0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRÁI SƠ RI GÒ CÔNG (Trang 37 -44 )

4.4.2.1 Người cung cấp cây giống:

Theo thực tế khảo sát, hầu như cây giống được cung cấp tại cơ sở sản xuất cây giống Tám Hoàng tại Ấp Văn Thành – Xã Bình Nghị - huyện Gò Công Đông Chủ cơ sở là ông Ngô Văn Hoàng với kinh nghiệm gần 40 năm. Số lao động tham gia trong hoạt động kinh doanh cung ứng giống của cơ sở là 3 người chủ yếu là lao động của gia đình không thuê mướn. Cơ sở Tám Hoàng chỉ kinh doanh cây giống sơ ri. Với diện tích 0,5 ha, gần 200 gốc sơ ri với 150 gốc sơ ri chua và 30 gốc sơ ri ngọt. Hàng tháng, cơ sở có khả năng cung ứng 10.000 cây giống vào mùa khô hay 30.000 cây giống vào mùa mưa. Tỷ lệ cây sơ ri sống tương đối không cao (50 – 70%), nhất là vào mùa mưa nhiều, dễ gây ngập úng và thối lá. Giá bán trung bình 5.000đ/cây sơ ri giống.

Cơ sở bán hết cho người trồng sơ ri trong vùng Gò Công cũng như các vùng lân cận như Cần Thơ, Sóc Trăng… (chủ yếu là giống sơ ri ngọt). Hình thức thanh toán tiền mặt và người trồng sơ ri tự tìm đến cơ sở để mua hoặc bán sỉ.

4.4.2.2 Người trồng sơ ri

Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là người cung ứng giống, các đại lí cung cấp vật tư nông nghiệp địa phương chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc BVTV và các công cụ sản xuất khác cho nông dân. Ngoài ra còn có nguồn nhân công được thuê hái khi đến vụ thu hoạch, sản lượng trái nhiều. Các cơ quan nông nghiệp như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật cung cấp các kiến thức về kỹ thuật, chủ yếu thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật.

Thông tin khảo sát 14 hộ trồng sơ ri chủ yếu trên địa bàn các xã: Bình Ân, Tân Đông, Kiểng Phước thuộc huyện Gò Công Đông được cụ thể như sau:

Chỉ tiêu Đặc điểm Số lượng (n =14) Tỷ lệ (%)

Tuổi Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 52 75 29 Kinh nghiệm Số năm trung bình 16 năm

Giới tính Nam Nữ 12 2 85.71 (%) 14.29 (%) Học vấn Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 0 5 7 2 0 (%) 35.71 (%) 50 (%) 14.29 (%)

Bảng 7. Đặc điểm về chủ hộ của người trồng sơ ri

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014

Từ bảng số liệu thu thập được qua khảo sát thực tế, có thể thấy, số tuổi trung bình của chủ hộ tương đối cao: 52 tuổi (cao nhất là 75, thấp nhất là 29 tuổi), trung bình đã có 16 năm nghiệm trồng sơ ri, cho thấy khả năng lao động của chủ hộ hiện nay đang trên đà suy giảm do ảnh hưởng tuổi tác, tính bảo thủ về kĩ thuật trồng cao, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Yếu tố giới tính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hành vi của người trồng, thực tế phỏng vấn chủ hộ có đến 85,71 (%) chủ hộ là nam và 14.29 (%) là nữ. Một nửa chủ hộ được khảo sát có trình độ học vấn cấp 2, trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỉ lệ khá cao, chứng tỏ phần lớn người nông dân có khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật tiên tiến một cách thuận lợi, nhờ đó quá trình canh tác sẽ tốt hơn, mặc dù cũng còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, số nhân khẩu trung bình của các hộ là 5 người (thấp nhất là 4 người, nhiều nhất là 8 người), số lao động chính trong gia đình trực tiếp tham gia hoạt động trồng, chăm sóc sơ ri chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số thành viên (chiếm trung bình khoảng 20%), đến mùa thu hoạch, các thành viên khác trong gia đình thường được huy động thu hái.

Nông hộ thường kết hợp trồng sơ ri với trồng lúa, hoa màu hay chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ có 1/14 nông hộ được khảo sát, nguồn thu nhập chính 100% từ việc trồng sơ ri,

diện tích trung bình trồng sơ ri một hộ là 14 công (tương đương 1.400 m2), trung bình có 40 gốc/công, chủ yếu là giống sơ ri chua đặc sản của địa phương, một năm trung bình có 8 vụ sơ ri.

Người nông dân thường lấy nguồn cây giống từ cơ sở cung cấp giống, hợp tác xã. Với nguồn cung cấp cây giống ổn định, đa số người nông dân tận dụng đất nhà để trồng, chi phí trồng sơ ri không nhiều, họ thường huy động nhân công tại gia để thu hái, diện tích trồng sơ ri đang có xu hướng giảm, nên họ không có nhu cầu về vay vốn. Vấn đề quan tâm lớn nhất, hầu như tất cả người nông dân đều than thở là vấn đề giá cả bấp bênh và hiện tại là quá thấp (trung bình 3.500đ/kg). Nhiều nông hộ vì kế sinh nhai đã chặt bỏ phần lớn diện tích trồng sơ ri, chuyển đổi sang các loại hoa màu khác như ớt, rau…

Đến thời điểm thu hoạch, người nông dân 100 % hộ được khảo sát bán trái tươi cho thương lái ở địa phương là mối quen lâu năm, với mức giá do thương lái quyết định hoặc tập kết và bán ở một số hợp tác xã. Thương lái thường thanh toán tiền mặt ngay khi lấy hàng.

4.4.2.3 Thương lái:

Qua khảo sát thực tế các thương lái tại thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông cho thấy, số năm kinh nghiệm trung bình của các thương lái thu mua sơ ri là 15,3 năm (nhiều nhất 38 năm và ít nhất là 4 năm). Xét về nguồn lao động, các cơ sở thu mua đều sử dụng lao động gia đình trung bình là 2 người (nhiều nhất là 3 người, thấp nhất là 1 người), chủ yếu lấy công làm lời tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, vào mùa sơ ri chín rộ, lượng trái nhiều nên các thương lái thuê thêm trung bình 3 lao động (nhiều nhất là 5 lao động, thấp nhất là 2 lao động) để phân loại sơ ri thu mua từ người trồng và vận chuyển với tiền thuê trung bình 10.000đ/giờ. Do sơ ri vùng Gò Công có thể cho trái quanh năm, nên hầu như các thương lái đều hoạt động liên tục trong năm. Trong số các thương lái được khảo sát, hầu như không có thương lái nào gặp khó khăn về vốn bởi chủ yếu quá trình mua hàng từ người nông dân (trả tiền ngay) và bán hàng cho công ty thu mua (nhận tiền ngay), dòng tiền chỉ luân chuyển trong khoảng thời gian chưa đến một ngày.

Tiêu chí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Lao động tham gia thu mua sơ ri

(người) 1 13 9

Số chuyến chở sơ ri/ngày (chuyến) 1 2 1

Tỷ lệ hao hụt (%) 0 2 1

Giá mua (đồng/kg) 3.500 4.500 4.000

Bảng 8. Thông tin hoạt động mua bán của thương lái

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013

Có rất nhiều thương lái thu mua trong địa bàn nghiên cứu, tuỳ vào quy mô của các thương lái mà có sản lượng thu mua khác nhau. Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4), sản lượng thu mua trung bình của các thương lái là 160,8 kg/ngày, còn vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), sản lượng thu mua trung bình đạt 3 tấn/ngày. Thời điểm thu mua sơ ri diễn ra quanh năm do sơ ri của vùng cho trái quanh năm. Tuỳ khách hàng mà có những yêu cầu trái sơ ri khi mua khác nhau. Công ty thu mua yêu cầu màu sắc, vỏ trái phải bóng, không bị côn trùng đục quả và có dư lượng thuốc trừ sâu ở mức cho phép. Các cơ sở thu mua hàng xay, hàng dạt hầu như không có bất cứ yêu cầu khi mua. Sau khi thu mua từ người trồng sơ ri, thương lái sẽ cho phân loại (nếu nông dân chưa phân loại và vì vậy, giá mua sẽ thấp hơn khoảng 100 đồng/kg) sau đó vận chuyển đến khách hàng. Hầu hết các thương lái dùng phương tiện tự có của mình là xe honda hoặc thuê xe lam, xe tải để vận chuyển trái sơ ri. Trung bình một xe lam chở 1 tấn sơ ri/chuyến, chi phí trung bình 120.000 đồng/chuyến (4 km); một xe máy có thể chở trung bình 120 kg/chuyến, chi phí trung bình 30.000 đồng/chuyến (4km); chi phí khi vận chuyển bằng xe tải (thường đem đi xa và thường là mặt hàng sơ ri ngọt) có chi phí vận chuyển trung bình 500 đồng/kg và được vận chuyển khá đều đặn. Đối với các thương lái nhỏ hơn, tùy theo đơn đặt hàng, họ gửi xe tải chở cùng các mặt hàng nông sản khác. Toàn bộ chi phí vận chuyển do thương lái thanh toán. Xét về cơ cấu, khoảng 80% lượng sơ ri chua thu hoạch được bán cho công ty Thịnh Phát. Còn lại, hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc công ty thu mua ngưng không mua hàng, thương lái có thể vận chuyển đến cơ sở thu mua Bảy Thời (chuyên kinh doanh hàng xay), đem bán sỉ/lẻ trong vùng hoặc chợ đầu mối. Như đã trình bày, vùng sơ ri Gò Công không chỉ có trái sơ ri chua địa phương mà còn có giống sơ ri ngọt cho năng suất cao, vì vậy, các thương lái bán sơ

ri ngọt cũng không ít, có thương lái chỉ chuyên mặt hàng sơ ri chua, có thương lái chỉ chuyên mặt hàng sơ ri ngọt và cũng có thương lái kinh doanh cả hai loại. Sơ ri ngọt được thương lái thu mua chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn tươi trong vùng hoặc đưa đi bán sỉ/lẻ ở các tỉnh, thành lân cận ( TP.HCM, Vũng Tàu, Rạch Giá-Cà Mau...) Tỷ lệ hao hụt trong quá trình kinh doanh của các thương lái khoảng 2% (cao nhất là 3%, thấp nhất là 0%), sơ ri thu mua trực tiếp từ người trồng nếu chưa được phân loại – hàng ngang – sẽ có tỷ lệ hao hụt cao hơn hàng đã phân loại sẵn. Sơ ri được tiêu thụ ngay trong ngày, nếu hàng không đủ chất lượng được phân loại ra sẽ đem bán hàng xay nên hao hụt không đáng kể. Giá thương lái mua trực tiếp từ người trồng sơ ri trung bình khoảng 4.000 đồng/kg (cao nhất là 4.500đ/kg, thấp nhất là 3.500đ/kg). Giá thu mua phụ thuộc chủ yếu vào mùa và loại giống, mùa khô giá sơ ri cao hơn mùa mưa và giống sơ ri ngọt được mua vào giá cao hơn giống sơ ri chua địa phương từ 1000 – 1.500đ/kg. Khi mua, thương lái thanh toán bằng tiền mặt. Nếu có người thương lái có mối quan hệ tốt với nông dân, thương lái có thể trả chậm sau 3 hoặc 4 ngày. Về hợp đồng, thương lái không có giấy tờ hợp đồng với người nông dân trước khi mua, giữa họ chỉ có thỏa thuận bằng miệng.

4.4.2.4 Hợp tác xã/ tổ hợp tác:

Hợp tác xã (HTX) có những đặc điểm thu mua tương tự như thương lái về số lao động, chi phí vận chuyển, giá cả thu mua, tuy nhiên, HTX xã cũng có những đặc điểm riêng hình thành nên một kênh tiêu thụ riêng biệt. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của hợp tác xã là sơ ri chua địa phương. Trong đó, 90% lượng hàng thu mua được bán cho công ty Thịnh Phát, số còn lại bán cho các thương lái hàng xay. Hàng xay được thu mua không đều đặn và thường xuyên nên sản lượng hàng bán ra không lớn, chủ yếu là hàng không đạt đủ tiêu chuẩn mà công ty yêu cầu. Hàng xay không yêu cầu cao về tiêu chuẩn, vì vậy, giá cũng thấp hơn hàng bán cho công ty, tuy nhiên, những lúc thiếu hụt hàng, giá cả hai loại sản phẩm chạy đua với nhau để dành nguồn cung hàng. Một điểm khác biệt nữa, ngoại trừ việc thu mua sơ ri, hợp tác xã còn quan tâm đến đời sống các xã viên, hỗ trợ kỹ thuật trồng sơ ri và bảo vệ quyền lợi cho các xã viên. Nắm bắt được hạn chế của sơ ri tươi là không bảo quản được lâu, một số HTX còn nghiên cứu phát triển sản phẩm từ trái sơ ri, như HTX Bình Ân với sản phẩm mứt sơ ri Gò Công,..

4.4.2.5. Đại lý thu mua

Theo điều tra khảo sát tại vùng trồng sơ ri, cụm từ “Đại lý thu mua’’ chỉ mới hình thành từ tháng 7/2013 xuất phát từ nhu cầu nguồn hàng của Công ty Nichirei Suco Việt Nam (thuộc Tập đoàn Nichirei của Nhật Bản) và hiện tại có 4 đại lý thu mua, trong đó, có 2 đại lý ở xã Tân Đông và 2 đại lý ở xã Bình Ân.

Tên chủ Đại lý Địa chỉ Số nông hộ

quản lý Nguồn gốc

Sản lượng TB (tấn/năm)

Huỳnh Văn Linh

Ấp Gồng- Xã Tân Đông-H. Gò Công Đông 128 HTX Tân Đông 750 Lê Thị Thúy Ấp Gồng- Xã Tân Đông-H. Gò Công Đông 48 Thương lái 345

Nguyễn Thanh Diệu (6 Sang)

Ấp Kinh Dưới-Xã Bình Ân-H. Gò Công Đông

149 Thương lái 840

Huỳnh Văn Hoa (9 Hoa)

Ấp Kinh Trên Xã Bình Ân-H. Gò Công Đông

66 Thương lái 435

Bảng 9. Thông tin đại lý của công ty Nichirei

Phương thức hoạt động của các đại lý thu mua là kí hợp đồng với công ty Nichirei hàng tháng về giá cả (vì giá cả dao động theo giá thị trường) tuy nhiên không thấp hơn mức giá tối thiểu là 4.300 đồng/kg. Mức giá này do công ty và 4 đại lý thỏa thuận với nhau. Đồng thời, còn hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tức là công ty sẽ mua hết lượng hàng với điều kiện sản lượng tối thiểu là 2 tấn/4 đại lý/ngày. Trường hợp không đủ sản lượng tối thiểu, các đại lý sẽ giao nguồn hàng của mình cho công ty Thịnh Phát (sẽ được đề cập ở mô tả tiếp theo) hoặc Thương lái bán hàng xay (bao gồm hàng không đủ tiêu chuẩn công ty thu mua). Sản lượng giao cho công ty Nichirei đạt khoảng 80%. Đối tượng mua của các đại lý là số lượng nông hộ mà mỗi đại lý quản lý (như bảng 9) đối với sơ ri chua. Mặt hàng kinh doanh cả 4 đại lý đều chỉ thu mua sơ ri, trong đó có 1 đại lý chỉ mua sơ ri chua, 2 đại lý mua sơ ri ngọt và chua

(sơ ri chua chiếm 80%), 1 đại lý thu mua cả 3 loại sơ ri ngọt, chua và Brazil (trong đó, sơ ri ngọt chiếm 60%, Brazil chiếm 30%). Công ty Nichirei chỉ thu mua sơ ri chua. Đại lý sẽ thanh toán tiền ngay cho nông hộ và nhận thanh toán qua thẻ từ Công ty TNHH Nichirei (từ 3-5 ngày).

Do hình thành từ các HTX và thương lái có kinh nghiệm và thời gian hoạt động lâu năm, trung bình khoảng 14 năm (thấp nhất là 7 năm và cao nhất là 20 năm) nên không bị thiếu vốn trong kinh doanh. Hầu hết các đại lý đều thuê trung bình 2 người/ ngày (lao động nữ) phục vụ cho công việc lựa sơ ri, và 1 bốc vác chuyển hàng lên xe, mỗi lao động thuê làm việc trung bình 4h/ngày. Còn lại, hầu hết là lao động gia đình, khoảng 2 người/đại lý. Nếu lượng hàng đạt trên mức tối thiểu, công ty Nichirei sẽ trực tiếp đến nhận và vận chuyển hàng đi bằng xe tải của công ty. Ngược lại, vận chuyển bằng xe lam (tối đa là 1 tấn/ chuyến) hoặc xe máy (tối đa 120 kg/ xe) giao cho công ty TNHH Thịnh Phát và thương lái hàng xay.

4.4.2.6 Công ty thu mua

Hiện nay, trên địa bàn trồng sơ ri Gò Công nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung chỉ có 2 công ty thu mua sản phẩm sơ ri chua đia phương đó là công ty TNHH Thịnh Phát và công ty TNHH MTV Nichirei - Suco Việt Nam.

4.4.2.6.1 Công ty TNHH Thịnh Phát (xã Long Thuận-Thị xã Gò Công):

Đây là công ty thu mua duy nhất trên địa bàn từ năm 1990 đến tháng 7/2013.

Công ty Thịnh Phát mua hàng của nông dân qua thương lái hoặc HTX với địa điểm giao hàng ở tại công ty Thịnh Phát. Giá cả mua vào phụ thuộc hầu hết vào nhu cầu nguồn hàng của công ty Thịnh Phát. Hầu như công ty thu mua đều đặn và thường xuyên, nếu nghỉ nhận hàng, sẽ thông báo trước đến thương lái và nông dân vài ngày. Do là công ty độc quyền, nên nếu công ty đột ngột ngưng hàng thì người nông dân và thương lái rơi vào cảnh khốn đốn, hàng tồn đọng không biết bán cho ai. Công ty trả tiền ngay cho thương lái/HTX ngay sau khi nhận hàng. Xét về hoạt động bán, công ty Thịnh Phát mua sản phẩm sơ ri tươi, đông lạnh, sơ chế dạng puree và xuất khẩu chủ yếu cho tập đoàn Nichirei (Nhật Bản).

4.4.2.6.2 Công ty Nichirei (xã Bình Nghị- huyện Gò Công Đông):

Đây là công ty liên doanh với hơn 70% vốn cổ phần, bắt đầu hoạt động trên địa bàn từ tháng 7/2013 tạo sự cạnh tranh với công ty Thịnh Phát.

Xét về hoạt động mua, Công ty Nichirei kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân thông qua 4 đại lý thu mua (như trình bày ở phần trên) với giá thu mua tối thiểu là 4.300 đồng/kg và giá cả thay đổi theo thị trường. Công ty sẽ tiến hành khảo sát, phân tích nhiều đặc điểm (chất lượng hàng, sản lượng...) để chọn ra vùng thu mua, mỗi đại lý thu mua của vùng sẽ quản lý một số hộ cụ thể (đạt yêu cầu) ứng với mỗi hộ là một mã code xác định. Mã code này giúp công ty kiểm soát được chất lượng, sản lượng mỗi ngày để thuận tiện trong kiểm tra chất lượng nguồn hàng, tránh vì sản phẩm của một hộ sản xuất không tốt ảnh hưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI TRÁI SƠ RI GÒ CÔNG (Trang 37 -44 )

×