Chi phí sản xuất của người trồng sơri

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 48 - 50)

Xác định những chi phí có liên quan tới việc trồng sơri là rất quan trọng vì đây là cơ sở để hạch toán giá thành, lợi nhuận của người trồng sơri. Bảng 10 thể hiện cơ cấu chi phí của một nông hộ để sản xuất và kinh doanh sơ ri.

Khoản mục Số tiền (1.000 đồng/công/năm) Số tiền (Đồng/kg) Tỷ trọng (%)

Chi phí phân, thuốc 4.530 759 22,37

Chi phí điện để bơm tưới 418 79 2,32

Chi phí hái thuê 4.154 632 18,63

Chi phí vân chuyển 168 14 0,41

Hao hụt 904 204 6

Chi phí cơ hội của lao động gia đình

12.680 1.706 50,27

Tổng chi phí 22.854 3.394 100

Bảng 10. Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri

 Chi phí trung gian: chi phí mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất gồm chi phí phân, thuốc trung bình khoảng 759 đồng/kg sơri, chiếm 22,37% tổng chi phí. Chi phí điện để bơm tưới trung bình 79 đồng/kg, chiếm 2,32% tổng chi phí. Chi phí trung gian chiếm tỷ trọng khá cao 838 đồng/kg, chiếm 24,69% tổng chi phí.

 Chi phí tăng thêm là chi phí thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh của người trồng sơ ri. Tổng chi phí tăng thêm (chưa tính lao động nhà) là 850 đồng/kg, chiếm 25,04% tổng chi phí, trong đó, chi phí vận chuyển cho cây sơri trung bình khoảng 14 đồng/kg, chiếm 0,41% tổng chi phí, chi phí hái thuê trung bình 632 đồng/kg, chiếm 18,63% tổng chi phí (10.000 đồng/1h) và hao hụt trung bình 204 đồng/kg, chiếm 6% (Nguyên nhân hao hụt là do trong quá trình hái không kỹ, quá trình lựa trái, sâu bệnh). Chi phí cơ hội của lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất cao 1.706 đồng/kg (50,27% tổng chi phí) và đây cũng là khoản chi phí mà người sản xuất thường ít quan tâm khi tính giá thành sản phẩm. Tổng chi phí

tăng thêm (đã tính lao động nhà) trung bình 2.556 đồng/kg, chiếm 75,3% tổng chi phí.

Tổng chi phí sản xuất trung bình của nông dân trồng sơri vào khoảng 3.394 đồng/kg sơri. Vì vậy, với giá thu mua trung bình khoảng 3.500 đồng/kg trong năm 2013, lợi nhuận của người nông dân (bao gồm công lao động nhà) trung bình chỉ khoảng 106 đồng/kg, thu nhập là 1.812 đ/kg.

Khoản mục Đơn vị 1000 m2 1 kg

Chi phí sản xuất Đồng 22.854.000 3.394

Giá bán Đồng/kg 3.500 3.500

Năng suất – Sản lượng Kg 7.432

Doanh thu Đồng 26.012.000 3.500

Giá thành Đồng 25.224.208 3.394

Lợi nhuận Đồng 787.792 106

Thu nhập Đồng 13.467.792 1.812

Bảng 11.Thu nhập và lợi nhuận của người trồng sơ ri

Từ bảng trên ta thấy được, việc trồng sơ ri thu hút nhiều công lao động gia đình. Nếu tính chi phí cơ hội của lao động gia đình thì lợi nhuận chỉ đạt 78.792 đồng/công đất/năm (tương đương 65.649 đồng/tháng) , nhưng nếu không tính chi phí này thì thu nhập của hộ trồng sơ ri lên tới 13,4 triệu đồng/công/năm (tương đương 1.122.316 đồng/tháng). Theo số liệu mô tả nông dân, trung bình họ có tới 1,4 công sơ ri, vậy thu nhập thực là khá cao.

Đây là một trong những lý do vì sao nông dân không bỏ cây sơ ri mặc dù giá có xuống thấp, vì họ chủ trương “lấy công làm lời”. Thêm một lý do nữa, mặc dù nhiều nông dân đã giảm bớt diện tích trồng sơ ri để trồng những loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do hiệu quả kinh tế mang lại từ cây sơ ri mang lại rất thấp trong 3 năm gần đây (2011- 2013) nhưng nông dân vẫn không nỡ đốn bỏ hết diện tích trồng bởi vì cây sơ ri vẫn là loại cây xóa đói giảm nghèo và giữ cây sơ ri để chờ đợi giá khả quan hơn. Trong khi một vụ lúa kéo dài khoảng 3 tháng và phải bỏ ra chi phí cao thì một vụ sơ ri chỉ khoảng 1,5 tháng và chi phí cũng như công sức bỏ ra không cao như trồng lúa, nên cây sơ ri được bà con nông dân gọi là cây trồng ‘’lấy ngắn nuôi dài” có thể trang trải tiền sinh hoạt thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công (Trang 48 - 50)