Để có thể tồn tại, đứng vững và lớn mạnh trên thương trường,đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải chủ động trong công tác xác định nhu cầuvốn và tổ chức huy động vốn cũng như sử dụng có hiệ
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 Những vấn đê cơ bản về vốn lưu động của doanh nghiệp: 3
1.1.1 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của VLĐ 3
1.1.2 Phân loại và kết cấu của vốn lưu động: 4
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp: 7
1.1.4 Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ: 7
1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ của DN: 11
1.2.1 Khái niệm: 11
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ: 12
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ: 14
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại DN 16
1.2.5 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN: 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ KIM HAN NAM TẠI HÀ NỘI 19
2.1 Một số nét khái quát về công ty 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19
2.1.2 Tổ chức bộ máy của công 20
2.2 Nguồn hình thành vốn lưu động 25
2.2.1 Nguồn vốn lưu động thường xuyên 25
2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 28
Trang 22.3.1 Khái quát cơ cấu TSLĐ 28
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 31
2.3.3 Số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động 32
2.3.4 Hệ số đảm nhiệm và sức sản xuất của vốn lưu động 36
2.3.5 Sức sinh lời của vốn lưu động – Hệ số thanh toán hiện thời – Hệ số thanh toán nhanh 37
2.4 Một số vấn đề tồn tại trong việc sử dụng vốn lưu động tại công ty 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY 41
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 41
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Đầu tư Kim Han Nam 41
3.2.1 Giải pháp quản lý vốn 41
3.2.2 Giải pháp quản lý khoản phải thu 42
3.2.3 Bố trí lại cơ cấu vốn của Công ty 43
3.2.4 Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động 43
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều cầnphải có vốn Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự rađời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyếtđịnh trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Trong cơ cấuvốn của doanh nghiệp thì vốn lưu động được xem như là “ mạch máu”, là
“nhựa sống” để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đượcdiễn ra một cách thường xuyên liên tục Thực tế cho thấy, có không ít doanhnghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề như: sảnxuất bị đình trệ, không thể thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không cókhả năng trả nợ người lao động và trả nợ nhà cung cấp khi đến hạn thanhtoán…vì lí do thiếu VLĐ Ngược lại, có nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạngthừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí làm phát sinhnhiều chi phí không hợp lý, từ đó làm hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảmsút và làm giảm lời nhuận của doanh nghiệp Chính vì thế, công tác tổ chứcquản lý và sử dụng vốn nói chung, VLĐ nói riêng luôn đóng vai trò rất quantrọng đối với hoạt động của doanh nghiệp
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập sâu rộngcủa nền kinh tế toàn cầu đã đem lại cho các doanh nghiệp cả những cơ hội vàthách thức mới Để có thể tồn tại, đứng vững và lớn mạnh trên thương trường,đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải chủ động trong công tác xác định nhu cầuvốn và tổ chức huy động vốn cũng như sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có củamình; trong đó có VLĐ Đây là một bài toán không hề đơn giản đối với tất cảcác doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đềuphải tự tìm cho mình lời giải thích hợp nhất, tối ưu nhất cho bài toán trên
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng với quá trình tìmhiểu thực tế tại công ty và sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ :Ngô Huy
Cương , em quyết định chọn đề tài:
Trang 5“ Vốn lưu động và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KIM HAN NAM tại Hà Nội ” để thực hiện chuyên
đề cuối khóa của mình
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Những lý luận cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu
động tại công ty
Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức hợp lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty
Do sự hạn chế nhất định về kiến thức, điều kiện nghiên cứu và thờigian thực tập tại công ty nên chuyên đề này khó tránh khỏi những sai sót Emrất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cácbạn và những người quan tâm để chuyên đề hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thạcsĩ:Ngô Huy Cương – Giảng viên khoa tài chính doanh nghiệp, cao đẳng kinhtế-kĩ thuật Hà Nội chính cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng nguồn vốn,các phòng ban khác tại công ty đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để em
có thể hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Hoa
Trang 6CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đê cơ bản về vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm, nội dung và đặc điểm của VLĐ
* Khái niệm, nội dung:
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản: Sức lao động, đốitượng lao động, và tư liệu lao động Quá trình sản xuất kinh doanh là quátrình kết hợp các yếu tố đó lại với nhau để tạo ra sản phẩm Trong đó, tư liệulao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…) khi thamgia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu vàtham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh; giá trị của nó được chuyển dịch từ từtừng phần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi từng phần sau mỗi chu kỳkinh doanh Còn đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuấtkinh doanh, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó đượcdịch chuyển toàn bộ trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳkinh doanh
Các tư liệu lao động xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản cốđịnh, còn xét về mặt hình thái giá trị được gọi là VCĐ của doanh nghiệp Các đối tượng lao động xét về mặt hình thái hiện vật được gọi là tài sảnlưu động, còn xét về mặt giá trị được gọi là VLĐ của doanh nghiệp
Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường được chia thành: tài sản lưuđộng sản xuất và tài sản lưu động lưu thông
Tài sản lưu động sản xuất: gồm những vật tư dự trữ để đảm bảo cho
quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu…
Trang 7Tài sản lưu động lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Như vậy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành lên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thường xuyên, liên tục.
* VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh
Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy: VLĐ là điều kiện vật chấtkhông thể thiếu được của quá trình tái sản xuất; là công cụ phản ánh, đánh giáquá trình vận động của vật tư Thông qua tình hình luân chuyển VLĐ có thểkiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại và kết cấu của vốn lưu động:
1.1.2.1 Phân loại vốn lưu động:
* Căn cứ vào hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn, VLĐ
có thể chia thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đangchuyển
+ Các khoản phải thu gồm: Phải thu của khách hàng là chủ yếu, ngoài racòn có khoản ứng trước cho người bán, phải thu nội bộ
- Vốn về hàng tồn kho:
+ Trong doanh nghiệp sản xuất vốn về hàng tồn kho gồm: vốn về vật tư
dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm
Trang 8+ Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giátrị các loại hàng hóa dự trữ.
* Căn cứ vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ có thể chia thành các loại chủ yếu sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:
+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính: là giá trị các loại nguyên vật liệuchính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thựcthể của sản phẩm
+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ dùng cho sảnxuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thểchính của sản phẩm
+ Vốn nhiên liệu: là giá trị các loại nhiên liệu dụ trữ dùng cho sản xuấtkinh doanh
+ Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửachữa các TSCĐ
+ Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại bao bì dùng để đóng gói sản phẩmtrong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
+ Vốn công cụ, dụng cụ nhỏ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không
đủ tiêu chuẩn TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh
- Vốn lưu động trong khâu trức tiếp sản xuất bao gồm:
+ Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sảnxuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất( giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm)
+ Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinhnhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như chi phí cải tiết
kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm các khoản:
+ Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong,đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho
Trang 9+ Vốn bằng tiền
+ Vốn trong thanh toán: gồm các khoản phải thu, các khoản tiền tạm ứngtrước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ.+ Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn
1.1.2.2 Kết cấu vốn lưu động:
Kết cấu VLĐ chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố chính sau:
- Nhóm nhân tố về cung ứng vật tư: như khoảng cách giữa doanh nghiệpvới đơn vị cung ứng, khả năng cung ứng của thị trường nói chung, kỳ hạnmua vật tư và khối lượng vật tư cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụcủa chủng loại vật tư cung cấp
- Nhóm nhân tố về sản xuất:
+ Chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dởdang Nếu chu kỳ sản xuất càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dởdang sẽ càng nhiều và ngược lại
+ Trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của doanhnghiệp, độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; đặc điểm quy trình công nghệ sẽảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất sản phẩm Thông thường, sản xuất giản đơn,quy trình công nghệ đơn giản thì lượng vốn ứng ra nhỏ và ngược lại
+ Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tỷ trọngVLĐ bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ
- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán:
+ Phương thức thanh toán, phương thức bán hàng họp lý, giải quyếtnhanh gọn, kịp thời sẽ làm giảm tỷ trọng vốn phải thu
+ Hợp đồng cung cấp hoặc đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tùy thuộc vàothời hạn cung cấp và giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu cung cấpthường xuyên, ổn định thì dự trữ sẽ ít đi
+ Trình độ quản lý các khoản thu của doanh nghiệp và việc chấp hành kỷluật thanh toán của khách hàng
Trang 101.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp:
* Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: VLĐ được hình thành từ hai nguồn: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
+ Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn ổn định có tính chất dài hạn đểhình thành TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ TSLĐ thường xuyên tùy thuộcvào chiến lược tài chính của doanh nghiệp) Nguồn vốn này có thể huy động
từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thế vay dài hạn
từ các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng
Tại một thời điểm:
Nguồn VLĐ
thường xuyên =
Tổng nguồn vốnthường xuyên củadoanh nghiệp
-Giá trị còn lạicủa TSCĐ và
TS dài hạn khác
Hoặc có thế xác định bằng công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ dài hạn
+ Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm)doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐphát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn thườngbao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắnhạn khác
1.1.4 Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ:
1.1.4.1 Nhu cầu VLĐ
Chu kỳ kinh doanh của một DN là khoảng thời gian trung bình cần thiết
để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất sản phẩm và bán được sản phẩm, thu được tiền bán hàng Thông thường, người ta chia chu kỳ kinh doanh của DN thành 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư: trong giai đoạn này, hoạt động
của DN là tạo nên một lượng vật tư dự trữ Nếu DN trả tiền ngày thì tươngứng với luồng vật tư đi vào sẽ phát sinh luồng tiền ra khỏi DN Nếu DN thực
Trang 11hiện mua chịu tức là mua trước, trả sau đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã
đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp tương ứng với khoản nợ phải trả đã phátsinh hay nói một cách khác nhà cung ứng vật tư đã cấp cho doanh nghiệp mộtkhoản tín dụng thương mại để tài trợ nhu cầu VLĐ
* Giai đoạn sản xuất: Trong giai đoạn này, vật tư được xuất dần ra để
sử dụng và chuyển hóa sang hình thái sản phẩm dở dang và thành phẩn Đểthực hiện quá trình sản xuất, DN phải ứng ra một số VLĐ nhất định
* Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng: Sau khi thành phẩm,
hàng hóa nhập kho, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng Nếu doanh nghiệpbán và thu tiền ngày thì tương ứng với luồng thành phẩm hàng hóa đi ra khỏi
DN sẽ có một luồng tiền đi vào DN, như vậy doanh nghiệp đa thu hồi được sốvốn ứng ra tiếp tục sử dụng số vốn đó vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo
Như vậy, trong chu kỳ kinh doanh của DN phát sinh nhu cầu VLĐ
Nhu cầu VLĐ của DN: là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lường dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nwoj sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khaorn nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền kuowng phải trả, tiền thuế phải nộp ), có thể xác định theo công thức sau:
Nhu Mức dự khoản phải khoản phải trả nhà cung
cầu = trữ hàng + thu từ khách - cấp và các khoản nợ phải
VLĐ tồn kho hàng trả khác có tính chu kỳ.
Số VLĐ DN phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu VLĐ lớn haynhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh Trong công tác quản lý VLĐ, một vấn đềquan trọng là phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết tương ứng với mộtquy mô và điều kiện kinh doanh nhất định
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ
để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục nhưngvẫn tiết kiệm một cách hợp lý
Trong điều kiện ngày nay, khi các doanh nghiệp thực hiện tự chủ tài
Trang 12chính thì mọi nhu cầu VLĐ các DN đều phải tự tài trợ Do đó, việc xác địnhđúng đắn và hợp lý nhu cầu VLĐ thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọngbởi vì:
- Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn, hợp lý
là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ
- Đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu VLĐ cho hoạt động kinh doanh của
DN tiến hành bình thường và liên tục
+ Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dẫn đến tìnhtrạng thừa vốn, ứ đọng vật tư, vốn chậm luân chuyển, gia tăng những chi phíkhông cần thiết, giảm lợi nhuận
+ Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây ra nhiều khókhăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, gây gián đoạn sản xuất,thanh toán chậm, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng
vốn lưu động của DN:
Nhu cầu vốn lưu động của DN là một đại lượng không cố định và phụthuộc vào nhiều yếu tố Do đó, muốn xác định đúng đắn nhu cần VLĐ, nhàquản lý DN cần thiết phải chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cần VLĐcủa DN Các nhân tố đó bao gồm:
+ Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như:Chu kỳ kinh doanh, quy mô kinh doanh Tính chất thời vụ trong công việckinh doanh Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà DN phảnứng ra và thời gian ứng vốn
+ Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: khoảng cáchgiữa DN và nhà cung cấp vật tư,hàng hóa, giữa DN với thị trường bán hàng;
sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa; điều kiện và phương tiện vận tải + Chính sách của DN trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanhtoán
Trang 131.1.4.3 Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của DN:
Phương pháp trực tiếp:
Trình tự tiến hành của phương pháp này như sau:
* Xác định nhu cầu VLĐ để dự trữ HTK cần thiết:
+ Xác định nhu cầu vốn dự trữ nguyên liệu hoặc hàng hóa
+ Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang
+ Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước
+ Xác định nhu cầu vốn thành phẩm
* Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấpcho khách hàng
* Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp
* Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của DN theo công thức đã nêu ở phần Nhu cầu VLĐ xác định theo thương pháp này tương đối sát và phù họpvới các DN trong điều kiện hiện nay Tuy nhiên, phương pháo này có hạn chế
là việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều, mất thờigian, không xác định được nhu cầu VLĐ cho tiền mặt, tiền gửi, các khoảntrong thanh toán
Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầuvốn Ở đây có thể chia làm 2 trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệp thực tế của các DN
cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu VLĐ cho DN mình Việc xác địnhnhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số VLĐ tính theo doanh thu được rút
ra từ thực tế hoạt động của các DN cùng loại trong ngành Trên cơ sở đó xemxét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của DN mình để tính ra nhucầu VLĐ cần thiết
Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản, giúp DN ước tínhnhanh chóng nhu cầu VLĐ Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi
Trang 14thành lập DN với quy mô nhỏ Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là độtin cậy của kết quả tính toán chưa cao.
- Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời
kỳ tiếp theo Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệgiữa các yếu tố họp thành nhu cầu VLĐ gồm: Hàng tồn kho, nọ phải thu từkhách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua
để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này
để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo
Trình tự tiến hành của phương pháp này như sau:
* Xác định số dư bình quân các khaorn hợp thành nhu cầu VLĐ trongnăm báo cáo Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tìnhhình để loại trừ số liệu không hợp lý
* Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báocáo Từ đó, xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần
* Xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch
1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ của DN:
1.2.1 Khái niệm:
Đặc trưng cơ bản nhất của vốn lưu động là sự luân chuyển liên tục trongsuốt quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào sảnphẩm trong chu kỳ kinh doanh Do vậy, khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốnlưu động, người ta chủ yếu đánh giá về tốc độ luân chuyển của nó Tốc độluân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặtnhư: Công tác mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lýhay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, cáckhoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay khôngtiết kiệm Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được thể hiện ở khảnăng đảm bảo lượng vốn lưu động trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tựchủ hơn trong kinh doanh
Trang 15Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo khảnăng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ
ra là thấp nhất
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ:
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ:
+ Tốc độ luân chuyển VLĐ:
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng 2 chỉ tiêu:
- Số lần luân chuyển VLĐ: phản ánh số vòng quay của VLĐ được thực
hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm
Kỳ luân chuyển VLĐ bình quân =
Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụngVLĐ của DN cao hay thấp Vòng quay của vồn càng nhanh thì lỳ luân chuyểnvốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.+ Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn:
Phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo)
Trang 16Công thức xác định:
VLĐ tiết kiệm = Mức luân chuyển x Bình quân ngày rút gọn
+ Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ):
Công thức xác định:
Hàm lượng VLĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh để đạt được một đồng doanh thu thuần về bánhàng thì cần bao nhiêu đồng VLĐ Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụngVLĐ càng cao và ngược lại
1.2.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Hệ số này cao thể hiện khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đếnhạn của DN ở mức độ cao và ngược lại
+Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ trongmột thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời =
Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán ngaycác khoản nợ bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đồi thànhtiền
1.2.2.3 Các chỉ tiêu hệ suất hoạt động, hiệu quả hoạt động:
+ Số vòng quay HTK: Phản ánh số lần mà hàng tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ
Số vòng quay HTK =
+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình
của một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày 1 vòng quay HTK =
Trang 17+ Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu: Phản
ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu của DN
Vòng quay các khoản phải thu =
+ Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (sau thuế) VLĐ: Phản ánh 1 đồng
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế(sau thuế)
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
Như vậy, thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụngVLĐ trong DN Từ đó có biện pháp thích hợp để ngày càng nâng cao hiệuquả sử dụng VLĐ và tiết kiệm VLĐ một cách hợp lý, góp phần giảm chi phísản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm từ đó gia tăng lợi nhuận cho DN
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ:
* Khách quan:
- Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồngtiền giảm bị giảm sút, thị trường đầu vào và đầu ra của DN có nhiều bất ổnlàm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN
từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như tốc độ luân chuyển của VLĐ
- Rủi ro: Khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường DN gặpnhững rủi ro bất thường như thị trường tiêu thụ hàng hóa bất ổn, sự phá sảncủa các DN khác ngoài ra, DN còn gặp những rủi ro do thiên trai gây ra: lũlụt, hỏa hoạn
- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi Nhà nước có sự thay đổi về
hệ thống pháp luật, chính sách về tiền tệ, thuế, lãi suất gây ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động kinh doanh của DN và tất yếu vốn của DN cũng bị ảnhhưởng
- Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Đây là một trong những
Trang 18nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng VLĐ và nó càng có ý nghĩahơn trong điều kiện nên kinh tế thị trường hiện nay VLĐ chỉ hoàn thành mộtvòng luân chuyển khi sản phẩm hàng hóa đã được tiêu thụ, DN thu được tiềnhàng Khi thị trường đầu vào ổn định, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn thìcông tác lập kế hoạch và sử dụng vốn của DN phát huy hiệu quả và ngược lại.
* Chủ quan:
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu DN thực hiện một phương án khảthi, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả hợp lý, chấtlượng cao, giá thành hạ, sản phẩm hàng hóa của DN tiêu thụ nhanh, từ đó làmtăng vòng quay VLĐ Ngược lại, VLĐ sẽ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốnthấp
- Việc xác định nhu cầu VLĐ: do công tác xác định VLĐ chưa chính xácdẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD ảnh hưởng không tốt tớiqua trình SXKD cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, VLĐ của DN
- Việc tổ chức huy động vốn: Sau khi xác định nhu cầu VLĐ cần thiếtcho hoạt động của DN trong kỳ Tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồnvốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của DN Nếu DNlựa chọn được hình thức và phương pháp huy động thích hợp dựa trên nhữngtiêu chí về kết cấu nguồn vốn, chi phí sử dụng mỗi nguồn thì hiệu quả sửdụng vốn của DN sẽ được nâng lên và ngược lại
- Trình độ quản lý: VLĐ của DN trong cùng một lúc được phân bổ trênkhắp các giai đoạn chu chuyển của nó Nến nếu trình độ quản lý DN yếu kém,lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc thất thoát VLĐ ở các khâu làm vốn thâm hụt, tất yếu
sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại DN.
- Thứ nhất, xuất phát từ mục đích kinh doanh của DN:
Với vất kỳ DN nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mụctiêu lợi nhuận Trong điều kiện hạch toán kinh doanh, khả năng tạo lợi nhuận
sẽ quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó, công tác
Trang 19tổ chức quản lý sản xuất cần phải được tăng cường, trong đó có tổ chức sửdụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.
- Thứ hai, xuất phát từ vai trò, vị trí VLĐ trong hoạt động của sản xuất
kinh doanh của DN:
+ Vốn kinh doanh là bộ phận không thể thiếu đối với mọi hoạt động của
DN Trong cơ cấu vốn kinh doanh, VLĐ thường chiếm tỷ trọng khá lớn, nhất
là trong các doanh nghiệp thương mại, xây dựng cơ bản có thể chiếm từ 80% tổng vốn kinh doanh của DN; đối với DN sản xuất, tỷ trọng của VLĐvào khoảng 30% tổng số vốn kinh doanh Do vậy, việc nâng cai hiệu quả sửdụng VLĐ sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng lên, giảm thiểu đượcnhững chi phí không cần thiết, từ đó làm tăng lợi nhuận của DN
70-+ VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất Nó có vai trò đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN diễn ramột cách thường xuyên liên tục từ khâu nghiên cứu thị trường, mua sắm vật
tư hoặc hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Thứ ba,
+ Hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lường phản ánh cố gắng, thànhtích của DN trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lýdoanh nghiệp
+ Tổ chức đảm bảo kịp thời đầy đủ, hợp lý giữa các hình thái, giữa cáckhâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để VLĐ luân chuyển nhịp nhàng, cân đối, tăngtốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
+ Nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, sử dụng VLĐ sẽ giúp DN có thểtăng doanh thu, lợi nhuận hoặc với doanh thu hoặc lợi nhuận như cũ nhưng
DN chỉ phải bỏ ra một lượng VLĐ ít hơn trước
- Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu của nên kinh tế thị trường:
Trong nề kinh tế thị trường, các DN phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm
về hoạt động kinh doanh của mình Bên cạnh đó, với xu thế hội nhập kinh tếquốc tế đã đặt DN trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt Chính những
Trang 20điều này, bắt buộc DN luôn phải nỗ lực hết mình thì mới có thể tồn tại và pháttriển Sự thành công hay thất bại của DN một phần lớn được quyết định bởichính sách tài trợ vốn, sử dụng vốn của DN trong đó phải kể đến VLĐ
- Thứ năm, xuất phát từ thực tế hiệu quả sử dụng VLĐ tại các DN hiện
nay:
+ Trong thực tế hiện nay, tình hình sử dụng VLĐ trong DN còn nhiềubất cập, lượng vật tư tồn đọng hàng hóa kém phẩm chất gây khó khăn cho tiêuthụ còn cao, sử dụng VLĐ lãng phí, không hiệu quả, vốn bị thất thoát, tìnhtrạng thiếu VLĐ tại các DN hiện nay khá phổ biến
1.2.5 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN:
- Thực hiện tốt việc lựa chọn các phương án dự án đầu tư
- Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD,
từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động VLĐ một cách hợp lý phù hợp vơinhu cầu VLĐ đã tính toán
- Thực hiện tốt công tác quản lý vốn bằng tiền: DN phải xây dựng chomình kế hoạch tài chính nhằm đáp ứng kịp thời khả năng thanh toán tại mọithời điểm, xây dựng kế hoạch ngân quỹ, phân định rõ trách nhiệm trong việcquản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt để hạn chế tiêucực, tránh thất thoát, xác định nhu cầu tiền và tìm các khoản tài trợ hoặc sẽđầu tư các khoản tiền nhàn rỗi
- Quản lý tốt các hoạt động thanh toán và công nợ: Trước tiên, đối vớicác khoản phải thu, DN phải xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý
và mức độ nợ phải thu của DN, xác minh uy tín tín dụng trước khi cấp tíndụng thương mại cho khách hàng, lập bảng phân tuổi các khản nợ phải thucủa khách hàng một cách chi tiết và có hệ thống để có những biện pháp cầnthiết nhằm thu hồi nợ, lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi tránh rủi ro trongthanh toán
- Quản lý vốn tồn kho dự trữ: Xác định đúng đắn số nguyên vật liệu,
Trang 21hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý, tìm hiểu lựa chọnnguồn cung ứng, nhà cung ứng thích hợp, đảm bảo giá cả vật tư hàng hóa muavào thấp, chất lượng vật tư là tốt, đảm bảo về mặt số lượng các điểu khoảnthương mại phải thuận lợi.
- Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩmnhư: Tăng cường công tác tiếp thị, marketing đồng thời đa dạng hóa các hìnhthức thanh toán dựa trên một chính sách tín dụng thương mại cụ thể, rõ ràng nhằm tăng khối lượng tiêu thụ
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ KIM
HAN NAM TẠI HÀ NỘI
2.1 Một số nét khái quát về công ty
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KIM HAN NAM tại Hà Nội được thành lập ngày 14/12/2007 Trực thuộc Bộ
Thương nghiệp nay là Bộ Thương Mại Xuất phát từ việc mở rộng nền kinh tếngày càng cao, ngày 1/11/1999 theo quyết định 1673/1998 - QĐ - BTM ngày28/12/2008 Công ty được chính thức Công ty là đơn vị kinh doanh hạch toánkinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lýcủa Nhà nước bằng các quy định của pháp luật
Công ty có trụ sở chính đặt tại: 17T5 Hoàng Đạo Thúy Thanh Xuân
-Hà Nội
Vốn điều lệ của Công ty : 2 498 586 858 đ
Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quảtrong việc phát triển sản xuất kinh doanh về xuất nhập khẩu, đầu tư bất độngsản và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làmcho người lao động đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển Công tyngày càng lớn mạnh Hiện nay, Công ty là đơn vị kinh tế vừa và đang làm ăn
có hiệu quả kinh tế cao
Công ty hiện nay có 146 cán bộ công nhân viên , trong đó có 25 ngườithuộc bộ phận quản lý, 121 người thuộc lao động trực tiếp
Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KIM HAN NAM tại Hà Nội gồm 6 phòng ban : Phòng Tài vụ - Kế toán, phòng
Trang 23Kế hoạch - Vật tư, phòng Tổ chức - hành chính, phòng KCS, phòng Kỹ thuật.
- Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Mục đích chính của Công ty là : Thương mại và xuất nhập khẩu cácchủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao và phù hợp với nhu cầu tiêudùng của xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội Công ty chủ yếu chú trọngvào mặt hàng may mặc và nguyên phụ liệu cho may mặc
Công ty không những phải nâng cao công tác nghiên cứu khoa học, thựchiện các biện pháp nhằm tăng sản phẩm, chất lượng cao và thực hiện tốt chínhsách cán bộ, quy định quản lý tài chính, tài sản, chế độ lao động tiền lương,đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối theo lao động, làm tốt công tácbảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh và làmtròn nghĩa vụ quốc phòng Thêm vào đó, Công ty phải không ngừng đào tạo,nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viêntrong Công ty
2.1.2 Tổ chức bộ máy của công.
2.1.2.1 - Bộ máy chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư KIM HAN NAM tại Hà Nội
* Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan chịutrách nhiệm điều hành và quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội
* Ban kiểm soát là do đại hội đồng, cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giámsát các hoạt động tuân theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết Hộiđồng quản trị của Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành
Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra là người cóquyết định cao nhất và chịu trách nhiệm trước toàn cổ đông
Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sảnxuất của Công ty và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị,đại diện công ty khi quan hệ với các cơ quan phápluật của Nhà nước
Phó giám đốc kỹ thuật giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành toàn bộ
Trang 24quá trình sản xuất và kiểm tra kỹ thuật sản phẩm.
2.1.2.2 - Chức năng các phòng nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc
Phòng tổ chức - hành chính: Giúp ban giám đốc sắp xếp tổ chức nhân lựctrong Công ty, điều hành bộ máy hành chính phục vụ cho hoạt động của Công ty
Phòng Kế toán - tài chính: Chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lýtài chính của Công ty và hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán cácđơn vị trực thuộc, tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Công ty, thực hiệncác quy định của Nhà nước về tài chính - kế toán
Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra, giám sát về kỹthuật, chất lượng kiểm tra máy móc thiết bị trước khi sản xuất Lập quy trìnhcông nghệ, nghiên cứu công nghệ mới, xây dựng định mức lao động đối vớisản xuất trực tiếp, thiết kế sản phẩm mới
Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mặt hàng, sảnphẩm bán thành phẩm khi nhập khẩu và xuất khẩu
Phòng tiêu thụ : Tham mưu cho giám đốc các chính sách tiêu thụ sảnphẩm, thu thập thông tin thị trường, tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Công ty,
ký kết các hợp đồng bán hàng
2.1.2.3 Bộ máy kế toán của Công ty
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý kinhdoanh với nhiệm vụ: Tổ chức, thực hiện, kiểm tra toàn bộ thông tin kinh tếcủa các bộ phận trong Công ty Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán và chế độquản lý kinh tế tài chính của Công ty
a- Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG , VẬT TƯ, BHXH
THỦ QUỸ