Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 65 - 71)

Chuỗi giá trị sản phẩm sơ ri của huyện Gò Công Đông có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và những rủi ro nhất định. Từ phân tích SWOT được tổng hợp và phân tích theo bảng, từ đó làm cơ sở để đề ra những chiến lược phát triển, nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri.

SWOT O1: Tỉnh đã có chủ trương phát triển cây sơ ri thành vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa. O2: Công ty nước ngoài quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy thu mua tại vùng

O3: Sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng địa phương.

O4: Có tiềm năng phát triển du lịch

O5: Chế phẩm từ sơ ri tươi đa dạng chủng loại

T1: Giá cả không ổn định.

T2: Dịch hại cao (ruồi đục trái, rầy ốc…) gây hao hụt khi thu hoạch.

T3: Nhiều người ngoài tỉnh chưa biết đến các sản phẩm giá trị gia tăng từ trái sơ ri.

T4: Sản phẩm mang tính mùa vụ (dư vào mùa mưa, thiếu vào mùa khô)

T5: Trái tươi dễ hỏng, nhanh giảm lượng vitamin C sau thu hoạch T6: Bị cạnh tranh (sơ ri Bến Tre..) S1: Người trồng có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lâu năm

S2: Điều kiện đất đai và thời tiết thích hợp S3: Chi phí trung gian

của người trồng thấp S4: Lượng trái thu

S1-6O1-5 Mở rộng diện tích trồng sơ ri ( ha năm 2020) S7O4-5 Đa dạng hoá ngành nghề cho các hộ trồng sơ ri

S4T2: Hỗ trợ người nông dân kĩ thuật diệt trừ sâu hại, kĩ thuật trồng sơ ri đúng cách, đảm bảo nồng độ thuốc trừ sâu theo quy định.

S4-6T3: Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh, marketing đưa các sản phẩm của sơ ri đến gần hơn với người tiêu dùng.

hoạch dồi dào, hàm lượng và chất lượng trái sơ ri tại Gò Công đảm bảo hơn các vùng khác.

S5: Nhận được tập huấn kỹ thuật định kì từ chuyên gia, cán bộ cơ quan chức năng S6: Đã đăng kí chỉ dẫn

địa lý

S7: Có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi

W1: Năng lực tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế.

W2: Không được quyết định giá với người mua. W3: Thiết bị, công nghệ chế biến còn hạn chế W4: Vỏ trái mềm và nhanh chính nên rất khó cho việc vận chuyển đi xa và bảo quản.

W5: Khả năng tồn trữ, bảo quản trái sơ ri tươi sau thu hoạch còn hạn

W7O4: Phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc W8O4: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường

T1W2-3: Tăng cường các hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

W2-8T1T3-4: Phát triển ngành chế chế biến sơ ri

chế W6:Cơ sở chế biến còn hạn chế, hoạt động chưa hiệu quả. W7: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế

W8: Thiếu thông tin thị trường.

Bảng 16. Phân tích SWOT sản phẩm sơ ri huyện Gò Công Đông

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát năm 2014

- Chiến lược công kích: chiến lược được đưa ra dựa vào thế mạnh của ngành và tận

dụng ..cơ hội phát triển của ngành. Tận dụng sự hỗ trợ của các chính sách , dự án (Phát triển toàn diện cây sơ ri Gò Công) của địa phương, và tiềm năng phát triển du lịch của vùng để khai thác các điểm thế mạnh của ngành trồng sơ ri (điều kiện đất đai và thời tiết phù hợp trồng sơ ri, đăng kí được chỉ dẫn địa lý, người nông dân sản xuất có kinh nghiệm lâu năm, là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao…). Sự kết hợp này tạo ra chiến lược “Mở rộng diện tích vùng trồng sơ ri” của toàn vùng Gò Công. Song song đó, địa phương cần có chính sách hỗ trợ hoặc các dự án có liên quan để đa dạng hoá ngành nghề cho các hộ trồng sơ ri, tận dụng được thời gian nhàn rỗi và góp phần tăng thêm thu nhập

- Chiến lược thích ứng:

+ Chiến lược 1. Hỗ trợ người nông dân kĩ thuật diệt trừ sâu hại, kĩ thuật trồng sơ ri đúng cách, đảm bảo nồng độ thuốc trừ sâu theo quy định.

Gò Công là vùng sơ ri tập trung với quy mô lớn so với cả nước, có lợi thế về thổ nhưỡng, đất trồng, người nông dân có kinh nghiệm, chính quyền ngày càng quan tâm đến việc phát triển cây sơ ri. Sơ ri có chất lượng được đánh giá cao cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng trái chưa ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài. Cho nên, việc tuân thủ quy trình Việt GAP là cần thiết để hạn chế dịch bệnh, nâng cao đầu ra, giúp cho giá cả ổn định, tạo niềm tin với thị trường, người tiêu dùng.

Các trạm khuyến nông cần tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật theo hướng Việt GAP, đặc biệt là kỹ thuật diệt trừ ruồi đục trái, rệp sáp.

Tháng 4/2014, nhà máy Nichirei của Nhật bàn ở huyện Gò Công Đông đi vào sản xuất, theo kế hoạch, mục tiêu sản lượng 2500 tấn/năm, tạo ra nhiều cơ hội mới về thị trường đầu ra cho người nông dân.

Giải pháp: thực hiện mô hình lấy doanh nghiệp Nichirei là nòng cốt, doanh nghiệp vừa chủ động trồng sơ ri (có phần diện tích đất canh tác) vừa thu mua sơ ri trong vùng và xuất khẩu thông qua hợp đồng bao tiêu, hình thành vủng chuyên canh sơ ri đạt chất lượng theo yêu cầu doanh nghiệp. Quy trình kĩ thuật theo hướng GAP, đảm bảo VSATTP do doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo có sự hợp tác của các nhà khoa học, trạm khuyến nông hỗ trợ kĩ thuật đảm bảo năng suất và chất lượng. Do doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường cụ thể nên việc quy hoạch sản xuất sẽ dễ dàng hơn, người nông dân không phải lo lắng về đầu ra. Nhà nước cần hoàn thiện hê thống pháp luật về hợp đồng bao tiêu, đứng ra làm trọng tài để người nông dân và doanh nghiệp đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, phòng nông nghiệp có thể phối hợp với trường nghề địa phương, huấn luyên người nông dân một số cách chế biến sơ ri đơn giản, phòng trường hợp xấu xảy ra,…để người nông dân bước đầu tin tưởng và có thể yên tâm sản xuất. Đây là giải pháp nhằm hoàn thiện mắt xích sản xuất trong chuỗi giá trị sori toàn cầu rất cần sự phối hợp đồng bộ của 4 nhà. Hiện nay, thật đáng tiếc khi không tận dụng được lợi thế sân nhà để chính người Việt sản xuất và chế biến sơ ri, làm giàu từ chính loại cây đầy tiềm măng đế phát triển kinh tế này, tuy nhiên, với tình hình thực tế hiện nay, với nền nông nghiệp sản xuất còn lạc hậu, nhỏ lẻ, cơ chế còn nhiều bất cập, người nông dân chưa có ý thức cao, còn nhiều hộ nghèo vì kế sinh nhai phải thấy được lợi ích kinh tế rõ ràng, trước mắt, họ mới tin tưởng, đầu tư cho việc trồng trọt, sản xuất, vì vậy, theo nhóm nghĩ, trước hết, một trong những giải pháp cần lưu tâm là nên tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất cung ứng sơ ri tươi cho doanh nghiệp nước ngoài chế biến, vừa giúp người nông dân có nguồn thu nhập khá hơn, an tâm về đầu ra hơn vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện học hỏi.

+ Chiến lược 2. Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh, marketing đưa các sản phẩm của sơ ri đến gần hơn với người tiêu dùng.

Sơ ri là loại trái giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng vitamin C rất cao. Tuy nhiên, sơ ri chưa được nhiều nơi biết đến do khó bảo quản hoặc do chi phí bảo quản cao để vận chuyển đi xa, cho nên việc tạo ra, phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao là cần thiết. Hiện nay, ở Gò Công chỉ mới sản xuất nhỏ, lẻ mứt sơ ri, nước lên men nhưng chưa được thương mại hoá. Đất nước ngày càng phát triển và thói quen tiêu dùng hiện đại đang lan tỏa mạnh mẽ ở các đô thị Việt Nam dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chế biến, tiện dụng, dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe tăng cao. Nhóm đề xuất chiến lược nên phát triển chuỗi sản phẩm liên quan đến sơ ri và thương mại hoá, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến các sản phẩm: mứt sơ ri, nước lên men, bột hoà tan, kem dưỡng da với hàm lượng vitamin chiết xuất từ Sơ ri.

- Chiến lược điều chỉnh:

+ Phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc

Phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự ổn định và phát triển của chuỗi giá trị sơ ri Gò Công. Thực tế cho thấy, người sản xuất sơ ri trồng với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Do đó, giá thành sản xuất cao, khó tạo được liên kết với người mua. Hơn thế, chính điều này làm cho quyền lực thị trường của người sản xuất sơ ri trong quá trình mua bán với người mua thấp. Họ không có khả năng thương lượng giá. Thực hiện được chiến lược này sẽ giúp cho người nông dân nâng cao được năng lực sản xuất, đặc biệt, liên kết với các công ty chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ, góp phần ổn định thu nhập và đầu ra cho sản phẩm. Chiến lược này được thực hiện dựa vào sự hỗ trợ từ Nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, khắc phục nhược điểm sản xuất nhỏ, lẻ như hiện nay.

+ Xây dựng hệ thống thông tin thị trường:

Dựa vào cơ hội được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng ở địa phương để khắc phục điềm yếu thiếu thông tin thị trường của người trồng. Giải pháp sẽ góp phần nâng cao quyền lực thị trường của người trồng trong quá trình mua, bán với người mua. Hơn nữa, chiến lược góp phần nâng cao kiến thức sản xuất cho người trồng trong việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, từ đó nâng cao năng suất cây trồng, góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng. Ngoài ra, thông tin thị trường đầy đủ giúp cho tất cả các tác nhân tham gia thị trường có khả năng liên kết với nhau tốt hơn.

- Chiến lược phòng thủ:

Trái sơ ri tươi là sản phẩm chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành, cộng với sự hạn chế của trái tươi là vỏ mỏng, trái sẽ bị hỏng trong khoảng hai ngày kể từ khi thu hoạch. Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế.Chính vì thế, có lẽ giải pháp quan trọng nhất hiện nay để có thể phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra cần thực hiện chiến lược Phát triển ngành chế biến sơ ri Gò Công. Một khi ngành chế biến sơ ri Gò Công phát triển sẽ góp phần giúp cho các tác nhân trong chuỗi tránh được rủi ro khi sụt giảm giá cả, nhất là vào thời điểm chín vụ và mùa mưa. Để thực hiện chiến lược này hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của các hoạt động xúc tiến sản phẩm đi cùng.

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI HOÁ CÁC SẢN PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG TỪ TRÁI SƠ RI

.

Mặc dù hiện tại tỉnh Tiền Giang đã có xây dựng chỉ dẫn địa lý cho trái sơ ri Gò Công, nhưng công tác quảng bá thương hiệu cho sản phẩm còn rất hạn chế nên hình ảnh sản phẩm vẫn chưa đi vào tiềm thức của người tiêu dùng cao. Mặt khác, khó khăn lớn nhất mà người trồng sơ ri đang gặp phải hiện nay là tính bấp bênh về giá, thị trường đầu ra. Do đó, hiệu quả kinh tế mà cây sơ ri mang lại cho người trồng chưa cao. Việt Nam nói chung có lợi thế về vùng trồng mà rất ít hoặc không có quốc gia nào trên thế giới trồng được nhưng vẫn chưa tận dụng triệt để lợi thế này, việc cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất, công tác marketing cho thương hiệu, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến... vẫn chưa được chú ý. Điều này dẫn đến một nguy cơ lớn nếu các quốc gia mạnh về kĩ thuật, công nghệ nhảy vào đầu tư. Gần đây, một công ty của Nhật xây dựng một trung tâm nghiên cứu, nhà máy thu mua và sản xuất một loại thực phẩm chức năng từ trái sơri để xuất qua Nhật tại vùng Gò Công. Như vậy, tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không làm được điều tương tự trong khi có nhiều lợi thế hơn?

Qua phân tích, như vậy, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là định hướng, thương mại hoá các sản phẩm giá trị gia tăng từ trái sơ ri như mứt, si rô, rượu… để cải thiện thị trường, nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người trồng sơ ri để từ đó phát triển ngành sơ ri của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)