3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Cách tính toán tỷ suất sinh lợi điều chỉnh của chứng khoán (BHSAR):
Chúng tôi sử dụng công thức (
) để tính tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Tuy nhiên, vì dữ liệu giá chứng khoán thu thập trên http://cophieu68.com/ đã điều chỉnh giá theo lịch sự kiện nên nhóm tính (
) theo giá đóng cửa của các chứng khoán. Để tính toán tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo quy mô, chúng tôi tính lũy tỷ suất sinh lợi 12 tháng của tất cả các chứng khoán trong mẫu 2, bắt đầu từ tháng đầu tiên sau khi kết thúc năm tài chính 2007. Dựa vào giá trị vốn hóa thị trƣờng của các chứng khoán vào cuối tháng năm trƣớc, chúng tôi phân các chứng khoán vào 5 danh mục. Sau đó lấy tỷ suất sinh lợi tính lũy của từng chứng khoán riêng rẽ trừ cho tỷ suất sinh lợi của từng danh mục mà chứng khoán đó thuộc về ta sẽ thu đƣợc tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo quy mô của
từng chứng khoán. Lƣu ý, tỷ suất sinh lợi của danh mục chính là tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán trong danh mục theo tỷ trọng giá trị vốn hóa thị trƣờng. Một chứng khoán trong năm 2007 có thể thuộc danh mục này, nhƣng sang 2008 hoặc những năm sau đó, nó có thể ở ở một danh mục nào khác bất kỳ. ̅ ∑ ∑ ̅ Trong đó:
̅ là Tỷ suất sinh lợi của danh mục tham chiếu trong năm thứ t.
: Tỷ suất sinh lợi tích lũy 12 tháng của chứng khoán thứ I trong năm t.
: tỷ suất sinh lợi điều chỉnh theo quy mô của chứng khoán thứ i trong năm t.
: số chứng khoán trong danh mục tham chiếu.
: Giá trị vốn hóa cuối năm trƣớc của chứng khoán thứ i trong danh mục.
Hình dƣới đây trình bày tỷ suất sinh lợi theo năm của các danh mục tham chiếu đƣợc sắp xếp theo mức vốn hóa từ nhỏ đến lớn. Nhìn vào hình ta có một số nhận xét sau:
TTCK khá bất ổn qua các năm 2008 – 2012: TTCK sụt giảm rất mạnh mẽ trong năm 2008, ngay sau đó có một sự phục hồi mạnh trong năm 2009, rồi sụt giảm trong 2010 – 2011 trƣớc khi có dấu hiệu hồi phục trong năm 2012, tuy mức độ hồi phục không cao. Tính trung bình chung của toàn thị trƣờng, đầu tƣ vào 1 chứng khoán trong giai đoạn 2008 – 2012 sẽ đem lại tỷ suất sinh lợi âm.
Để cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn rõ ràng hơn, chúng tôi sẽ vắn tắt một vài nét chính của TTCK Việt Nam qua các năm.
Sau thời kỳ TTCK bùng nổ vào năm 2007, năm 2008 khép lại với sự sụt giảm mạnh.Năm 2008, lƣợng cung tiếp tục đƣợc bổ sung đáng kể thông quan việc Chính phủ đẩy mạnh cổ
phần hóa DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn và việc bán bớt CP Nhà nƣớc trong các DN đã cổ phần hóa, chƣa kể hàng loạt ngân hàng, công ty chứng khoáng, doanh nghiệp,… phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa “hàng”. Khởi động đầu năm tại mức điểm 921.07, VN-Index đã mất gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trƣờng giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008. Sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá cả xăng dầu và lƣơng thực, cũng nhƣ sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tƣ vào TTCK đã làm cho nguồn vốn đầu tƣ vào TTCK giảm mạnh. Mặc dù, các cơ quan điều hành có đƣa ra những chủ trƣơng và biện pháp hỗ trợ, tuy nhiên phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn và thị trƣờng tiếp tục suy giảm mạnh mẽ nửa sau năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hình 1: Tỷ suất sinh lợi các danh mục tham chiếu
Năm 2009, TTCK Việt Nam tăng trƣởng và phục hồi. Giai đoạn 1 từ tháng 1 – 2, TTCK tiếp tục đổ dốc theo xu hƣớng giảm dài hạn của năm 2008 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bƣớc sang tháng 3, chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện gói kích thích kinh tế, chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua
-1.50 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 2008 2009 2010 2011 2012
TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC DANH MỤC THAM CHIẾU
gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất 4%, cũng nhƣ chính sách giảm thuế đối với doanh nghiệp. Kinh tế có dấu hiệu phục hồi và chính thức thoát đáy từ quý II/2009 với tốc độ tăng trƣởng GDP là 3.9%. TTCK tháng 3-4 tăng nhẹ và chậm, sau đó tăng tốc mạnh từ tháng 5 xác lập 525 điểm vào giữa tháng 6 rồi giảm dần trong tháng 7. TTCK từ tháng 8 – 10 tiếp tục tăng trƣởng, giá lần 2 đẩy mạnh với những kỷ lục đƣợc thiết lập và khối lƣợng giao dịch trên 100 triệu đơn vị. Tuy chính sách kích thích phát huy đƣợc tác dụng nhƣng cũng đã tạo ra các tác động lớn trong nền kinh tế, tiềm ẩn một số nguy cơ lớn trong đầu tƣ, lạm phát, ngoại tệ, thị trƣờng vàng và tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nƣớc. Để đối phó điều này, NHNN bất ngờ nâng lãi suất cơ bản lên 7 – 8% trong năm 2009, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thƣơng mại đều tăng lên tới 10% đỉnh cao là 11%. Những yếu tố này cũng đã ảnh hƣởng lớn đến luồng tiền đầu tƣ vào TTCK và yếu tố tâm lý của nhà đầu tƣ đã làm cho chỉ số chứng khoán giảm tính từ đỉnh cao Việt Nam-Index đã mất 31% về điểm số. 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 250 500 750 1000 VNINDEX
Nhận xét thứ hai đƣợc rút ra từ đồ thị tỷ suất sinh lợi của các danh mục tham chiếu là đầu tƣ vào các công ty có quy mô lớn, nếu thị trƣờng sụt giảm sẽ lỗ ít hơn, còn nếu thị trƣờng tăng thì tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn so với đầu tƣ vào các công ty quy mô nhỏ. Trong hình này, đại diện cho các công ty nhỏ thuộc phân vị 1 (Low) và 2; đại diện cho các công ty lớn nằm ở phân vị 5 (High) và 4.
Đặc biệt, trong năm 2010, chỉ có đầu tƣ vào nhóm các công ty có mức vốn hóa cao nhất mới thu đƣợc tỷ suất sinh lợi dƣơng, còn lại sẽ thu đƣợc tỷ suất sinh lợi âm.