Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp, biểu hiện ở hành vi lệch chuẩn văn hóa, đạo đức, gây hậu quả xấu, thậm chí hậu quả quá nghiêm trọng cho xã hội, cộng đồng, cản trở tiến bộ xã hội và phát triển nền văn hóa lành mạnh.Khái niệm chỉ ra:+ Là một hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp+ Biểu hiện ở hành vi lệch chuẩn văn hóa, đạo đức.+ Gây hậu quả xấu, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cộng đồng, cản trở tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa lành mạnh. Tệ nạn xã hội bao gồm : Mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín, dị đoan…+ Tệ nạn xã hội phong phú đa dạng về thể loại và về bản chất phức tạp, nguy hiểm.+ Tệ nạn xã hội là cơ sở của tình trạng tội phạm, là một trong những nguồn gốc sinh ra tội phạm.+ Chủ thể của tệ nạn xã hội là cá nhân hay nhóm xã hội.+ Là hành vi lệch chuẩn xã hội của một chủ thể nhất định.Đó là:Lệch chuẩn về văn hóa, đạo đức, lối sống…Lệch chuẩn càng lớn thì tính nguy hiểm đến xã hội càng nhiều.+ Tệ nạn xã hội mang tính giai cấp sâu sắc
MỞ ĐẦU Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối nhất mà mọi cấp ngành, mọi người dân đều quan tâm. Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay đa dạng phức tạp đã tác động đến phát triển xã hội, đến xây dựng đời sống văn hóa rât lớn. Nó đang làm xói mòn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, làm băng hoại đời sống tinh thần xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên cả thể chất và tinh thần Để nắm được tệ nạn xã hội, nguyên nhân tệ nạn xã hội ở nước ta cũng như hệ thống biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài: TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1 I. TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Tệ nạn xã hội và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay a) Tệ nạn xã hội - Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp, biểu hiện ở hành vi lệch chuẩn văn hóa, đạo đức, gây hậu quả xấu, thậm chí hậu quả quá nghiêm trọng cho xã hội, cộng đồng, cản trở tiến bộ xã hội và phát triển nền văn hóa lành mạnh. Khái niệm chỉ ra: + Là một hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp + Biểu hiện ở hành vi lệch chuẩn văn hóa, đạo đức. + Gây hậu quả xấu, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, cộng đồng, cản trở tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa lành mạnh. - Tệ nạn xã hội bao gồm : Mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín, dị đoan… + Tệ nạn xã hội phong phú đa dạng về thể loại và về bản chất phức tạp, nguy hiểm. + Tệ nạn xã hội là cơ sở của tình trạng tội phạm, là một trong những nguồn gốc sinh ra tội phạm. + Chủ thể của tệ nạn xã hội là cá nhân hay nhóm xã hội. + Là hành vi lệch chuẩn xã hội của một chủ thể nhất định. Đó là: Lệch chuẩn về văn hóa, đạo đức, lối sống… Lệch chuẩn càng lớn thì tính nguy hiểm đến xã hội càng nhiều. + Tệ nạn xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Vì: Văn hóa, đạo đức, pháp luật cũng có tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp các chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lối sống, pháp luật là của giai cấp thống trị. Nên mọi sai lệch chuẩn mực đó là trái với ý chí của giai cấp thống trị thi tệ nạn xã hội mang tính giai cấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay cũng cố một số thể loại tệ nạn xã hội cả TBCN và XHCN đều xác định là tệ nạn xã hội vì tệ nạn mà có tính lệch chuẩn của nhân loại. Ví dụ: Ma túy, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em… - Tệ nạn xã hội là thay đổi theo quá trình lịch sử. Vì: Sự thay đổi của hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác thì tệ nạn xã hội cũng có sự thay đổi lớn về thể loại, tính chất, phạm vi Ví dụ: Ở Việt Nam biểu hiện sâu sắc nhất về tệ nạn xã hội ở giai đoạn (1954-1975), trước đổi mới (1986) và sau đổi mới. b) Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay - Vẫn là một trong những nhức nhối nhất mà mọi cấp, mọi nghành, mọi người dân quan tâm - Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay rất phức tạp so với trước đây, tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay: Không suy giảm về thể loại; về phạm vi hoạt động; về cấp độ nguy hiểm; vẫn có dấu hiệu tăng lên. 1 Ví dụ: Có những tệ nạn xã hội gần như được loại bỏ trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp thì hiện nay lại trỗi dậy như : mê tín dị đoan, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Hay suy thoái đạo đức, lối sống của một số người có chức, có quyền ( Bùi Tiến Dũng- PU18). - Tác động của tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay đến phát triển tiến bộ xã hội, xây dựng đời sống văn hóa rất lớn. Đó là: + Nó đang làm xói mòn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Làm hủy hoại đời sống tinh thần, xã hội, đặc biệt đối với tầng lớp thanh niên cả về vật chất và tinh thần. + Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. + Làm rối loạn trật tự xã hội. + Suy thoái giống nòi, dân tộc. + Làm mất tư cách người công dân, phẩm chất con người Việt Nam. Vì thế NQTW 5 khóa 8 (1998) trước tình hình tệ nạn xã hội đã xây dựng NQ có tính chuyên đề về văn hóa, thể hiện tính cấp thiết phải phục hưng văn hóa trước tệ nạn xã hội phát triển mạnh mẽ. “ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” 2. Nguyên nhân của tệ nạn xã hội Có nhiều nguyên nhân nảy sinh phát triển tệ nạn xã hội, nhưng có thể khái quát trên một số nguyên nhân sau (5) - Nguyên nhân kinh tế + CN MLN chỉ rõ: mọi hiện tượng xã hội đều có nguyên nhân từ kinh tế, tồn tại xã hội. Là hiện tượng xã hội, tệ nạn xã hội cũng có nguyên nhân từ kinh tế là chế độ tư hữu về TLSX. Sự xuất hiện và tồn tại chế độ tư hữu về TLSX cũng có nghĩa là bắt đầu và tồn tại cho các thời đại mà con người muốn chiếm đoạt lao động của người khác. Trong vòng xoáy của chế độ XH này, con người cũng dễ nảy sinh tư tưởng vụ lợi, tìm lợi ích cho cá nhân mình mà không quan tâm đến lợi ích của người khác nên dẫn đến vi phạm nguyên tắc cơ bản xuyên suốt là : lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích của xã hội thì mới bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững. Nhưng trong xã hội có giai cấp thì nguyên tắc đó bị vi phạm, dẫn đến tệ nạn xã hội. + Ở nước ta hiện nay, kinh tế thị trường phát triển, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, xung đột về lợi ích ngày càng lớn làm tiền đề cho những tệ nạn làm giàu bất chính, làm giàu bằng mọi giá cũng phát triển mạnh mẽ. + Bản chất nền kinh tế nước ta là nền kinh tế quá độ lên CNXH, tư hữu còn tồn tại, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng…đều là những nguyên nhân trực tiếp cho nảy sinh những tệ nạn xã hội. - Nguyên nhân chính trị + Cùng với kinh tế, chính trị cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản xuất hiện tệ nạn xã hội. 2 Trong xã hội còn có sự phân chia giai cấp, mọi hiện tượng XH đều mang tính giai cấp sâu sắc. Mỗi giai cấp có địa vị xã hội, lợi ích riêng và luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của giai cấp mình bằng các biện pháp khác nhau nên tự hình thành chuẩn mực văn hóa, đạo đức riêng thể hiện lập trường của giai cấp mình. Đối với nền chính trị lỗi thời, lạc hậu thì xung đột chuẩn mực, đạo đức ngày càng sâu sắc, quyết liệt làm cho tệ nạn xã hội phát triển. Đối với nền chính trị tiên tiến nhưng không thường xuyên củng cố vững mạnh thì ổn định chính trị không cao, pháp luật không được tôn trọng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn xã hội nảy sinh và phát triển. + Đối với nước ta, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ, thách thức lớn, pháp luật chưa hoàn thiện, thực hành pháp luật chưa nghiêm, thiếu sót trong lãnh đạo, quản lý…đời sống khó khăn cũng là nguyên nhân làm cho tệ nạn xã hội phát triển. - Nguyên nhân về văn hóa- giáo dục + Đây là một nguyên nhân quan trọng làm nảy sinh tệ nạn xã hội vì sức mạnh điều chỉnh của đạo đức, văn hóa, thuần phong mĩ tục không cao. Trong cuộc sống mỗi cá nhân con người luôn phải đối mặt với những chế ngự như pháp luật, đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục. Nếu sự chế ngự trên không mạnh, con người dễ bị lệch chuẩn và tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh và phát triển + Trong bối cảnh hiện nay, tệ nạn xã hội trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng càng phát triển. Do quốc tế hóa đời sống kinh tế, mở cửa, giao lưu hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch…tác động vào. Ví dụ: Trong giao lưu hội nhập không chỉ có những làn gió lành mà còn có những cơn gió độc về văn hóa xâm nhập vào như nạn bạo dâm trẻ em, lối sống kiểu hiện sinh phương Tây…những vấn đề đó ở nước ta đấu tranh chưa có hiệu quả. - Nguyên nhân nhận thức và công tác tuyên truyền pháp luật + Ý thức pháp luật thấp, tinh thần tự trọng về nhân cách hạn chế cho nên sa ngã vào tệ nạn xã hội dễ dàng nhanh chóng. Ví dụ: Thanh, thiếu niên ít hiểu biết pháp luật, kém tu dưỡng rèn luyện, chạy theo lối sống buông thả, không chịu lao động khó thoát khỏi tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm (Lê Văn Luyện- Bắc Giang) + Hệ thông pháp luật ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, hoạt động bảo vệ pháp luật chưa quyết liệt nhiều chỗ bị buông lỏng. + Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao…nhiều người dân vi phạm pháp luật mà không biết. Tình hình ấy là cơ hội cho tệ nạn xã hội nảy sinh và phát triển. - Nguyên nhân về năng lực và công tác tổ chức đấu tranh chống tệ nạn xã hội. + Sự tồn tại của các tệ nạn xã hội hiện nay ở nước ta như một nguy cơ đối với sự phát triển của đất nước. Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã và đang đấu tranh nhưng hiệu quả chưa cao, dẫn đến tệ nạn xã hội còn tồn tại và phát triển. 3 + Thực tế cho thấy năng lực quản lý, năng lực tổ chức của các cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, chưa ăn khớp, đồng bộ với nhau. Chưa tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động; chưa đủ phương tiện, chế tài, cơ chế hoạt động của các tổ chức, các bộ phận cũng chưa hoàn thiện. => Tóm lại: Trên đây là 5 nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay. Để phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay cần thực hiện các biện pháp sau. II. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Nâng cao quản lý Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội a) Phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm, quan điểm, chỉ thị của Đảng - Thế nào là phòng chống tệ nạn xã hội Phòng chống tệ nạn xã hội là một quá trình tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn sớm và khắc phục có hiệu quả hiện tượng tệ nạn xã hội bằng việc áp dụng tổng thể các biện pháp KT-CT-PL- đạo đức, giáo dục… - Đặc điểm phòng chống tệ nạn xã hội + Đây là quá trình liên tục, không một phút buông lỏng trong mọi điều kiện + Quá trình này mang đặc điểm tích cực, chủ động, có kế hoạch, thống nhất từ trên xuống dưới và phạm vi trong toàn xã hội. + Mục đích chung là ngăn chặn sự nảy sinh mới và khắc phục có hiệu quả hiện trạng tệ nạn xã hội. ( Phòng và chống tệ nạn xã hội là 1 quá trình khác nhau nhưng cùng chung mục đích, hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả cho nhau.) - Quan điểm chỉ đạo, phương châm của phòng chống tệ nạn xã hội + Quan điểm chỉ đạo là phòng cao hơn chống + Phương châm của phòng chống tệ nạn xã hội là phải giải quyết chủ yếu từ nguyên nhân phát sinh. Tuy nhiên khi phải đối mặt với tệ nạn xã hội đã có thì chống phải kiên quyết, có hiệu quả b) Biện pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao quản lý Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay. Các cơ quan của Đảng, Nhà nước có trọng trách, nhiệm vụ cụ thể đối với nhiệm vụ này. - Về Đảng + Đảng ta cần xác định rõ nội dung lãnh đạo trong đường lối quan điểm của mình về phòng chống tệ nạn xã hội. + Đảng ta trong quá trình lãnh đạo phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đồng thời tổng kết rút kinh nghiệm, rút ra bài học trong phòng chống tệ nạn xã hội. + Đảng ta trong quá trình lãnh đạo phải thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội ngay từ trong nội bộ Đảng để làm trong sạch đội ngũ đảng viên. => Đây là biện pháp phải thực hiện có tính chất đột phá mở đầu cho các biện pháp khác. - Về Nhà nước 4 Cân thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ thống nhất từ trên xuống dưới. Để nâng cao quản lý Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: + Phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật * Vị trí ý nghĩa Phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật là phương thức tốt nhất, hoàn thiện nhất. * Nội dung, yêu cầu Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Có tác dụng: tạo sự thống nhất hành động của các cơ quan hành pháp, tư pháp và mỗi người dân; là cơ sở pháp lý để xem xét các hành vi cụ thể là thuộc tệ nạn xã hội hay không; tiếp tục thể chế hóa vào định hướng, xác định nội dung, phương pháp giáo dục công dân nói chung và những người có hành vi tệ nạn xã hội nói riêng. * Trong hệ thống pháp luật cần cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ cho mỗi chủ thể pháp luật để các chủ thể này hoạt động theo đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình. * Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải thông qua xây dựng đầy đủ các điều luật, mỗi điều phải cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, sát với cuộc sống hiện thực hiện nay. Thực tiễn: Nhà nước ta đã xây dựng được luật phòng chống tham nhũng; luật hôn nhân và gia đình ( để chống bạo hành gia đình); luật chống ma túy, luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em => Những năm gần đây công tác làm luật của Nhà nước ta có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên Luật của Nhà nước ta chưa thật đầy đủ, chưa sát với cuộc sống hiện thực. + Nhà nước phải xây dựng chương trình cấp quốc gia về phòng chống tệ nạn xã hội. Đó là Chính sách về phát triển KT-CT-XH góp phần chống tệ nạn xã hội Đổi mới GD ĐT theo hướng phân cấp cho các nhà trường hướng tới thực hiện chống tệ nạn xã hội ( đây là biện pháp tệ nạn xã hội từ xa) Nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh những lệch lạc trong hệ thống giáo dục + Đầu tư thỏa đáng về tài chính cho phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay. Vì phòng chống tệ nạn xã hội vừa lâu dài, vừa tốn kém về tài chính và công sức nên phải có đầu tư của Nhà nước. Nên phải có một khoản tài chính nhất định thì các cơ quan, những con người chuyên trách trong phòng chống tệ nạn xã hội mới hoạt động được. Ví dụ những trại cai nghiện ma túy, trại phục hồi nhân phẩm v.v… Nhà nước tạo việc làm là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội có tính chất chiến lược, lâu dài. + Củng cố tổ chức, tăng cường đào tạo cán bộ, đổi mới hoạt động của các cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội. 5 Các tổ chức chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội phải được củng cố tổ chức Đảng. Số lượng đảng viên, số lượng người trong tổ chức ấy có kế tiếp trước mắt và lâu dài; có chiến lược sử dụng đội ngũ cán bộ hợp lý. + Tăng cường hợp tác quốc tế và kiểm tra giám sát của Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội ( NC tài liệu) 2. Phát huy sức mạnh của toàn dân, của các tổ chức xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội - Vị trí, vai trò: Biện pháp này chỉ ra phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả các thể chế trong toàn xã hội. Gồm : Tổ chức Đảng; Nhà nước; các tổ chức xã hội; Nhà trường, gia đình với mỗi công dân => Phải được cụ thể hóa bằng pháp luật và trách nhiệm - Biện pháp + Thứ nhất: Nâng cao dân trí về phòng chống tệ nạn xã hội. => Mục đích: để mỗi cá nhân con người có nhận thức đúng về nguyên nhân, tác hại và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội trước hiểm họa về tệ nạn xã hội => Biện pháp cụ thể: * Nhà nước cần đầu tư kinh phí vào phục vụ, giáo dục, tuyên truyền. Ngân sách Nhà nước phải chi một cách khoa học. Ngân sách trích từ đóng góp từ thiện, hảo tâm Cần thực hiện có hiệu quả ngân sách vào tuyên truyền giáo dục * Đổi mới công tác tuyên truyền theo hướng phát triển nhiều tầng, bậc và đa dạng hóa cách thức tuyên truyền. Đó là: Cần phân cấp tuyên truyền giáo dục từ trên xuống dưới, tạo nên tính đồng bộ, khắc phục sự chồng chéo hoặc bỏ trống nội dung tuyên truyền. Các cấp, các ngành phải chủ động tuyên truyền. Có tuyên truyền chung cho toàn xã hội ( đài phát thanh, vô tuyến truyền hình…) từ TW đến địa phương. Đổi mới thường xuyên các nội dung để có sức thuyết phục cao. * Ở các tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị cần phải có nội dung, quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm môi trường hoạt động. Thông qua quy định, chỉ tiêu thi đua, để mỗi thành viên đều trở thành tuyên truyền viên trong phòng chống tệ nạn xã hội. * Mỗi thôn bản cũng cần cụ thể hóa nội dung tuyên truyền tệ nạn xã hội. Thông qua hương ước làng bản, để có thể đưa nội dung tuyên truyền này vào nâng cao dân trí về phòng chống tệ nạn xã hội. * Trong mỗi gia đình cần ra chỉ tiêu về gia đình văn hóa để thúc đẩy các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến phòng chống tệ nạn xã hội. => Như vậy: Sự tác động đồng bộ trên sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp toàn xã hội vào nâng cao dân trí về phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay. + Thứ hai: tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng lực tổ chức quản lý xã hội của các chủ thế theo cương vị, chức trách của mình ở đơn vị cơ sở. 6 * Mỗi chủ thể cần xác định cho mình nội dung chương trình cho giáo dục tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội một cách phù hợp. Trong nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động của mỗi tổ chức cần tạo ra sự thống nhất giữa chủ trương, đường lối quan điểm, pháp luật của Đảng và Nhà nước với đặc điểm, môi trường văn hóa riêng. Sự thống nhất này là cở sở cho quan điểm, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước đi vào thực tiễn cuộc sống xã hội dễ dàng. Ở các đơn vị cơ sở cần kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tổ chức quản lý và năng lực đấu tranh với các tệ nạn xã hội. Kết hợp giữa xây và chống, nâng cao năng lực phòng chống tệ nạn xã hội cho tất cả các chủ thể ( của vị chủ trì, cho nhân viên, người dân). + Thứ ba gắn kết được giữa tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội với hoạt động văn hóa ở từng tổ chức, đơn vị, địa phương một cách phù hợp. Đó là cần gắn bó chặt chẽ hoạt động giữa xã hội với nhà trường và gia đình trong giáo dục…thanh thiếu niên hiện nay. Xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở cần đi vào chiều sâu, thực chất. Thông qua tuyên truyền về lối sống văn hóa, định hướng cho những người lầm lỡ trở về với cộng đồng, gia đình. Gắn với hoạt động văn hóa để biểu dương những tấm gương tốt về phòng chống tệ nạn xã hội để mọi người làm theo. + Thứ tư: Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong quản lý, giáo dục con em không sa vào tệ nạn xã hội. Để như vậy cần: Có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể về gia đình văn hóa; Tạo công việc cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh; Hỗ trợ các gia đình nghèo để củng cố vững chắc gia đình; Kết hợp giữa pháp luật với thuần phong, mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam (để giải quyêt vấn đề li hôn, tảo hôn). => Tóm lại để phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay ở nước ta nói chung, ở mỗi địa phương nói riêng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. 7 KẾT LUẬN Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hiện nay. Phòng chống tệ nạn xã hội đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp, tính kiên trì nhưng kiên quyết và khôn khéo, khoa học. Chúng ta phải nắm được các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội ở nước ta, từ đó thực hiện đồng bộ các giải pháp trên về tệ nạn xã hội. Đối với đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trần nhận thức về vấn đề này cũng có ý nghĩa quan trọng, hơn nữa đòi hỏi cán bộ xã phường cần có năng lực tổ chức phòng chống tệ nạn xã hội, bản thân cán bộ, người làm công tác này cũng cần phải gương mẫu trọng đạo đức, lối sống- kiên quyết chống tệ nạn xã hội. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU 1. Đ/c hiểu thế nào là tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay; nguyên nhân tệ nạn xã hội ở nước ta? 2. Đ/c hãy hệ thống các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay. Phân tích biện pháp 2; ý nghĩa với đồng chí? 8 . PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1 I. TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Tệ nạn xã hội và tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay a) Tệ nạn xã hội - Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội có tính. chất và tinh thần Để nắm được tệ nạn xã hội, nguyên nhân tệ nạn xã hội ở nước ta cũng như hệ thống biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài: TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ PHÒNG. phòng chống tệ nạn xã hội a) Phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm, quan điểm, chỉ thị của Đảng - Thế nào là phòng chống tệ nạn xã hội Phòng chống tệ nạn xã hội là một quá trình tích cực của tất