Kế hoạch thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 73 - 78)

5.5.1 Nhân sự

Là các xã viên của HTX sơ ri Bình Ân, sự hỗ trợ của các thành viên dự án trong việc truyền thông và marketing sản phẩm

-Nhà sản xuất là Hợp tác xã tại địa phương, Hợp tác xã đang hoạt động với một cơ chế tốt, được sự tín nhiệm và người lãnh đạo có uy tín, chuyên môn và mối quan hệ rộng.

Dễ tìm nhân công, có mối quan hệ tốt với chính quyền dễ có được sự ủng hộ, và trợ cấp -Nguồn nhân công dồi dào và rõ kỹ thuật làm ra sản phẩm.

Nguồn nhân lực Hoạt động

Trước khi dự án bắt đầu

Hợp tác xã và các thành viên khác tình nguyện hỗ trợ dự án.

- Tìm đầu ra để có cơ sở chứng minh tính khả thi của dự án. + Lập danh sách các cơ sở kinh doanh tại các điểm du lịch.

+ Tổ chức các buổi hội thảo nói về những giá trị dinh dưỡng của trái sơ ri, cũng như tiềm năng phát triển của mứt sơ ri.

- Tuyên truyền cho người dân về dự án, tính khả thi, lợi nhuận họ sẽ đạt được:

+ Lập ban tuyên truyền.

+ Tổ chức các buổi hội thảo để truyền đạt thông tin đến người dân.

- Thiết kế nhãn mác, tìm nguồn cung ứng hũ nhựa để đảm bảo sự thống nhất về bao bì. Trong quá trình thực hiện dự án Hợp tác xã và các thành viên khác tình nguyện hỗ trợ dự án, những người có

- Vận động người dân thực hiện theo đúng tiến độ và chất lượng đã đề ra.

chuyên môn để hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi cần thiết.

- Theo dõi quá trình thực hiện dự án để tìm hiểu và giải quyết những khó khăn người dân có thể gặp phải.

- Kiểm tra quy trình đóng gói để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và thống nhất về thiết kế như ban đầu.

Sau khi dự án hoàn thành (có sản phẩm trên thị trường)

Hợp tác xã và các thành viên khác tình nguyện hỗ trợ dự án.

- Liên hệ các cơ sở kinh doanh đã thỏa thuận để phân phối nguồn hàng.

- Tiếp tục khảo sát tình hình bán hàng và tìm phản hổi của khách du lịch để hoàn thiện sản phẩm.

Bảng 17. Bảng Kế hoạch nguồn nhân lực

Trong dài hạn, dự án sẽ tiếp tục mở rộng ra các khu vực lân cận, tìm kiếm các cơ sở kinh doanh ngoài khu vực để sản phẩm được phát triển ra các thị trường khác. Mô hình sẽ làm tương tự và dự đoán sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho người dân cũng như làm tăng giá trị của trái sơ ri, đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội.

5.5.2 Tài chính

Một dự án phi lợi nhuận muốn tồn tại cần phải sự hỗ trợ về mặt nhân sự từ hợp tác xã, tình nguyện viên và đặc biệt cần có sự tài trợ về mặt kinh phí cho các hoạt động sau đây:

- Chi phí truyền thông qua các kênh online, offline. - Chi phí tổ chức các buổi hội thảo tuyên truyền. - Chi phí nghiên cứu thị trường, thiết kế nhản mác. - Chi phí nhãn, hũ, các nhân tố cấu thành nên sản phẩm. - Chi phí dự phòng hỗ trợ khi người dân gặp khó khăn.

Về các hộ dân khi thực hiện dự án sẽ cần vốn để duy trì các hoạt động sau: - Giai đoạn trồng cho đến khi thu hoạch cây sơ ri.

- Chi phí mua các nguyên liệu để làm mứt sơ ri.

- Chi phí dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

5.5.3 Marketing

- Hỗ trợ viết nội dung, truyền thông qua các kênh online và offline để thông tin về mứt sơ ri được lan truyền để tìm kiếm khách hàng cũng như kêu gọi nhà đầu tư tài trợ cho các hoạt động của dự án.

- Hỗ trợ HTX trong việc khảo sát, thu thập ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm để xác định giá bán cho phù hợp và ước lượng số lượng tiêu thụ để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho người dân. Đồng thời, việc nghiên cứu thị trường này sẽ hỗ trợ cho việc lựa chọn nhãn mác, bao bì sản phẩm tạo nên sự hấp dẫn cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chức năng bảo quản, giá trị kinh tế và thuận lợi cho việc bán hàng.

- Tìm kiếm khách hàng thu mua mứt sơ ri thông qua việc tổ chức các hội thảo để tuyên truyền về giá trị của trái sơ ri đến các cơ sở kinh doanh tại các điểm du lịch. - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia dự án để đảm bảo nguồn cung mứt sơ ri

thông qua các buổi hội thảo về lợi ích mà dự án đem lại cho người dân. - Cùng HTX xây dựng hệ thống nhận diện cho sản phẩm.

6 Kết quả ứng dụng

6.1Về mặt kinh tế

Việc đầu tiên chúng ta có thể thấy rõ đó chính là dự án sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong việc bán sản phẩm mứt sơ ri cho người dân thay vì phải bán trái sơ ri tươi. Nông dân sẽ có thêm đầu ra cho trái sơ ri tươi. Trước đây do chỉ có công ty thu mua nên ngoài số lượng công ty thu mua thì người dân vẫn còn tồn lại một số lượng sơ ri không bán được. Vì vậy việc chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ trái sơ ri sẽ giúp giải quyết được lượng lượng trái dư thừa, tránh hiện trạng người dân bỏ mặc trái rụng đỏ gốc mà không thu hoạch. Tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tạo nguồn vốn từ đó có thể mở rộng cơ sở sản xuất mứt sơ ri và sản xuất thêm các mặt hàng khác từ trái sơ ri như nước ép sơ ri, rượu sơ ri…

Ngoài ra, bằng các hoạt động truyền thông và phát triển các sản phẩm từ sơ ri sẽ mở rộng được thị trường, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhất là các công ty thực phẩm, chế biến,… góp phẩn phát triển thương hiệu sơ ri Gò Công

Tiêu chí Sơ ri tươi (2,5 kg) Mứt sơ ri (1 kg)

Giá 8.500 – 14.000đ 87.500đ

Bảng 18. So sánh hiệu quả từ mứt sơ ri (2,5 kg sơ ri tươi = 1 kg mứt sơ ri) 6.2Về mặt xã hội

- Việc sản xuất và bán được sản phẩm mứt sơ ri sẽ tạo tiền đề để cơ sở mở rộng và đẩy mạnh vào việc đầu tư xưởng và tăng cường diện tích trồng cây sơ ri của vùng. - Việc đầu tư đưa sản phẩm mứt sơ ri Gò Công đến với mọi người góp phần quảng bá

được hình ảnh của trái sơ ri tại huyện Gò Công, tạo được công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

- Khôi phục lại diện tích trồng sơ ri của địa phương và giúp người dân có niềm tin vào loại cây đặc sản của địa phương.

- Là tiền để để phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng khác từ sơ ri.

- Việc trồng sơ ri theo tiêu chuẩn vietGAP sẽ mang lại những hiệu quả đến xã hội: o Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm nông

nghiệp ngon, bổ dưỡng, sạch sẽ và an toàn, đó cũng là mục tiêu chính và là lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP đã khơi dậy và khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng thông minh, đây cũng là động lực chính thúc đẩy nông dân và các nhà cung ứng phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp tốt cho xã hội.

o Đối với nông dân và hợp tác xã: Áp dụng VietGAP trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ và tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Khi sản phẩm của HTX làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó lại càng khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất.

o Lợi ích của doanh nghiệp: Lợi ích của doanh nghiệp gắn liền và tương tự như lợi ích của người sản xuất. Khi đưa ra sản phẩm tốt được nhiều người tiêu dùng chấp nhận sẽ nâng cao uy tín thương hiệu và mang lại nhiều lợi nhuận.

6.3Về mặt môi trường

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất sơ ri theo tiêu chuẩn (VietGAP) là tất yếu để tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng cho người tiêu dùng trong nước cũng như đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Để đạt được tiêu chuẩn VietGAP phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là chuỗi kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt, bắt đầu từ khâu chuẩn bị của HTX, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và các yếu tố liên quan như: môi trường, chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động.

An toàn vệ sinh thực phực phẩm là yêu cầu của phát triển đất nước hiện nay cũng như xu thế hòa nhập toàn cầu, do đó khi làm tốt sẽ góp phần tuyên truyền, nhân rộng các mô hình VietGAP góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị kinh tế và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

7 Khả năng ứng dụng và nhân rộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 73 - 78)