Những thành tựu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chính trong quá trình ấy, Đảng cộng sản (ĐCS) Liên Xô đã phạm phải nhiều sai lầm, thậm chí rất nghiêm trọng làm suy yếu từng bước và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của bản thân Đảng và nhà nước Xô viết. Sau cuộc chính biến tháng 81991, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Ban chấp hành trung ương Đảng bị giải tán, tổ chức Đảng trên phạm vi toàn LB Xô viết và các nước cộng hòa tan rã, chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô. Sự kiện lịch sử đó có tác động sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới, nó đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược tồn tại trong gần nửa cuối thế kỷ XX. CNXH lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi không có lợi cho CNXH và phong trào cách mạng, phong trào hòa bình thế giới. Các nước XHCN còn lại phải chấp nhận những thách thức mới khi Liên Xô sụp đổ. Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực chống cộng rêu rao rằng, CNXH sẽ dần dần sụp đổ theo dây chuyền, và trên thực tế chúng đẩy mạnh cuộc tấn công hòng xóa bỏ toàn bộ thành quả cách mạng trên thế giới mà CNXH đã đem lại.
TRIỂN VỌNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI – SỰ NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của một hệ thống thế giới mới - hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN); mở đầu công cuộc xây dựng một xã hội mà tính ưu việt của nó đã làm thay đổi một cách căn bản so sánh lực lượng và đẩy nhanh xu hướng phát triển của nhân loại vì tiến bộ xã hội. Sau Cách mạng tháng Mười, nhà nước Xô viết trưởng thành hùng mạnh, trở thành siêu cường - chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN thế giới trong hơn 2/3 thế kỷ XX. Những thành tựu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chính trong quá trình ấy, Đảng cộng sản (ĐCS) Liên Xô đã phạm phải nhiều sai lầm, thậm chí rất nghiêm trọng làm suy yếu từng bước và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của bản thân Đảng và nhà nước Xô viết. Sau cuộc chính biến tháng 8/1991, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Ban chấp hành trung ương Đảng bị giải tán, tổ chức Đảng trên phạm vi toàn LB Xô viết và các nước cộng hòa tan rã, chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô. Sự kiện lịch sử đó có tác động sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới, nó đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược tồn tại trong gần nửa cuối thế kỷ XX. CNXH lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi không có lợi cho CNXH và phong trào cách mạng, phong trào hòa bình thế giới. Các nước XHCN còn lại phải chấp nhận những thách thức mới khi Liên Xô sụp đổ. Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực chống cộng rêu rao rằng, CNXH sẽ dần dần sụp đổ 1 theo dây chuyền, và trên thực tế chúng đẩy mạnh cuộc tấn công hòng xóa bỏ toàn bộ thành quả cách mạng trên thế giới mà CNXH đã đem lại. Thế nhưng, những toan tính, những âm mưu đó của các thế lực đế quốc chủ nghĩa (ĐQCN) và các thế lực thù địch khác không trở thành hiện thực. Các nước XHCN còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn trụ vững, vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất và tiếp tục phát triển theo định hướng XHCN. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế sau một thời gian khủng hoảng nặng nề đã từng bước phục hồi và có những hoạt động ngày càng tích cực, báo hiệu sức sống mãnh liệt của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong thập niên đầu thế kỷ XXI. 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Bối cảnh tác động đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay 1.1.1. Tính hai mặt của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa (globalization) là một khái niệm mới xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhằm nói đến quá trình không ngừng gia tăng các mối quan hệ, hợp tác, liên kết xuyên quốc gia, khu vực và quốc tế. Điều này đã được Mác diễn đạt trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” viết năm 1848 và một số tác phẩm khác thông qua các thuật ngữ như "sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc", "tính chất thế giới", "thị trường thế giới", "tự do mậu dịch"… 2 Cũng như các quá trình lịch sử khác, toàn cầu hóa mang tính hai mặt rõ nét. Mặt tích cực, nó tạo cơ hội tiến tới một “thế giới phẳng”, công bằng và nhân bản hơn, xóa mờ đi các đường biên giới ngăn cách giữa người với người, cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngược lại, về mặt tiêu cực (mặt trái), nó có thể dẫn đến “toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa”, sự bất bình đẳng càng bị khoét sâu hơn nữa, hoặc bị lợi dụng và thao túng bởi thế lực của “kẻ mạnh” và chủ nghĩa bá quyền, v.v Tất cả đều tác động sâu sắc đến đời sống mọi mặt của nhân loại, trong đó có phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là trong việc tập hợp lực lượng đứng lên đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa (vốn do chủ nghĩa tư bản thao túng). 1.1.2. Sự lan truyền bão táp của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đương đại Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đương đại đã phát triển như vũ bão kể từ giữa thế kỷ XX đến nay, mang tính tích hợp rất cao và thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ hải dương học, công nghệ vũ trụ, công nghệ siêu vi mô (nanotechnology)… Nó đang từng năm từng tháng từng ngày làm thay đổi đời sống con người, làm biến đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm thay đổi phương thức sống và phương thức tư duy. Trong đó, có sự chuyển biến to lớn bên trong cơ cấu giai cấp công nhân, với những người lao động trình độ cao ngày càng gia tăng nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời làm thay đổi tận gốc rễ nền 3 kinh tế - xã hội, chuyển từ “văn minh công nghiệp” lên “văn minh hậu công nghiệp” hay “văn minh trí tuệ”, hình thành nên một đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản và có trình độ học vấn cao (“công nhân cổ cồn”, “công nhân cổ trắng”…). Nghĩa là, nó đã làm biến đổi cả về lượng lẫn về chất trong đội ngũ giai cấp công nhân nói riêng và người lao động nói chung, ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. 1.1.3. Sự phát triển của kinh tế tri thức Kinh tế tri thức (knowledge economy) là nền kinh tế lấy tri thức và sáng tạo kỹ thuật mới làm cơ sở, lấy toàn cầu làm thị trường. Tri thức trở thành một bộ phận quan trọng và quyết định trong thành phần của tư liệu sản xuất. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ đương đại, kinh tế tri thức đang đóng vai trò quyết định trong việc tạo dựng diện mạo mới của nền văn minh nhân loại kể từ cuối thế kỷ XX trở đi, với việc làm thay đổi chiều hướng và mô hình tăng trưởng kinh tế, làm biến dạng quan hệ sở hữu, thay đổi giá trị và chuẩn mực xã hội, thay đổi đường lối và chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, những người lao động có trình độ cao chiếm áp đảo tổng lao động toàn xã hội. Họ tập trung trong các ngành dịch vụ và công nghệ cao thay cho các ngành nghề truyền thống. Họ cũng đi “làm thuê” nhưng đã khác về chất so với những người “làm thuê” trước đây, vì họ dùng tri thức là chủ yếu chứ không phải dùng cơ bắp là chủ yếu. Sản phẩm do họ làm ra được kết tinh bởi tri thức tổng hợp cao hơn nhiều lần so với nguyên vật liệu và sức lực cơ bắp cộng lại. Họ là những “công nhân trí thức” (cổ cồn, cổ trắng), có thu nhập cao. Nghành nghề và lĩnh vực hoạt động, cùng vị trí và vai trò của họ trong xã 4 hội cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, không chỉ được các tầng lớp giai cấp khác mà ngay cả giai cấp tư sản thống trị cũng phải tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của họ, quan tâm hợp tác và chia sẻ lợi ích với họ… Chính vì thế, giai cấp công nhân truyền thống ở những nước phát triển cao ngày càng giảm mạnh về số lượng, trong khi nội dung và hình thức đấu tranh của “công nhân trí thức” lại mềm dẻo và linh hoạt hơn, thậm chí một bộ phận đi đến thỏa hiệp và đồng lợi ích với giới chủ. 1.1.4. Sự điều chỉnh, cải cách của chủ nghĩa tư bản toàn cầu Trước sự tàn phá và khủng hoảng kinh niên của nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, trong quá trình vận động lịch sử của mình, về mặt chủ quan, chủ nghĩa tư bản tất yếu có sự điều chỉnh để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, về mặt khách quan, đứng trước sự tồn tại song song mang tính chất phản chiếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – nghệ đương đại diễn ra mạnh mẽ, buộc chủ nghĩa tư bản phải có những điều chỉnh thích hợp, nhằm hạn chế sự đổ vỡ và cáo chung theo quy luật xã hội mà nó không thể tránh khỏi sớm hay muộn. Trong quá trình điều chỉnh đó, nó đã củng cố được tính hợp lý mới của tồn tại, đồng thời tìm thấy và bắt tay với “đồng minh” của mình là những người thỏa hiệp mang tư tưởng đòi dân chủ và tiến bộ xã hội (vốn có nguồn gốc từ phong trào cộng sản và công nhân) ở ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản. 1.1.5. Trào lưu xã hội dân chủ 5 Trào lưu này được Látxan (nhà tư tưởng Đức) khởi xướng lý luận và xây dựng thành một phong trào hiện thực khởi đi từ nước Đức vào nửa cuối thế kỷ XIX, với chủ trương tập hợp giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thông qua con đường nghị trường, đòi dân chủ và bầu cử phổ thông đầu phiếu. Nó đã từng lập ra “Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa” năm 1923. Ngày nay, trào lưu dân chủ xã hội đã phát triển qua các giai đoạn lịch sử và hiện thực hóa khát vọng của mình bằng việc thành lập hàng loạt các đảng dân chủ xã hội ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, nhằm tham chính và lãnh đạo xã hội đi theo “con đường thứ ba” mà họ vạch ra. Mặc dù đứng trên quan điểm đấu tranh cải lương và thỏa hiệp, nhưng nó cũng có những ưu điểm nhất định. Trong bối cảnh chung của thời đại, trào lưu này đang có sức thuyết phục, hiệu quả và là một hướng đi ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển, ít nhiều làm phân tán lực lượng cũng như sự chệch hướng và suy giảm mục tiêu đấu tranh của một bộ phận công nhân và người lao động. 1.1.6. Cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời từ kết quả thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga, dựng lên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới vào năm 1917. Khoảng giữa thế kỷ XX, mô hình này đã được xác lập ở nhiều nước và trở thành một hệ thống thế giới, trở thành một cực cân bằng tạm thời với chủ nghĩa tư bản cho đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX; biến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành nhân tố quyết định tiến trình đi lên của lịch sử nhân 6 loại, nhất là trong việc diệt họa phát xít, bảo vệ hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập… Nhưng đến cuối tập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện, dẫn đến sự sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng đồng thời bị khủng hoảng và thoái trào trên hầu hết các phương diện, cách mạng thế giới bị tấn công từ nhiều phía. Nó không những làm tổn thất to lớn về cơ sở vật chất mà cả về cơ sở tinh thần, gây tâm lý hoang mang và khủng hoảng niềm tin, ảnh hưởng đến chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động của phong trào. 1.2. Sự vận động, phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ năm 1991 đến nay Khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Đảng ta đã nhận định: Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng. Từ đó đến nay đã gần 20 năm. Vậy, tình hình hiện nay thế nào? Phong trào cộng sản công nhân quốc tế đã vượt qua được khủng hoảng hay chưa? Triển vọng tới đây sẽ ra sao? C. Mác đã nhấn mạnh: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lí tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề đang tồn tại”. Như vậy, để trả lời cho các câu hỏi nêu trên, chúng ta cần nhìn nhận phong trào cộng sản công nhân quốc tế là một phong trào hiện thực, bao gồm các Đảng Cộng sản, Đảng Công nhân đang hoạt động ở các nước 7 khác nhau trên thế giới, có chung nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác (chủ nghĩa Mác – Lê-nin, chủ nghĩa xã hội khoa học), có chung mục tiêu chính trị và phối hợp hoạt động với nhau vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ở thời kì diễn ra Hội nghị quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân tại Mát-xcơ-va năm 1960, trên thế giới có 87 Đảng Cộng sản và công nhân. Sau khi Liên Xô tan rã, không ít đảng trong số này đã chấm dứt tồn tại (như Đảng Cộng sản Liên Xô, Liên đoàn những người cộng sản NamTư ) hoặc bị phân liệt hay chuyển hóa; đồng thời lại hình thành thêm một số đảng mới. 2. Hiện có 5 đảng cộng sản và công nhân đang trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước mình - đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Lao động Triều Tiên và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân các nước Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, Triều Tiên và Lào chính là chủ nghĩa xã hội hiện thực, là thành quả chung của phong trào cộng sản công nhân quốc tế, là bộ phận đang đi tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh của nhân loại tiến lên hình thái kinh tế - xã hội mới – chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Mọi thành công hay va vấp, thất bại, mọi bước tiến hay thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực đều ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến sphong trào cộng sản công nhân quốc tế. Cơn chấn động chính trị từ sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô đã tác động sâu sắc đến 5 nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Và, mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong nước và với các âm mưu, hành động “diễn biến hòa bình”, can thiệp, phá hoại, lật đổ của các thế lực đế quốc, thù địch…, song chủ nghĩa xã hội ở 5 nước 8 nói trên đã không chỉ kiên cường trụ vững, mà còn có những bước phát triển mới được thế giới công nhận. Rút kinh nghiệm từ những bài học thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, các nước Đông Âu và những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình, 5 đảng cộng sản và công nhân cầm quyền ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, Triều Tiên, Lào đã và đang tích cực tìm tòi sáng tạo, cả về lí luận và thực tiễn, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, dân tộc mình, phù hợp với những biến đổi diễn ra trên thế giới. Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa từ cuối những năm 1970. Việt Nam và Lào tiến hành đổi mới từ giữa những năm 1980. Cu-ba và Triều Tiên hiện cũng đã tiến hành những bước đi đầu tiên trên con đường cải cách, đổi mới. Bước phát triển mang tính đột phá trong tư duy lí luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của 5 nước xã hội chủ nghĩa này là việc sử dụng kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa. Các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới đều đánh giá cao điều này; nhấn mạnh đây là sự phát triển rất có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn đối với chủ nghĩa xã hội thế giới trong việc tự đổi mới để ra khỏi bước thoái trào tạm thời sau khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ và tiếp tục phát triển. Như Đại hội XXIII của Đảng Cộng sản Nhật Bản (tháng 1/2004) nhận định: “Quá trình tìm tòi đổi mới tiến lên CNXH thông qua kinh tế thị trường ở Việt Nam, Trung Quốc đang trở thành một hướng đi quan trọng của thế giới trong thế kỉ XXI”. Còn cuộc Hội thảo quốc tế “Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội” (họp tại Pra-ha, Cộng hòa Séc, ngày 23 và 24-4-2005, với sự tham gia của 39 đảng cộng sản, công nhân và cánh tả từ 34 nước trên thế giới) thì cho rằng: Sự phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và việc gắn những ưu việt của chính 9 quyền nhân dân với những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật, với sự tham gia tích cực vào thị trường quốc tế của Trung Quốc và Việt Nam là sự bổ sung độc đáo vào việc phát triển lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội” 4. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, có thời kì quan hệ giữa các đảng Cộng sản và Công nhân trên thế giới bị gián đoạn. Từ giữa những năm 1990, cùng với quá trình hồi phục của bản thân mỗi đảng, các đảng cũng tích cực phục hồi và đổi mới các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các đảng trên cơ sở độc lập tự chủ, bình đẳng; khắc phục tình trạng “đảng lớn - đảng nhỏ”… Ngày nay các đảng đều thống nhất tăng cường quan hệ trên cơ sở các nguyên tắc: Độc lập tự chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau; không can thiệp công việc nội bộ của nhau; đoàn kết và hữu nghị với nhau. Ngoài các hình thức quan hệ chủ yếu giữa các đảng như trao đổi đoàn, trao đổi lí luận, thông tin, tài liệu, dự đại hội, tổ chức hội thảo, diễn đàn, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của nhau , trong thời gian qua, đã hình thành một số diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế thường niên giữa các đảng Cộng sản, Công nhân và cánh tả trên thế giới. Đây cũng là một nét thể hiện sự hồi phục của phong trào cộng sản công nhân quốc tế ở giai đoạn hiện nay. Các diễn đàn quốc tế hàng năm của các đảng Cộng sản và Công nhân, các đảng cánh tả trên thế giới như “Diễn đàn Xao Paolô” (do Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Lao động Bra-xin, Đảng Cách mạng Dân chủ Mê- hi-cô và Mặt trận rộng rãi U-ru-goay phối hợp tổ chức luân phiên tại các nước Mỹ La-tinh, từ năm 1990 đến nay); “Cuộc gặp quốc tế các đảng Cộng sản và Công nhân” (từ năm 1995 đến nay, lúc đầu do Đảng Cộng sản Hy Lạp đăng cai tổ chức tại Aten – Hy Lạp, từ 2006, bắt đầu tổ chức luân phiên tại các khu vực 10 [...]... đăng cai của các đảng Cộng sản) … ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế 5 Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đã diễn ra nhiều đại hội thường kì, cuộc gặp, hội nghị, hội thảo quốc tế của các đảng Cộng sản và Công nhân, đảng cánh tả trên thế giới Tại các đại hội đảng, các cuộc gặp, hội nghị, hội thảo quốc tế đó, nhiều đảng Cộng sản và cánh tả có chung nhận định... dân chủ của phong trào công nhân như một tiền đề, điều kiện, một nội dung không tách 18 rời nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa là một hướng đấu tranh có tính thuyết phục, hiệu quả cao và cũng là triển vọng của phong trào này trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI 2.2 Triển vọng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong thời gian tới Từ khi ra đời đến nay, phong trào cộng sản và công nhân quốc. .. chung của các lực lượng cộng sản và cánh tả 2.2.3 Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước đi lên xã hội chủ nghĩa còn lại Các nước đi lên chủ nghĩa xã hội còn lại sau khủng hoảng gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên và Lào Ở những nước này, Đảng cộng sản và công nhân đóng vai trò cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đảng cộng. .. to lớn của toàn cầu hóa, cách mạng khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức, sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, trào lưu xã hội dân chủ và cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực như đã nêu trên, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kể từ 1991 trở lại đây đang có dấu hiệu phục hồi, tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức thể... điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội 6 Từ những tình hình nêu trên, có thể rút ra mấy nhận xét sơ bộ như sau về thực trạng và triển vọng của phong trào cộng sản công nhân quốc tế trong những thập kỉ đầu thế. .. đuốc” của phong trào đang ngày càng tỏa sáng ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại Ánh sáng cũng được duy trì và có dấu hiệu nổi lên ở nhiêu nơi trên thế giới, đặc biệt là sự bừng lên ở khu vực Mỹ Latinh trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI Các nhà nghiên cứu cho rằng, triển vọng chung của phong trào sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực, vào việc các nước xã hội chủ nghĩa. .. Đông và châu Phi; 35 đảng ở 26 nước châu Mỹ Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở một số nước có nhiều đảng cộng sản cùng tồn tại (Nga hiện có 13 đảng; Anh có 3 đảng; Ấn Độ có 2 đảng ) Đặc biệt, hiện có 5 đảng cộng sản và công nhân đang trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên quy mô quốc gia, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng. .. xã hội thế giới đầu thế kỷ XXI" được tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc, 10/2004), học giả nhiều nước đánh giá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường mà 15 các nước xã hội chủ nghĩa đang tiến hành đã làm cho các Đảng Cộng sản - công nhân và cả thế giới phải chú ý Tỷ trọng các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay trong nền chính trị và kinh tế quốc tế đã vượt xa thời kỳ Liên Xô đầu thế kỷ. .. chắc của Cu Ba, Triều Tiên và Lào Thành tựu cải cách và đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua đã chứng tỏ sức sống và khả năng tự đổi mới để đi lên chủ nghĩa xã hội là rất mãnh liệt, với sự tìm tòi khai phá những “đặc trưng cơ bản về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc … Tại Hội thảo quốc tế "Phát triển và sáng tạo: Chủ nghĩa xã. .. cảnh nước mình và trên cơ sở đó tập hợp được quần chúng nhân dân, liên minh rộng rãi với các lực lượng cánh tả, tiến bộ , thì sẽ có những bước phát triển và giành được những thắng lợi mới; ngược lại, sẽ càng khó khăn gấp bội 2 THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 11 2.1 Thực trạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay . TRIỂN VỌNG CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI – SỰ NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Cuộc Cách mạng tháng. của phong trào này trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. 2.2. Triển vọng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong thời gian tới Từ khi ra đời đến nay, phong trào cộng sản và công. PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Bối cảnh tác động đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay 1.1.1. Tính hai mặt của toàn