M–score và sự dai dẳng của các thành phần thu nhập:

Một phần của tài liệu Bóp méo thu nhập và tỷ suất sinh lợi kì vọng – nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 48 - 50)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4.M–score và sự dai dẳng của các thành phần thu nhập:

Rất nhiều nhà nghiên cứu và các nhà thực nghiệm đƣa ra ý kiến rằng biến kế toán dồn tích có thể dự báo tỷ suất sinh lợi bởi vì nó cung cấp thông tin về chất lƣợng thu nhập, cái mà các thành phần tham gia thị trƣờng thất bại trong việc sử dụng nó một cách đầy đủ. Chúng tôi sẽ kiểm định xem thành phần nào của M – score chỉ báo của chất lƣợng thu nhập của các công ty. Đặc biệt, liệu rằng M – score có thể giúp chúng ta dự báo thu nhập tƣơng lai của công ty không.

Chú ý rằng M – score có thể hữu ích trong việc dự báo thu nhập tƣơng lai là một trực quan. Nhiều tài liệu nghiên cứu trƣớc đây chỉ ra rằng các công ty M – score cao có tốc độ tăng trƣởng nhanh trong số những công ty có doanh thu cao. Hơn nữa, họ đối mặt với môi trƣờng hoạt động ngày càng thách thức hơn (ví dụ: sự sụt giảm biên lợi nhuận và chất lƣợng tài sản). Cuối cùng, những công ty này chấp nhận một hệ thống kế toán bất thƣờng trong hầu hết kỳ báo cáo hiện tại (khoản phải thu/doanh thu cao hơn, nhiều kế toán dồn tích tăng thu nhập hơn, chi phí khấu hao thấp hơn). Thu nhập tƣơng lai của một số công ty sẽ thấp hơn (ví dụ: thu nhập hiện tại sẽ không tồn tại lâu) nếu có một trong hai điều kiện sau xảy ra: (1) sự bóp méo kế toán kỳ hiện tại đƣợc hiệu chỉnh đúng lại hoặc (2) công ty không thể chống chịu đƣợc tình trạng nền kinh tế khó khăn khi chúng bát đầu xuất hiện trong các kết quả tài chính.

Chúng tôi tập trung vào khả năng M – score dự báo sự lâu bền của thu nhập công ty. Các nghiên cứu trƣớc đây đã chứng minh rằng thành phần dòng tiền của thu nhập tồn tại lâu bền hơn thành phần kế toán dồn tích (xem Sloan 1996; Richardson và các cộng sự 2005). Chúng tôi mở rộng phân tích này bằng việc tìm ra sự tồn tại khác nhau của các khoản kế toán dồn tích năm tới đối với các công ty có M – score cao và M – score thấp. Nếu các nguyên tắc pháp lý kế toán hữu ích trong việc phân tách các công ty với thu nhập chất lƣợng cao và thu nhập chất lƣợng thấp, chúng ta nên tìm thấy bằng chứng thực tế về sự khác nhau trong mức độ tồn tại lâu bền của các khoản kế toán dồn tích trong tƣơng lai, do đó sẽ dự đoán đƣợc mức độ thu nhập tƣơng lai bị ảnh hƣởng.

Để xem xét liệu M – score có chứa nhiều thông tin hữu ích, tác giả ƣớc lƣợng mối quan hệ giữa thu nhập tƣơng lai và các thành phần thu nhập hiện tại:

( )( ) ( )( )

Trong đó:

 EARN = Thu nhập hoạt động trƣớc khấu hao.

 CFO = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

 ACC = Các khoản dồn tích

 ACCPOS = Các khoản dồn tích vốn lƣu động, nhận giá trị của biến ACC khi ACC>0 và ngƣợc lại nhận giá trị 0.

 ACCNEG = Các khoản dồn tích vốn lƣu động, nhận giá trị của ACC khi ACC <0 và ngƣợc lại nhận giá trị 0.

 SPM = xếp hạng phân vị M – score, nhận giá trị từ 0 – 1 (M – score thấp nhất đến M – score cao nhất).

Tất cả thu nhập và các thành phần của thu nhập đƣợc chia cho giá trị tài sản trung bình năm t.

Một phần của tài liệu Bóp méo thu nhập và tỷ suất sinh lợi kì vọng – nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 48 - 50)