MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NAM ĐỊNH11Những vấn đề chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa11Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa28QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY49Một số quan điểm cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa 49Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay57
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NAM ĐỊNH 11 1.1. Những vấn đề chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 11 1.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa 28 Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY 49 2.1. Một số quan điểm cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa 49 2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay 57 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 88 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm của người lao động nói chung, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, nên được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm giải quyết. Tạo đủ việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân có tác động mạnh mẽ trong mối quan hệ nhân quả với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Sau 25 năm thực hiện đổi mới, vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động từng bước được giải quyết theo hướng tuân thủ quy luật khách quan của kinh tế thị trường, trong đó có thị trường lao động. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - cùng với nó là tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp cần quan tâm giải quyết. Nam Định là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng, với diện tích đất nông nghiệp 106.701 ha, dân số trên 2 triệu người, tổng nguồn lao động chiếm trên 51%. Mặc dù quyết tâm bứt phá bằng công nghiệp và dịch vụ (biểu hiện rõ nét nhất là đẩy mạnh quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới), nhưng nông nghiệp vẫn được xác định là một trong ba ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập của cả nước, Nam Định sẽ có không gian đô thị rộng và tốc độ đô thị hóa nhanh. Thực tiễn cho thấy, quá trình đô thị hóa đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp 3 lý; tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong tổng GDP, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở Nam Định cũng nảy sinh nhiều tác động tiêu cực như: Sự chuyển dịch và mất cân đối trong cơ cấu kinh tế ngành, vùng do phát triển theo chiều rộng; hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị được xây dựng, phát triển chưa đồng bộ; đất nông nghiệp bị thu hẹp những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của tỉnh. Góp phần giải quyết các vấn đề bất cập trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm trong nước. Tiêu biểu như: Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp (2001), Chu Tiến Quang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm rõ vấn đề việc làm ở nông thôn Việt Nam và cho rằng, việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu. Từ đó đưa ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp giải quyết việc làm và khuyến nghị một số chính sách cụ thể về việc làm, chống thất nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đô thị hóa ở Việt Nam - từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân (2009), GS. TS. Phùng Hữu Phú, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4 Tác giả cho rằng từ lâu nay, vấn đề đô thị hóa tuy có bàn đến nhưng chưa được quan tâm đúng tầm, trong khi trên thực tế, làn sóng đô thị đang từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đô thị hóa đã làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm dịch vụ từ đó tạo nhiều cơ hội cho người nông dân có thêm ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt. Song quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thách thức, nhất là vấn đề về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự ùn tắc lao động nông nghiệp, văn hóa, môi trường suy thoái Từ những vấn đề trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khái quát nhằm đảm bảo cho quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đi đúng quy luật khách quan của nó. Vấn đề bồi thường trong thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp (2007), Nông Mạnh Hải, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả cho rằng, trong những năm vừa qua, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở nước ta đã mang lại nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống của đại bộ phận người dân được nâng lên. Công tác bồi thường cho những hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đã được tiến hành đúng pháp luật. Các cơ quan, ban, ngành thực hiện tốt chức năng của mình, đảm bảo đáp ứng mong muốn của nhân dân. Song trong công tác đền bù còn gặp nhiều vướng mắc, nhất là trong đền bù đất nông nghiệp. Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp, nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác bồi thường trong thu hồi đất ở Việt nam thời gian tới. Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam (2002), TS. Nguyễn Bá Ngọc, KS. Trần Văn Hoan, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 5 Các tác giả đã trình bày tổng quan tác động của toàn cầu hoá đến lao động và các vấn đề xã hội của Việt Nam, những xu hướng vận động của nguồn nhân lực, lao động, việc làm và phân tích những cơ hội, thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thị trường lao động Việt Nam - Định hướng và phát triển (2002), Thạc sĩ. Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. Tác giả đi từ việc phân tích các luận cứ cơ bản định hướng phát triển và phân tích sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam đến năm 2010. Sử dụng vốn ngân sách nhà nước để cho vay giải quyết việc làm lao động nông nghiệp (2007), Luận án tiến sỹ, Đặng Văn Quang, Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. Tác giả cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực có sức hấp dẫn vốn kém, điều này do các đặc điểm của nông nghiệp chi phối. Lao động nông nghiệp, một khi bị mất việc làm, khi nông vụ nhàn rỗi thì tìm việc làm là khó khăn hơn các ngành nghề khác. Vì vậy, vốn sử dụng trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có vai trò quan trọng. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng cho vay giải quyết việc làm trong nông nghiệp; tổng kết những kết quả cũng như những tồn tại, đi sâu phân tích nguyên nhân của những tồn tại cả về cơ chế chính sách lẫn tổ chức thực hiện; cả về phía Nhà nước và người vay vốn. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay giải quyết việc làm trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh (2006), luận văn thạc sỹ, Nguyễn Thị Hồng Ninh, Học viện Chính trị quốc gia, Hà nội. 6 Tác giả đã tập trung nghiên cứu đưa ra các quan niệm về việc làm, về giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Luận giải, phân tích thực trạng việc làm, giải quyết việc làm ở Việt Nam nói chung, của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và đề xuất những phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Hà tĩnh hiện nay. Đề tài Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2001), do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài. Các tác giả của đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cho rằng: Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, mà còn góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giải quyết việc làm ở nước ta trong thời gian tới. Các bài viết "Lao động việc làm thời kỳ 1991 - 2000 và phương hướng giai đoạn 2001 - 2010" của TS. Lê Duy Đồng (2001), Tạp chí Lao động và xã hội, số 3 (tr.6-8); "WTO và vấn đề tạo việc làm cho người lao động" của TS. Đinh Trọng Thịnh (2008), Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 6 (tr.12-14). Trong đó các tác giả đi sâu làm rõ các vấn đề như: Kết quả giải quyết việc làm, những mặt yếu kém và bất cập, phương hướng giải quyết việc làm, đặc biệt giải quyết việc làm cho người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cũng đã có nhiều bài báo, tạp chí viết về thực trạng lao động, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như: Văn Lạc (2005), “Nên hiểu thế nào là việc làm bền vững”, Tạp chí Tài chính tiền tệ, số 9 (tr.4-7); Tuấn Cường (2005), “Thách tức về việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 265 (tr.8- 10); Phan Văn Sơn (2008), “Bình đẳng giới về vấn đề việc làm”, Tạp chí Lao 7 động và xã hội, số 328 (tr.18-21); Trần Đào (2009), “Quan trọng nhất là vấn đề việc làm”, Tạp chí Kinh tế dự báo, số 4 (tr.14-17); Nguyễn Trọng (2008), “Đẩy mạnh liên kết trong đào tạo và giải quyết việc làm”, Tạp chí Thương mại, số 5 (tr.26-28). Bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta cũng như ở một số tỉnh. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm trong thời gian tới. Ngoài ra, cũng có một số đề tài, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Kiên Giang với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định dưới dạng một luận văn khoa học kinh tế. Quá trình xây dựng luận văn, trên cơ sở đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Nam Định, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn Nam Định để phân tích thực trạng. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 3. Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận, thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay. 8 * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đề cập và luận giải những vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, từ đó làm cơ sở để phân tích tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa. - Luận văn nghiên cứu vấn đề việc làm, giải quyết việc làm, lao động nông nghiệp, đô thị hóa, trên địa bàn tỉnh Nam Định thời gian từ năm 2005 - 2011 và đưa ra giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 2012 - 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị Nghị quyết về lao động, việc làm, đô thị hóa và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định. Đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu: Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phép biện chứng duy vật. Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia, dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến đối tượng, phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập. 9 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa tỉnh Nam Định hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định, cũng như các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng. Có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu kinh tế chính trị, kinh tế quân sự trong các nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NAM ĐỊNH 1.1. Những vấn đề chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 1.1.1. Đặc trưng của lao động nông nghiệp và tác động của quá trình đô thị hóa đến việc làm của lao động nông nghiệp * Đặc trưng của lao động nông nghiệp Lao động nông nghiệp mà luận văn đề cập đến được tiếp cận với tư cách là chủ thể của những quá trình sản xuất nông nghiệp. Lao động nông nghiệp gắn liền với không gian nông thôn, tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai; sản phẩm làm ra là lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu thiết yếu, quyết định sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Từ vấn đề nêu trên có thể khái quát đặc trưng của lao động nông nghiệp như sau: Thứ nhất, nguồn lao động nông nghiệp (số lượng, chất lượng) mang tính chất tự nhiên Lao động nông nghiệp là một bộ phận của dân số gắn liền với đặc điểm của từng gia đình, dân tộc, tôn giáo nguồn lao động nông nghiệp về cơ bản là do quy mô dân số quyết định. Bởi vì, con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ là nguồn bổ sung cơ bản lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Như vậy, ngay từ đầu, nguồn lao động nông nghiệp không được "tính toán" từ nhu cầu lao động, từ sự cân đối giữa lao động với các điều kiện để tạo việc làm trong tương lai như vốn, tư liệu sản xuất, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu việc làm của xã hội Trong kinh tế thị trường, cung lao động nông nghiệp thường lớn hơn cầu. 11 [...]... giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa Từ những phân tích về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nói chung, tác giả luận văn đưa ra quan niệm về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa như sau: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Nam Định là quá trình Đảng bộ, chính... việc làm cho lao động nông nghiệp mà cho cả lao động xã hội nói chung, vì một bộ phận nông dân không còn đất đổ xô ra thành thị kiếm việc làm, dẫn đến cung về lao động tăng 1.1.2 Giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh Nam Định * Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa. .. nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Nam Định hiện nay cần tập trung vào một số nội dung sau: Không ngừng bổ xung hoàn thiện cơ chế chính sách giải quyết việc làm cho lao động nói chung, lao động nông nghiệp dư thừa không có việc làm do đô thị hóa nói riêng, trong đó,... thêm việc làm và chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp dư thừa do quá trình đô thị hóa, nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và ổn định đời sống của lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh Nam Định cần được hiểu trên một số nội dung sau: Một là, chủ thể giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong. .. ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh nam Định trong quá trình đô thị hóa Thứ nhất, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm Việc làm của lao động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố đất đai Quá trình đô thị hóa là quá trình chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp thành khu đô thị, khu công nghiệp, ... định, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đây chính là những việc làm có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cũng chính là làm tăng khả năng tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa nói riêng 1.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa 1.2.1 Tình hình đô thị. .. đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Nam Định hiện nay chính là quá trình đào tạo, chuyển đổi nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp trong quá trình quy hoạch, phát triển đô thị Nhằm tạo thêm việc làm, đảm bảo tăng 23 thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống của lao động nông nghiệp Đó cũng là quá trình giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp và thời gian nông nhàn cho. .. việc làm của lao động nông nghiệp càng gia tăng Thứ hai, chất lượng nguồn lực lao động trong nông nghiệp thấp Ở Nam Định hiện nay, đa số lao động nông nghiệp có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật thấp, do vậy khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng, phát triển các đô thị, thì cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở. .. đô thị là lao động được đào tạo, có trình độ văn hóa, trình độ quản lý, tri thức về nền kinh tế thị trường cao và rất cao Điều đó làm cho thị trường lao động có tính cạnh tranh gay gắt hơn, gây khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp Nếu trình độ lao động phù hợp với tiến trình đô thị hóa, khi đó khả năng giải quyết việc làm cho lao động sẽ thuận lợi Ngược lại, nếu trình độ lao động. .. nghiệp tìm kiếm việc làm mới Thứ hai, đô thị hóa tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp Quá trình đô thị hóa phát triển làm cho cầu về lao động ngày càng tăng, nhiều ngành nghề mới ra đời tạo khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, đó là những ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ Ngoài ra, đô thị hóa . là, nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Nam Định hiện nay. VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NAM ĐỊNH 1.1. Những vấn đề chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 1.1.1 việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa như sau: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Nam Định là quá trình Đảng bộ, chính