1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở việt nam hiện nay

29 2,8K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 206 KB

Nội dung

Cở sở lý luận quan trọng nhất đối với quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc là những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng; đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế, “vô sản các nước, đoàn kết lại”, “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”, vv..Như vậy, vấn đề đoàn kết giai cấp, dân tộc đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập từ rất sớm. Thời kỳ Mác, do điều kiện lịch sử, ông chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề đoàn kết dân tộc, song những tư tưởng về đoàn kết giai cấp đã được nói đến, đặc biệt là vấn đề liên minh công nông. Theo Mác, chỉ khi nào thực hiện được liên minh công nông thì giai cấp vô sản mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Nếu không thực hiện được sự liên minh đó thì giai cấp vô sản chỉ có những bài “đơn ca ai điếu” mà thôi. Chính vì vậy, kết thúc cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác đã viết “Vô sản các nước, đoàn kết lại” và sau này Người còn nhấn mạnh đến vấn đề liên minh công nông, coi đó là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trang 1

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU

Vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cáchmạng xã hội chủ nghĩa, giải quyết vấn đề này gắn liền với cuộc đấu tranh giaicấp và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Đối với Việt Nam, đại đoàn kết còn là truyền thống quý báu của dântộc ta, được hun đúc qua hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước Ngay từ khimới thành lập, Đảng ta – đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng chủnghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để giải quyết vấn đềgiai cấp và dân tộc một cách chủ động, sáng tạo, tài tình, nhất quán trongchiến lược đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc

Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc

và đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình cách mạng đó là: “Bình đẳng, đoànkết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnhphúc” [1] Trong tất cả các kỳ đại hội, Đảng ta đều khẳng định rõ: Vấn đề dântộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa; sức mạnh của cáchmạng là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; tôntrọng, giúp đỡ đồng bào các dân tộc và tạo mọi điều kiện để đồng bào các dântộc phát triển

Hiện nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần đại đoàn kết tiếp tục được pháthuy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới Tuy nhiên, cũng cầnnhận thức được rằng: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trìnhthực hiện chủ trương, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc cũng còn nhữngyếu kém, khuyết điểm…Do đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng vào đó để

Trang 2

chống phá nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây không ít khó khăn, trởngại cho sự nghiệp cách mạng nước ta

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết tốt vấn đề dân tộc nhằm phát huy đượcsức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vào công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nó là vấn đề quyết định đến

sự sống còn của cách mạng Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu môn “Quy luật cách mạng xã hội chủnghĩa” bản thân tôi nhận thấy vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huysức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc có một vị trí đặc biệt quan trọng Nókhông những có giá trị về mặt lý luận mà cả về thực tiễn đối với cách mạng

nước ta hiện nay Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung viết thu hoạch.

Trang 3

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết giai cấp, dân tộc

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Cở sở lý luận quan trọng nhất đối với quan điểm về đại đoàn kết toàndân tộc là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sựnghiệp của quần chúng; nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sảnlãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công - nông là cơ sở đểxây dựng lực lượng to lớn của cách mạng; đoàn kết dân tộc phải gắn với đoànkết quốc tế, “vô sản các nước, đoàn kết lại”, “vô sản tất cả các nước và cácdân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”, vv

Như vậy, vấn đề đoàn kết giai cấp, dân tộc đã được các nhà kinh điểncủa chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập từ rất sớm Thời kỳ Mác, do điều kiện lịch

sử, ông chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề đoàn kết dân tộc, song những tưtưởng về đoàn kết giai cấp đã được nói đến, đặc biệt là vấn đề liên minh côngnông Theo Mác, chỉ khi nào thực hiện được liên minh công nông thì giai cấp

vô sản mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình Nếu không thực hiệnđược sự liên minh đó thì giai cấp vô sản chỉ có những bài “đơn ca ai điếu” màthôi Chính vì vậy, kết thúc cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác đã

viết “Vô sản các nước, đoàn kết lại” và sau này Người còn nhấn mạnh đến

vấn đề liên minh công nông, coi đó là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hộichủ nghĩa

Trang 4

Đến thời kỳ Lênin, điều kiện lịch sử đã có những thay đổi lớn Người

đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết giai cấp và đoànkết dân tộc Lênin khẳng định: cách mạng không phải chỉ là sự nghiệp củagiai cấp công nhân mà đó là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân laođộng Vì thế, để cách mạng đi đến thắng lợi, cần phải thực hiện được sự đoànkết giữa giai cấp công nhân với các giai tầng khác trong xã hội cũng như thựchiện tốt sự đoàn kết giữa các dân tộc Lênin đã tiếp tục phát triển khẩu hiệu

của Mác “Vô sản các nước, đoàn kết lại” thành khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”.

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiềuyếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủnghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhânloại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sángtạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giaiđoạn cách mạng

Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcđược thể hiện trên những vấn đề sau:

*Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược,

nó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt quá trình cách mạng ViệtNam, đó là chiến lược tập hợp lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hìnhthành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù dântộc, giai cấp

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điềuchỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác

Trang 5

nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còncủa cách mạng Hồ Chí Minh đã nêu ra những luận điểm có tính chân lý: Đoànkết làm ra sức mạnh ; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”[2].“Đoàn kết làsức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”[3], “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt củathành công”[4] Đoàn kết là điểm mẹ “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ racon cháu đều tốt ”[5].“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thànhcông, đại thành công”[6]

*Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo cách mạng duy nhấtđối với cách mạng Việt Nam Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Laođộng Việt Nam ngày 03 - 03 - 1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bốtrước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm 8chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”[7] Nói chuyện với cán bộ tuyênhuấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Người chỉ rõ: Trước cáchmạng tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm saocho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết; hai là làmcách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờmục đích tuyên truyền huấn luyện là: “Một là đoàn kết Hai là xây dựng chủnghĩa xã hội Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”[8]

Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụhàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cảdân tộc

*Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được mọingười dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Người đã nhiều lần nêu rõ:

“Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta phải còn

Trang 6

đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổquốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[9] Ta ở đây vừa là Đảng, vừa

là mọi người dân của tổ quốc Việt Nam Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người

đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khốiđoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam

Sở dĩ Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm đại đoàn kết dân tộc mộtcách rộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở nhân dân, tin rằng trong mỗingười, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong Tấmlòng yêu nước ấy có khi bị bụi bậm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tricon người thì lòng yêu nước lại bộc lộ Vì vậy, mẫu số chung để quy tụ mọingười vào khối đại đoàn kết dân tộc chính là nền độc lập thống nhất của tổquốc, là cuộc sống tự do và hạnh phúc của nhân dân cần phải xây dựng từhôm nay cho đến mai sau

Về điều này Người đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoànkết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân vàcác tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nócũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cònphải đoàn kết các nhân dân khác”[10] Người còn phân tích sâu hơn đâu lànhững lực lượng nòng cốt tạo nên cái nền tảng ấy, hay cũng có thể nói đâu lànền tảng của cái nền tảng ấy; “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc

là công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất”[11] Về sau Ngườinêu thêm: lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khốiđại đoàn kết toàn dân Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đạiđoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thểlàm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc

*Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, thông qua

tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất

Trang 7

Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở

những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thànhkhẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân ta Nó phải biến thành sức mạnh vật chất

có tổ chức Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc và bao trùm nhất là Mặttrận dân tộc thống nhất - nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợpmọi con dân nước Việt, không phải chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cảnhững người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nàonếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về tổ quốc Việt Nam

Tuỳ theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Mặt trận dân tộcthống nhất có thể có những tên gọi khác nhau; Hội phản đế đồng minh (1930),Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận Nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việtminh (1941), Mặt trận Liên việt (1946), Mặt trận Giải phóng Miền Nam(1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955), (1976), nhưng thực chất chỉ làmột, đó là tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp,dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong nước vànước ngoài, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của tổ quốc và

tự do, hạnh phúc của nhân dân Mặt trận phải có cương lĩnh, điều lệ phù hợpvới yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng

*Đảng cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, lại vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.

Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không phải chỉ là sảnphẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân,

mà còn với cả phong trào yêu nước Việt Nam Vì vậy, Đảng vừa là Đảng củagiai cấp công nhân, lại vừa là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc

Là tổ chức chính trị to lớn nhất, là bộ tham mưu của giai cấp công nhân

và của cả dân tộc, Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng

Trang 8

thời cũng là thành viên của mặt trận Quyền lãnh đạo Mặt trận không phảiĐảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân thừa nhận

*Đại đoàn kết dân tộc phải gắn với đại đoàn kết quốc tế

Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tếtrong sáng của giai cấp công nhân, đây cũng là tư tưỏng lớn của Hồ ChíMinh

Trong những năm chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam, Người đã nêu rõ “phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổchức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấpmọi nơi”[12] Từ đó về sau, tư tưởng của Người về đoàn kết với phong tràocách mạng thế giới càng làm được rõ hơn và đầy đủ hơn Trong kháng chiếnchống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho

ba tầng Mặt trận: Một là, Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Hai là, Mặt trận đoànkết Việt - Miên - Lào; Ba là, Mặt trận Nhân dân thế giới đoàn kết với ViệtNam chống đế quốc xâm lược Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ nhất vàthắng lợi to lớn nhất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

1.2 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam

Trước hết là tinh thần yêu nước gắn liền với ý nghĩa cộng đồng, ý thức

cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàngnghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thànhmột truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng tình cảm, tâm hồn của mỗicon người Việt Nam Tinh thần ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cảmột dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước đượctrường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững

Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa, đoàn kết đã trởthành một tình cảm tự nhiên: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong

Trang 9

một nước phải thương nhau cùng”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằngkhác giống những chung một giàn”; hoặc “Một cây làm chẳng nên non Bacây chụm lại nên hòn núi cao” ; vv

Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thànhquan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia và cũng trở thành sợidây liên kết các dân tộc, các giai tầng trong xã hội Việt Nam

Truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn học dângian, mà còn được những anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch sử khác nhau nhưTrần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đúc kết nâng lên thànhphép đánh giặc, giữ nước, “tập hợp bốn phương manh lệ”, “trên dưới đồnglòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoanthư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng làdân”…Truyền thống ấy được tiếp nối trong tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộccủa các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược vàcác thế lực phong kiến tiếp tay cho ngoại bang, mà tiêu biểu nhất là cụ PhanBội Châu và cụ Phan Chu Trinh ở một phần tư đầu thế kỷ XX

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nướcgắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc ViệtNam đã hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững

Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗicon người Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vậnmệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc Chúng là cơ

sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nướccủa mỗi con người Việt Nam; đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự pháttriển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữnước, làm nên truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc Dù lúc thăng, lúctrầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc

Trang 10

Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàngnghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổquốc của ông cha ta Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồngcủa dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành quan điểm

về đại đoàn kết dân tộc

1.3 Từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới

Trong quá trình đấu tranh giải phóng đất nước, đại đoàn kết toàn dântộc đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu, đủ sức để đánh bại kẻ thùxâm lược với những chiến thắng đi vào lịch sử như chiến thắng Điện BiênPhủ, Đại thắng mùa xuân 1975… thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Tuy nhiên, giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn.Sau khi giành được độc lập, con đường phát triển của cách mạng Việt Nam làquá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phátđiểm rất thấp Hơn nữa, các thế lực thù địch không từ bỏ bất cứ một thủ đoạnnào để chống phá sự nghiệp cách mạng, đe dọa đến nền độc lập của nước ta.Công cuộc xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội diễn

ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế quốc tế…đã đặt ra những yêu cầu,nhiệm vụ mới cho cách mạng Việt Nam Điều đó đòi hỏi phải phát huy cao độnội lực, tranh thủ ngoại lực, đặc biệt là phải phát huy sức mạnh của khối đạiđoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Có như vậy,cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi

1.4 Từ yêu cầu của việc đấu tranh chống âm mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch

Hiện nay, các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ đã, đang và sẽtìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta Một trong những nội dungchống phá trọng điểm là hướng vào vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc

Trang 11

Việt Nam với 54 dân tộc anh em, trải qua hàng nghìn năm dựng nước

và giữ nước luôn sát cánh bên nhau đề chống thiên tai địch họa Dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đoàn kết đó càng được củng cố, tăngcường trong điều kiện mới Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, chínhsách cụ thể nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc Tuy nhiên,

ở một khía cạnh nhất định, chúng ta cũng nhận thấy rằng, có lúc, có thời điểmviệc thực hiện vấn đề này còn tồn tại những sai lầm, khuyết điểm…Lợi dụngnhững thiếu sót, khuyết điểm đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địchđẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, tuyên truyền, kích độnggây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất trật tự an toàn xã hội ởmột số địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu

số Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho cuộc đấu tranh ngăn chặn âm mưuchia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch Hơn lúc nào hết,vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc càn phải được quan tâm giải quyết đúngđắn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể

1.5 Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của cách mạng Việt Nam và thế giới

Trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đạinhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tưtưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoanthư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” Năm 1858,thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và áp bứccủa chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã Nhưng cũngchính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoànkết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết Nó kết thành một làn sóng vô cùng

to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xuhướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất

Trang 12

bại Những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nướctiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giaiđọan này để lại những bài học kinh nghiệm cho Đảng ta trong quá trình giảiquyết vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc

Phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dânPháp xâm lược nước ta Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế,cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân chống thuế đầu thế

kỷ XX đều bị thất bại Thực tiễn hào hùng, bi tráng của dân tộc đã chứng tỏrằng, bước vào thời đại mới chỉ có tinh thần yêu nước thì không thể đánh bạiđược các thế lực xâm lược Vận mệnh đất nước đòi hỏi phải có một lực lượnglãnh đạo cách mạng mới, đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợpvới quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại mới, đủ sứcquy tụ được cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân xây dựngđược khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền vững thì mới giành được thắng lợi

Cách mạng tháng Mười Nga cùng với Lênin, người lãnh đạo thắng lợicuộc cách mạng đó đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho phongtrào cách mạng thế giới; đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp lực lượngquần chúng công - nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng,đánh tan sự can thiệp của 14 nước đế quốc để xây dựng chế độ xã hội chủnghĩa, mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại

II PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết toàn dân tộc

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ X về vấn đềdân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc là sự phát triển mới về lý luận chủ nghĩa

Trang 13

xã hội khoa học vừa thể hiện tính nhất quán trong đường lối của Đảng, đồngthời là vấn đề thời sự chính trị mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay.Nội dung của những quan điểm đó được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau:

Một là: Đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối

chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu,

có ý nghĩa quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộngsản Việt Nam đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sựlãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; lànguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảođảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13]

Hai là: Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhằm để đạt được mục

tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh

Mục tiêu của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã được nêu trongvăn kiện tại Đại hội Đảng lần thứ X đó là: Lấy mục tiêu độc lập dân tộc,thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, cáctầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Ba là: Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính

trị mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản

Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình bằng việc thông qua Đường lối,chính sách, tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân Nhà nước khôngngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý, tạo điều kiện để nhân dânlàm những việc mà pháp luật không cấm Thực hiện đồng bộ các chính sách

Trang 14

và pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ và giữ vững kỷ cươngtrong xã hội Tổ chức, động viên và phát động trong nhân dân tích cực thamgia phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi liền vớiphát triển văn hoá - xã hội Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội phảichăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo công bằng xãhội Tôn trọng phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêubiểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo

Đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài của sự nghiệpcách mạng nước ta Đây là nhiệm vụ phải giải quyết trong suốt cả quá trìnhcách mạng xã hội chủ nghĩa Trước hết cần tập trung giải quyết và thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội sau:

Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.

Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu,vùng xa, vùng biên giới; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùngkinh tế mới Củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị ở

cơ sở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Làm tốt công tác dân vận, chống kỳthị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc

Đại đoàn kết là sự nghiệp cách mạng to lớn, là vấn đề chiến lược lâu dài, làtrách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân của tất cả các cấp, các ngành nhằm để tạo rasức mạnh đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc cách mạng của đất nước tronggiai đoạn hiện nay cũng như của cả quá trình cách mạng Việt Nam Trong Vănkiện của Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dântộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta Các dân tộctrong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau

Ngày đăng: 30/10/2014, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, Nxb, CTQG, H. 2002, tr. 392 Khác
3.Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, Nxb, CTQG, H. 2002, tr. 392 Khác
4. Sđd, t.11, tr. 22-154.5. Sđd, t.8, tr.392 Khác
9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, Nxb, CTQG, H. 2002, tr. 438 Khác
10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, Nxb, CTQG, H. 2002, tr. 438 11. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập. 10, Nxb, CTQG, H. 2000, tr. 18 Khác
12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.2, Nxb, CTQG, H. 2000, tr. 267-268 Khác
13. ĐCSVN, Văn kiện ĐHX, Nxb CTQG, H..2006, tr.116 Khác
14. ĐCSVN, Văn kiện ĐHX, Nxb CTQG, H..2006, tr.121 Khác
15. ĐCSVN, Văn kiện ĐHX, Nxb CTQG, H..2006, tr.122 Khác
16. ĐCSVN, Văn kiện ĐHX, Nxb CTQG, H..2006, tr.121 Khác
17. ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Bân chấp hành Trung ương (khóa VII), Hà Nội, 1992, tr.19 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w