Khái quát tình hình hoạtđộng kinh doanh tạingân hàng Việt Nam Thịnh

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng- chi nhánh hà nội (Trang 37 - 55)

Vượng- chi nhánh Hà Nội

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, ngân hàng Việt Nam thịnh vượng nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã từng bước phát triển, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam. Nhìn chung, dựa vào bảng số liệu bên dưới ta có thể thấy tình hình hoạt động của chi nhánh Hà Nội trong 5 năm qua có những bước tiến rất nổi bật.

Bảng 2.1: Những chỉ tiêu hoạt động chính của chi nhánh Hà Nội trong 5 năm 2007-2011 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 ∑Tài sản 906.9 3642.0 1377.2 2990.4 4140.9 Nguồn vốn huy động 772.4 780.5 1222.2 2436.0 3680.0 Dư nợ tín dụng 666.2 649.3 790.7 1266.2 1459.2 LNTT 15.7 9.9 19.1 33.2 53.2 LNST 11.8 7.5 14.3 25.2 40.0 ROA (%) 1.3 0.2 1.0 0.8 1.0

(Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2007-2011)

Tổng tài sản của chi nhánh Hà Nội liên tục tăng trong những năm qua từ mức 906,9 tỷ đồng năm 2007, đã lên đến 4140,9 tỷ đồng vào năm 2011 (tăng 356%). So với năm 2010, năm 2011 tổng tài sản tại chi nhánh Hà Nội tăng 1150.5 tỷ đồng tương ứng tăng 38.47%.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản tại chi nhánh Hà Nội trong 5 năm 2007- 2011

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh Hà Nội năm 2007-2011)

Biểu đồ 2.2: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế chi nhánh Hà Nội các năm 2007-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Từ năm 2008 đến nay, lợi nhuận trước thuế đã tăng một cách nổi bật từ 9.9 tỷ đồng năm 2008 đã tăng lên đến 53.2 tỷ đồng năm 2011. ROA của chi nhánh Hà Nội cũng tăng từ 0.2% năm 2008 lên 1% năm 2011, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản tại chi nhánh đã được cải thiện một cách rõ rệt.

Biểu đồ 2.3: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chi nhán Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2007-2011 chi nhánh Hà Nội)

Về tình hình huy động vốn, với sự phát triển không ngừng cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng nhân viên phục vụ, lượng vốn huy động hàng năm tại chi nhánh Hà Nội đã tăng từ 772 tỷ đồng năm 2007 lên đến 3680 tỷ đồng năm 2011 tương ứng với mức tăng đến 377%. Năm 2011 huy động được so với năm 2010 tăng với số tuyệt đối là 1244 tỷ đồng ứng với 49.83%.

Về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế bao gồm: tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể qua các năm.Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong công tác quản lí vốn vì đây là nguồn vốn lớn, chi phí quản lí đối với loại vốn này thường thấp hơn nhiều so với các vốn khác, nhưng các doanh nghiệp gửi vốn chủ yếu là để giao dịch, vì vậy nguồn vốn này có tính ổn định không cao. Ngoài nguồn vốn từ doanh nghiệp, ngân hàng cũng cần gia tăng nguồn vốn đối với dân cư, để thu hút thêm nhiều khách hàng là dân cư và tạo sự cân bằng cần thiết cho nguồn vốn.

Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi của khác hàng tại chi nhánh Hà Nội theo các thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 Tăng trưởng (%) 31/12/2011 Tăng trưởng (%) Tiền gửi khách hàng trong đó: 824.5 1198.5 45.4 1470.6 22.7 Tổ chức kinh tế 119.5 270.6 126.3 490.8 81.4 Cá nhân 679.5 893.0 31.4 952.4 6.6 Đối tượng khác 25.4 34.8 37.0 27.5 -21.2

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh Hà Nội năm 2007-2011)

Chúng ta có thể nhận thấy trong năm 2011 mặc dù lượng vốn huy động vẫn tăng cao nhưng mức tăng lượng tiền gửi của khách hàng lại sụt giảm đáng kể so với mức tăng trưởng năm 2010. Năm 2011 lượng tiền gửi của khác hàng chỉ tăng 22.7% so với năm 2010, trong đó lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng chỉ tăng 81.4% so với mức tăng đến 126.3% trong năm 2010.Điều này có thể giải thích do việc áp trần lãi suất 14% trong năm 2011 và sức ép ngày càng lớn từ các đối thủ cạnh tranh của VPbank khiến cho tốc độ tăng tiền gửi giảm đi. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn, với những mức tăng trên cũng có thể coi là thành công của VPbank.

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của VPbank- chi nhánh Hà Nội

2.2.1.1 Quy trình tín dụng tại chi nhánh Hà Nội

Trong hoạt động tín dụng, bất cứ sai sót nào cũng có thể mang lại những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. Vì vậy, để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng, chi nhánh VPbank- Hà Nội luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay vốn.

Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh Hà Nội:(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn

1. Cán bộ tín dụng hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

2. Cán bộ tín dụng và tổ thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm tính hợp pháp của hồ sơ, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, cầm cố,…

3. Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra, sau đó trình lên lãnh đạo xét duyệt cho vay.

4. Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng và cùng khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan khác.

5. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra hợp đồng và trình lên lãnh đạo để lãnh đạo cùng khách hàng ký hợp đồng,

6. Lãnh đạo yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đảm bảo tiền vay, cán bộ tín dụng tiếp nhận, kiểm tra căn cứ giải ngân.

7. Cán bộ tín dụng trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lại lên lãnh đạo để xét duyệt giải ngân.

8. Hồ sơ trả lại cho phòng tín dụng. Nếu lãnh đạo không duyệt, cán bộ tín dụng thông báo để trả hồ sơ lại cho khách hàng. Nếu lãnh đạo duyêt, chuyển chứng từ thanh toán đã được xét duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng.

9. Phòng kế toán giải ngân cho khách hàng.

Cán bộ tín dụng cần kiểm tra việc sử dụng vốn giải ngân, theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi việc thu nợ và xử lý phát sinh. Khi kết thúc hợp đồng, khi khách hàng đã trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu với phòng kế toán, thanh lý hợp đồng tín dụng, giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản đảm bảo theo quy định.

2.2.1.2 Kết quả tăng trưởng tín dụng của VPbank- chi nhánh Hà Nội

Hoạt động tín dụng luôn là một hoạt động quan trọng bậc nhất và chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đã bị ảnh hưởng xấubởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội trong năm 2011. Năm 2011, dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội chi tăng 193 tỷ đồng, tương ứng với 15.2%. Đối với chi nhánh ngân hàng VP- Hà Nội thì hoạt động tín dụng vẫn có tăng trưởng so với năm trước nhưng tốc độ tăng đã giảm dần trong việc đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế khó khăn, môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, sức vay của khách hàng giảm sút làm cho ngay cả các chi nhánh đã hoạt động lâu năm với nguồn vốn, dư nợ cao, có khách hàng truyền thống và đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm... cũng còn gặp khó khăn trong việc

xoay sở với chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng nên đối với chi nhánh thì việc gặp phải khó khăn trong thời gian qua là tất yếu, dễ hiểu.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch Tương đối % 2011 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch Tương đối % Dư nợ tín dụng 790.7 1266.2 475.6 60.1 1459.2 193.0 15.2

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh Hà Nội năm 2009- 2011)

2.2.1.3 Cơ cấu tín dụng

Phân loại tín dụng theo thời hạn khoản vay

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Nội theo thời hạn khoản vay

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Dư nợ tín dụng 790.7 1266.2 1459.2 Ngắn hạn 490.2 816.9 1014.0 Tỷ trọng 62.0% 64.5% 69.5% Trung hạn 189.5 279.6 285.4 Tỷ trọng 24.0% 22.1% 19.6% Dài hạn 111.0 169.8 159.9 Tỷ trọng 14.0% 13.4% 11.0%

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh năm 2009-2011)

Về cơ cấu tín dụng xét theo thời hạn cho vay, chi nhánh Hà Nội vẫn chủ yếu cho vay ngắn hạn với dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm đến 69.5% trong năm 2011. Ta có thể nhận thấy tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng số dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng dần qua các năm từ 62% năm 2009 đã tăng lên 69.5% trong năm 2011, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy đây là một trong những chiến lược của ngân hàng, trong giai đoạn kinh tế khó khăn những khoản cho vay ngắn hạn sẽ có khả năng rủi ro thấp hơn so với các khoản vay trung và dài hạn.

Phân loại tín dụng theo đối tượng khác hàng và loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 % 31/12/2011 % Doanh nghiệp Nhà Nước 13.43 1.06 22.99 1.58 Công ty TNHH 286.91 22.66 316.32 21.68 Công ty cổ phần 17.06 1.35 243.03 16.65 Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 0.74 0.06 0.81 0.06

Doanh nghiệp tư nhân 29.08 2.30 28.71 1.97 Cho vay cá nhân và

cho vay khác 918.97 72.58 847.35 58.07

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh năm 2010-2011)

Xét theo cơ cấu tín dụng của chi nhánh Hà Nội theo đối tượng khách hàng thì chi nhánh chủ yếu cấp tín dụng cho các cá nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này đi đúng theo định hướng phát triển mà ngân hàng đã đề ra, đó là tập trung cho vay tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phân loại tín dụng theo ngành nghề kinh doanh:

Bảng 2.6: cơ cấu tín dụng tại chi nhánh Hà Nội theo các ngành nghề kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 % 31/12/2011 % Nông nghiệp và lâm nghiệp 0.25 0.02 11.18 0.77 Thương mại sản xuất và chế biến 1196.36 94.48 1224.32 83.90 Xây dựng 32.05 2.53 105.90 7.26

Kho bãi, vận tải,

thông tin liên lạc 5.06 0.40 28.12 1.93 Cá nhân và các

hoạt động khác 32.46 2.56 89.66 6.14

Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tính phân hóa rõ ràng trong cớ cấu tín dụng của chi nhánh Hà Nội phân theo ngành nghề kinh doanh. Các khoản cấp tín dụng của chi nhánh Hà Nội chủ yếu là cho lĩnh vực thương mại và sản xuất chế biến với tỷ trọng năm 2010 và 2011 lần lượt là 94.48% và 83.90%. Năm 2011, chi nhánh Hà Nội đã đa dạng hóa hơn về lĩnh vực cho vay khi giải ngân nhiều hơn vào các ngành nông lâm nghiệp cũng như kho bãi, vận tải, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng hơn so với năm 2010.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh tại chi nhánh Hà Nội năm 2010

Biểu đồ 2.5: cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh tại chi nhánh Hà Nội năm 2011

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh năm 2010-2011) 2.2.1.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Nội

Hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro mà ngân hàng không thể lường trước, và chắc chắn luôn có rủi ro. Do đó, các ngân hàng phải đề cao việc kiểm soát rủi ro tín dụng, cố gắng hạn chế rủi ro ở một mức chấp nhận được, không để ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Việc quan trọng nhất trong quản lý rủi ro tín dụng đó chính là kiểm soát chất lượng tín dụng.

Phân loại dư nợ tín dụng theo chất lượng ở chi nhánh Hà Nội:

So sánh số liệu dư nợ trong 2 năm 2010 và 2009 ta có thể thấy nợ quá hạn đã giảm đáng kể, dư nợ cuối năm tăng nhưng tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm đáng kể vào năm 2010. Cụ thể là, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) năm 2010 đã tăng lên mức 97.6% so với tổng dư nợ, và nợ quá hạn chỉ chiếm 2.4%, các con số này trong năm 2009 lần lượt là 94.9% và 5.1%. Tuy nhiên, sang năm 2011, do điều kiện kinh tế khó khăn, mặc dù hoạt động kinh tín dụng vẫn phát triển (tăng trưởng tổng dư nợ ở mức 15.2% so với 2010), ngân hàng đã phải đối mặt với tình trạng nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên trong tỷ trọng các nhóm nợ. Trong năm 2011, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn đã giảm mạnh xuống 90.1%, nợ quá hạn đã tăng lên 9.9% trong đó nợ xấu là 1.8%.

Bảng 2.7: chi tiết các nhóm nợ tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Phân loại Dư nợ Tỷ trọng

% Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Tổng dư nợ 790.7 100.0 1266.2 100.0 1459.2 100.0 Nợ nhóm 1 750.3 94.9 1236.4 97.6 1315.3 90.1 Nợ nhóm 2 20.5 2.6 14.6 1.2 117.3 8.0 Nợ nhóm 3 10.4 1.3 5.1 0.4 13.7 0.9 Nợ nhóm 4 3.8 3.0 3.4

0.5 0.2 0.2

Nợ nhóm 5

5.7 0.7 7.2 0.6 9.5 0.7

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh năm 2009-2011)

Qua bảng số liệu trên, ta cũng có thể nhận ra, việc nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên chủ yếu là do nợ nhóm 2 tại chi nhánh Hà Nội đã tăng mạnh cả về trị số và tỷ trọng. Năm 2010, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) là 14.6 tỷ đồng chiếm 1.2% tổng dư nợ đã tăng mạnh lên 117.3 tỷ đồng ứng với 8% tổng dư nợ 2011. Việc sụt giảm nợ đủ tiêu chuẩn trong năm 2011 là một vấn đề mà chi nhánh cần lưu tâm kiểm soát để phòng ngừa rủi ro, mặc dù nguyên nhân chính của việc tăng nợ quá hạn là do môi trường kinh tế chung gặp nhiều bất lợi.

Nợ quá hạn và nợ xấu

Biểu đồ2.6: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh năm 2009- 2011)

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải, từ đó xác định những biện pháp thích hợp để phòng ngừa hiệu quả.

Tỷ lệ nợ quá hạn cũng cần được lưu ý, chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thông thường, khi tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng được coi là bình thường.

Tỷ lệ này lên tới trên 5% đồng nghĩa với dự đoán hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang yếu kém, thu nhập bị ảnh hưởng và có khả năng gặp rủi ro tín dụng cao.

Nợ quá hạn của chi nhánh đã tăng đột biến từ mức 2.4% năm 2010 lên 9.9% năm 2011. Nợ xấu tại chi nhánh cũng tăng từ 1.2% năm 2010 lên 1.8% năm 2011.

Biểu đồ 2.7: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại chi nhánh Hà Nội năm 2009-2011

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: báo cáo tài chính chi nhánh năm 2009- 2011)

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cho hiện tượng này tại chi nhánh. Về nguyên nhân khách quan, đó là do cuộc khủng hoảng tài chính, môi trường kinh doanh ngày càng bất lợi đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, kinh doanh không hiệu quả, thậm chí nhiều doanh nghiệp phá sản. Theo dự tính, khoảng hơn 60% doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn trầm trọng trong thời kỳ này. Nền kinh tế đi xuống, lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, xuất khẩu và nghành dịch vụ kém phát triển. Chi phí đầu vào tăng cao cả về nguyên vật liệu và chi phí vốn, đầu ra gặp nhiều trở ngại từ phía thị trường khiến doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các khách hàng của chi nhánh Hà Nội giảm mạnh. Vì thế, khả năng trả nợ của

khách hàng suy giảm, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng là do việc lãi suất huy động ở nước ta trong năm

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng- chi nhánh hà nội (Trang 37 - 55)