1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SỰ PHÁT TRIỂN lý LUẬN CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học gắn LIỀN với PHONG TRÀO CỘNG sản và CÔNG NHÂN QUỐC tế

41 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 216 KB

Nội dung

Trước khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã có những trào lưu, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng. Vào giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản có những bước phát triển đồng thời bộc lộ những mâu thuẫn ngày càng rõ rệt và cũng xuất hiện những tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở hiện thực ấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã có đủ những căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ đó chủ nghĩa xã hội khoa học ngày càng gắn bó chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và phong trào công nhân, vừa phản ánh, vừa soi sáng con đường giai cấp công nhân tiến lên hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học một nấc thang cao hơn trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhân loại qua các giai đoạn của nó gắn liền với sự phát triển của hiện thực xã hội và thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân quốc tế. Toàn bộ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học cũng như mỗi nguyên lý của nó, trải qua chiều dài lịch sử, ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện hơn. bằng tư duy khoa học sáng tạo trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng; qua thực tiễn đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; trước những đổi mới của cuộc sống và thời đại, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học ngày càng thể hiện tính đúng đắn và sức sống của mình, thực sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của giai cấp công nhân quốc tế,

Trang 1

SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GẮN LIỀN VỚI PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

MỞ ĐẦU

Trước khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã có những trào lưu,những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Vào giữa thế kỷ XIX, chủnghĩa tư bản có những bước phát triển đồng thời bộc lộ những mâu thuẫnngày càng rõ rệt và cũng xuất hiện những tiền đề cho cách mạng xã hội chủnghĩa Trên cơ sở hiện thực ấy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã có đủnhững căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để sáng lập ra chủ nghĩa xã hộikhoa học Từ đó chủ nghĩa xã hội khoa học ngày càng gắn bó chặt chẽ vớithực tiễn sản xuất và phong trào công nhân, vừa phản ánh, vừa soi sáng conđường giai cấp công nhân tiến lên hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học một nấc thang cao hơntrong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhân loại qua các giai đoạn của nógắn liền với sự phát triển của hiện thực xã hội và thực tiễn cuộc đấu tranhgiai cấp của giai cấp công nhân quốc tế Toàn bộ lý luận chủ nghĩa xã hộikhoa học cũng như mỗi nguyên lý của nó, trải qua chiều dài lịch sử, ngàycàng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện hơn bằng tư duy khoa họcsáng tạo trên nền tảng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biệnchứng; qua thực tiễn đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốctế; trước những đổi mới của cuộc sống và thời đại, lý luận chủ nghĩa xãhội khoa học ngày càng thể hiện tính đúng đắn và sức sống của mình, thực

sự trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của giaicấp công nhân quốc tế, các Đảng công sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa và

Trang 2

cộng sản chủ nghĩa, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng giai cấp,giải phóng xã hội và giải phóng loài người.

Trong mỗi nước khác nhau và mỗi giai đoạn khác nhau của thời kỳ quá

độ từ chế độ tư bản chủ nghĩa (hoặc trước tư bản chủ nghĩa) lên chế độ xã hộichủ nghĩa đích thực và hoàn chỉnh, nói chung, nội dung các phạm trù vànguyên lý về cơ bản là không thay đổi, nhưng do điều kiện lịch sử có nhữngthay đổi, nên thường có những vấn đề cụ thể, những mối liên hệ mới nảy sinhthêm cần được khảo sát, nghiên cứu, tổng kết và phát triển về lý luận Do vậy,việc thường xuyên quan tâm xuất phát từ thực tế khách quan để vận dụng lýluận của khao học cách mạng là một yêu cầu quan trọng nhằm giữ gìn và pháthuy sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng là sự thể hiện sự sinh động củaquy luật phát triển khoa học, phát triển xã hội theo hướng tiến bộ, văn minh

Là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội; sự ra đời, phát triển của lý luậnchủ nghĩa xã hội khoa học chịu sự quy định của quy luật mối quan hệ giữa tồn tại

xã hội và ý thức xã hội, trong đó thể hiện sâu sắc tính quy luật sự phát triển lý luậnchủ nghĩa xã hội khoa học gắn liền với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Trang 3

NỘI DUNG

1 Cơ sở khách quan của tính quy luật sự phát triển của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học gắn liền với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Cơ sở của tính quy luật xuất phát từ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác – Lê nin khẳng định: lý luận và thực tiễn trên thực tế là mộtthể thống nhất giữa hai mặt cơ bản trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới củacon người Lý luận và thực tiễn trong một quá trình vừa tác động, ràng buộc, ảnhhưởng lẫn nhau, vừa đấu tranh với nhau dẫn tới sự vận động, biến đổi và chuyểnhoá Trong mối quan hệ đó , thực tiễn luôn luôn là tính thứ nhất, giữ vai trò quyếtđịnh lý luận, còn lý luận là tính thứ hai, tác động tích cực trở lại thực tiễn

- Lý luận chỉ trở thành khoa học khi xuất phát từ thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm Điều này được V I Lênin khẳng định: "Thực tiễn cao hơn nhận

thức (lý luận), không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trựctiếp"1 Vai trò thực tiễn với nhận thức, đối với lý luận trước hết được thể hiện:thực tiễn là cơ sở, mục đích là động lực chủ yếu, trực tiếp của nhận thức, trong đó

có lý luận và thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chan lý

Để đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải cải tạo thế giới bằng hoạtđộng thực tiễn, trong quá trình đó, con người cũng biến đổi luôn cả bản thânmình, phát triển năng lực, trí tuệ Con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thếgiới, khám phá những bí mật của thế giới, càng làm phong phú và sâu sắc hơn trithức của mình Theo đó, thông qua thực tiễn đã xuất hiện nhu cầu, nhiệm vụ,phương hướng của nhận thức; xuất hiện nhu cầu tổng kết kinh nghiệm, khái quát

lý luận của con người và thúc đẩy sự ra đời, phát triển của các ngành khoa học.Thực tiễn có khả năng tạo ra công cụ, phương tiện phục vụ cho quátrình nhận thức mà hoạt động tinh thần không thể có khả năng trực tiếp

về vấn đề đó Những công cụ, phương tiện hiện đại giúp con người nhận

Trang 4

thức ngày càng nhanh, xa và hiệu quả, dù trong những điều kiện khókhăn phức tạp hơn

Thông qua động thực tiễn con người tác động vào thế giới, buộc thế giớiphải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người có điều kiện, khảnăng nhận thức ngày càng sâu sắc hơn V I Lênin đã chỉ ra rằng: Thế giới bí

ẩn sẽ hoàn toàn bí ẩn với con người nếu không có sự tác động của con ngườivào đó Sự tác động của con người vào thế giới khách quan diễn ra một quátrình từ việc thu thập những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiếnhành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để pháttriển thành lý luận và từ lý luận lại trở về chỉ đạo thực tiễn Không có thựctiễn thì không có nhận thức, không có lý luận Mọi tri thức dù trực tiếp haygián tiếp, đối với người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ởgiai đoạn cảm tính hay lý tính, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ thực tiễn

Lý luận trở thành khoa học, trở thành chân lý không những nó phải xuấtphát từ thực tiễn mà còn phải được thực tiễn kiểm nghiệm đúng C Mác viết:

“Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đi tới chân lý khách quanhay không, hoàn toàn không phải là vấn đề nhận thức mà là vấn đề thực tiễn.Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”2

Từ vai trò to lớn của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận, đòi hỏi chủ thểhoạt động phải luôn quán triệt đúng đắn quan điểm thực tiễn Trong nhận thức,phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu, đi sát thực tiễn, coitrọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tớicác sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, quan liêu và chủ nghĩa xét lại

- Hoạt động thực tiễn chỉ đạt được mục đích khi được lý luận soi đường.

Cùng với việc coi trọng vai trò của thực tiễn đối với lý luận thì vai trò của lýluận đối với thực tiễn không hề bị hạ thấp mà còn thể hiện rõ hơn tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của nó Hay nói cách khác, bản thân lý luận, khoa họckhông có mục đích tự thân Lý luận, khoa học ra đời chính vì và chủ yếu vìchúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người Thực tiễn là mục đíchcủa nhận thức, lý luận Nhận thức lý luận sau khi ra đời quay về phục vụ thực

Trang 5

tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sựkhi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, phục vụ cho mụctiêu phát triển Lý luận tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thựctiễn thông qua hoạt động của con người

Lý luận giúp cho chủ thể hoạt động thực tiễn có những quan niệm khoa học

về thế giới Lý luận có thể dự kiến được sự vận động, phát triển của sự vật, chỉ ranhững phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn, là “kim chỉ nam” soiđường, dẫn dắt, chỉ đạo cho hành động V I Lênin viết: Không có lý luận cáchmạng thì cũng không có phong trào cách mạng, chỉ có đảng nào có lý luận tiênphong hướng dẫn thì đảng đó mới làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong Nhờ có lýluận khoa học mà hoạt động của con người trở lên chủ động, tự giác, hạn chế tìnhtrạng mò mẫm, tự phát Như vậy, lý luận một khi đã thâm nhập vào quần chúngthì biến thành sức mạnh vật chất to lớn

Lý luận giúp cho chủ thể nhận thức hệ thống nguyên tắc, phương pháptrong hoạt động nhận thức và thực tiễn; giúp chủ thể hoạt động thực tiễnnhững mục tiêu cần đạt được trong tình hình cụ thể Nhờ có lý luận cáchmạng mà chủ thể hoạt động thực tiễn có cơ sở hình thành, phát triển nhâncách và nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn

Như vậy, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động thực tiễn Tuynhiên, cùng với nhận thức được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của lý luận thìchủ thể hoạt động không nên cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thựctiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn

Theo đó, ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác đã mang trong mình bảnchất cách mạng, khoa học gắn bó chặt chẽ với phong trào công nhân, là hệ tưtưởng của giai cấp công nhân Chủ nghĩa Mác ra đời đã được giai cấp vô sảntiếp nhận như một công cụ định hướng cho hành động, như vũ khí lý luậntrong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng toàn thể nhân loại.Công cụ định hướng này, vũ khí lý luận này đã tạo nên bước chuyển biến vềchất của phong trào công nhân từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác C.Mác

và Ph.Ănghen nhận định: giống như chủ nghĩa duy vật biện chứng thấy giai

Trang 6

cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy chủ nghĩaduy vật biện chứng là vũ khí tinh thần của mình nên ngay từ đầu, cái khuynhhướng mới, coi lịch sử phát triển của lao động là chìa khóa để hiểu toàn bộlịch sử của xã hội, đã chủ yếu hướng về giai cấp vô sản và đã được giai cấp

vô sản giành cho một sự hưởng ứng mà nó không tìm thấy và không mongchờ có được ở một nơi nào khác

Lý luận Mác là hệ thống nguyên lý cơ bản về sự chuyển biến tất yếu của

xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản thông qua thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việc vận dụngcác nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn đòi hỏi phải bám sát thực tiễnphong trào giai cấp công nhân để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếmkhuyết của lý luận hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn,thông qua tổng kết phong trào công nhân để phát triển lý luận, làm cho lý luậnMác xít luôn có sức sống mới đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn Lênin chỉ rõ:

“Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn vàbất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng chomôn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa vềmọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”3

2 Thực tiễn phong trào công nhân đặt ra nhu cầu khách quan cho

sự phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học; là hiện thực sinh động để kiểm nghiệm lý luận, tổng kết, bổ sung, phát triển lý luận

2.1 Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, đòi hỏi khách quan của phong trào công nhân những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền côngnghiệp lớn Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có

sự gia tăng nhanh chúng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu Cuộc đấutranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản,biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượngsản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế

Trang 7

độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Nhiều cuộc khởinghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đó bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộngkhắp (tiêu biểu là ba cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên: cuộc khởi nghĩa củacông nhân dệt thành phố Liông Pháp 1831-1834; phong trào hiến chương ởAnh 1835-1848; cuộ khởi nghĩa của công nhân dệt Xilêdi Đức 1844)

Song, tất cả những cuộc khởi nghĩa và phong trào lúc đó đều thất bại và

bị giai cấp tư sản đàn áp dã man, dìm trong biển máu Bởi vì lúc đó phongtrào công nhân chưa có đường lối chính trị đúng đắn, phương pháp cách mạngkhoa học; không có tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là chưa có một chính đảngthống nhất lãnh đạo mà phong trào còn bị chi phối bởi những trào lưu tưtưởng biệt phái, tiểu tư sản Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lýluận tiên phong dẫn đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng một vàithập kỷ đó không thể đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tưtưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành

ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử

Vượt lên trên tất cả các học giả đương thời, C.Mác và Ph.Ănghen đã nắm bắtđược yêu cầu lịch sử, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, tích cực hoạt động lý luận,thực tiễn trong phong trào công nhân; kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, tiếp thu

có phê phán nền triết học cổ điển Đức (tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc), kinh tếchính trị cổ điển Anh (tiêu biểu là Ađam Xmít và Đavít Ricácđô), các học thuyếtchủ nghĩa xã hội không tưởng-phê phán Pháp (tiêu biểu là Hăngriđơ XanhXimông, Sáclơ Phuriê và Rôbơc Ôoen), hình thành nên chủ nghĩa xã hội khoa họctrong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào tháng 2-1848

Những nguyên tắc cơ bản mà tuyên ngôn chỉ ra cho giai cấp vô sản là:

Thứ nhất, trong xã hội hiện đại, chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp cách

mạng nhất có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Sứ mệnh đó là do địa vị kinh tế-xã hộicủa giai cấp vô sản quy định

Thứ hai, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải do chính giai cấp công

nhân đảm nhiệm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp công nhân

Trang 8

Thứ ba, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp vô sản phải tiến

hành đấu tranh cách mạng, dùng bạo lực lật đổ ách thống trị của giai cấp tưsản, tổ chức giai cấp mình thành giai cấp thống trị, từng bước xóa bỏ chế độ

tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Thứ tư, trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng giai cấp công nhân phải tổ

chức ra được chính Đảng độc lập của mình đối lập với tất cả các chính Đảngcủa giai cấp hữu sản

Thứ năm, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản diễn

ra trước hết trên từng địa bàn dân tộc, giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phảigiành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc

Thứ sáu, nguyên tắc sách lược chung của Đảng cộng sản là phải ủng hộ

mọi phong trào cách mạng chống chế độ đương thời và tìm cách tập trung tất

cả các lực lượng dân chủ Trong đó những người cộng sản phải giữ vững tínhđộc lập của giai cấp mình, phải tiến hành cách mạng không ngừng

Thứ bảy, để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công

nhân phải thực hiện khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại!”

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời thể hiện sự chín muồi của chủnghĩa Mác nói chung và đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học nóiriêng Nó đã trả lời cho câu đố của lịch sử là: Làm gì?, làm như thế nào? đểgiải phóng quần chúng lao động khỏi sự thống trị của các giai cấp bóc lột

2.2 Thực tiễn cách mạng 1848 – 1849, đòi hỏi khách quan sự tổng kết

và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trước cách mạng 1848 – 1849, C.Mác và Ph.Ănghen kết luận rằng: cáchmạng là không thể tránh khỏi Hai ông đã vạch ra sự phát triển của những tiền

đề khách quan và chủ quan của cách mạng và chứng minh sự cần thiết phảigiải quyết bằng cách mạng những mâu thuẫn khách quan của xã hội Nhữngtiền đề khách quan để cách mạng nổ ra và phát triển thắng lợi ở các nước tiêntiến như ở Anh, Pháp, Đức đã chín muồi Nhưng tại sao cách mạng mở đầuthắng lợi ở một số nước vào năm 1848 – 1849 cuối cùng lại thất bại Chỉ cóvận dụng quan niệm duy vật lịch sử - quan niệm Mácxít vào phân tích thời kỳ

Trang 9

cách mạng đã qua, đồng thời phát triển hơn nữa lý luận đó thì mới có thể giảiđáp được những vấn đề thực tế mà lịch sử đặt ra.

Qua tổng kết cách mạng 1848 -1849 C.Mác – Ph.Ănghen đã phát triểnnhững nội dung cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học sau:

* Tư tưởng cơ bản về chuyên chính vô sản, tư tưởng đập tan nhà nước tư sản.

Sau cách mạng 1848-1849 thông qua tổng kết cuộc đấu tranh giai cấp ởPháp, đặc biệt diễn biến cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng hai và cáchmạng tháng 6 năm 1848, C Mác đã khẳng định: việc giai cấp vô sản trongcuộc đấu tranh chống kẻ thù của mình nhất thiết phải thành lập nền chuyên

chính cách mạng C.Mác gọi đó là “nền chuyên chính của giai cấp công nhân”, “chuyên chính của những người bạn đồng minh của giai cấp nông dân”, hay đó là “chuyên chính của giai cấp vô sản” Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, C.Mác gắn tư tưởng chuyên chính vô sản với khái niệm cách mạng không ngừng, cách mạng vô sản Ông chỉ rõ: “chủ nghĩa xã hội nay là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là chuyên chính của giai cấp

vô sản, coi đó là quá độ tất yếu đi đến xoá bỏ tất cả các quan hệ sản xuất…”4

Rõ ràng, C Mác đã chỉ ra rằng, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô sản phải tiến hành cuộc cách mạng không ngừng và kết quả,đồng thời cũng là bước tiếp theo của nó là phải thiết lập được nền chuyênchính vô sản, dùng nền chuyên chính này để xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa- cái cơ sở kinh tế để sinh ra chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủnghĩa Như vậy là tư tưởng chuyên chính vô sản được phát triển mở rộngthêm, Nhưng đến giai đoạn này, C.Mác- Ph Ăngghen mới nêu ra sự cần thiết

và tất yếu phải giành được chính quyền trong quá trình đấu tranh của giai cấp

vô sản, còn thái độ của giai cấp vô sản đối với bộ máy của giai cấp tư sản nhưthế nào thì giai hai ông chưa đề cập đến Vấn đề này được các ông đề cập đến

trong tác phẩm “ngày 18 tháng sương mù của Lui-Bônapactơ” C.Mác viết

năm 1851 Đó là thái độ dứt khoát là phải đập tan bộ máy nhà nước áp bức

đó C.Mác viết: “Tất cả các cuộc cách mạng đều hoàn bị bộ máy nhà nước đó chứ không phải đập tan nó, các chính Đảng nối gót đấu tranh giành chính

Trang 10

quyền đều coi việc đoạt lấy toà lâu đài nhà nước đồ sộ ấy là chiến lợi phẩm chủ yếu của thắng lợi của mình”5.

Có thể nói, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph Ăngghen đãtiến thêm một bước làm rõ, giai cấp vô sản không chỉ giành lấy chính quyềnnhà nước mà nó phải phá huỷ, đập tan bộ máy nhà nước đó

Tư tưởng về chuyên chính vô sản được cụ thể hơn trong thư gửi cho một

người bạn trong “Đồng minh những người cộng sản” ở Mỹ, ngày 05/03/1852

là Vâyđơmâye Trong đó C.Mác khảng định: đấu tranh giai cấp tất yếu dẫnđến chuyên chính vô sản và bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ

để tiến tới xoá bỏ giai cấp, đi tới một xã hội không còn giai cấp Đến đây,

chúng ta thấy thuật ngữ “chuyên chính vô sản” lần đầu tiên được xuất hiện và

một lần nữa, C.Mác khẳng định: về phần tôi, tôi không hề có công phát hiện

sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại và sự đấu tranh của nhữnggiai cấp đó Trước tôi từ lâu các nhà sử học đã trình bày sự phát triển của lịch

sử, của cuộc đấu tranh giai cấp đó và các nhà kinh tế tư sản đã mổ sẻ các giaicấp đó về mặt kinh tế Điều mới mẻ mà tôi đã làm là đã chứng minh rằng:1-Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triểnnhất định của sản xuất

2- Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản

3- Bản thân sự chuyên chính này chỉ là bước quá độ để tiến tới xoá bỏgiai cấp và tiến tới một xã hội không có giai cấp

Vậy là, đến năm 1852, tư tưởng về chuyên chính vô sản đã có một bước

tiến dài so với “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” Chuyên chính vô sản là một tất

yếu lịch sử, là bước quá độ để đi tới một xã hội không có giai cấp Trong giaiđoạn này, C.Mác- Ph Ăngghen đã nêu rõ nhiệm vụ của chuyên chính vô sảnlà: Xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệsản xuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả các quan hệ xã hộithích ứng với những quan hệ sản xuất đó, đồng thời cũng cải biến tất cả những

tư tưởng nảy sinh từ những quan hệ sản xuất đó Nhiệm vụ của chuyên chính

vô sản đã thể hiện rõ tính chất triệt để của cách mạng vô sản

Trang 11

* Về khả năng giành thắng lợi của cách mạng và độ dài của quá trình cách mạng.

Trước cách mạng 1848 – 1849, C.Mác – Ph.Ănghen cho rằng cách mạng

vô sản phải trải qua một quá trình lâu dài phức tạp, nhưng có thể dẫn đếnthắng lợi hoàn toàn của giai cấp vô sản Trong thời kỳ này hai ông chưa nêu

cụ thể quan niệm của mình về độ dài của quá trình cách mạng sắp diễn ra.Sau thất bại của cách mạng 1848 – 1849, C.Mác – Ph.Ănghen đặc biệt chú

ý đến triển vọng phát triển của của cách mạng, đến tiến trình lâu dài, phức tạp,quanh co của quá trình cách mạng sắp diễn ra, trên cơ sở đó, C.Mác vàPh.Ănghen nêu lên tư tưởng cách mạng không ngừng Chính tư tưởng cáchmạng không ngừng đã thể hiện rõ tính lâu dài, phức tạp của quá trình cách mạng.Theo C.Mác, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sắp diễn ra không phải là conđường thẳng tắp, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, trong chốc lát mà mà làmột quá trình lâu dài, phức tạp, quanh co và phân chia giai đoạn; thời kỳ đấu tranhgiành chính quyền trực tiếp, có thể đan xen với các thời kỳ tương đối yên tĩnh,thời kỳ hòa bình, ổn định; trong đó các giai cấp, các lực lượng khác nhau sẽ lầnlượt thay nhau nắm chính quyền đến khi lập nên nền chuyên chính vô sản, mở đầubước quá độ từ xã hội có giai cấp lên một xã hội khong có giai cấp

Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, C.Mác chỉ rõ cuộc cách mạngPháp lúc đó có hai giai đoạn (hai cuộc cách mạng): cách mạng tháng Hai là cuộccách mạng dân chủ tư sản nhưng nó lại mang màu sắc xã hội chủ nghĩa Cuộccách mạng này được đông đảo công nhân tham gia và C.Mác đã khẳng địnhcách mạng tháng Hai là cách mạng đẹp vì nó thắng lợi, nó thắng lợi là do mâuthuẫn đã chín muồi Cách mạng tháng Hai đã dọn đường, chuẩn bị cho các cuộccách mạng về sau Kể từ sau cách mạng tháng Hai, xã hội tồn tại hai giai cấp cơbản là vô sản và tư sản đấu tranh với nhau Cuộc cách mạng tháng Sáu là cuộccách mạng của giai cấp vô sản trực tiếp đấu tranh chống giai cấp tư sản C.Mácgọi đây là cuộc cách mạng giao chiến lớn đầu tiên, nhưng theo C.Mác “cuộccách mạng tháng Sáu lại đáng tội chết”, cuộc cách mạng đáng ghê tởm, đángghét Bởi vì, các điều kiện kinh tế - xã hội để cách mạng nổ ra và giành thắng lợi

Trang 12

chưa xuất hiện, chưa chín muồi; bởi vì: hành động đã thay thế cho lời nói, vì

“nền cộng hòa đã để lộ trần cái đầu của bản thân con quái vật ra bằng cách vứt

bỏ cái vương miện đã che chở và ngụy trang nó”

Từ sự phân tích, tổng kết cách mạng tháng Hai và tháng sáu, C.Mác đãkhẳng định để cách mạng nổ ra và giành thắng lợi phải có điều kiện nhất định đólà: lực lượng sản xuất và hình thức sản xuất tư bản xung đột gay gắt với nhau.Nhưng vào năm 1848, lúc đó “giai cấp công nhân Pháp chưa đạt đến chỗ đó, nóchưa có khả năng thực hiện cuộc cách mạng của chính nó”6 C.Mác viết: “ nóichung, sự phát triển của giai cấp vô sản công nghiệp được quy định bởi sự pháttriển của giai cấp tư sản công nghiệp Chỉ có dưới sự thống trị của giai cấp nàythì sự tồn tại của giai cấp vô sản công nghiệp mới có được quy mô toàn quốc,khiến nó có thể nâng cuộc cách mạng của nó lên thành một cuộc cách mạng toànquốc, chỉ có như thế thì bản thân giai cấp vô sản công nghiệp mới có thể tạo ranhững tư liệu sản xuất hiện đại, tức là những thứ đều trở thành những phươngtiện để thực hiện sự nghiệp cách mạng của nó Chỉ có sự thống trị của giai cấp tưsản công nghiệp là có thể nhổ hết được gốc rễ vật chất của xẫ hội phong kiến vàsan bằng miếng đất duy nhất trên đó”7

Cách mạng 1848 – 1849 đã cung cấp thực tiễn cho C.Mác thấy rằng,cách mạng có thể nổ ra ở những nước tư bản phát triển chậm hơn, C.Mác viết:

“Dĩ nhiên là trước khi lan tới tim thì các cuộc bùng nổ dữ dội phải xảy ra ở tứchi của cơ thể tư sản đã, vì ở tim, khả năng giữ được thăng bằng có nhiều hơn

ở tứ chi”8 Tư tưởng này sau đó được Lênin phát triển sâu sắc hơn và hoànchỉnh trong điều kiện đế quốc chủ nghĩa

Trong quá trình tổng kết cách mạng 1848 – 1849 C.Mác – Ph.Ănghen đặcbiệt chú ý đến vấn đề nhà nước sau khi giai cấp vô sản giành được chínhquyền Giai cấp vô sản giành được chính quyền là mục tiêu đầu tiên của quátrình cách mạng không ngừng C.Mác viết: “ Chủ nghĩa xã hội này là cáchmạng không ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giaiđoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ những khác biệt giai cấp nói chung, xóa

bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những khác biệt giai cấp, xóa

Trang 13

bỏ tất cả những quan hệ xã hội tương ứng với những quan hệ sản xuất đó, tạonên sự biến đổi có ý nghĩa bước ngoặt trong tất cả những tư tưởng sinh ra từquan hệ sản xuất đó” Bên cạnh mặt chính trị - xã hội, C.Mác – Ph.Ănghen cònđặc biệt chú ý đến mặt kinh tế - xã hội, đến những biện pháp kinh tế - xã hội đểtạo ra những biến đổi căn bản trong quan hệ xã hội gắn với thời kỳ quá độ.

* Tư tưởng về liên minh công nông.

Từ sự thất bại của cách mạng 1848 – 1849, C.Mác – Ph.Ănghen đã đisâu nghiên cứu cơ sở giai cấp – xã hội của các sự kiện lịch sử Hai ông đi đếnkết luận: muốn cho cách mạng ở các nước đông nông dân thành công thì phảicần có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân C.Mác viết: công nhânPháp không thể tiến lên một bước nào và cũng không thể động đến một sợitóc nào của chế độ tư sản trước khi nông dân Pháp đứng giữa giai cấp tư sản

và vô sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản Vai trò của nông dân trongtiến trình cách mạng được C.Mác – Ph.Ănghen đánh giá cao: cán cân lên hayxuống ra sao, đó là tùy theo vào lá phiếu của nông dân

Đến năm 1852, trong lần đầu xuất bản tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mùcủa Lu I Bô-na-pác-tơ”, C.Mác nhấn mạnh: khi nông dân trở thành đồng minhcủa giai cấp vô sản thì cách mạng vô sản mới thực hiện được bài đồng ca, mànếu không thực hiện được bài đồng ca này, thì trong tất cả các nước nông dân,bài đơn ca của giai cấp vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu Về cách mạng ở ĐứcC.Mác viết: tất cả những vấn đề ở Đức sẽ tùy thuộc vào khả năng ủng hộ cuộcchiến tranh nông dân Chỉ trong trường hợp ấy thì mọi việc mới trôi chảy

Từ sự phân tích về lợi ích của giai cấp nông dân và lợi ích cảu giai cấp

vô sản, C.Mác cho rằng về cơ bản là thống nhất và không ai khác ngoài giaicấp vô sản là người đại biểu cho lợi ích của giai cấp nông dân, từ đó C.Máckhẳng định: đứng trước giai cấp tư sản đã liên minh lại thì lẽ dĩ nhiên lànhững phần tử đã được cách mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và của nôngdân phải liên minh với người đại biểu chủ yếu cho lợi ích cách mạng, tức làgiai cấp vô sản cách mạng

Trang 14

Trong khi khẳng định vai trò và tính tất yếu của liên minh công nông,C.Mác – Ph.Ănghen nhấn mạnh rằng: trong khối liên minh đó quyền lãnh đạophải thuộc về giai cấp công nhân, người nông dân thấy rằng giai cấp vô sảnthành thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh,người lãnh đạo tự nhiên của mình.

Tư tưởng về liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp côngnhân trong giai đoạn những năm 50-60 của thế kỷ XIX là một thành tựu xuấtsắc của C.Mác – Ph.Ănghen trong sự phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hộikhoa học, nó đã mở ra triển vọng thắng lợi của cách mạng dân chủ tư sản, sau

đó tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa

* Tư tưởng về chính Đảng của giai cấp công nhân.

Qua thực tiễn và kinh nghiệm của cách mạng 1848 -1849 ở châu Âu,C.Mác – Ph.Ănghen đã cho thấy cần thiết phải thành lập những đảng côngnhân độc lập ở từng nước Khi phân tích những sự kiện trong cuộc cách mạnglúc đó, hai ông đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự thất bại là vìthiếu sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của Đảng vô sản cách mạng đối vớiquần chúng, do vậy phong trào cách mạng ở nhiều nước đã đi đến tự sát, bị tưsản lợi dụng phục vụ cho mục đích của chúng Trong khi nêu lên tính cấpthiết về giai cấp công nhân cần có một đảng độc lập của riêng mình (bí mật

và công khai) song song với những đảng dân chủ hình thức, C.Mác –Ph.Ănghen đã đòi hỏi phải gắn liền hoạt động của Đảng trong các tổ chứcquần chúng công nhân và hạt nhân của hiệp hội công nhân lúc đó, trong đó cóthể thảo luận vấn đề lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản một cách độc lậpchứ không chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản C.Mác đã chỉ rõ trong điều lệcủa Quốc tế I: trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền liên hiệp củacác giai cấp hữu sản chỉ có khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được mộtchính đảng độc lập để đối lập với tất cả mọi chính đảng cũ do các giai cấphữu sản sáng lập ra thì mới có thể hành động với tư cách một giai cấp được.Trong tình hình cụ thể của nước Đức năm 1848, C.Mác – Ph.Ănghen đãnêu lên mối quan hệ giữa nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc vô sản trong cách

Trang 15

mạng Trong thực tiễn, hai ông đã chỉ đạo cho Đảng phải liên minh với mọilực lượng tiến bộ của đất nước để phối hợp hành động chung trong cáchmạng Một đảng vô sản cách mạng phải là một đảng quần chúng, hành độngtheo những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội chứ không thể làmột đảng bè phái Với giai cấp tư sản Đức lúc đó, C.Mác – Ph.Ănghen chỉ rõ:phải ủng hộ nó trong cuộc đấu tranh chống các phần tử phản động, bởi vì bất

cứ thành quả nào mà giai cấp tư sản giành được từ thế lực phản động, xét chocùng đều có lợi ích của giai cấp công nhân Tuy nhiên, sự ủng hộ đó trongtrường hợp phong trào của giai cấp tư sản có tính chất tiến bộ và phù hợp vớilợi ích của giai cấp công nhân Nhưng trong mọi trường hợp, đảng công nhânpahir là đảng độc lập về chính trị và không bao giờ được theo theo đuôi giaicấp tư sản Đảng phải luôn giáo dục cho giai cấp công nhân là lợi ích của họđối lập trực tiếp với lợi ích của gai cấp tư sản

Sự phát triển tư tưởng về Đảng của giai cấp công nhân trong giai đoạn

1848 – 1870 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng củagiai cấp công nhân, nó thúc đẩy phong trào của giai cấp công nhân sang mộtgiai đoạn mới, giai đoạn kết hợp lý luận cách mạng với phong trào công nhân

2.3 Thực tiễn công xã Pari, đòi hỏi khách quan sự tổng kết và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.

Công xã Pari năm 1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.Cuộc cách mạng ấy nổ ra ngày 18-3 ở thủ đô Pari và đã giành thắng lợi, thiếtlập được chính quyền của giai cấp công nhân Tuy Công xã chỉ tồn tại 72ngày đêm nhưng đó là mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng của giai cấpcông nhân Pháp và gai cấp công nhân thế giới Thắng lợi của Công xã chứng

tỏ giai cấp công nhân Pháp đã giải quyết thành công vấn đề giai cấp và vấn đềdân tộc Nghĩa là cùng một lúc vừa đánh đuổi bọn xâm lược Phổ, vừa đập tan

bộ máy cai trị của giai cấp tư sản Pari, lập lên chính quyền của giai cấp côngnhân Công xã Pari cũng chứn minh giai cấp công nhân đã có bước trưởngthành vượt bậc từ sau cách mạng 1848 – 1849

Trang 16

Tổng kết những bài học kinh nghiệm của Công xã Pari, C.Mác vàPh.Ănghen đã làm phong phú thêm lý luận cách mạng bằng những tư tưởng mới.

* Phát triển tư tưởng về đảng của giai cấp công nhân.

Công xã Pari nổ ra tự phát, chưa có sự chuẩn bị một cách đầy đủ, chưa cócương lĩnh, chiến lược, sách lược cách mạng, chưa có mục đích rõ ràng, công việcđến đâu thì làm đến đó chính là do chưa có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo Đãkhông có một chính Đảng lãnh đạo, lúc đó công xã lại chịu ảnh hưởng của hai xuthế chính trị khác nhau đó là: nhóm thiểu số theo Pruđông, đã phủ nhận sự cầnthiết phải có sự lãnh đạo của chính Đảng, phủ nhận đấu tranh chính trị, phản đối

sự thiết lập một chính quyền của giai cấp vô sản; nhóm đa số gồm những ngườidân chủ tiểu tư sản – những người Giacôbanh mới và những người theo pháiBlăngxki, trong đó những người theo phái Blăngxki giữ vai trò lãnh đạo Nhóm đa

số kiên quyết chủ trương bảo vệ Pari chống bọn phản cách mạng, nhưng họ đãphạm sai lầm là hầu hết không tham dự vào những biện pháp xã hội và kinh tế củacông xã, họ đã tách rời với sự hoạt động của quần chúng Nhóm Blăngxki chorằng, chỉ cần có một nền chuyên chính của một nhóm thiểu số cách mạng chứkhông phải là một nền chuyên chính của giai cấp

Từ tổng kết công xã Pari, C.Mác – Ph.Ănghen cho rằng một Đảng cáchmạng, Đảng chân chính muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình dứt khoátĐảng đó phải gắn bó mật thiết với quần chúng, với thực tiễn sáng tạo của họ Sựtách rời vai trò lãnh đạo của Đảng với kinh nghiệm đấu tranh của quần chúng sẽdẫn đến Đảng bị suy yếu Một Đảng chỉ có được sức mạnh khi Đảng ấy biết thốngnhất những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học với tổ chức tập hợp đượchàng triệu những người lao động thành một đội quân của giai cấp công nhân.Bên cạnh việc xây dựng Đảng phải gắn bó với phong trào của quần chúng,C.Mác – Ph.Ănghen cũng chỉ rõ Đảng phải được vũ trang bằng lý luận cáchmạng Ph.Ănghen viết: trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải học tậpkhông ngừng những vấn đề lý luận, phải tự giải thoát ngày càng nhiều hơn khỏiảnh hưởng của những tư tưởng cổ truyền của thế giới cũ và phải luôn luôn nhớrằng chủ nghĩa xã hội từ khi trở thành khoa học, đòi hỏi phải được đối xử như một

Trang 17

khoa học, nghĩa là phải nghiên cứu nó C.Mác – Ph.Ănghen cũng nhấn mạnh vaitrò của lý luận cách mạng và sự gắn bó lý luận với phong trào công nhân, Đảngphải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh lý luận; không có lý luận xã hội chủnghĩa thì không thể có phong trào cách mạng, chỉ có thể kết hợp lý luận đó vớiphong trào công nhân thì mới giành được thắng lợi

Đảng phải nêu cao tinh thần đấu tranh chống những nhóm thù địch với chủnghĩa xã hội khoa học, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái TheoC.Mác – Ph.Ănghen, sự phát triển của giai cấp vô sản đều gắn liền với cuộc đấutranh trong nội bộ, loại trừ những phần tử cơ hội, bè phái ra khỏi hàng ngũ củaĐảng, của giai cấp công nhân Hai ông cũng nhấn mạnh rằng khi chủ nghĩa xã hội

ra đời, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa bè phái đã trở thành yếu tố phản động, một

kẻ thù không đội trời chung của phong trào cộng sản Vì vậy, đấu tranh chống bọn

cơ hội và bè phái là quy luật phát triển của Đảng

C.Mác – Ph.Ănghen cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết quốc tế củacác Đảng công nhân, coi đó là nguyên lý để xây dựng các Đảng vô sản thành mộtĐảng thực sự cách mạng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của nình Theo hai ông,nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế là sự thống nhất, đoàn kết các Đảng cộng sản,Đảng công nhân, đó là điều kiện không thể thiếu trong quá trình đấu tanh chốnglại chủ nghĩa tư bản, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từng nước.Quá trình phát triển của của chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranhchống những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa sô vanh, coi đó là quyluật phát triển của các Đảng cộng sản

Có thể nói, đến đây C.Mác – Ph.Ănghen đã bổ sung phát triển những luậnđiểm cực kỳ quan trọng về một Đảng cách mạng – đội tiền phong của giai cấpcông nhân, làm hình mẫu để các Đảng cộng sản tự xây dựng, hoàn thiện trong tiếntrình đấu tranh cách mạng

* Phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản.

Trước khi cuộc cách mạng Pari nổ ra, C Mác- Ph Ăngghen là nhữngngười theo dõi sát sao mọi diễn biến của tình hình Cuộc chiến Pháp –Phổ nổ rangày 19/7/1870 như là một tiếng chuông báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của nền

Trang 18

đế chế II thối nát từ theo dõi tình hình cách mạng ở Pháp, C.Mác đã đưa ra lời

tiên đoán hiên tài: “dầu cho cuộc chiến tranh của Lu-i Bô-na-pác-tơ chống nước Phổ kết thúc như thế nào chăng nữa, tiếng chuông đưa đám nền đế chế II cũng

sẽ điểm ở Pari rồi Đế chế II sẽ kết thúc…”.Trong quá trình diễn biến của cách

mạng ở Pari, C.Mác- Ph Ăngghen đã có những chỉ đạo cần thiết đối với cáchmạng Sau công xã Pari, C.Mác- Ph Ăngghen đã bắt tay ngay vào việc tổng kết

hoạt động của công xã Những vấn đề đó được thể hiện trong tác phẩm “nội chiến ở Pháp” Trong tác phẩm này C Mác đã tổng kết cuộc nội chiến diễn ra ở

Pháp và qua công xã Pari, C Mác đã chỉ ra, vai trò nhiệm vụ, con đường hìnhthành, chức năng, hình thức tổ chức và bản chất của chuyên chính vô sản

Nếu như ở tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” C Mác cho rằng

chuyên chính vô sản được biểu hiện là giai cấp công nhân phải đấu tranh tựmình trở thành giai cấp dân tộc, phải giành lấy dân chủ và đập tan các bộ máynhà nước cũ thì qua thực tiễn công xã Pari, C.Mác - Ph Ăngghen chỉ rõ, giaicấp công nhân phải thủ tiêu toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản và thiết lập bộmáy nhà nước chuyên chính của giai cấp công nhân Trong bộ máy nhà nước

tư sản C.Mác cho rằng cần phải đập tan các “công cụ quyền lực vật chất” như

quân đội thường trực, cảnh sát, bộ máy quan liêu, quan toà đồng thời phải

xoá bỏ “các công cụ áp bức tinh thần” như các thế lực tăng lữ, tách nhà thờ

ra khỏi trường học, tách giáo hội ra khỏi nhà nước

Về bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản, C Mác cho rằng, chuyênchính vô sản mang bản chất của một nhà nước dân chủ, trong đó quyền lực

thực tế thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng Ông khảng định: “về thực chất, công xã là một Chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt,

là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện việc giải phóng lao động về mặt kinh tế”9 Và qua đó C.Mác cũng chỉ ra con đườnghình thành chuyên chính vô sản đó là con đường bạo lực vũ trang cách mạngcủa quần chúng nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo Chuyên chính vô sản

có chức năng là chấn áp sự chống đối của giai cấp tư sản và các thế lực phản

Trang 19

động và tổ chức xõy dựng một xó hội mới Từ thực tiễn của cụng xó, C.Mỏc –Ph.Ănghen cho rằng cần thiết phải xõy dựng một quõn đội thường trực mạnh,kiờn quyết tấn cụng kẻ thự, tiờu diệt chỳng ở những sào huyệt cuối cỳng Điều

đú cú nghĩa là phải sử dụng bạo lực một cỏch triệt đờ, khụng khoan nhượngvới kẻ thự Nhiờm vụ của nhà nước chuyờn chớnh vụ sản gồm cả nhiệm vụ đốinội và đối ngoại, thụng qua hoạt động của cụng xó Pari, C.Mỏc cho rằng: muốnhiểu về chuyờn chớnh vụ sản là gỡ, hóy nhỡn vào cụng xó Pari, chuyờn chớnh vụsản là như thế đấy

* Phỏt triển tư tưởng về liờn minh cụng nụng.

Qua tực tiễn cụng xó Pari, C.Mác- Ph Ăngghen cho rằng vấn đề liênminh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dânlao động khác không chỉ là một tất yếu để tạo lực lợng to lớn trong giànhchính quyền, mà còn là vấn đề đặc biệt quan trong trong giữ chính quyền, bảo

vệ những thành quả của cách mạng vô sản T tởng này đã đợc thực tiễn côngxã Pa ri trả bằng một giá quá đắt Trong khi giành chính quyền và xây dựng xãhội mới, công nhân Pa ri đã mải mê, say sa với chiến thắng mà quên đi nhiệm

vụ xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, khi Chie từ Vác Xây quaylại đàn áp công xã thì công nhân Pa ri hầu nh “ chỉ có một mình” chống chọilại với lực lợng hùng mạnh của chính phủ t sản, khi họ vừa nhận ra sự đơn độccủa mình và vội vàng ra lời hiệu triệu nông dân và công nhân ở các thành phốkhác bảo vệ công xã thì sự thể đã rồi Những sai lầm ấy đãng lẽ không đáng

có, đáng lẽ “ Công xã có đầy đủ lý do để nói với nông dân rằng: “ thắng lợi của công xã là hy vọng duy nhất của các anh” Thì thực tế công xã đã không

làm đợc hoặc đã làm quá muộn

Cũng trong tác phẩm “ Nội chiến ở Pháp”, C.Mác- Ph Ăngghen đã chỉ

ra rằng: việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và các tầng lớp lao động khác là một tất yếu khách quan, nhng phải

đợc đặt dới sự lãnh đạo của các chính đảng vô sản, đó cũng là điều kiện tiênquyết nhất để giải phóng không chỉ giai cấp công nhân, giai cấp nông dân màcòn là mục tiêu giải phóng toàn xã hội, giải phóng con ngời nói chung Để xâydựng đợc khối liên minh ấy vững chắc thì chính quyền vô sản phải có chínhsách u đãi cụ thể với nông dân, dần đa họ từ sản xuất nhỏ, manh mún lên sảnxuất lớn; các chính sách với nông dân phải đợc tiến hành từng bớc, linh hoạt,mềm dẻo phải trên cơ sở giáo dục, tuyên truyền thuyết phục là chủ yếu, phải

để ngời nông dân “ tự suy nghĩ trên luống cày của họ”

Trang 20

2.4 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười nga năm 1917 thành công, nướcNga bước vào giai đoạn cách mạng mới, vừa đấu tranh bảo vệ chính quyềncách mạng còn non trẻ vừa phải phát triển kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội.phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng,đòi hỏi phải phát triển lý luận cách mạng đáp ứng tình hình mới trong nướcNga và thế giới Sự phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời kỳnày được thực hiện trên nhiều vấn đề nhưng tập trung chủ yếu nhất là nhữngvấn đề mà cách mạng nước Nga và thế giới đang đặt ra và phải giải quyết

* Phát triển lý luận chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản

VI.Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội, xétlại, bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, trong đó vấn đề chuyên chính vô sản

là vấn được VI.Lênin quan tâm đặc biệt Ông cho rằng, chuyên chính vô sản

là vấn đề cốt lõi xuyên suốt toàn bộ học thuyết Mác, là “hòn đá thử vàng” với lập trường của những người mácxít và còn nhấn mạnh rằng “chỉ người nào

mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính

vô sản thì mới là người Mác-xít”10

Thông qua các tác phẩm như: “Nhà nước và cách mạng” (1917); “cách mạng vô sản và tên phản bội Kauxky” (1918) và nhiều tác phẩm khác, tư

tưởng về chuyên chính vô sản đã được phát triển hoàn thiện Trong đóVI.Lênin chỉ ra khái niệm về chuyên chính vô sản, người cho rằng: chuyên

chính vô sản là “việc tổ chức đội tiền phong của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để chấn áp bọn áp bức” Như vậy, trong khái niệm này, nội

dung cốt lõi của chuyên chính vô sản được thể hiện, đó là giai cấp công nhânphải tổ chức thành giai cấp cầm quyền Chính quyền đó phải thuộc về mộtgiai cấp duy nhất, là giai cấp công nhân Tính chất của chuyên chính vô sản:

là công cụ của cách mạng vô sản, là sự thống trị của giai cấp vô sản đối vớigiai cấp tư sản Khối công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản là chínhquyền mà nó không chia sẻ cho ai hết và trực tiếp dựa vào vũ trang của quần

Ngày đăng: 03/11/2014, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w