Đúng như Mác đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lí tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề đang tồn tại”.Và Ăngghen lưu ý thêm rằng: “Để tránh rơi vào không tưởng, chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ mảnh đất hiện thực”. Đó chính là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, do giai cấp công nhân lãnh đạo, với tư cách là lực lượng vật chất tiền phong của cách mạng xã hội, là “trái tim của thế giới”, là phong trào “có tính chủ động lịch sử vĩ đại”.
Trang 1PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CÔNG NHÂN QUỐC TẾ HIỆN NAY
I MỞ ĐẦU
Đúng như Mác đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Đối với chúng
ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lí tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề đang tồn tại”
Và Ăng-ghen lưu ý thêm rằng: “Để tránh rơi vào không tưởng, chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ mảnh đất hiện thực” Đó chính là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, do giai cấp công nhân lãnh đạo, với tư cách là lực lượng vật chất tiền phong của cách mạng xã hội, là “trái tim của thế giới”, là phong trào “có tính chủ động lịch sử vĩ đại”
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ra đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân hiện đại, một sản phẩm tất yếu của lịch
sử, khởi đi từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và sự xác lập vững chắc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Từ đó đến nay, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tiến trình lịch sử nhân loại, đặc biệt là kể khi chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời và đóng vai trò làm hệ tư tưởng (vũ khí lý luận) của phong trào
Nhìn lại lịch sử, dưới chế độ tư bản, gia cấp công nhân không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động, đi làm thuê cho nhà tư bản để kiếm sống, trở thành giai cấp vô sản Họ được hợp thành bởi đủ các tầng lớp trong xã hội đã bị bần cùng hóa dưới sự bành trướng của nền đại công nghiệp, của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang bản chất bóc lột giá trị thặng dư Toàn bộ cuộc sống của họ phụ thuộc vào khả năng quản lý công ăn việc làm và phân phối sản phẩm của nhà tư bản Họ
là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải xã hội, nhưng lại trở nên xa lạ với sản phẩm do
Trang 2mình làm ra, phải chịu cuộc sống nghèo khổ và bấp bênh Vì thế, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản diễn ran gay từ khi mới ra đời, từ thấp lên cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ tự phát lên tự giác Đó cũng chính là quy luật hình thành và phát triển của phong trào công nhân và cộng sản quốc tế
Với tư cách là một phong trào, một quá trình lịch sử, nó sẽ không tránh khỏi quy luật thăng trầm trên con đường phát triển của mình Nó đã từng đạt tới cao trào
và làm nên một cuộc cách mạng xã hội vĩ đại trong thế kỷ XX, dẫn đến sự ra đời của hệ thống các nước đi lên xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới Tuy nhiên, đến khoảng ¾ thế kỷ sau, kể từ 1991 trở đi, trước sự tan rã của nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, nó đã đi vào thoái trào, tạo nên một cuộc khủng hoảng và tác động sâu sắc toàn diện đến phong trào
Kể từ 1991 đến nay, cùng với những biến động chung của lịch sử nhân loại, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã có hình thức tồn tại và phát triển mới Đây chính là phạm vi nội dung bước đầu tìm hiểu của bài tiểu luận này
II NỘI DUNG:
2.1 Bối cảnh tác động đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay:
2.1.1 Tính hai mặt của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa (globalization) là một khái niệm mới xuất hiện vào những năm
70 của thế kỷ XX, nhằm nói đến quá trình không ngừng gia tăng các mối quan hệ, hợp tác, liên kết xuyên quốc gia, khu vực và quốc tế Điều này đã được Mác diễn đạt trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” viết năm 1848 và một số tác phẩm khác thông qua các thuật ngữ như "sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc", "tính chất thế giới", "thị trường thế giới", "tự do mậu dịch"…
Trang 3Cũng như các quá trình lịch sử khác, toàn cầu hóa mang tính hai mặt rõ nét Mặt tích cực, nó tạo cơ hội tiến tới một “thế giới phẳng”, công bằng và nhân bản hơn, xóa mờ đi các đường biên giới ngăn cách giữa người với người, cả về vật chất lẫn tinh thần Ngược lại, về mặt tiêu cực (mặt trái), nó có thể dẫn đến “toàn cầu hóa
tư bản chủ nghĩa”, sự bất bình đẳng càng bị khoét sâu hơn nữa, hoặc bị lợi dụng và thao túng bởi thế lực của “kẻ mạnh” và chủ nghĩa bá quyền, v.v
Tất cả đều tác động sâu sắc đến đời sống mọi mặt của nhân loại, trong đó có phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt là trong việc tập hợp lực lượng đứng lên đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa (vốn do chủ nghĩa tư bản thao túng)
2.1.2 Sự lan truyền bão táp của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đương đại:
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đương đại đã phát triển như vũ bão kể
từ giữa thế kỷ XX đến nay, mang tính tích hợp rất cao và thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ hải dương học, công nghệ
vũ trụ, công nghệ siêu vi mô (nanotechnology)…
Nó đang từng năm từng tháng từng ngày làm thay đổi đời sống con người, làm biến đổi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm thay đổi phương thức sống và phương thức tư duy Trong đó, có sự chuyển biến to lớn bên trong cơ cấu giai cấp công nhân, với những người lao động trình độ cao ngày càng gia tăng nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời làm thay đổi tận gốc rễ nền kinh tế - xã hội, chuyển từ “văn minh công nghiệp” lên “văn minh hậu công nghiệp” hay “văn minh trí tuệ”, hình thành nên một đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản và có trình độ học vấn cao (“công nhân cổ cồn”, “công nhân cổ trắng”…) Nghĩa là, nó đã làm biến đổi cả về lượng lẫn về chất trong đội ngũ giai cấp công nhân nói riêng và
Trang 4người lao động nói chung, ảnh hưởng không nhỏ tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
2.1.3 Sự phát triển của kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức (knowledge economy) là nền kinh tế lấy tri thức và sáng tạo kỹ thuật mới làm cơ sở, lấy toàn cầu làm thị trường Tri thức trở thành một bộ phận quan trọng và quyết định trong thành phần của tư liệu sản xuất Cùng với quá trình toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ đương đại, kinh tế tri thức đang đóng vai trò quyết định trong việc tạo dựng diện mạo mới của nền văn minh nhân loại kể từ cuối thế kỷ XX trở đi, với việc làm thay đổi chiều hướng và mô hình tăng trưởng kinh tế, làm biến dạng quan hệ sở hữu, thay đổi giá trị và chuẩn mực xã hội, thay đổi đường lối và chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới
Trong nền kinh tế tri thức, những người lao động có trình độ cao chiếm áp đảo tổng lao động toàn xã hội Họ tập trung trong các ngành dịch vụ và công nghệ cao thay cho các ngành nghề truyền thống Họ cũng đi “làm thuê” nhưng đã khác về chất so với những người “làm thuê” trước đây, vì họ dùng tri thức là chủ yếu chứ không phải dùng cơ bắp là chủ yếu Sản phẩm do họ làm ra được kết tinh bởi tri thức tổng hợp cao hơn nhiều lần so với nguyên vật liệu và sức lực cơ bắp cộng lại
Họ là những “công nhân trí thức” (cổ cồn, cổ trắng), có thu nhập cao Nghành nghề
và lĩnh vực hoạt động, cùng vị trí và vai trò của họ trong xã hội cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, không chỉ được các tầng lớp giai cấp khác mà ngay cả giai cấp tư sản thống trị cũng phải tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của họ, quan tâm hợp tác và chia sẻ lợi ích với họ…
Chính vì thế, giai cấp công nhân truyền thống ở những nước phát triển cao ngày càng giảm mạnh về số lượng, trong khi nội dung và hình thức đấu tranh của
“công nhân trí thức” lại mềm dẻo và linh hoạt hơn, thậm chí một bộ phận đi đến thỏa hiệp và đồng lợi ích với giới chủ
2.1.4 Sự điều chỉnh, cải cách của chủ nghĩa tư bản toàn cầu:
Trang 5Trước sự tàn phá và khủng hoảng kinh niên của nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, trong quá trình vận động lịch sử của mình, về mặt chủ quan, chủ nghĩa tư bản tất yếu có sự điều chỉnh để tồn tại và phát triển Đặc biệt, về mặt khách quan, đứng trước sự tồn tại song song mang tính chất phản chiếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – nghệ đương đại diễn ra mạnh mẽ, buộc chủ nghĩa tư bản phải có những điều chỉnh thích hợp, nhằm hạn chế sự đổ vỡ và cáo chung theo quy luật xã hội mà
nó không thể tránh khỏi sớm hay muộn
Trong quá trình điều chỉnh đó, nó đã củng cố được tính hợp lý mới của tồn tại, đồng thời tìm thấy và bắt tay với “đồng minh” của mình là những người thỏa hiệp mang tư tưởng đòi dân chủ và tiến bộ xã hội (vốn có nguồn gốc từ phong trào cộng sản và công nhân) ở ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản
2.1.5 Trào lưu xã hội dân chủ:
Trào lưu này được Látxan (nhà tư tưởng Đức) khởi xướng lý luận và xây dựng thành một phong trào hiện thực khởi đi từ nước Đức vào nửa cuối thế kỷ XIX, với chủ trương tập hợp giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thông qua con đường nghị trường, đòi dân chủ và bầu cử phổ thông đầu phiếu Nó đã từng lập
ra “Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa” năm 1923
Ngày nay, trào lưu dân chủ xã hội đã phát triển qua các giai đoạn lịch sử và hiện thực hóa khát vọng của mình bằng việc thành lập hàng loạt các đảng dân chủ
xã hội ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, nhằm tham chính và lãnh đạo xã hội đi theo “con đường thứ ba” mà họ vạch ra
Mặc dù đứng trên quan điểm đấu tranh cải lương và thỏa hiệp, nhưng nó cũng
có những ưu điểm nhất định Trong bối cảnh chung của thời đại, trào lưu này đang
có sức thuyết phục, hiệu quả và là một hướng đi ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển, ít
Trang 6nhiều làm phân tán lực lượng cũng như sự chệch hướng và suy giảm mục tiêu đấu tranh của một bộ phận công nhân và người lao động
2.1.6 Cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực:
Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời từ kết quả thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga, dựng lên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới vào năm 1917 Khoảng giữa thế kỷ XX, mô hình này đã được xác lập ở nhiều nước và trở thành một hệ thống thế giới, trở thành một cực cân bằng tạm thời với chủ nghĩa
tư bản cho đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX; biến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành nhân tố quyết định tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại, nhất là trong việc diệt họa phát xít, bảo vệ hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập…
Nhưng đến cuối tập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, mô hình chủ nghĩa
xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện, dẫn đến sự sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng đồng thời bị khủng hoảng và thoái trào trên hầu hết các phương diện, cách mạng thế giới bị tấn công từ nhiều phía Nó không những làm tổn thất to lớn về cơ sở vật chất mà cả về cơ sở tinh thần, gây tâm lý hoang mang và khủng hoảng niềm tin, ảnh hưởng đến chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động của phong trào
2.2 Thực trạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay:
Trước những tác động to lớn của toàn cầu hóa, cách mạng khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức, sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, trào lưu xã hội dân chủ và cuộc khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực như đã nêu trên, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kể từ 1991 trở lại đây đang có dấu hiệu phục hồi, tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, phong phú về nội dung và
đa dạng về hình thức thể hiện Tuy vẫn có những đặc điểm chung, nhưng về cơ
Trang 7bản, đang có sự khác biệt lớn giữa phong trào ở các nước tư bản phát triển, các nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại sau khủng hoảng
2.2.1 Một số đặc điểm chung:
Thứ nhất: Về cơ bản, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay đều
dựa trên nền tảng tư tưởng chung là chủ nghĩa Mác – Lênin Đó tuyệt nhiên “không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra”, mà là “một phong trào hiện thực”;
“những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề đang tồn tại”
Thứ hai: Phong trào đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới của thời
đại, đó là từ sự biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, kết cấu kinh tế - xã hội (trong đó có kết cấu giai cấp), thay đổi phương thức sống và phương thức tư duy… trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức, sự điều chỉnh và thích nghi của chủ nghĩa tư bản, sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực
và sự thỏa hiệp của một bộ phận đi theo “con đường thứ ba”
Về cơ hội, thời đại đang tạo ra những tiền đề mới và đưa nhân loại dịch chuyển gần hơn về phía chủ nghĩa xã hội Về thách thức, thời đại cũng tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong đội ngũ công nhân và những người lao động), dẫn đến sự phân tán lực lượng, lợi ích và có sự chênh lệch ngày càng lớn về trình độ, điều kiện sống ngay bên trong giai cấp công nhân (ở mỗi nước và giữa các nước với nhau) Những cơ hội và thách thức đó đòi hỏi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay phải có sự phối hợp trên quy mô toàn cầu để tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận tương xứng
Thứ ba: Phong trào đã có những bước phát triển mới về lý luận và linh hoạt,
sáng tạo trong hoạt động thực tiễn Trước hết, đó là quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn và làm sáng tỏ hơn các vấn đề của thời đại, về quy luật phát triển của xã hội loài người, cũng như quy luật vận động và phát triển của bản thân phong trào Đồng thời, có sự tìm tòi và hiện thực hóa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Trang 8các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, bước đầu đạt được nhiều thành tựu quan trọng Bên cạnh đó, đã tìm ra những hình thức tập hợp lực lượng mới, với những phương thức tổ chức và hoạt động mới trên cơ sở tận dụng cả những thành tựu lẫn hạn chế của quá trình toàn cầu hóa (đặc biệt là phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa)
và cách mạng khoa học – công nghệ đương đại (đặc biệt là mạng thông tin toàn cầu)
Thứ tư: Phong trào đang tự đổi mới để phục hồi và phát triển Trước hết là sự
đổi mới trong tổ chức và hoạt động theo hướng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh mới Tiếp theo, quan hệ các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới (lực lượng lãnh đạo, hạt nhân của phong trào) từng bước được khôi phục và củng cố; không ngừng quan tâm mở rộng hợp tác, tăng cường phối hợp hành động và tập hợp lực lượng trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Các quan hệ được thiết lập trên nhiều cấp độ (song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu) và nhiều hình thức (hợp tác, trao đổi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn…) Trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất trong quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và công nhân hiện nay là độc lập, tự chủ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đoàn kết hợp tác vì lợi ích chung
2.2.2 Phong trào cộng sản và công nhân ở khu vực Liên Xô (cũ) và Đông Âu:
Khu vực này vốn là cái nôi và từng là thành trì vững chắc của phong trào, nhưng tiếc thay, đồng thời cũng là nơi phát sinh khủng hoảng, sụp đổ và chịu tổn thất nặng nề nhất kể từ cuối thập niên 80 - đầu 90 của thế kỷ XX
Ngày nay, các Đảng Cộng sản và công nhân đã từng bước hồi phục, đổi mới hoạt động, củng cố cơ sở xã hội… Tại các cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng địa phương, nhiều đảng giành thắng lợi lớn, trở thành lực lượng đối lập mạnh như Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Đảng Cộng sản Séc và Mô-ra-va, một số đảng ở
Trang 9vùng Trung Á, thậm chí có đảng liên tiếp giành được quyền đứng ra thành lập chính phủ như Đảng Cộng sản Môn-đô-va…
Cũng cần thấy rằng, bên cạnh những bước củng cố và phát triển nhất định, các Đảng Cộng sản và công nhân ở khu vực Liên Xô (cũ) và Đông Âu vẫn còn đứng trước không ít khó khăn, hạn chế, chưa thoát ra khỏi khủng hoảng Đường lối, cương lĩnh của nhiều đảng còn chậm đổi mới, chưa chuyển kịp so với yêu cầu của thời đại Cơ sở xã hội của một số đảng bị thu hẹp mạnh Tổ chức cơ sở đảng chỉ có
ở địa bàn cư trú, trong khi tại các khu vực sản xuất lại chưa được thành lập Vấn đề đoàn kết, hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các đảng còn nhiều bất cập, thậm chí tình trạng bất đồng, tranh giành ảnh hưởng đã làm giảm sức mạnh chung của các lực lượng cộng sản và cánh tả
2.2.3 Ở các nước đi lên xã hội chủ nghĩa còn lại:
Các nước đi lên chủ nghĩa xã hội còn lại sau khủng hoảng gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên và Lào Ở những nước này, Đảng cộng sản và công nhân đóng vai trò cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đảng cộng sản và công nhân cầm quyền có cơ sở xã hội vững chắc, đội ngũ đảng viên không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng, vị trí và vai trò của Đảng trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc (dân số đứng đầu thế giới, diện tích lớn thứ 3 thế giới, quy mô nền kinh tế năm 2010 dự kiến đứng thứ 2 thế giới - chỉ sau Mỹ) và Việt Nam, sự vươn lên vững chắc của Cu Ba, Triều Tiên
và Lào
Thành tựu cải cách và đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua đã chứng tỏ sức sống và khả năng tự đổi mới để đi lên chủ nghĩa xã hội là rất mãnh liệt, với sự tìm tòi khai phá những “đặc trưng cơ bản về xã hội xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, con đường đi lên “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”… Tại Hội thảo quốc tế "Phát triển và sáng tạo: Chủ nghĩa xã hội thế giới đầu thế kỷ XXI"
Trang 10được tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc, 10/2004), học giả nhiều nước đánh giá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường mà các nước xã hội chủ nghĩa đang tiến hành đã làm cho các Đảng Cộng sản - công nhân và cả thế giới phải chú ý Tỷ trọng các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay trong nền chính trị và kinh tế quốc tế đã vượt xa thời kỳ Liên Xô đầu thế kỷ XX
Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn rằng, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang trở thành chỗ dựa và thành trì mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, có sự đóng góp to lớn và mang tính quyết định cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
2.2.4 Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước đang phát triển:
Tại khu vực các nước đang phát triển ở Á, Phi và Mỹ La-tinh, phong trào cộng sản và công nhân tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng của CNXH, song tuyệt đại đa số các Đảng Cộng sản vẫn kiên cường đứng trụ, cố gắng tìm kiếm hình thức hoạt động thích hợp
Đặc biệt, nhiều đảng cộng sản và công nhân ở các nước đang phát triển hoặc là trở thành những đảng đối lập lớn hoặc là trở thành những đảng cầm quyền, hoạt động tích cực, có cơ sở xã hội và ảnh hưởng mạnh, ở các nước như: Mông Cổ, Ấn
Độ, Nê-pan, Xi-ry, Nam Phi, En Xan-va-đo, Guy-a-na, Bô-li-vi-a, U-ru-goay, Pa-ra-guay, Chi-lê, Đô-mi-ni-ca, Vê-nê-duê-la, Ê-cu-a-đo, Pê-ru, Bra-xin, Ác-hen-ti-na…
Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, làn sóng cánh tả đang dâng lên mạnh
mẽ ở khu vực Mỹ Latinh, với chủ trương xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”
2.2.5 Phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển:
Tại các nước tư bản phát triển, nơi trung tâm và chịu tác động mạnh nhất của quá trình toàn cầu hóa, cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức, đã có những biến đổi to lớn về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, dẫn đến biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp - xã hội Bộ phận công nhân có trình độ học vấn, tri thức,