2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây
2.2.3. Mối quan hệ giữa bóp méo lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trong tƣơng lai
Beneish và Nichols (2005) khám phá ra sử dụng M – score nhƣ một kĩ thuật để lựa chọn cổ phiếu. Kết quả thật ấn tƣợng. Khi sử dụng quy mô và giá trị thị trƣờng để điều chỉnh tỉ suất sinh lợi thì chiến lƣợc M – score tạo ra tỷ suất phòng ngừa gần 14%. Việc sử dụng mô hình 3 nhân tố Fama và French, cổ phiếu với giá trị M – score thấp nhất có tỷ suất sinh lợi -12% trong khi đó cổ phiếu với M – score cao nhất có tỷ suất sinh lợi là 4%, tạo ra khoảng chênh lệch 16%. Vậy nên M – score cũng đƣợc xem là một trong những công cụ để nhà đầu tƣ xem xét nên đầu tƣ vào loại cổ phiếu nào.
Beneish, Lee và Nichols (2013) cho thấy rằng các công ty với khả năng bóp méo thu nhập cao hơn (M – score cao) thì kiếm đƣợc tỷ suất sinh lợi thấp hơn trong mỗi danh mục thập phân vị sắp xếp theo quy mô, giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng, quán tính giá (momentum), tỷ lệ bán khống và các khoản kế toán dồn tích (chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, hay còn đƣợc gọi là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền đƣợc trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Những tỷ suất sinh lợi này có ý nghĩa thống kê. Khi thực hiện kiểm định chi tiết mối liên hệ giữa các khoản kế toán dồn tích và M – score để dự đoán tỷ suất sinh lợi, nhóm tác giả thấy rằng tính trội của M – score với các khoản kế toán dồn tích đƣợc chứng minh ngay cả khi chứng sắp xếp độc lập hay liên kết với nhau. Khi xếp hai biến số này độc lập, M – score đặc biệt hiệu quả trong dự đoán tỷ suất sinh lợi đối với các công ty có kế toán dồn tích thấp. Đối với ngũ phân vị kế toán dồn tích thấp nhất, chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo quy mô giữa các công ty có M – score cao và M – score thấp là -19,8% trong năm tiếp theo. Đối với các công ty trong ngũ phân vị thấp nhất thứ hai, khoảng chênh lệch là -10,5% một năm. Nói chung, sau khi kiểm soát M – score, tác giả thấy rằng các khoản kế toán dồn tích biểu hiện khả năng dự báo hạn chế mà tập trung chủ yếu vào ngũ phân vị giữa của M – score.
Khi phân tích các thành phần riêng rẽ trong mô hình, nhóm tác giả thực hiện kiểm định khác biệt trong khác biệt (difference-in-difference) để tìm ra yếu tố nào của mô hình đóng góp nhiều nhất vào chênh lệch tỷ suất sinh lợi trong tƣơng lai giữa các công ty có kế toán dồn tích thấp. Kết quả cho thấy các biến số mà liên quan đến khuynh hƣớng thực hiện gian lận là những nhân tố chính của khả năng dự báo của mô hình hơn là các biến số với mức độ kế toán linh hoạt. Đặc biệt, khả năng dự báo của mô hình trong nhóm kế toán dồn tích thấp liên quan trực tiếp nhất đến khả năng xác định các công ty tăng trƣởng nhanh. Khi kiểm tra tính dai dẳng của các thành phần thu nhập, các công ty có các khoản kế toán dồn tích làm gia tăng thu nhập trong năm hiện tại mà hệ số M – score cao (khả năng bóp méo thu nhập cao) thì sẽ có thu nhập giảm trong năm kế tiếp. ngƣợc lại, các công ty có các khoản kế toán dồn tích làm giảm thu nhập trong năm hiện tại mà hệ số M
– score cao (khả năng bóp méo thu nhập cao) thì sẽ có thu nhập tăng trong năm kế tiếp. Quan sát đối với các công ty có hệ số M – score thấp thì có kết quả ngƣợc lại. Cả hai kết quả này cho thấy M – score có ích trong việc dự báo thu nhập tƣơng lai. Điều này đồng nhất với khả năng của M – score : (1) dự đoán trƣớc sự đảo ngƣợc của các bóp méo tạm thời trong các khoản kế toán dồn tích đƣợc báo cáo ở năm hiện tại hoặc (2) chỉ báo sự xấu đi của các điều kiện kinh tế sẽ đƣợc biểu hiện trong các khoản kế toán dồn tích năm tiếp theo.
Bergstresser, Desai, Rauh (2006) cho rằng việc bóp méo thu nhập đƣợc báo cáo có thể là công cụ mạnh mẽ để các nhà quản lí gia tăng giá cổ phiếu của họ. Các nhà quản lí dƣờng nhƣ bóp méo thu nhập của công ty khi họ đƣa tài sản hƣu trí vào thị trƣờng vốn và thay đổi quyết định đầu tƣ để điều chỉnh, và tận dụng nó. Các nhà quản lí quyết liệt hơn với tỷ suất sinh lợi dài hạn đƣợc giả định khi giả định của họ có tác động lớn về thu nhập đƣợc báo cáo. Các nhà quản lí cũng gia tăng tỷ suất sinh lợi giả định khi họ chuẩn bị để có đƣợc các công ty khác và khi họ thực hiện lựa chọn cổ phiếu, tiếp tục khẳng định bản chất cơ hội của sự gia tăng này. Quyết định về tỷ suất sinh lợi giả định, đến lƣợt nó, ảnh hƣởng đến việc phân bổ tài sản trong kế hoạch lƣơng hƣu. Kết quả của các biến số công cụ cho thấy một sự gia tăng 0.25% trong tỷ suất sinh lợi giả định tƣơng ứng với 5% gia tăng trong phân bổ cổ phiếu. Tóm lại, những kết quả cho thấy việc bóp méo thu nhập mang tính cơ hội ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quyết định đầu tƣ của các nhà quản trị.