Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng- chi nhánh hà nội (Trang 68 - 70)

c. Nguyên nhân khá

3.3.3Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan

Bộ tài chính cần có biện pháp phù hợp về kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh về kế toán thống kê, thực hiện kiểm toán hàng năm với các doanh nghiệp nhằm giúp ngân hàng có thể xác định chính xác năng lực tài chính của các đơn vị vay vốn. Bộ tài chính cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán nợ, đòi nợ để ngân hàng thuận lợi trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi.

Bộ tư pháp cầntriển khai nhanh chóng các hoạt động liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm, đưa hệ thống này lên mạng trực tuyến để các ngân hàng có thể truy cập dễ dàng. Việc làm này sẽ giúp các NHTM tìm hiểu được tình hình đảm bảo tiền vay của khách hàng, tìm hiểu các thông tin liên quan về tình hình vay nợ và việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng. Bộ tài nguyên môi trường cần đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở để việc nhận tài sản đảm bảo của ngân hàng được an toàn và thuận lợi. Ngoài ra, Bộ tài nguyên môi trường và Bộ tư pháp cũng nên quy định và yêu cầu các cán bộ của mình tuân thủ thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm của các ngân hàng thương mại, tránh việc xử lý của cán bộ thụ lý hồsơ quá lâu như hiện nay.

Bộ kế hoạch và đầu tư, ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố cần tăng cường các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề, quy mô đã đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư. Thêm vào đó, phãithu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh như buôn lậu, làm hàng nhái, trốn thuế.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh, việc ngân hàng đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Các ngân hàng cần xác định một tỷ lệ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được.

Em mong rằng thông qua việc phân tích những ưu điểm và hạn chế của việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh VPbank- Hà Nội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng ở chuyên đề này, chi nhánh cũng như các ngân hàng thương mại khác sẽ có thể hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam ngày càng phát triển vững mạnh hơn trên con đường hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Sau cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Đăng Khâm cùng các anh chị cán bộ tín dụng tạingân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Nội đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình NHTM- TS Phan Thị Thu Hà- NXB Thống kê

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- PGS.TS Lưu Thị Hương & PGS.TS

Vũ Duy Hào- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân

3. Giáo trình Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày

25/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà Nội.

6. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2009), Nghiệp vụ

Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê

7. Báo cáo thường niên ngân hàng VP năm 2009 2010 2011

8. Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Hà Nội năm 2009 2010 2011 9. Báo cáo tài chính chi nhánh Hà Nội năm 2009 2010 2011

10. www.VnEconomy.vn 11. www.tapchiketoan.com.vn

12. www.rating.com.vn

13. www.Thongtinphapluatdansu.vn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng- chi nhánh hà nội (Trang 68 - 70)