Sự khác biệt giữa khả năng dự báo thu nhập của M–score và các nhân tố

Một phần của tài liệu Bóp méo thu nhập và tỷ suất sinh lợi kì vọng – nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 46 - 48)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Sự khác biệt giữa khả năng dự báo thu nhập của M–score và các nhân tố

tố khác:

Theo nghiên cứu của Beneish (2013) và các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây, nhóm sử dụng 4 nhân tố có tƣơng quan với tỷ suất sinh lợi theo sau đó: (1) Accruals – Kế toán dồn tích (sự khác nhau giữa thu nhập và dòng tiền hoạt động), (2) Price momentum – Quán tính giá (theo Jegadeesh và Titman (1993) tỷ suất sinh lợi 3/12 tháng trƣớc sẽ đƣợc tiếp tục duy trì trong năm tiếp theo); (3) Quy mô công ty đƣợc đại diện bởi giá trị vốn hóa của vốn cổ phần – MVE; (4) Tỷ số giá trị số sách trên giá trị thị trƣờng (BTM).

Lƣu ý rằng, giả định không có rào cản cho các chiến lƣợc đồng thời mua – bán 1 danh mục ở phân vị cao nhất và phân vị thấp nhất theo các chỉ tiêu phân loại khác nhau.

Để kiểm tra tỷ suất sinh lợi đối với chiến lƣợc đầu tƣ dựa trên M – score có đƣợc gộp chung với các biến độc lập tiềm năng khác (trong dự báo) của tỷ suất sinh lợi trong tƣơng lai hay không, chúng tôi ƣớc tính hồi quy chéo của tỷ suất sinh lợi một năm sau đó, mua

và nắm giữ, đƣợc điều chỉnh theo quy mô dựa trên xếp hạng theo thập phân vị đƣợc thu nhỏ (scaled decile ranks) của các biến độc lập khác:

Để đánh giá sâu hơn về khả năng của M – score chỉ báo tỷ suất sinh lợi trong các mẫu phụ các chứng khoán, chúng tôi phân các công ty vào mỗi phân vị dựa theo MVE, BTM, Momentum, và Accruals. Đối với mỗi chỉ tiêu phân vị, chúng tôi chia ra 5 phân vị theo giá trị từ thấp nhất đến cao nhất, và cũng phân ra mẫu phụ các công ty đƣợc đánh dấu bóp méo thu nhập và các không ty đƣợc đánh dấu bóp méo thu nhập. Đặc biệt, chúng tôi cũng xem xét các chiến lƣợc đồng thời, mua các công ty trong phân vị cao nhất và bán các công ty trong phân vị thấp nhất hoặc ngƣợc lại.

Thêm nữa, chúng tôi cũng ƣớc lƣợng tỷ suất sinh lợi vƣợt quá hàng tháng dựa trên các nhân tố Fama – French (1993) và nhân tố momentum của Carhart (1997):

Trong đó:

 ExRet = tỷ suất sinh lợi hàng tháng của danh mục đầu tƣ theo tỷ trọng giá trị của M- score trong phần vƣợt trội của tỷ suất sinh lợi T-bill 1 tháng .

 MKT = tỷ suất sinh lợi của chỉ số thị trƣờng theo tỷ trọng giá trị trong phần vƣợt trội của T-bill theo tháng.

 SMB = chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi dựa trên danh mục phân vị đƣợc lọc theo quy mô cổ phiếu (phân vị nhỏ trừ phân vị lớn)

 HML = chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi dựa trên danh mục phân vị đƣợc lọc theo giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng (phân vị cao trừ phân vị thấp)

Một phần của tài liệu Bóp méo thu nhập và tỷ suất sinh lợi kì vọng – nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)