vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sun

35 86 0
vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sun

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh nhiều doanh nghiệp nhạy bén, biết khai thác lợi thế của đất nước, thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, làm ăn kém hiệu quả. Nguyên nhân quan trọng làm cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là do doanh nghiệp đó chưa sử dụng nguồn vốnói chung và vốn lưu động nói riêng.Chính vì thế,để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao sản xuất kinh doanh, trong đó việc sử dung vốn và quản lý vốn có hiệu quả là một vấn đề quan trọng Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời được sự hướng dẫn của Th.s Phạm Hồng Đức ,em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại công ty Cổ phần Sun”. Em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài về vốn lưu động nhằm tìm ra các giải pháp tài chính đồng bộ,tối ưu cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Sun nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. . Trên cơ sơ kết hợp giữa lý luận và thực tế, luận văn được chia làm 3 chương chính: CHƯƠNG 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sun CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sun SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 1.1.1.1 Khái niệm chung về vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần kết hợp 3 yếu tố : Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Để đáp ứng các yếu tố trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Trong đó các đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu , giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu tiền về. Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động(TSLĐ) phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối ngắn. Trên bảng cân đối kế toán, tài sản lưu động thể hiện ở các khoản mục như tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác. Biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định gọi là vốn lưu động. 1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động Do là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Cụ thể là: - Vốn lưu động chuyển hóa hình thái liên tục, từ hình thái này qua hình thái khác. SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức - Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động chu chuyển liên tục và lặp lại theo chu kỳ tạo thành một vòng tuần hoàn vốn lưu động. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi trở về hình thái ban đầu hay nói cách khác là kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh 1.1.2 Phân loại vốn lưu động Vốn lưu động được quay vòng nhanh, dự trữ đủ vật tư để sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ để tiếp tục sản xuất như vậy doanh nghiệp mới quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Để các hoạt động trên được tổ chức một cách khoa học, có lợi cho việc quản lý và sử dụng vốn thì cần phải phân loại vốn lưu động. Có một số cách phân loại vốn lưu động chủ yếu sau đây: •Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn - Theo cách phân loại này VLĐ có thể chia thành 2 loại: + Vốn bằng tiền và các khoản phải thu :Bao gồm các khoản vốn tiền như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn cho thanh toán để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các khoản phải thu, khoản tạm ứng. + Vốn về hàng tồn kho : Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa bao gồm : vốn về vật tư dự trữ , vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ vật tư một cách hợp lý và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra khi biết được kết cấu của vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả. SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức •Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh - Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia làm 3 loại: + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là những khoản vốn bao gồm nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ. Vốn trong khâu này chủ yếu được dự trữ chuẩn bị giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. + Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là những khoản vốn trong sản phẩm đang chế tạo và chi phí trả trước ngắn hạn. + Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là những khoản vốn trong thành phẩm, hay bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán hoặc cho vay ngắn hạn Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này cho phép biết được kết cấu nguồn vốn lưu động theo vai trò. Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong cỏc khõu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động. •Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn - Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn thì VLĐ được chia thành hai loại : + Vốn chủ sở hữu : là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra , vốn góp cổ phần + Nợ phải trả : là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác mà khách hàng chưa thanh toán. Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó ra các quyết định huy động vốn bằng nguồn nào cho hợp lý, hiệu quả nhất, đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động SXKD của mình, các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả, điều này phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn nói chung và VLĐ nói riêng. “Hiệu quả sử dụng VLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sử dụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp sao cho đảm bảo mang lại kết quả XSKD là cao nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.” Để đem lại hiệu quả cao trong SXKD đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình SXKD trong đó có VLĐ.Hiệu quả sử dụng VLĐ được thể hiện là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kết quả kinh doanh với chỉ tiêu VLĐ của doanh nghiệp. -Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều kiện cơ bản để có được một nguồn VLĐ mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành bình thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. -Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, qua đó tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân làm tăng, giảm. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao trong SXKD. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh tối đa mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ với lượng vốn lưu động tối SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức thiểu về quy mô và thời gian sử dụng vốn. Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả VLĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 1.2.2.1 Các tiêu chí chủ yếu  Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động cụ thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng ( hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Tỷ suất sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận ròng (hoặc sau thuế thu nhập) VLĐ bình quân trong kỳ  Thời gian một vòng quay của vốn lưu động Phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà VLĐ quay được một vòng, số ngày mỗi vòng quay càng ngắn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt Thời gian một vòng quay của VLĐ = 360 ngày Số vòng quay VLĐ  Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhieu vòng trong kỳ, nếu vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân  Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần  Số vòng quay hàng tồn kho Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý VLĐ của doanh nghiệp, phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hóa, vật tư dẫn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Việc ứ đọng vốn vật tư, hàng hóa làm cho doanh nghiệp không SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức thù hồi được vốn kịp thời thì công việc thanh toán gặp nhiều khó khăn Số vòng quay HTK = Doanh thu thần Giá trị HTK bình quân  Vòng quay các khoản phải thu Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh. Đó là biểu hiện tốt đối với tình hình quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu  Kì thu tiền trung bình (số ngày của một vòng quay khoản phải thu) Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kì thu tiền trung bình = 360 Số vòng quay các khoản phải thu 1.2.2.2 Các tiêu chí khác  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện khả năng đáp ứng nợ của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời = Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Hệ số khả năng thanh thanh toán nợ ngắn hạn nhanh = Tổng tài sản lưu động – Giá trị HTK Nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời Hệ số này phản ánh khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền để trả nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp •Các nhân tố khách quan: +Tình trạng nền kinh tế:Mỗi nền kinh tế đang phát triển thì có nhiều cơ hội để doanh nghiệp đầu tư và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh ,tăng nhu cầu về vốn nói chung à VLĐ nói riêng .Ngược lại một nền kinh tế đang suy thoái ,DN có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến phải thu hẹp qui mô ,từ đó giảm nhu cầu về vốn. + Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường tác động tới chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của Doanh nghiệp ,mặt khác nó còn tác động gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp +Lạm phát:Khi nền kinh tế có lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản phẩm Dn gặp phải khó khăn .Lạm phát tăng cao sẽ làm tăng nhu cầu về VLĐ của DN ,mặt khác DN cần có các biện pháp tích cực do trượt giá nhanh của đồng tiền. •Các nhân tố chủ quan: + Việc xác định nhu cầu vốn lưu động :Nhu cầu VLĐ xác định không chính xác sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu vốn ,ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn + Chính sách huy động vốn của DN :Nếu DN lựa chọn được hình thức huy động vốn thích hợp sẽ giúp DN đáp ứng được nhu cầu về VLĐ một cách kịp thời ,đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng vốn + Lựa chọn vật tư cung cấp :Nếu DN lựa chọn tốt nguồn vật tư cung cấp thì sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục ,không bị gián đoạn ,tiết kiệm chi phí + Do trình độ tổ chức và quản lý sử dụng vốn:Dưới áp lực cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ,trình độ và khả năng quản lý giữ vai trò quan trọng ,quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN 1.2.4. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp - Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng… doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N 7 [...]... một phần lợi nhuận Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tình giá cả hàng hóa bán ra SV: Nguyễn Thị Phương Liên 8 MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SUN 2.1 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sun 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công. .. động sản xuất kinh doanh, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sun, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s Phạm Hồng Đức và cán bộ phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “ Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sun Đây là một đề tài tương đối rộng, hơn nữa do hạn chế về thời... cao hiệu quả kinh doanh Qua phân tích nhìn chung công tác quản lý vốn lưu động của công ty trong giai đoạn ba năm 2010 – 2012 có nhiều thành tựu như sau: + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh luôn ở mức tương đối cao + Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đều cho kết quả tốt, vốn lưu động được sử dụng tiết kiệm hơn và đem lại hiệu quả cao... 713% và tiếp tục tăng trong năm 2012 là 108 triệu đồng ,tương ứng tỷ lệ tăng là 6% 2.4 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.4.1 Những ưu điểm và kết quả đạt được Công ty cổ phần Sun một công ty cổ phần với hoạt động chủ yếu là kinh doanh hóa chất,sơ sợi xuất nhập khẩu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong huy động. .. đồng thời tìm các đối tác mới để mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm •Phòng Dự án và phát triển: Có chức năng đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả và phát triển các măt hàng mới 2.2 Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sun 2.2.1 Tình hình kết quả hoạt động của công ty cổ phần Sun Bảng 1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012(dạng rút gọn) Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Mã Năm 2010... năm phát triển ,công ty gặt hái được khá nhiều thành công trên thị trường trong nước và ngoài nước,tiền thân là Công nghiệp hóa chất được thành lập năm 2000, , sau quá trình tìm thị trường mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển công ty đã phát triển và chuyển tên thành công ty cổ phần SUN vào năm 2010 có tên tiếng anh là Sun joint stock company viết tắt là sun. ,sjc Công ty cổ phần Sun được thành lập... động và rất nhiệt huyết trong công việc và co trách nhiệm cao với công việc mà công ty giao phó Bộ máy quản lý và tổ chức SV: Nguyễn Thị Phương Liên 10 MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sun được bố trí theo cơ cấu trực tuyến chức năng.Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý DN được tổ chức thành 5 đơn vị phòng ban Công ty cổ. .. chính công ty cổ phần Sun 2010-2012) Trước khi xem xét tình hình vốn lưu động ,ta cần phải nghiên cứu cơ cấu vốn của DN biến động qua các năm Từ đó thấy được sự biến động và mức độ SV: Nguyễn Thị Phương Liên 16 MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức hợp lý của việc phân bổ vốn Vào thời điểm 31/12/2010, tổng số vốn lưu động của công ty là 2017 triệu đồng, đến 31/12/2011 tổng số vốn lưu. .. 1.565 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 98% SV: Nguyễn Thị Phương Liên 17 MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 3:Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động So sánh 2011/2010 Chênh Tỷ lệch lệ (±) (%) So sánh 2012/2011 Chênh Tỷ lệch lệ (±) (%) 118.866 10.939 106.753 64 2.725 187 152... phòng ban Công ty cổ phần Sun có bộ máy quản lý gọn nhẹ Đứng đầu là hội đồng quản trị với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn sau: *Hội đồng quản trị: Gồm 3 người trong đó đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm giám đốc) + Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Công ty về quản lý và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản được giao cho Công ty + Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh . Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sun CHƯƠNG 3:. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SUN 2.1 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sun 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công. cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sun SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ

Ngày đăng: 27/10/2014, 23:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan