Phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 51 - 62)

4.5.4.1 Phân tích chi phí thêm vào và lợi nhuận của các tác nhân

Theo phân tích ở phần 4.2, mục mô tả chuỗi giá trị, bài nghiên cứu chọn phân tích ba kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Bảng 13 tóm tắt chi phí thêm vào (là chi phí mà mỗi tác nhân bỏ ra để thâm nhập thị trường), giá bán và lợi nhuận của mỗi tác nhân theo từng kênh thị trường.

Nông dân HTX Thương lái Đại lý thu mua Công ty Thịnh Phát Công ty Nichirei Tổng cộng

Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát

Tổng chi phí

đồng/kg 3.394 3.827 16.000

Chi phí thêm vào

đồng/kg 3.394 327 12.000 %Chi phí tăng thêm 21,6% 2,1% 76,3% 15.721 Giá bán đồng/kg 3.500 4.000 21.000 Lợi nhuận đồng/kg 106 173 5.000 %Tổng lợi nhuận 2% 3,3% 94,7% 5.279 Chênh lệch giá 3.500 500 17.000 %Chênh lệch giá 16,7% 2,4% 80,9%

Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát

Tổng chi phí

đồng/kg 3.394 3.813 16.000

Chi phí thêm vào

đồng/kg 3.394 313 12.000 %Chi phí tăng thêm 21,6% 2% 76,4% 15.707 Giá bán đồng/kg 3.500 4.000 21.000 Lợi nhuận đồng/kg 106 187 5.000 %Tổng lợi nhuận 2% 3,5% 94,5% 5.293 Chênh lệch giá 3.500 500 17.000

%Chênh lệch giá 16,7% 2,4% 80,9%

Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei

Tổng chi phí

đồng/kg 3.394 4.650

Chi phí thêm vào

đồng/kg 3.394 250 15.000 %Chi phí tăng thêm 18,2% 1,3% 80,5% 18.644 Giá bán đồng/kg 4.400 4.900 Lợi nhuận đồng/kg 1.006 250 %Tổng lợi nhuận Chênh lệch giá 4.400 500 %Chênh lệch giá

Bảng 13. Chi phí thêm vào và lợi nhuận mỗi tác nhân

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1kg sơ ri tươi

Chi phí thêm vào đã bao gồm chi phí cơ hội (lao động nhà) và hao hụt.

Kênh 1: Nông dân HTX Công ty Thịnh Phát

- Nông dân: Chi phí thêm vào chiếm 21,6% chi phí của kênh trong khi lợi nhuận nhận được chỉ đạt 2%.

- HTX: Chi phí thêm vào của HTX: 327 đồng/kg chiếm 2,1% nhưng lợi nhuận nhận được là 3,3% cao gấp 1,65 lần nông dân.

- Công ty Thịnh Phát: Chi phí thêm vào chiếm tỷ lệ cao nhất 76,3%, bù lại nhận được lợi nhuận gần như toàn bộ kênh này 94,7%.

Qua phân tích trên, Công ty Thịnh Phát có lợi nhuận cao nhất nhưng chi phí thêm vào là cao nhất nên %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào chỉ bằng 1,2 lần. Trái lại, HTX có chi phí thêm vào thấp nhất nhưng lại nhận được nhiều giá trị nhất, cụ thể, %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào lên tới 1,6 lần. Trong khi đó, %tổng lợi nhuận/%chi phí thêm vào

chỉ vào khoảng 0,09 - đây là con số rất thấp, giá trị nhận được chỉ chiếm 7,5% đối với Công ty và 5,6% đối với HTX, thấp nhất ở kênh này.

Kết luận, ở kênh 1, HTX nhận được nhiều giá trị nhất và nông dân nhận được giá trị rất thấp.

Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát

Kênh tiêu thụ này cũng giống với kênh 1 về đầu ra, nhưng hai tác nhân HTX và thương lái có nhiều điểm khác nhau về tổ chức, mục đích thu mua. Do đó, chi phí hình thành sẽ có nhiều điểm khác nhau.

- Nông dân: Chi phí thêm vào vẫn chiếm 21,6% chi phí của kênh trong khi lợi nhuận nhận được vẫn ở mức 2%.

- Thương lái: có cao hơn so với ở kênh 1, nhưng chênh lệch không đáng kể, cụ thể, chi phí thêm vào chiếm 2,1% và lợi nhuận nhận được nhiều hơn là 3,5%.

- Công ty Thịnh Phát: Vẫn bỏ ra với chi phí thêm vào như cũ, %chi phí thêm vào là 76,4%, lợi nhuận nhận được 94,5%.

Qua phân tích trên cho thấy, thương lái là tác nhân nhận được nhiều giá trị nhất với %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào là 1,8; tiếp theo đó là Công ty Thịnh Phát với %tổng lợi nhuận/%chi phí thêm vào là 1,2; cuối cùng là người nông dân với %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào vẫn là 0,09.

Kết quả cho thấy, so với kênh 1, mặc cho tác nhân là thương lái hay HTX thì giá trị nhận được của người nông dân vẫn không đổi, thay đổi trong chuỗi hầu như chỉ diễn ra giữa các tác nhân trung gian.

Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei.

- Nông dân: Do đầu ra thay đổi nên giá bán của người nông dân cũng thay đổi và theo hướng tích cực, cụ thể, giá bán ở hai kênh tiêu thụ trên của người nông dân chỉ ở mức 3.500 đồng/kg nhưng ở kênh thứ 3 này, giá bán được nâng lên đến 4.400 đồng/kg nên lợi nhuận người nông dân đạt được nhiều hơn. Lúc này, %chi phí tăng thêm chỉ còn 18,2%.

- Đại lý: Ở kênh này, đại lý thu mua không cần phải tốn chi phí vận chuyển, vì vậy chi phí của đại lý sẽ thấp hơn HTX ở kênh 1 và Thương lái ở kênh 2 nên %chi phí tăng thêm chỉ vào khoảng 1,3%.

- Công ty Nichirei: Công ty thu mua tiếp tục là tác nhân bỏ ra chi phí cao nhất, nguyên nhân là do chi phí vận chuyển đến điểm bảo quản và chế biến xa nguồn cung, chi phí bảo quản (đông lạnh) rất cao. Chi phí thêm vào của công ty là 80,5%. Qua phân tích, bài nghiên cứu còn điểm thiếu sót khi chưa điều tra được giá xuất khẩu của mặt hàng sơ ri tươi đông lạnh. Nguyên nhân là do công ty vừa mới bắt đầu thu mua tại Việt Nam vào tháng 7/2013 và nhà máy thu mua tại nguồn cung sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2014 nên chưa ổn định và các thông tin về tình hình kinh doanh được giữ bí mật.

4.5.4.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cuả các tác nhân

Bài nghiên cứu sẽ dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng và lợi nhuận để phân tích kinh tế của chuỗi và xác định giá trị gia tăng mà mỗi tác nhân tạo ra cho chuỗi cũng như giá trị gia tăng mà mỗi tác nhân nhận được. Bảng 14 tóm tắt doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng, lợi nhuận của các tác nhân theo từng kênh thị trường.

Nông dân HTX Thương lái Đại lý thu mua Công ty Thịnh Phát Công ty Nichirei Tổng cộng

Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát

Doanh thu 3.500 4.000 21.000

Chi phí trung gian (IC) 838 3.500 4.000

% trong doanh thu 23,9 87,5 19,0

Giá trị gia tăng (VA) 2.662 500 17.000

% trong doanh thu 76,1 12,5 81,0

Chi phí tăng thêm 2.556 327 12.000

Lợi nhuận (NVA) 106 173 5.000

% trong giá trị gia tăng 4,0 34,6 29,4 Lợi nhuận/Chi phí 3% 4,5% 31,3%

VA/IC 3,2 0,14 4,25

NVA/IC 0,13 0,05 1,25

Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát

Chi phí trung gian (IC) 838 3.500 4.000

% trong doanh thu 23,9 87,5 19,0

Giá trị gia tăng 2.662 500 17.000

% trong doanh thu 76,1 12,5 81,0

Chi phí tăng thêm 2.556 313 12.000

Lợi nhuận 106 187 5.000

% trong giá trị gia tăng 4,0 37,4 29,4 Lợi nhuận/chi phí 3% 4,9% 31,3%

VA/IC 3,2 0,14 4,25

NVA/IC 0,13 0,05 1,25

Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei

Doanh thu 4.400 4.900

Chi phí trung gian (IC) 838 4.400 4.900

% trong doanh thu 19,0 89,8

Giá trị gia tăng 3.562 500 15.000

% trong doanh thu 81,0 10,2

Chi phí tăng thêm 2.556 250

Lợi nhuận 1.006 250

% trong giá trị gia tăng 39,4 50,0 Lợi nhuận/chi phí 29,6% 5,4%

VA/IC 4,25 0,11

NVA/IC 1,2 0,06

Bảng 14. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân. Đơn vị tính: đồng/kg

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg táo tươi

Chi phí tăng thêm bao gồm cả chi phí lao động nhà và thuê.

Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát

- Nông dân: Chi phí trung gian của nông dân là 838 đồng/kg, nông dân bán lại cho Hợp tác xã với giá trung bình 3.500 đồng/kg, nông dân tạo ra được giá trị gia tăng là 3.562 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của nông dân là 2.556 đồng/kg, lợi nhuận của

nông dân là 106 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 76,1% doanh thu, chi phí trung gian chiếm 23,1%. Trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm chỉ có 4%. Chỉ số VA/IC bằng 3,2 trong khi chỉ số NVA/IC rất thấp bằng 0,13 tức là nông dân sử dụng 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được 3,2 đồng giá trị gia tăng nhưng chỉ nhận lại được 0,13 đồng lợi nhuận.

- Hợp tác xã: Hợp tác xã bán cho công ty thu mua Thịnh Phát với giá trung bình 4.000 đồng/kg, tạo ra giá trị gia tăng là 500 đồng/kg. Đồng thời, chi phí tăng thêm là 327 đồng/kg thì lợi nhuận là 173 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 12,5% tổng doanh thu, chi phí trung gian chiếm 87,5%. Trong tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm đến 34,6%. Chỉ số VA/IC bằng 0,14 và chỉ số NVA/IC bằng 0,05.

- Công ty Thịnh Phát: Công ty Thịnh Phát lấy hàng từ các HTX và xuất khẩu ra nước ngoài với giá trung bình khoảng 1 đô la, khoảng 21.000 đồng Việt Nam năm 2013, tạo ra giá trị gia tăng là 17.000 đồng/kg. Công ty cũng có chi phí tăng thêm (bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu...) là 12.000 đồng/kg nên lợi nhuận là 5.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 81% doanh thu. Trong tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm 29,4%. Chỉ số VA/IC rất cao là 4,25, chỉ số NVA/IC bằng 1,25

Qua phân tích, công ty Thịnh Phát có lợi nhuận cao nhất, chi phí bỏ ra cũng cao nhất có tỷ suất Lợi nhuận/Tổng chi phí cao nhất bằng 31,3%. Hợp tác xã bỏ ra chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận nhận được đứng thứ 2 (sau công ty), tỷ suất Lợi nhuận/ Tổng chi phí bằng 4,5% cao gấp 1,5 lần so với nông dân. Điều này cho thấy, hiệu quả chi phí của nông dân thấp nhất trong hai tác nhân còn lại.

Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát:

- Nông dân và Công ty Thịnh Phát giống như kênh 1.

- Thương lái: lấy hàng từ nông dân với giá trung bình 3.500 đồng/kg và bán cho công ty Thịnh Phát với giá trung bình 4.000 đồng/kg tạo ra giá trị gia tăng là 500 đồng/kg. Chi phí tăng thêm là 313 đồng/kg nên lợi nhuận nhận được là 187 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 12,5% tổng doanh thu. Trong tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm đến 34,6%. Chỉ số VA/IC bằng 0,14 và chỉ số NVA/IC bằng 0,05.

Qua phân tích, Công ty Thịnh Phát ở kênh thị trường này vẫn bỏ ra chi phí cao nhất, thương lái bỏ ra chi phí thấp nhất, nhưng thương lái lại nhận được lợi nhuận cao hơn nông

dân, lợi nhuận/ chi phí của thương lái bằng 4,9%, hiệu quả sử sụng chi phí của thương lái cao gấp 1,63 lần của nông dân. Điều này cho thấy, hiệu quả chi phí của nông dân thấp hơn các tác nhân khác còn lại.

Qua phân tích hai kênh thị trường, nhận thấy cả hai kênh, giá mua – bán trái sơ ri của hai kênh giống nhau mặc dù thương lái và hợp tác xã có nhiều điểm khác nhau. Điều này chứng tỏ, giá cả của sơ ri không hẳn chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn phụ thuộc chủ yếu vào tính độc quyền của công ty thu mua, tức là, dù nông dân có bán cho hợp tác xã hay thương lái thì chi phí bỏ ra và lợi nhuận vẫn như nhau

Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei

- Nông dân: giá bán cho các đại lý cao hơn nhiều so với kênh 1 và 2, cụ thể là 4.400 đồng/kg nâng giá trị gia tăng nông dân tạo ra đến mức 3.562 đồng/kg, chiếm 81% doanh thu và cũng làm lợi nhuận mà nông dân nhận được tăng một cách đáng kể là 1.006 đồng/kg, chiếm 39,4% trong tổng giá trị gia tăng. Đây là một tín hiệu khả quan cho người trồng sơ ri. Chỉ số VA/IC bằng 4,25 trong khi chỉ số NVA/IC bằng 1,2 . Nếu tính trên 1 công (1.000 m2) với sản lượng trung bình là 7.432 kg/năm thì người nông dân thu được lợi nhuận là 7,5 triệu đồng, và khi không tính lao động nhà tức lấy công làm lời thì thu nhập của người trồng sơ ri đạt 20,2 triệu đồng (khoảng 1,68 triệu đồng/tháng). Đây là mức thu nhập khá cao ở vùng nông thôn.

- Đại lý: Kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Nichirei và mua hàng từ nông dân với giá tối thiểu là 4.300 đồng/kg nên không phải lo nhiều về đầu ra không ổn định như trước đây (công ty Thịnh Phát bỏ hàng đột xuất, hàng rộ không ai mua...). Giá trị gia tăng tạo ra là 500 đồng/kg, chi phí tăng thêm là 250 đồng/kg nên lợi nhuận nhận được là 250 đồng/kg.

- Công ty Nichirei: chưa điều tra được số liệu về gía xuất khẩu nên nhóm tác giả tạm thời bỏ qua trong đề tài này.

Qua phân tích, lợi nhuận/ chi phí của nông dân ở kênh thị trường này tăng lên đáng kể với 29,6%, đối với thương lái có tăng nhưng không nhiều đạt mức 5,4%. Chứng tỏ, nông dân sử dụng hiệu quả chi phí của mình ở kênh này.

Qua phân tích ba kênh thị trường, nhận thấy rằng, kênh thứ 3 đem lại hiệu quả chi phí cao nhất cho người nông dân. Tuy nhiên, kênh này chỉ mới thâm nhập thị trường tại nguồn

cung từ tháng 7/2013 nên sản lượng ở kênh này chỉ khoảng 500 tấn, chiếm khoảng 13% sản lượng của vùng và số lượng nông hộ được công ty kí kết thu mua cũng còn hạn chế do các điều kiện mà công ty đưa ra. Do đó, việc tăng cường phát triển liên kết dọc giữa nông dân và công ty thu mua là điều quan trọng để tăng lợi nhuận, tăng chất lượng. Đồng thời, ở cả 3 kênh thị trường đều có sự phân phối không hợp lý giữa chi phí hàng hóa trung gian bỏ ra và giá trị gia tăng nhận lại, thể hiện ở các chỉ số VA/IC và NVA/IC được sao sánh ở mỗi kênh thị trường.

4.5.4.3 Phân phối giá trị gia tăng tạo ra và thu nhập cho từng tác nhân

Việc phân tích phân phối giá trị gia tăng mà tác nhân đó tạo ra và thu nhập (bao gồm cả chi phí cơ hội) sẽ nhìn thấy được sự phân bổ lợi ích của chuỗi giá trị cho các tác nhân trong chuỗi, từ đó có thể thấy được hiệu quả của từng kênh thị trường và xác định được kênh nào là kênh phân phối hiệu quả nhất. Bảng 15 thể hiện giá trị gia tăng và thu nhập của các tác nhân ở mỗi kênh phân phối.

Chỉ tiêu

Giá trị gia tăng Thu nhập Lợi nhuận

Số tiền (đồng/kg) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng/kg) Tỷ lệ (%) Số tiền (đồng/kg) Tỷ lệ (%) Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát

Nông dân 2.662 13,2 1.812 25,6 106 2

Hợp tác xã 500 2,5 256 3,6 173 3,3

Công ty

Thịnh Phát 17.000 84,3 5.000 70,8 5.000 94,7

Tổng 20.162 100,0 7.068 100,0 5.279 100,0

Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát

Nông dân 2.662 13,2 1.812 25,6 106 2

Thương lái 500 2,5 270 3,8 187 3,5

Công ty

Thịnh Phát 17.000 84,3 5.000 70,6 5.000 94,5

Tổng 20.162 100,0 7.082 100,0 5.293 100,0

Nông dân 3.562 2.712 1.005,9

Đại lý 500 333 250

Công ty Nichirei

Tổng:

Bảng 15. Phân bổ giá trị gia tăng, thu nhập, lợi nhuận cho các tác nhân

Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát

- Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này tạo ra đạt 20.162 đồng/kg sơ ri, trong đó, nông dân tạo ra 2.662 (đồng/kg) giá trị gia tăng cho chuỗi (13,2%), Hợp tác xã tạo ra 500 đồng/kg giá trị gia tăng cho chuỗi (2,5%) chiếm giá trị thấp nhất, công ty tạo ra được 17.000 đồng/kg giá trị gia tăng cho chuỗi (84,3%), chiếm giá trị lớn nhất.

- Phân phối thu nhập: Tổng thu nhập của chuỗi là 7.068 đồng/kg. Nông dân tạo ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)