Sơ đồ chuỗi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 33 - 37)

Chuỗi giá trị cây sơ ri Gò Công bao gồm các chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng đầu vào cho việc trồng sơ ri bao gồm cây giống, vật tư nông nghiệp,… - Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động trồng và thu hoạch sơ ri.

- Chức năng chế biến bao gồm các hoạt động chế biến trái sơ ri tươi thành một số loại sản phẩm giá trị gia tăng như mứt sơ ri, nước sirô sơ ri, sơ ri khô …

- Chức năng thương mại bao gồm các hoạt động mua bán sơ ri đến người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

- Chức năng tiêu dùng gồm các hoạt động mua sơ ri để dùng trực tiếp hay gián tiếp. Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này kết nối với nhau, tạo thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ được gọi là hệ thống chuỗi. Những tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị sơ ri ở Gò Công là:

- Người trồng sơ ri (trong tỉnh)

- Thương lái thu mua sơ ri từ các hộ trồng sơ ri (trong tỉnh) - Người bán lẻ, chủ vựa (trong và ngoài tỉnh)

- Công ty sơ chế biến sản phẩm sơ ri (trong tỉnh) Chuỗi giá trị cho thấy có các kênh thị trường như sau:

Kênh 1: Người trồng sơ ri Thương lái Công ty Thịnh Phát Công ty nước ngoài

Qua khảo sát có 63,5% sản lượng sơ ri tươi được người trồng sơ ri bán trực tiếp cho Thương lái. Thương lái thường có 1 hoặc nhiều điểm thu mua sơ ri gần những hộ nông dân để thuận lợi cho việc vận chuyển sơ ri từ vườn. Thương lái bán đa số sản phẩm thu mua được 57,1% tổng sản lượng của chuỗi (chiếm 90% tổng sản lượng thu mua) cho Công ty Thịnh Phát theo phương thức tự vận chuyển đến Công ty. Công ty Thịnh Phát khi đã tập trung đủ hàng từ các Thương lái sẽ sơ chế và đông lạnh rồi phân phối cho các Công ty đối tác.

Kênh 1 cho thấy, sơ ri Gò Công được tiêu thụ mạnh bởi các công ty nước ngoài, trung gian do công ty Thịnh Phát đứng ra kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, do kí kết từng hợp đồng theo từng gói sản lượng nên nhu cầu thu mua của công ty Thịnh Phát không ổn định, tùy vào

hợp đồng đã kí kết mà Công ty Thịnh Phát sẽ thu mua từ người dân nhiều hay ít, giá cao hay giá thấp.

Do có rất nhiều Thương lái (cả lớn lẫn nhỏ) thu mua rộng khắp các khu vực trồng sơ ri, thuận lợi cho việc vận chuyển của người nông dân từ vườn, nên đa số sơ ri tươi được bán cho Thương lái như số liệu nhóm đã khảo sát ở trên.

Kênh 2: Người trồng sơ ri HTX Công ty Thịnh Phát Công ty nước ngoài.

Qua khảo sát nhóm nghiên cứu nhận thấy 23,3% tổng sản lượng của chuỗi được người trồng sơ ri bán trực tiếp cho HTX. Về hình thức giao dịch với Công ty Thịnh Phát, tác nhân HTX cũng tương tự như Thương lái. 21% tổng sản lượng của chuỗi cũng được giao trực tiếp cho Công ty Thịnh Phát, từ đó phân phối cho các Công ty nước ngoài khác.

Ngoài ra, HTX tuy không nhiều nhưng lại thu mua ổn định hơn so với Thương lái, giúp người trồng sơ ri an tâm hơn về đầu ra sản phẩm. HTX đôi khi chịu một số khoản lỗ để thu mua sơ ri cho người nông dân.

Từ kênh 1 và kênh 2 nhóm nhận thấy, đối tác chính của HTX/Thương lái là Công ty Thịnh Phát. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao HTX/Thương lái không giao cho những đối tác khác mà chủ yếu giao cho Công ty Thịnh Phát, nhóm đưa ra kết luận: do Công ty Thịnh Phát là đơn vị độc quyền thu mua sơ ri tại địa phương từ xưa (23 năm) nên hiện nay mặc dù có thêm một số đối thủ nhưng người dân vẫn giao cho Công ty Thịnh Phát theo thói quen.

Kênh 1 và kênh 2 là hai kênh thị trường đã có từ lâu ở Gò Công, gần đây (tháng 7/2013) sự kiện công ty TNHH MTV Nichirei-Suco Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy Nichirei Suco Acerola ngay trên địa bàn huyện Gò Công Đông, sẽ tiến hành thu mua sơ ri để sơ chế biến và xuất sang công ty mẹ Nichirei Suco ở Nhật Bản, góp phần làm sôi nổi hơn cho thị trường giao dịch sơ ri ở Gò Công.

Kênh 3: Người trồng sơ ri Đại lý Nichirei Công ty Nichirei.

Qua khảo sát, 13,2% (khoảng 500 tấn năm 2013) tổng tổng sản lượng của chuỗi được người trồng sơ ri bán trực tiếp cho các Đại lý Nichirei. Hiện nay, trên địa bàn có 4 đại lý tập trung tại 2 địa bàn xã Bình Ân và Tân Đông. Hằng ngày (trừ thứ 7 và các ngày lễ tết) nông dân thuộc 4 đại lý trên giao sơ ri tươi đến đúng đại lý mình trực thuộc từ sáng sớm. Khoảng 14-15h, khi các đại lý đã gom đủ lượng hàng (tối thiểu 2 tấn), Công ty Nichirei sẽ điều phối xe tải đến từng đại lý rồi chở hàng về kho đông lạnh hoặc cơ sở ép. Tiền được chuyển khoản

trực tiếp cho chủ đại lý. Có 10,6% tổng sản lượng của chuỗi được giao cho Công ty Nichirei. Giá cả và sản lượng được hai bên ký kết theo từng hợp đồng ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu của Công ty và thị trường.

Kênh thị trường 3 là một hướng đi mới, hứa hẹn nhiều thành công hơn trong tương lai. Hợp đồng được kí kết thông qua thương lượng giữa 2 bên nên tránh được tình trạng bị ép giá. Giá cả được quyết định từng ngày tuy nhiên mức giá sàn đã được kí kết từ đầu nên hạn chế được mức độ biến động bất lợi giá sơ ri cho người dân.

Ngoài 3 kênh tiêu thụ chính trên, còn có các kênh tiêu thụ phụ sau:

Kênh 4: Người trồng sơ ri Đại lý Nichirei Công ty Thịnh Phát Công ty nước

ngoài.

Đại lý Nichirei sau khi thu mua từ người nông dân, ngoài con đường chính là Công ty Nichirei, Đại lý còn phân phối một phần (1,3% tổng sản lượng của chuỗi) cho Công ty Thịnh Phát (do đã có giao dịch từ trước nên vẫn duy trì để những ngày Công ty Nichirei không thu mua vẫn có nơi để cung cấp, hoặc khi Công ty Nichirei đã thu mua đủ sản lượng thì phân phối hoàn toàn cho Công ty Thịnh Phát). Trước khi trở thành Đại lý Nichirei, những tác nhân này cũng là HTX/Thương lái bình thường.

Đây là một trong những điểm mạnh của Đại lý vì cùng một lúc có đến 2 đối tác chính tương đối ổn định, nên hầu như lúc nào lượng sản phẩm cũng xuất đi hết được trong ngày, không bị tình trạng tồn đọng sang hôm sau.

Kênh 5: Người trồng sơ ri HTX/Thương lái/Đại lý Chế biến Thị trường nội

địa.

Qua khảo sát thực tế, HTX/Thương lái/Đại lý ngoài phân phối trên kênh chính của mình còn phân phối cho một số cơ sở để chế biến thành nước ép (hay còn gọi là “hàng xay”). Tỉ lệ phân phối của các tác nhân tương đối giống nhau, HTX (1,9%), Thương lái (5,1%), Đại lý (0,9%) trong tổng sản lượng cho những cơ sở chế biến (“hàng xay”)

Kênh 6: Người trồng sơ ri HTX/Thương lái/Đại lý Bán sỉ/lẻ Thị trường nội

địa.

Kênh thị trường 6 là kênh thị trường giúp người tiêu dùng nội địa tiếp cận được với trái sơ ri tươi. Tuy không chiếm nhiều % trên tổng sản lượng chuỗi giá trị 2,2% ( Thương lái

1,3%, HTX 0,5%, Đại lý 0,4%) nhưng đại đa số người tiêu dùng thị trường trong nước chỉ biết đến sản phẩm sơ ri Gò Công thông qua kênh thị trường này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 33 - 37)