1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an

77 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 898,16 KB

Nội dung

Từ đó, kết luận những kết quả và những hạn chế mà SHB Nghệ An gặp phải với cái nhìn toàn diện, khách quan và trung thực nhất.Sau đó, từ thực tiễn đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại S

Trang 1

Sau thời gian dài học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Huế, em được các thầy giáo, cô giáo trang bị những kiến thức làm hành trang bước vào cuộc sống mới sau khi tốt nghiệp Để có được ngày hôm nay, ngoài việc nỗ lực, cố gắng của bản thân, em còn được các thầy giáo, cô giáo của trường dạy dỗ, dìu dắt, giúp em có được những định hướng tốt nhất cho công việc và cuộc sống trong tương lai Em sẽ luôn ghi nhớ công ơn của các thầy, các cô.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng, những người đã truyền dạy cho

em những kiến thức chuyên ngành để cho em có được nghề nghiệp vững chắc trong tương lai Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Phan Thị Minh Lý, người đã trược tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong thời gian vừa qua.

đạo và các nhân viên trong Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An đã tạo điều kiện cho em được thực tập và hướng dẫn em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Chi nhánh.

Ngày 12 tháng 5 năm 2013Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Hồ Th ị G ia ng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH VẺ vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục tiêu của đề tài 2

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Kết cấu của khóa luận 4

PHẦN 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 5

1.2 Mục đích của quản lý rủi ro tín dụng 6

1.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng 6

1.3.1 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách nâng cao chất lượng tín dụng 6

1.3.2 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro 7

1.3.3 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách bảo hiểm rủi ro tín dụng 7

1.3.4 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách phân tán rủi ro 7

1.3.5 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách sử dụng thị trường bán nợ 7

1.3.6 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách thông qua dẫn xuất tín dụng 8

Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

1.4.1 Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp 9

1.4.2 Thực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý 10

1.4.3 Duy trì một quy trình đo lường, kiểm soát và quản trị tín dụng phù hợp 10

1.4.4 Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng 11

1.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam 11

1.5.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phi tập trung 11

1.5.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung 12

1.6 Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng 14

1.6.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng 14

1.6.2 Đo lường rủi ro tín dụng 15

1.6.3 Biện pháp quản lý rủi ro 16

1.6.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN 20

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An 20

2.1.1 Giới thiệu sơ lược 20

2.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 22

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An 27

2.2.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An 27

2.2.2 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An 31

2.2.3 Các chỉ số tài chính đánh giá quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An 45

2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An 51

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN 54

3.1 Định hướng hoạt động của SHB Chi nhánh Nghệ An những năm tới 54

Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

3.1.1 Mục tiêu chiến lược phát triển của SHB Chi nhánh Nghệ An trong thời gian

tới 54

3.1.2 Định hướng xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng của SHB Chi nhánh Nghệ An 55

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của SHB Chi nhánh Nghệ An 56

3.2.1 Hoàn thiện chức năng phòng quản lý rủi ro 56

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 57

3.2.3 Hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng 58

3.2.4 Nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng 58

3.2.5 Tăng cường các kênh thông tin phục vụ công tác thẩm định 59

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 62

PHẦN 3 KẾT LUẬN 63

1.1 Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra 63

1.2 Một số hạn chế của đề tài 63

1.3 Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu : Ý nghĩa

SHB : Sài Gòn – Hà NộiNHTM : Ngân hàng thương mạiTMCP : Thương mại cổ phầnNHNN : Ngân hàng Nhà nướcTCTD : Tổ chức tín dụngHĐQT : Hội đồng Quản trịHĐTD : Hội đồng tín dụng

PGD : Phòng giao dịchCBTD : Cán bộ tín dụng

DN : Doanh nghiệpCTCP : Công ty cổ phần

CT TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạnDNNN : Doanh nghiệp Nhà nướcDNTN : Doanh nghiệp tư nhânVCSH : Vốn chủ sở hữuTSĐB : Tài sản đảm bảoTDN : Tổng dư nợSXKD : Sản xuất kinh doanhDPRR : Dự phòng rủi ro

Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SHB Nghệ An qua 2 năm 22

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của SHB Nghệ An 23

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của SHB Nghệ An qua 2 năm 25

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của SHB Nghệ An 26

Bảng 2.5: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế của SHB Nghệ An năm 2012 48

Bảng 2.6: Dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế của SHB Nghệ An năm 2012 49

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay top 20 của SHB Nghệ An năm 2012 50

DANH MỤC HÌNH VẺ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro tín dụng cấp trụ sở chính 13

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro tín dụng cấp chi nhánh 29

Hình 2.2: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại SHB 30

Hình 2.3: Tổng quan phương pháp chấm điểm doanh nghiệp 34

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Dự nợ qua 12 tháng năm 2012 của SHB Nghệ An 25Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nền kinh tếcủa Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ bởi các vấn đề liên quan đến tầm vĩ mô,rủi ro và khó khăn ngày càng phức tạp và khó lường Không là ngoại lệ, ngànhNgân hàng cần phải chủ động trong công tác quản lý rủi ro nhằm hạn chế bị độngtrước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt Tìm hiểu thực trạng quản lý rủi rotín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó đưa ra những giải phápnhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro đang là vấn đề cần thiết trong thời kỳ tăngtrưởng tín dụng kém như hiện nay

Đầu tiên, dựa trên các lý thuyết về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, đề tàinghiên cứu đã làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro như nhậndạng rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, biện pháp quản lý và kiểm soát giảmthiểu rủi ro tín dụng

Tiếp đến, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình quản lý rủi ro và chất lượngquản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ

An dựa theo các nhân tố đã nêu ở phía trên Sau đó, đánh giá kết quả công tác quản

lý rủi ro qua các chỉ số tài chính như tỷ trọng các nhóm nợ, tỷ trọng nợ xấu và nợquá hạn; tốc độ tăng trưởng tín dụng, dư nợ tín dụng/tổng tài sản, khả năng bù đắprủi ro, tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế, ngành nghề kinh tế và dư nợcho vay 20 khách hàng lớn nhất Từ đó, kết luận những kết quả và những hạn chế

mà SHB Nghệ An gặp phải với cái nhìn toàn diện, khách quan và trung thực nhất.Sau đó, từ thực tiễn đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại SHB Nghệ An cùngvới quá trình trao đổi với các càn bộ ở Chi nhánh, đề tài mạnh dạn đề xuất một sốgiải pháp như hoàn thiện chức năng phòng quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng côngtác thẩm định tín dụng; hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát rủi rotín dụng…

Cuối cùng là những kết luận về khóa luận, những kết quả cũng như hạn chế

mà đề tài đã thực hiện được và chưa hoàn thiện tốt vì những lý do chủ quan lẫn lý

do khách quan Và nêu rõ hướng phát triển tiếp theo của khóa luận

Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, bên cạnh những thuận lợi

và thời cơ, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để cóthể sánh tầm với thế giới Cho nên trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế

và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng Vìvậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các ngânhàng hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên Rủi ro hầu như có mặt trongtừng nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng đem lại nhiều rủi ro nhấtcho ngân hàng Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trựctiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn sẽ ảnh hưởng đếntoàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Do đó, nâng cao nhận thức vànăng lực kiểm soát rủi ro tín dụng là cực kỳ quan trọng Việc đánh giá, thẩm định vàquản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi rotín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu từ đó nâng cao vịthế của ngân hàng trên thị trường

Hiện nay, tất cả mọi phương tiện truyền thông đều đề cập tới vấn đề “Xử lý nợxấu” như thế nào? Bằng cách nào để “khơi thông” luồng vốn ứ đọng ở thị trườngvốn trong sản xuất kinh doanh, hàng hóa tồn kho, công trình đầu tư dở dang, thịtrường bất động sản suy giảm trong tình hình kinh tế tài chính “dễ bị tổn thương”

từ cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu giữa năm 2008 đến nay Điều quan trọng nhất

là nhận định đúng nguyên nhân căn bản dẫn tới hậu quả trên để giải quyết triệt để.Vấn đề cấp bách hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh ngânhàng là làm sao nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn tín dụng,kiểm soát rủi ro để cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của

các ngân hàng thương mại Từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An” để nghiên cứu nhằm nhận diện cụ thể

Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

năng lực quản lý rủi ro tín dụng tại một Chi nhánh Ngân hàng TMCP từ đó rút rakết luận và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường chất lượng quản lý.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Từ trước đến nay có một số đề tài nghiên cứu về tín dụng, hoặc nghiên cứuriêng về quản lý rủi ro tín dụng NHTM nói chung, nhưng rất ít đề tài nghiên cứuchuyên sâu về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP, có thể kể đến một số

đề tài đã bảo vệ như sau:

- Đề tài “Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Nghiên cứu sinh Trần Trung Tường, bảo vệ tại

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 Nội dung của đề tàitập trung vào nghiên cứu về quản trị hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tíndụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh

- Đề tài “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” của Trần Thị

Thanh Nga, bảo vệ tại Trường Đại học Quốc Dân Hà Nội năm 2008 Nội dung của đềtài nghiên cứu về cở sở và biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Habubank

- Đề tài “Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng

thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế” của Bùi Thành Công, bảo vệ tại

Trường Đại học Kinh tế Huế năm 2010 Nội dung của đề tài là các nguyên nhân dẫnđến rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

đó tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế

Nhìn chung hầu hết các đề tài đã phân tích được các lý luận chung về rủi ro tíndụng nhưng chưa đi cụ thể mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thươngmại cổ phần

3 Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại cổphần ở Việt Nam

- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng và nguyên nhân của thực trạng đótại SHB Chi nhánh Nghệ An

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường quản lýĐại học Kinh tế Huế

Trang 11

4 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chinhánh Nghệ An

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liênquan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như giáo trình, sách báo, tạp chí,truyền hình, các nghiên cứu liên quan và các trang web chuyên ngành; đặc biệt làcác thông tư, quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

và của nội bộ ngân hàng SHB cũng như các tài liệu nâng cao nghiệp vụ tại Chinhánh Nghệ An Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian làm đề tài

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thu thập thông tin bằngvăn bản hay bằng lời nói đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng vàcác nhân viên trong ngân hàng, đặc biệt là các nhân viên tín dụng Phương pháp nàyđược sử dụng trong giai đoạn thu thập thông tin để lựa chọn đề tài và những vấn đềxung quanh đề tài nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: là phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạnghoạt động của ngân hàng Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian thựctập tại SHB Chi nhánh Nghệ An

- Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những số liệu để tiến hành sosánh, đối chiếu, đánh giá các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng để tìm ra phươngpháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, xác định tính hợp lý của các thông tin về vấn

đề đó Phương pháp này được sử dụng trong khi xử lý số liệu và đưa ra giải pháp

- Phương pháp tổng hợp: là tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được saocho phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra kết luận cần thiết Phương pháp nàyđược sử dụng trong giai đoạn hoàn thành bản thảo của đề tài

Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cácbảng biểu số liệu, sơ đồ, hình vẽ; nội dung chính được kết cấu thành 3 chương,trong đó:

Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn– Hà Nội Chi nhánh Nghệ An

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPSài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An

Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ latinh là Credo (tin tưởng – tín nhiệm).Nhưng trong quan hệ tài chính hoặc cuộc sống, tùy theo góc độ nhìn nhận của mỗingười mà tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Theo Nguyễn Minh Kiều (2008): Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyểnnhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhấtđịnh với một khoản chi phí nhất định Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:(1) Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người

sử dụng;

(2) Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời;

(3) Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

Nghiệp vụ tín dụng luôn chứa đựng rủi ro, và khi rủi ro xảy ra gây tổn thấtnghiêm trọng về tài sản hàng ngàn tỷ đồng, con người và đặc biệt là uy tín củangành ngân hàng trong nền kinh tế Những rủi ro tín dụng xảy ra trong giai đoạnvừa qua cho dù có xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan đềuphản ánh rõ nét những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại cácNHTM Những biện pháp nhằm ngăn ngừa, quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụngchưa được các ngân hàng đưa ra và thực hiện một cách đầy đủ, triệt để, đặc biệt làcác biện pháp liên quan đến con người

Theo Hoàng Thị Lan Phương (2005): Quản lý rủi ro tín dụng là một quá trìnhliên tục từ đầu đến cuối trong công tác phòng chống, xử lý rủi ro trong thời gianhoạt động tín dụng của các NHTM

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt độngtín dụng của ngân hàng không phải gánh chịu những rủi ro hoặc hạn chế những rủi

ro mà lẽ ra ngân hàng phải gánh chịu Hạn chế rủi ro tín dụng sẽ giúp các NHTM

Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

đảm bảo an toàn vốn, lãi, các thu nhập không bị giảm sút, giúp phát triển hoạt độngtín dụng và từ đó góp phần tạo đà tăng trưởng cho các hoạt động kinh doanh kháccủa ngân hàng Ngoài ra, việc quản lý hạn chế được rủi ro tín dụng cũng sẽ tạo được

uy tín đối với người dân, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, giúp các ngân hàng

mở rộng hoạt động tín dụng hơn nữa, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh nóichung của ngân hàng

Nhà quản lý phải nhận thức được rủi ro tín dụng phát sinh từ khi nào, có thể làdo: phân khúc thị trường mục tiêu; tiếp cận và khai thác thông tin khách hàng; xácđịnh nhu cầu khách hàng; thẩm định; đề xuất giải pháp; lập hợp đồng, hồ sơ tíndụng và nhận TSĐB; giải ngân và quản lý khoản vay sau giải ngân để từ đó xácđịnh nhân viên nào chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh nhằm hạn chế tối đa và khắcphục triệt để

1.2 Mục đích của quản lý rủi ro tín dụng

- Nhằm nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro, cho phép NHTM đạt đượctương quan hợp lý giữa rủi ro và lợi ích nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích thu được,xứng đáng với mức rủi ro mà ngân hàng chấp nhận, thông qua nhiều cách như chấpnhận, giảm nhẹ, loại bỏ hay chuyển đổi rủi ro;

- Nhằm bảo đảm NHTM hoạt động tốt trên cơ sở mức rủi ro mà ngân hànggánh chịu là hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng tài chính củangân hàng, đảm bảo các tài sản và công nợ, vị trí trong kinh doanh, các sản phẩm vàdịch vụ của ngân hàng không phải gánh chịu những rủi ro có thể ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng

1.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng

Vấn đề cấp bách hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh ngânhàng là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nângcao năng lực cạnh tranh của các NHTM Theo các Tác giả của Đại học kinh tế Quốcdân (2010) có các phương pháp sau

1.3.1 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách nâng cao chất lượng tín dụng

Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tích thẩm định

kỹ lưỡng các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính của người vay và áp

Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi đầu tư nhằm phân loại khoản vay vàcác đối tác vay vốn dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của nó để quản lý.

1.3.2 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro

Tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng nhằm bù đắp cho những rủi

ro có thể xảy ra, căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có

1.3.3 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách bảo hiểm rủi ro tín dụng

NHTM yêu cầu người vay phải có một khoản chi phí phụ thêm cho việc muabảo hiểm nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp trong trường hợp phá sản Chất lượng tíndụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp Khi rủi ro tín dụng củamột doanh nghiệp tăng lên, các NHTM sẽ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn.Việc tăng lên các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp cho mất mát dựkiến cao hơn về khoản vay vì khả năng khoản vay sẽ không được hoàn trả Kết quả

là mức độ thấp về chất lượng tín dụng có thể làm tăng chi phí vay của nó

1.3.4 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách phân tán rủi ro

Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì tập trung nắm giữ một hay một số loạitài sản có rủi ro nhất định Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay chophép các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giảm rủi ro tín dụng đối với toàn bộ tàisản có

Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép tổ chức tín dụng giảm

sự thay đổi về thu nhập của chúng Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bùđắp phần lỗ từ những khoản vay bị vỡ nợ Do đó làm giảm khả năng tổ chức tíndụng sẽ bị thiệt hại

1.3.5 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách sử dụng thị trường bán nợ

Sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, tổ chức tín dụng lập tức tậphợp các tài sản có rủi ro và bán cho nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợnhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng

Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này làtương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua nhiều khoản vay sẽlàm giảm rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từ gói nợ đãmua mà không nhất thiết phải nắm giữ các tài sản có này

Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Như vậy, để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư cóthể sử dụng các phương pháp như nâng cao tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, bảohiểm, phân tán rủi ro tín dụng tài sản của rủi ro tín dụng với các tài sản khác và báncác phần của nó cho các nhà đầu tư bên ngoài Những phương pháp như vậy có thểlàm giảm rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư và những rủi rotín dụng này có thể được chia sẻ cho nhiều người sở hữu mới Tuy nhiên, việc sửdụng các công cụ này có những hạn chế, cụ thể:

- Việc áp dụng những thủ tục cấp tín dụng quá chặt chẽ nhằm nâng cao chấtlượng tín dụng làm người vay trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp nhận vốn tíndụng, điều này sẽ làm mất cơ hội đầu tư của tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư

- Việc trích lập dự phòng rủi ro thường đặt ra những yêu cầu về tài chính đốivới các tổ chức tín dụng Trong khi bảo hiểm rủi ro tín dụng lại đặt ra những yêucầu về tài chính đối với người vay Do vậy, cả hai phương pháp hoặc giảm khả năngcân đối và điều hành vốn khả năng của tổ chức tín dụng hoặc làm tăng chi phí vayvốn của người vay, dẫn đến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc mở rộng tíndụng và không thực hiện được chính sách khách hàng

1.3.6 Phương pháp quản lý rủi ro bằng cách thông qua dẫn xuất tín dụng

Dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham giagiao dịch dẫn xuất tín dụng (TCTD, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầutư…) nhằm đưa ra những bảo đảm chống lại sự chuyển dịch bất lợi về chất lượngtín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng

Các công cụ dẫn xuất tín dụng chủ yếu hiện nay gồm:

- Hoán chuyển tín dụng: là công cụ dẫn xuất làm giảm rủi ro tín dụng thôngqua phân tán rủi ro tức là TCTD hoặc nhà đầu tư có thể bán một số khoản nợ vàmua một số khoản khác nhằm hoán đổi các khoản thanh toán từ một hoạt động chovay của nó với khoản thanh toán từ các TCTD khác

Hoán đổi tín dụng tạo ra hai điểm thuận lợi quan trọng: (i) Nó cho phép cácTCTD phân tán rủi ro tín dụng khi duy trì một cách trung thành các số dư tài chínhcủa khách hàng; (ii) Các khoản chi phí quản lý giao dịch hoán đổi có thể thấp hơn làchi phí của giao dịch bán nợ Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ làm chi phí vay vốncủa người vay giảm và có thể thực hiện phân tán rủi ro với mức chi phí thấp hơn

Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Quyền chọn tín dụng: là loại dẫn xuất tín dụng cung cấp chức năng tương tựbảo hiểm Nhà đầu tư có thể lựa chọn mua hoặc bán các tài sản có rủi ro tại mộtmức giá cố định để bảo vệ cho họ đối với những biến động bất lợi về chất lượng tíndụng các tài sản tài chính hoặc khoản vay của TCTD trong trường hợp rủi ro xảy ra.Quyền chọn tín dụng mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc trích lập dự phòngcủa các TCTD vì nó không làm tăng chi phí của người vay và không làm giảm hiệuquả sử dụng vốn của TCTD do phải giữ lại các tài sản có dự phòng.

- Các chứng chỉ liên quan đến tín dụng: là loại dẫn xuất tín dụng khác baogồm một tập hợp trái phiếu và một hợp đồng quyền chọn tín dụng Chứng chỉ nàyhứa sẽ thanh toán định kỳ lãi suất và thanh toán một lần giá trị như trái phiếu khiđến hạn Quyền chọn tín dụng trên chứng chỉ này cho phép người phát hành giảmcác thanh toán của giấy tờ nếu có sự biến động rõ ràng về tài chính khi giấy tờ giảmgiá trị và khi phát hành chứng chỉ, thông thường giá của chứng chỉ thấp hơn giá trịtrái phiếu

1.4 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel có đưa ra các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng (tại ấn phẩm

số 75 tháng 09/2000) như sau:

1.4.1 Thi ết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp

Nguyên tắc 1: HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và rà soát định kỳ (ít nhất là

hàng năm) chiến lược và chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng Chiến lượcnày phản ánh sức chịu đựng của ngân hàng đối với rủi ro và mức độ sinh lời màngân hàng dự kiến đạt được khi phải gánh chịu các loại rủi ro tín dụng

Nguyên tắc 2: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện chiến

lược rủi ro tín dụng do HĐQT phê duyệt, và xây dựng chính sách và quy trình đểnhận dạng, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng Những chính sách vàquy trình này cần chỉ rõ rủi ro tín dụng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng ởtừng khoản tín dụng cũng như cấp độ quản lý danh mục

Nguyên tắc 3: Ngân hàng cần phải xác định và quản lý rủi ro tín dụng phát

sinh trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động Ngân hàng phải đảm bảo rằng rủi

ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải được kiểm soát và thực hiện theo quy

Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

trình quản lý rủi ro thích hợp trước khi sản phẩm và hoạt động đó được ban hànhhoặc triển khai và phải được phê duyệt trước bởi HĐQT hoặc một ủy ban thích hợp.Các nguyên tắc này quy định ngân hàng cần phải thiết lập một môi trường rủi

ro tín dụng phù hợp hay nói cách khác là phải xác định được mức độ chấp nhận rủi

ro hay khẩu vị rủi ro của ngân hàng

1.4.2 Th ực hiện theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý

Nguyên tắc 4: Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng

được xác định rõ ràng và hiệu quả Những tiêu chí này cần bao gồm những chỉ số rõràng về thị trường mục tiêu của ngân hàng và sự hiểu biết thấu đáo của người vay vốnhay đối tác, nguồn trả nợ của khách hàng cũng như mục đích và cơ cấu tín dụng

Nguyên tắc 5: Ngân hàng phải xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể cho mỗi

khách hàng hoặc đối tác vay vốn, hoặc nhóm khách hàng có liên quan được tổng hợplại theo các loại rủi ro khác nhau theo các phương pháp có nghĩa và có thể so sánhđược cả trong sổ ngân hàng và sổ kinh doanh cả trong và ngoài bảng tổng tài sản

Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần phải có quy trình rõ ràng cho việc phê duyêt mới,

sửa đổi, cấp lại hoặc tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại

Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên nguyên tắc thận

trọng và khách quan Cụ thể là các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân cóliên quan phải được giám sát và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay

1.4.3 Duy trì m ột quy trình đo lường, kiểm soát và quản trị tín dụng phù hợp

Nguyên tắc 8: Ngân hàng cần phải có một hệ thống để thực hiện quản trị và

giám sát thường xuyên, liên tục danh mục các khoản cho vay có rủi ro

Nguyên tắc 9: Ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát điều kiện của từng

khoản tín dụng, bao gồm cả việc xác định đủ mức dự phòng rủi ro tín dụng

Nguyên tắc 10: Ngân hàng cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ để

quản lý rủi ro tín dụng Hệ thống định dạng cần phải nhất quán với bản chất, quy

mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của ngân hàng

Nguyên tắc 11: Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích

để trợ giúp cán bộ quản lý có thể đo lường rủi ro tín dụng phát sinh trong các hoạtđộng trong và ngoài bảng cân đối kế toán Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp

Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các rủi ro tíndụng do tập trung vào một ngành, lĩnh vực.

Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải có hệ thống giám sát cấu trúc tổng thể và chất

lượng danh mục tín dụng

Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần phải đánh giá đầy đủ những biến động về điều

kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai khi xem xét từng khoản tín dụng cũng nhưdanh mục cho vay của mình và cần đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiệnxấu nhất

1.4.4 Đảm bảo kiểm soát đầy đủ rủi ro tín dụng

Nguyên tắc 14: Ngân hàng phải xây dựng hệ thống rà soát, đánh giá độc lập và

liên tục quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng, kết quả rà soát phải đượcbáo cáo trực tiếp HĐQT và Ban điều hành

Nguyên tắc 15: Ngân hàng phải đảm bảo rằng chức năng cấp tín dụng được

quản lý đúng mức và rủi ro tín dụng được kiểm soát theo các giới hạn và chuẩn mựcnội bộ Ngân hàng cần thiết lập và thực thi hệ thống kiểm tra nội bộ và các thông lệkhác để đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ so với chính sách, quy trình và hạnmức được báo cáo một cách kịp thời tới cấp quản lý thích hợp để xử lý

Nguyên tắc 16: Ngân hàng phải có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản

tín dụng có nguy cơ giảm sút, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các trườnghợp nợ xấu tương tự

1.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.5.1 Mô hình qu ản lý rủi ro tín dụng phi tập trung

Với mô hình quản lý rủi ro tín dụng phi tập trung ngân hàng áp dụng sẽ có cơcấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản; triển khai các chiến lược và chính sách linh hoạt.Nhưng mô hình này có nhiều điểm yếu: thiếu sự chuyên môn hóa, thiếu chiều sâutrong công tác quản lý rủi ro; nguy cơ phát sinh rủi ro cao hơn do đơn vị kinh doanh

vì sức ép chỉ tiêu phải tập trung vào mục tiêu doanh số và lơi lỏng công tác quản lýrủi ro, điều quan trọng là mô hình này chỉ phù hợp với ngân hàng quy mô nhỏ, danhsách khách hàng ít, không phức tạp

Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Hiện nay, mô hình này không áp dụng ở bất cứ ngân hàng nào tại hệ thốngNHTM của Việt Nam, thay vào đó là áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung.

1.5.2 Mô hình qu ản lý rủi ro tín dụng tập trung

Ngân hàng áp dụng mô hình này sẽ quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy

mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài; thiết lập và duy trì môi trườngquản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộphận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro; xây dựng chính sáchquản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống và đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cầnthiết, biết áp dụng lý thuyết thực tiễn

Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro tín dụng cấp trụ sở chính

Khởi tạo quan hệ

động

-Quản lý-Các dữ liệu

Đàm phán

-Kỳ hạn-Lịch trả nợ-Các ràng buộc-Tài sản đảm bảo

- Các điều kiện khác

Phê duyệt

-Chuyên viênkiểm soát-Cấp lãnh

-Kiểm tra đảm bảo hồ sơ

được xây dựng theo

-Các số liệu-Các điều kiện ràngbuộc

-Các tài sản đảmbảo

-Các khoản hoàn trả

nợ vay-Đánh giá lại cáckhoản tín dụng

Thanh toán

định kỳ

Các sự kiện bất ngờ

Kế hoạch hành động

-Nhận diện sớm rủi ro tín dụng-Quản lý kế hoạch

+Các điều khoản ghi nhận

+Các nỗ lực thu hồi nợ vay+Các nỗ lực pháp lý

+Tổ chức lại-Chiến lược hành động

Xác định thị trường và phân khúc thị trường mục tiêu

Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.6 Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng

1.6.1 Nh ận dạng rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng bản thân nó thường ẩn chứa trong các khoản vay có vấn đề,

nó diễn biến và thể hiện ra một cách đa dạng và phức tạp Theo Hoàng Thị LanPhương (2005), dấu hiệu rủi ro của khoản tín dụng được sắp xếp theo các nhóm sau:

- Nhóm 1: Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa người vay vốn vớingân hàng Dấu hiệu của rủi ro thể hiện ở chỗ mối quan hệ giữa người vay và ngânhàng có chiều hướng sút giảm Sự hợp tác giữa cán bộ ngân hàng và người vaykhông còn gắn bó Điều này báo hiệu một sự suy thoát về hoạt động kinh doanh củangười vay

- Nhóm 2: Các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý doanh nghiệp củakhách hàng Cụ thể: thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc banđiều hành; hệ thống quản trị hoặc ban điều hành bất đồng về mục đích, quản trị,điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán; cách thức hoạch định chiến lượccủa khách hàng thiếu khoa học; quản lý có tính gia đình; có tranh chấp trong quátrình quản lý; các chi phí quản lý bất hợp lý…

- Nhóm 3: Các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh Cụ thể, (i)Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng cótên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc, Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằmđạt được hợp đồng lớn; (ii) Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: không đúng lúc hoặc

bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác; (iii) Sự cấp báchkhông thích hợp như do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ ra quásớm; các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế; tạo mong đợi trên thịtrường không đúng lúc

- Nhóm 4: Các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật về thương mại, biểu hiện: khókhăn trong phát triển sản phẩm; thay đổi trên thị trường (tỷ giá, lãi suất), thay đổithị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đốithủ cạnh tranh; những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt chú ý sự tácđộng của các chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động; sản phẩm củakhách hàng mang tính thời vụ cao…

Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

- Nhóm 5: Các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán Cụ thể: chuẩn

bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính;các dấu hiệu phi tài chính khác như những vấn đề về đạo đức, sự xuống cấp nghiêmtrọng của nơi kinh doanh hay nơi lưu giữ hàng hóa quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu

Trong tất cả các dấu hiệu trên, dấu hiệu rõ ràng nhất và có ý nghĩa nhất làkhách hàng chậm thanh toán khoản gốc và lãi vay

1.6.2 Đo lường rủi ro tín dụng

 Theo mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng;

- Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản;

- Tỷ lệ nợ xấu: Tổng dư nợ xấu/Tổng dư nợ;

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Tổng dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ;

- Khả năng bù đắp rủi ro: (VCSH + DPRR)/Tổng dư nợ xấu;

- Cơ cấu danh mục cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề;

- Tỷ trọng cho vay theo lĩnh vực nhạy cảm: Dư nợ cho vay kinh doanh chứngkhoán, dư nợ cho vay bất động sản;

- Tỷ trọng dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ;

- Tỷ trọng cho vay, bảo lãnh của 1 khách hàng lớn/Vốn tự có;

- Tỷ trọng cho vay 1 nhóm khách hàng liên quan/Vốn tự có

 Theo mô hình toán tổn thất dự kiến (Expected Loss/VAR)

- Tổn thất dự kiến EL = EAD x PD x LGD

Trong đó: EL = Expected Loss (Tổn thất dự kiến)

EAD = Exposure at Default (Dư nợ có rủi ro)

PD = Probability of Default (Xác suất xảy ra rủi ro)LGD = Loss Given Default (Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trảđược nợ)

Tổn thất dự kiến thể hiện tổn thất tín dụng bình quân của ngân hàng Việcđịnh giá tiền vay của ngân hàng phải đủ để bù đắp tổn thất tín dụng bình quân này

- VAR (Value at Risk): Giá trị rủi ro là số tiền tối đa có thể tổn thất của mộtdanh mục trong một giai đoạn nhất định với một độ tin cậy nhất định

Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Cho vay nội bộ (một khách hàng): ≤ 5% vốn theo quy định của cơ quan quản lý;

- Cho vay nội bộ (đối với tất cả khách hàng): ≤ 100% vốn quy định của cơquan quản lý

Bên cạnh đó, NHNN cũng quy định đảm bảo các hạn mức về khách hàng,ngành nghề và khu vực địa lý Cụ thể như sau:

- Hạn mức theo nhóm: xác định mức rủi ro tối đa đối với các công ty có liênquan trong cùng một tập đoàn Cần có những nguyên tắc rõ ràng đối với các công ty

có liên quan Ví dụ như các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn hoặc sởhữu phần lớn vốn (>30% cổ phần) được coi là cùng thuộc về một công ty sở hữuvốn hay các công ty cùng thuộc sở hữu của một người

- Hạn mức theo xếp hạng tín nhiệm Trong một tổ chức tài chính điển hình thìphần lớn các tài sản đều được xếp hạng ở mức đầu tư, tuy nhiên các loại rủi ro (đã

Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

được phản ánh thông qua việc phân bổ vốn kinh tế) lại phát sinh từ các nghĩa vụđược xếp hạng dưới mức đầu tư.

Quản lý và điều chỉnh danh mục tài sản được chia nhỏ theo từng hạng tíndụng được coi là một trong những công cụ quản lý rủi ro hiệu quả nhất hiện nay

- Hạn mức theo ngành: phụ thuộc vào hạn mức cho từng công ty Đối với mộtngành kinh doanh nhất định thì cần ước tính số lượng thực tế các công ty trong danhmục và mức xếp hạng tín nhiệm bình quân

Hạn mức theo ngành là kết quả của hạn mức cho một công ty tương ứng vớimức xếp hạng tín nhiệm bình quân và số lượng thực tế các công ty

- Hạn mức theo quốc gia: các tổ chức tài chính có nhiều hoạt động đầu tư quốc

tế cần quản lý hạn mức rủi ro đối với từng quốc gia, nhất là đối với các quốc giađược xếp hạng A và thấp hơn

Hạn mức cho từng quốc gia ít nhất cũng phải bằng với tập đoàn có cùng mứcxếp hạng tín nhiệm

c Nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định tín dụng

Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), phân tích tín dụng là quá trình thu thập, xử

lý thông tin một cách khoa học nhằm hiểu rõ thêm về khách hàng và phương án sảnxuất kinh doanh để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng

Mục đích của thẩm định là đánh giá một cách chính xác và trung thực khảnăng sinh lợi của một dự án, qua đó xác định được khả năng thu hồi nợ khi ngânhàng cho vay để đầu tư vào dự án đó

Chính vì vậy, công tác phân tích và thẩm định tín dụng là những khâu rất quantrọng trong quy trình cho vay nhằm để trả lời câu hỏi: cho vay hay không cho vay

Trong khi thẩm định tín dụng, CBTD cần lưu ý và quan tâm nhất tới các vấn

đề về đảm bảo đầy đủ hồ sơ vay vốn; đánh giá khách hàng về tình hình chung vàtình hình tài chính, TSĐB và khả năng trả nợ Đặc biệt, điền đầy đủ thông tin vàkhách quan xếp hạng tín dụng cho từng khách hàng, từng khoản vay

Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ đo lường rủi ro tín dụng thông quaphương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thôngtin tài chính và phi tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD đó

Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để việc chấm điểm tín dụngđược chính xác, khoa học, các NHTM phân chia khách hàng có quan hệ tín dụngthành các nhóm nhỏ như: nhóm khách hàng là định chế tài chính; nhóm khách hàng

là doanh nghiệp; nhóm khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh… Tùy theo chínhsách cũng như cơ cấu tổ chức của từng ngân hàng mà phân chia nhóm khách hàngtrên là khác nhau

- Ngăn ngừa rủi ro: chương trình sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất

và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra Các hành động ngăn ngừa rủi ro nhằm can thiệpvào ba mắt xích trên chuỗi rủi ro: mối hiểm họa rủi ro; yếu tố môi trường; sự tươngtác Sự can thiệp này thể hiện như sau: thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa; thay thếhoặc sửa đổi môi trường với mỗi hiểm họa; can thiệp vào quy trình tác động lẫnnhau giữa mỗi hiểm họa và sự tương tác

- Giảm thiểu tổn thất: các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi robằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêmtrọng của tổn thất)

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: đây là một nỗ lực của tổ chứclàm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng Kỹ thuật này thường sửdụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khoán Ngân hàng nên chianguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng nhiều ngành nghề khácnhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau Điều này vừa mởrộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương danh thế vừađạt được mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm

Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng vàquản lý rủi ro tín dụng, nêu rõ về các vấn đề then chốt trong quản lý rủi ro tíndụng như phương pháp quản lý, nguyên tắc quản lý và mô hình quản lý mà cácNHTM tại Việt Nam đang áp dụng Đặc biệt, chương này đã trình bày khái quátcác bước trong quản lý: nhận dạng rủi ro – đo lường rủi ro – biện pháp quản lý –kiểm soát rủi ro

Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng và đưa ra giảipháp nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ Antrong các chương tiếp theo

Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH NGHỆ AN

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An

2.1.1 Gi ới thiệu sơ lược

Nghệ An là một tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, giao thôngđường bộ, đường thủy, đường hàng không, cùng những chính sách phát triển kinh tế

- xã hội năng động Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An được coi là trung tâm kinh tế,tài chính, thương mại và du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ Chính vì vậy, Nghệ An

có rất nhiều tiềm năng về huy động vốn và tín dụng, đây là thị trường rất tiềm năngcho hoạt động tài chính ngân hàng

Với nhận định như vậy, ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng TMCP SàiGòn – Hà Nội chính thức khai trương Chi nhánh Nghệ An tại 58 Lê Lợi, Hưng Bình,

TP Vinh, Nghệ An, nâng tổng số điểm giao dịch của SHB lên đến con số 55 Sựkiện khai trương SHB Chi nhánh Nghệ An đánh dấu bước phát triển về quy mômạng lưới của SHB đồng thời mở đầu cho sự phát triển của ngân hàng tại Nghệ Annói riêng cũng như khu vực Bắc Trung Bộ nói chung

- Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNHNGHỆ AN

- Địa chỉ: 58 Lê Lợi, Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 3560 388 Fax: (038) 3560 399

Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, SHB Nghệ An đã đạt được nhiềukết quả trên các lĩnh vực với tốc độ tăng trưởng nhanh Các dịch vụ và tiện ích củaSHB đã được nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn đánh giá cao và được sự tín nhiệmcủa khách hàng, số lượng khách hàng liên tục tăng nhanh Việc mở rộng mạng lướihoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An là một trong những chiến lược của HĐQT vàBan Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Hiện nay, SHB Nghệ An gồm 1 VP Chi nhánh và 8 PGD Cụ thể như sau:

Ngày 14 tháng 5 năm 2009, khai trương PGD Thái Phiên

- Địa chỉ: 86 Thái Phiên, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Cùng ngày 14 tháng 5 năm 2009, khai trương PGD Hồ Tùng Mậu

- Địa chỉ: Số 09 Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 860 0145 Fax: (038) 860 0144

Ngày 17 tháng 8 năm 2009, PGD Thái Hòa khai trương

- Địa chỉ: Khối 250 phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 874 0063 Fax: (038) 874 0065

Ngày 18 tháng 8 năm 2009, mở thêm PGD Diễn Châu

- Địa chỉ: Khối 4 thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 3623 766 Fax: (038) 3623 3768

Ngày 18 tháng 11 năm 2009, tiếp tục khai trương thêm PGD Quán Bàu

- Địa chỉ: Tầng 1, Trung tâm thương mại CK Plaza số 3A, Nguyễn Trãi, QuánBàu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 3515 296 Fax: (038) 3515 298

Ngày 27 tháng 10 năm 2010, PGD Quỳnh Lưu chính thức đi vào hoạt động

- Địa chỉ: Khối 1, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 8649 345 Fax: (038) 8649 456

Ngày 17 tháng 12 năm 2010, PGD Đô Lương khai trương

- Địa chỉ: Khối 4, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 371 1252 Fax: (038) 371 1254

Ngày 01 tháng 01 năm 2011, SHB Nghệ An mở thêm PGD Nghi Lộc

- Địa chỉ: Khối 4, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Số điện thoại: (038) 361 1990 Fax: (038) 361 1992

Với hệ thống VP Chi nhánh và các PGD như hiện nay, SHB Nghệ An đangdần khẳng định vị thế và thương hiệu của ngân hàng SHB Nghệ An vẫn tiếp tụcphát triển hệ thống này đồng thời đang tìm kiếm các thị trường khác nhằm mở thêmmột số PGD trong thời gian gần nhất

Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

2.1.2 Báo cáo k ết quả kinh doanh

Qua Bảng 2.1, ta thấy huy động vốn năm 2012 tăng so với năm 2011 Cụ thể,

số tiền huy động năm 2012 là 1177 tỷ đồng, tăng 513 tỷ đồng so với năm 2011tương đương tăng 77,26% Với kết quả này, có thể xem là một dấu hiệu tích cựccho Chi nhánh nhưng phải xét thêm tình hình cho vay mới có thể khẳng định đó làmột kết quả tốt và cần khích lệ

Lĩnh vực huy động vốn trong năm 2012 của SHB Nghệ An được đánh giá làkhá tốt, đưa SHB Nghệ An lên top những ngân hàng huy động tốt nhất trên địa bàn.Tổng nguồn vốn huy động của SHB Nghệ An chiếm 2,90% thị phần trong địa bàntỉnh Để đạt được kết quả trên, Chi nhánh thực hiện tốt những chính sách chăm sóckhách hàng phù hợp, đặc biệt là nguồn vốn dân cư Tuy nhiên, lãi suất bình quânhuy động tại Chi nhánh còn ở mức khá cao Nguyên nhân là do nguồn tiền gửikhông kỳ hạn của Chi nhánh Nghệ An chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng nguồn vốnhuy động Thêm vào đó, Chi nhánh chưa kiểm soát chặt chẽ doanh thu chuyển về

Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

của các khách hàng có dư nợ tín dụng nên chưa phát triển được nguồn tiền gửikhông kỳ hạn cũng như dòng tiền chuyển qua tài khoản theo phê duyệt của Hộiđồng tín dụng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Các đơn vị kinh doanh có số dư tăng trưởng tuyệt đối khá so với năm 2011 là:PGD VP Chi nhánh, PGD Hồ Tùng mậu, PGD Thái Hòa, PGD Thái Phiên…

Lãi suất cho vay còn cao so với các ngân hàng cổ phần và NHTM Nhà nướctrên địa bàn là nguyên nhân chủ yếu hạn chế số khách hàng vay, ngoài ra một số cán

bộ tín dụng vẫn còn đang quá thụ động, chưa thực sự chủ động tìm kiếm kháchhàng để thu hút và đầu tư cho vay Việc điều chỉnh lãi suất cho vay có lúc chưa kịpthời, chưa triệt để thu phí trả nợ trước hạn của CBTD cũng phần nào ảnh hưởng đếnkết quả kinh doanh

Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Cơ cấu khách hàng chưa thực sự ổn định và bền vững, chưa đi theo chính sáchbán lẻ của Hội sở định hướng và chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của các đối tác,bạn hàng của SHB.

Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được tuân thủ đầy đủ

và thực hiện nghiêm túc nên phát sinh nhiều món vay là nợ quá hạn, nợ xấu Đồngthời, chất lượng công tác thẩm định chưa cao, hồ sơ cho vay thể hiện qua công tácthanh tra của NHNN, Kiểm tra Kiểm soát nội bộ phản ánh chất lượng kém, thiếunhiều giấy tờ theo quy định Nợ quá hạn và đặc biệt nợ xấu xử lý thu hồi chậm, cònthiếu các biện pháp thu hồi Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa các sai sót sau thanh trakiểm tra thực hiện còn chậm, chưa triệt để và thiếu trách nhiệm của CBTD cũnglàm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng caotrong thời gian tới và khó đưa ra về tỷ lệ an toàn cho phép nếu thiếu các biện pháp

xử lý hữu hiệu

Nợ quá hạn và nợ xấu của các đơn vị kinh doanh làm ảnh hưởng nhiều đến kếtquả lợi nhuận của Chi nhánh do “cộng hưởng kép”: thứ nhất là dư nợ không thuđược lãi, thứ hai là phải trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể

Chi nhánh chưa chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm bán lẻ, hầu nhưvẫn chỉ tập trung vài một sản phẩm truyền thống, dư nợ lớn như cho vay mua nhà,cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên, vẫn có những đơn vị kinh doanh có chất lượng tín dụng tốt là PGDQuỳnh Lưu, PGD Đô Lương, PGD Hồ Tùng Mậu, PGD Thái Hòa…

c Phân tích tình hình dư nợ

Tổng dư nợ cho vay lũy kế đến tháng 12 năm 2012 đạt 911 tỷ đồng, đạt73,40% kế hoạch dư nợ cả năm 2012 Tính đến 31/12/2012, toàn Chi nhánh có 1591khách hàng có quan hệ tín dụng trong đó 250 khách hàng tổ chức và 1341 kháchhàng cá nhân

Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Biểu đồ 2.1: Dự nợ qua 12 tháng năm 2012 của SHB Nghệ An

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của SHB Nghệ An qua 2 năm

Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

trạng khách hàng mục tiêu của Chi nhánh Nghệ An cũng như tình hình kinh tế vĩ

mô trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khókhăn và bế tắc, nhiều dự án bị trì hoãn và có thể trì hoãn vô điều kiện, khả năng tiếpcận nguồn vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại…

Nếu xét theo đối tượng khách hàng, dư nợ của khách hàng cá nhân và kháchhàng tổ chức tương đương nhau Điều này hợp lý với chính sách cho vay của Hội sở,chính sách Hội sở đã định hướng

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 tại Chi nhánh đã không còn dư nợ ngoại tệ

d Nhận xét chung về kết quả kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của SHB Nghệ An

Thu nhập qua các năm tăng đồng thời với chi phí, trong tổng thu nhập chủ yếu

từ hoạt động tín dụng, chiếm khoảng hơn 90% thu nhập Năm 2012, thu nhập tăng13,73% với số tiền tuyệt đối tăng 7,750 tỷ đồng so với năm 2011 Bên cạnh đó, chiphí năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 nhưng với tốc độ chậm hơn so với thu nhập.Lợi nhuận năm 2012 đạt 24,570 tỷ đồng, tăng 26,52% so với năm 2011

Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An

2.2.1 Nh ững vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An

a Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An

Nhận định thị trường kinh doanh thực tế và điều kiện cụ thể của Chi nhánh,SHB Chi nhánh Nghệ An áp dụng một số phương pháp quản lý rủi ro tín dụng Cụthể: (i) Phương pháp nâng cao chất lượng tín dụng; (ii) Phương pháp trích lập dựphòng rủi ro; (iii) Phương pháp phân tán rủi ro

- Phương pháp nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích kỹlưỡng các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Đây là phương pháp phổbiến và truyền thống trong hệ thống các TCTD ở nước ta hiện nay Ngân hàng SHBban hành Quyết định Ban hành quy chế cho vay (2010) nêu rõ các vấn đề quantrọng cũng như quy trình, thủ tục cấp tín dụng cần thiết trước khi đầu tư

- Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro: Chi nhánh tính trích lập dự phòng đốivới các khoản nợ đã thực hiện phân loại bao gồm các khoản nợ nội bảng và các camkết bảo lãnh, chấp nhận thanh toán Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiệnnhư sau:

 Tỷ lệ trích lập dự phòng: (i) Dự phòng cụ thể: nhóm 1- 0%; nhóm 2 – 5%;nhóm 3 – 20%; nhóm 4 - 50%; nhóm 5 – 100%; (ii) Dự phòng chung: Chi nhánhthực hiện trích dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1đến nhóm 4

 Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức

R = Max {0, (A- C)} x r

Trong đó: R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Giá trị của khoản nợC: Giá trị của TSĐBr: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thểCông thức trên được hiểu như sau: Nếu giá trị của khoản nợ nhỏ hơn giá trịTSĐB thì Số tiền dự phòng cụ thể phải trích là: R = 0 x r = 0; Nếu giá trị của khoản

nợ lớn hơn giá trị TSĐB thì Số tiền dự phòng cụ thể phải trích là: R = (A – C) x r

Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

- Phương pháp phân tán rủi ro dựa trên danh mục cho vay đa dạng và nhiềukhách hàng khác nhau SHB Chi nhánh Nghệ An xây dựng và phát triển danh mụckhá hoàn thiện theo đúng chính sách và định hướng phát triển của Hội sở Danhmục cho vay được phân loại theo mục đích tín dụng (cho vay phục vụ sản xuất kinhdoanh, tiêu dùng cá nhân, mua bán bất động sản, sản xuất nông nghiệp…); theo thờihạn tín dụng (cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn); theo mức độ tín nhiệmcủa khách hàng ( cho vay không có đảm bảo và cho vay có đảm bảo); theo phươngthức cho vay (cho vay theo món, hạn mức tín dụng và hạn mức thấu chi).

Ta thấy các phương pháp ngân hàng SHB Chi nhánh Nghệ An áp dụng lànhững phương pháp rất phổ biến nhưng rất hiệu quả Điều này có thể giải thích là

do SHB Chi nhánh Nghệ An mới được thành lập nên đang có những chính sáchkhuyến khích huy động vốn và cho vay, tạo dựng hình ảnh đối với khách hàng Bêncạnh đó, môi trường và đặc điểm của thị trường TP Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ Annói chung không phức tạp như các thành phố trung tâm khác như Hà Nội hay TP

Hồ Chí Minh Tuy nhiên với tính chất ngày càng phức tạp trong việc phân tíchthông tin khách hàng và tình hình tài chính của khách hàng thì SHB Nghệ An nên

áp dụng thêm các biện pháp phức tạp và hiệu quả hơn

b Đảm bảo các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel

Ngân hàng SHB Chi nhánh Nghệ An nói riêng và hệ thống ngân hàng SHBnói chung đã và đang hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định và chính sách nhằm đểthực hiện tốt nhất các yêu cầu của Ủy ban Basel Các nguyên tắc về thiết lập môitrường rủi ro tín dụng phù hợp và thực hiện một quy trình cấp tín dụng hợp lý đãđược SHB thực hiện tốt Nhận diện môi trường kinh doanh nhanh chóng, luôn bámsát thị trường kinh tế để điều chỉnh các quy định luôn là những ưu tiên hàng đầu củaSHB Bên cạnh đó, do xuất phát điểm là một ngân hàng nông thôn, thời gian chuyểnđổi lên ngân hàng đô thị chưa được bao lâu nên hệ thống giám sát cấu trúc tổng thể

và chất lượng danh mục tín dụng chưa được hoàn thiện (Nguyên tắc 12).

Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

c Sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại SHB Chi nhánh Nghệ An

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro tín dụng cấp chi nhánh

Với quy trình quản lý rủi ro trên, SHB Chi nhánh Nghệ An xác định rõ tráchnhiệm và nghĩa vụ của các cán bộ trong quy trình Về mặt này, Chi nhánh thực hiệnrất tốt, các cán bộ luôn ý thức được trách nhiệm của mình và luôn phấn đấu thựchiện tốt nhất có thể Đó là một ưu điểm lớn cho Chi nhánh nhằm hạn chế tốt đanhững rủi ro có thể tránh trong quá trình cấp tín dụng và giải ngân tín dụng

Theo quan điểm của SHB, quy trình quản lý rủi ro tín dụng sẽ được điều chỉnhtheo sự thay đổi của quy trình tín dụng Cụ thể như sau:

Hội đồng tín dụng Giám đốc Chi nhánh

+ Chịu trách nhiệm chung các hoạt động tín dụng+ Quyền phê duyệt

Phó Giám đốc phụ trách Tín dụng

+ Quản lý các hoạt động tín dụng+ Phê duyệt theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh

Kiểm soát kiểm tra

Chuyên viên tín dụng/ Quan hệ KH+ Tiếp cận KH + Giám sát tín dụng+ Khởi tạo quan hệ tín dụng

+ Thẩm định tín dụng

+ Đề xuất cấp tín dụng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Hình 2.2: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại SHB

Qua quy trình trên, ta thấy SHB nhận diện đúng nhu cầu và thực trạng quy trìnhquản lý rủi ro tín dụng theo sự thay đổi của qúa trình tín dụng hiện tại của các ngânhàng TMCP hiện đại trên thế giới và thị trường ngân hàng tại Việt Nam Điều đó,giúp cho SHB xác định đúng chiến lược và mục tiêu quản lý rủi ro chiến lược từ đóhạn chế được những rủi ro trong tín dụng nói riêng và rủi ro ngân hàng nói chung.Theo quy trình tín dụng truyền thống, giai đoạn Tác nghiệp chiếm vai trò quantrọng với tỷ trọng 75%, trong đó Cấu trúc giao dịch và Lập tờ trình tín dụng là quantrọng nhất Hoạch định và Giám sát chiếm tỷ trọng nhỏ so với Tác nghiệp và nhữngcông việc cần thiết không quy định rõ Nhưng quy trình tín dụng theo hướng quản

lý danh mục hiện đại thì ngược lại, Hoạch định và Giám sát chiếm tỷ trọng cao hơn

so với Tác nghiệp Điều này phản ánh đúng yêu cầu của thực tế Quản lý rủi ro tíndụng bắt đầu từ giai đoạn Hoạch định, và nếu thực hiện tốt giai đoạn này thì cácgiai đoạn sau sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro

Quy trình tín dụng theo hướng quản

lý danh mục hiện đại

- Giám sát chất lượng hoạt động

- Quản lý hoạt động thu hồi nợ

- Giám sát chất lượng hoạt động

- Quản lý hoạt động thu hồi nợ

Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w