

và đúng với quy định của VPBank

- Cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo nợ, giấy báo có, sao kê tàikhoản… cho KH theo đúng chế độ và thẩm quyền quy định

- Hạch toán kế toán các giao dịch với KH

- Thực hiện nghiệp vụ thu chi, kiểm đếm tiền mặt theo quy định

- Tiếp thu, ghi nhận các đề nghị, góp ý, phàn nàn của KH về sản phẩm, dịch vụ

NH, hoặc về cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên NH

- Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ (thu chi, kiểm đếm và bảo quản tiền), chỉ đạo cácChi nhánh cấp dưới và Phòng Giao dịch trực thuộc thực hiện nghiệp vụ kho quỹ

Phòng quan hệ khách hàng cá nhân

Nhiệm vụ của phòng:

- Hướng dẫn, triển khai thực hiện các sản phẩm, dịch vụ KHCN thống nhất trongtoàn chi nhánh;

- Lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh;

- Thực hiện nghiệp vụ phân tích món vay;

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân;

- Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới và PhòngGiao dịch trực thuộc;

- Chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ qua hạn đối với các khoản vay cá nhântrong toàn Chi nhánh;

- Đề xuất điều chỉnh các quy định vè hoạt động tín dụng các nhân cho phù hợp vớithực tế trên địa bàn của Chi nhánh như: lãi suất, đối tượng vay, điều kiện vay,phương thức thanh toán nợ vay…

Trang 35

- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thức quảng cáo các sản phẩm và dịch

vụ KHCN cho toàn chi nhánh

- Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh, thường xuyên và định kỳ hàng thángđối chiếu với số liệu kế toán và với số liệu của KH

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động cho vay cá nhân của Chi nhánh

và Phòng Giao dịch trực thuộc theo tháng, quý, 6 tháng và năm Thực hiện chế độbáo cáo thống kê về hoạt động cho vay cá nhân theo đúng quy định và hướng dẫncủa NHNN và của VPBank

- Lưu trữ các chứng từ,tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân KH; Lưu trữ cácHĐTD, và các chứng từ liên quan khác

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Nhiệm vụ chính của phòng:

- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu KH, đế xuất chính sách tiếp thị KH theotừng đối tượng; Lập kế hoạch tiếp thị và kế hoạch cho vay/ bảo lãnh hàng năm vàthực hiện kế hoạch đã được duyệt; Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các hình thứcquảng cáo sản phẩm và dịch vụ KHDN

- Liên hệ với các Hiệp hội, các tổ chức ngành nghề kinh doanh để xúc tiến côngtác tiếp thị của VPBank

- Tiếp xúc, hướng dẫn KH, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Tư vấn, góp ý

và đề xuất sản phẩm, dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng; Kiến nghị các sảnphẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của KH;

- Thu thập thông tin về KH, thường xuyên theo dõi hoạt động của KH, theo dõi sựbiến chuyển ngành nghề của KH, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tốt và / hoặckhông bình thường của KH;

- Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh (trong và ngoài nước) thanh toán, mua bán ngoại

tệ của KH Thẩm định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết;Tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định KH về món vay và bảo lãnh (trong

và ngoài nước); Thuyết trình về tờ trình thẩm định KH trước Ban Tín dụng/ Hộiđồng Tín dụng

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của

KH sau khi VPBank đã cho vay, bảo lãnh

- Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại KH và các món vay, bảo lãnh; Đềxuất gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; Đề xuất điềuchỉnh lãi, miễn lãi, giảm lãitiền vay cho khác hàng; đề xuất giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố

Trang 36

- Đề xuất chuyển món vay sang nợ quá hạn; Chuyển hồ sơ khách hang có vấn đềhoặc khoản vay khó đòi sang Phòng Thu hồi nợ để xử lý theo pháp luật

- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay/ bảo lãnh toàn chi nhánh theođịnh kỳ; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê tín dụng theo quy địnhNHNN và của VPBank;

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng cho các nhân viên A/Odoanh nghiệp toàn chi nhánh

- Lưu trữ các chứng từ, tài liệu, giấy tờ liên quan đến nhân thân khách hàng, đếntình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của khách hàng; lưu trữ các HĐTD, vàcác chứng từ liên quan

Phòng Thẩm định tài sản đảm bảo

- Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản TCCC;

- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản TCCC;

- Thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản TCCC đảm bảo chokoản vay

- Lập bảng định giá tài sản phản hồi cho nơi yêu cầu trong thời gian quy định

- Quan hệ với cơ quan định giá chuyên nghiệp bên ngoài để định giá các tài sảnTCCC trong các trường hợp cần thiết theo quy định;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thông chuẩn mực trong việc định giá tài sản TCCCphù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm an toàn cho VPBank;

- Xây dựng bản đồ phân hạng về sử dụng đất nhằm công khai hoá, hợp lý hoá việcthẩm định bất động sản

- Lập các hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm nợ vay và thực hiện việccông chứng;

- Lập các văn bản thông báo việc thế chấp, cầm cố tài sản cho các cơ quan chứcnâưng theo quy định của pháp luật( Sở Điạ chính- Nhà đất, Phòng Côngchứng…);

- Trực tiếp thực hiện hoặc đôn đốc khách hàng thực hiện việc mua bảo hiểm cáctài sản TCCC trong suốt thời gian cấp tín dụng mà người thụ hưởng là VPBank;

- Hợp đồng tái định giá tài sản TCCC, có trách nhiệm đề xuất có kế hoạch kiểmtra các tài sản TCCC, có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn

đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng;

- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoá các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, nhà,xưởng, kho bãi, nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài sản bảo đảm

Trang 37

Phòng Thu hồi nợ

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch Thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt

- Liên hệ với các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, Phòng thi hành án, Công an,Luật sư… trong việc sử lý, giải quyết các vấn đề Thu hồi nợ của chi nhánh

- Tiếp nhận và kiểm tra lại tính hợp pháp các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặccác khoản nợ quá hạn do Phòng A/O doanh nghiệp và A/O cá nhân chuyển sang

để xử lý theo pháp luật

- Thẩm định và đề xuất ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý vàthu hồi nợ quá hạn cho Chi nhánh Thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ theoNghị quyết của Ban Chỉ đạo THN

- Quan hệ với các cơ quan chức năng để xử lý và thu hồi nợ khó đòi

- Tổng hợp, phân tích tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh theo chế độ thông tin báocáo do NHNN và VPBank quy định; Thông qua kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn,Phòng Thu hồi nợ đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn tíndụng

- Quản lý an toàn các hồ sơ nợ quá hạn trong quá trình xử lý nợ thu hồi nợ; Bàngiao đầy đủ các hồ sơ nợ quá hạn đã xử lý xong (bao gồm các hồ sơ đã nhận và hồ

sơ phát sinh trong quá trình xử lý nợ) cho phòng A/O doanh nghiệp hoặc phòngA/O cá nhân để lưu trữ theo chế độ quy định

- Theo dõi những thay đổi về pháp luật có liên quan đến ngân hàng đẻ kịp thời phổbiến cho Chi nhánh nhằm ngăn ngừa những rủi ro trong tranh chấp, kiện tụng

- Xây dựng tủ sách pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng

Phòng Thanh toán quốc tế và Kiều hối

- Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế (L/

C, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh toán sec…);

- Thực hiện và phát triển mạng lưới nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh trên địabàn;

- Đình kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế, kiều hốitrong Chi nhánh;

- Đề xuất và kiến nghị với Hội sở về việc cải tiến nghiệp vụ thanh toán quốc tế vàkiều hối phù hợp với điều kiện trên địa bàn,

- Lưu trữ các hồ sơ thanh toán quốc tế, kiều hối trong Chi nhánh;

- Chịu trách nhiệm quản lý mạng SWIFT, Telex, Test key của Chi nhánh

Ngày đăng: 31/10/2014, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w