Mô hình phát hiện bóp méo thu nhập:

Một phần của tài liệu Bóp méo thu nhập và tỷ suất sinh lợi kì vọng – nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 38 - 41)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1.Mô hình phát hiện bóp méo thu nhập:

Beneish (1999a) thu thập dữ liệu từ các công ty bóp méo lợi nhuận (các công ty bị UBCK Mỹ buộc tội bóp méo thu nhập hoặc tự nhận do sức ép từ cộng đồng) và phát triển một mô hình thống kê để nhận dạng các công ty bóp méo và các công ty không. Mô hình xây dựng dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính và do đó hữu ích để đánh giá những công ty có khả năng gian lận tiềm ẩn. Trong bài nghiên cứu gốc, Beneish ƣớc lƣợng mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu từ năm 1982 – 1988, và kiểm tra thực nghiệm từ 1989 – 1992. Từ khi bài nghiên cứu gốc đƣợc phát hành, mô hình rất nổi tiếng, đặc biệt với việc tập đoàn Enron phá sản năm 2001. Mô hình cũng đƣợc đƣa vào các chƣơng trình giảng dạy về phân tích báo cáo tài chính (Fridson2002; Stickney, Brown, và Wahlen 2003).

Bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng một phiên bản mới hơn đƣợc điều chỉnh từ mô hình Beneish (1999) đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu “Earning Manipulation and Expected Return” (Beneish, M.C.Lee and Nichols, 2013) với các dữ liệu từ 2008 – 2012 của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam để nhận dạng các công ty bóp méo thu nhập và không. Đầu tiên, chúng tôi ƣớc lƣợng hệ số M – score theo phƣơng trình dƣới đây:

M–score = - 4.84 + 0.920(DSR) + 0.528(GMI) + 0.404(AQI) + 0.892(SGI) + 0.115(DEPI) - 0.172(SGAI) + 4.679(Accruals) - 0.327(LEVI)

Một công ty có khả năng bóp méo lợi nhuận đƣợc định nghĩa bởi Beneish là công ty mà (1) tăng trƣởng cực kì nhanh chóng, (2) chịu đựng nguyên tắc giảm giá trị (nhƣ bằng chứng là sụt giảm trong chất lƣợng tài sản, xói mòn biên lợi nhuận (eroding profit margins) và sự gia tăng đòn bẩy) và (3) chấp nhận thực hiện kế toán bất thƣờng (ví dụ khoản phải thu tăng trƣởng nhanh hơn doanh thu nhiều, chi phí trích trƣớc thổi phồng theo thu nhập (income – inflating) lớn, chi phí khấu hao giảm).

Đặc biệt hơn nữa, mô hình gồm có 8 tỷ số tài chính mà nắm giữ hoặc là sự bóp méo báo cáo tài chính mà kết quả từ việc bóp méo lợi nhuận (DSR, AQI, DEPI, Accruals) hoặc có khuynh hƣớng thiên về thực hiện việc bóp méo lợi nhuận do bởi các điều kiện nền kinh tế (GMI, SGI, SGAI, LEVI). Mỗi tỷ số đƣợc xây dựng mà con số cao hơn con số đúng của việc bóp méo.

Chỉ số ngày thu tiền bình quân (Days' sales in receivables index – DSR):

Một sự gia tăng ngày thu tiền bình quân trong năm có thể đƣợc giải thích là do công ty thay đổi chính sách tín dụng với những ngƣời mua hàng nhằm tăng tính cạnh tranh nhƣng việc gia tăng mất cân xứng tỷ số này giữa các năm sẽ gợi lên việc thổi phồng doanh thu. Chỉ số lợi nhuận biên (Gross margin index – GMI):

( ) ( )

Nếu chỉ số này lớn hơn 1 cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận biên của công ty đang giảm và đây là một dấu hiệu xấu đối với triển vọng của công ty. Do đó, nếu những công ty có viễn cảnh không tốt có nhiều khả năng xảy ra bóp méo thu nhập.

Chỉ số năng lực tài sản (Asset quality index – AQI):

( ) ( )

Năng lực tài sản là tỷ số giữa tài sản cố định trừ đất đai, máy móc, thiết bị (PP&E) và tổng tài sản, cho thấy phần trăm trong tổng tài sản mà có khả năng đem lại lợi ích kinh tế thấp hơn trong tƣơng lai. Chỉ số năng lực tài sản sẽ là chỉ số giữa năng lực tài sản của năm t so với năm t-1. AQI lớn hơn 1 tƣơng đƣơng với việc rủi ro thanh lý tài sản của

công ty gia tăng, dẫn đến việc gia tăng khuynh hƣớng vốn hóa và trì hoãn chi phí, làm bóp méo lợi nhuận.

Chỉ số tăng trƣởng doanh thu (Sales growth index – SGI) :

Về cơ bản, việc tăng trƣởng không ngụ ý việc bóp méo tài chính nhƣng các công ty tăng trƣởng đƣợc quan sát bởi các chuyên gia sẽ có nhiều khả năng có thực hiện gian lận hơn các công ty khác. Thứ nhất, do vị trí tài chính và nguồn vốn của các công ty này thƣờng khá cao nên tạo áp lực cho các nhà quản lý phải đạt đƣợc doanh số đề ra. Thứ hai, việc một công ty đang tăng trƣởng phải đối mặt với sự sụt giảm trong giá cổ phiếu khi công ty bắt đầu có dấu hiệu đi xuống là điều rất khó chấp nhận. Do đó, những công ty tăng trƣởng sẽ có nhiều động cơ hơn trong việc bóp méo thu nhập.

Chỉ số khấu hao (Depreciation index – DEPI): là tỷ số giữa tỷ lệ khấu hao năm t-1 và năm t, với tỷ lệ khấu hao đƣợc tính là [Mức khấu hao/(mức khấu hao + PP&E ròng)].

( ) ( )

DEPI lớn hơn 1 cho thấy có xem xét lại và làm gia tăng đời sống kinh tế của tài sản hoặc áp dụng một phƣơng pháp tính khấu hao mới để làm lợi nhuận tăng lên.

Chỉ số chi phí bán hàng, quản lý và hành chính (SGAI):

Nếu chỉ số này lớn hớn 1 tức là công ty đang có triển vọng kinh tế không tốt nên kỳ vọng rằng sẽ có một mối quan hệ dƣơng giữa biến này và khả năng xảy ra bóp méo.

Các khoản kế toán dồn tích có thể nắm bắt các lợi nhuận kế toán mà không bằng tiền mặt. Các khoản dồn tích càng nhiều thì khả năng xảy ra bóp méo lợi nhuận càng cao.

Chỉ số đòn bẩy tài chính (Leverage index – LEVI):

Sau khi tính toán hệ số M – score, chúng tôi sẽ so sánh với giá trị ngƣỡng (cut – off) là . Đây là giá trị tối thiếu hóa chi phí phân loại sai lầm loại I và sai lầm loại II. Trong đó:

Sai lầm loại I: Phân loại một công ty là không có bóp méo thu nhập khi công ty đó có bóp méo.

Sai lầm loại II: Ngƣợc lại, phân loại một công ty là có bóp méo thu nhập khi công ty đó không bóp méo.

Nếu M – score tính toán ra , chúng tôi đánh dấu công ty đó có bóp méo thu nhập, ngƣợc lại đánh dấu không có bóp méo thu nhập.

Một phần của tài liệu Bóp méo thu nhập và tỷ suất sinh lợi kì vọng – nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 38 - 41)