Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác cán bộ, hoàn thiện cơ chế chính sách trong thực hiện

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 26)

tác tổ chức, công tác cán bộ, hoàn thiện cơ chế chính sách trong thực hiện đoàn kết dân tộc.

Cần nhận thức sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, làm rõ những đặc trưng mới trong quá trình xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết hiện nay, để tránh dập khuôn giáo điều trong chỉ đạo thực tiễn. Cần đổi mới đồng bộ các giải pháp chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội để phát triển đoàn kết dân tộc lên một tầm cao mới, chiều sâu mới mà trước hết là đổi mới công tác tư tưởng văn hoá.

Cần phát động sâu rộng, kiên trì và bền bỉ công cuộc khôi phục những giá trị đích thực của truyền thống đạo lý Việt Nam. Đồng thời với việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần phát triển sáng tạo, cần hết sức coi trọng chủ nghĩa yêu nước, giáo dục đạo lý, lễ nghĩa. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường tuyên truyền nội dung pháp luật, giáo dục xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm cơ chế quản lý bằng pháp luật. Kỷ cương phép nước bao giờ cũng là rường cột để cố

kết, điều tiết các quan hệ xã hội và trở thành điều kiện quan trọng để xây dựng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Cùng với đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cần tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, công tác tổ chức. Bởi vì, cán bộ là người chuyển tải đường lối, chủ truơng, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với quần chúng; là người trực tiếp liên hệ giáo dục, tổ chức, hướng dẫn quần chúng, do vậy, có thể nói độ bền vững và sức sống của khối đại đoàn kết toàn dân phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng đội ngũ cán bộ.

Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội là cơ sở quan trọng để tăng cường đoàn kết roàn dân. Bởi vì, đoàn kết dân tộc có liên quan trực tiếp đến chính sách giai cấp, chính sách xã hội. Sai lầm trong chính sách giai cấp, chính sách xã hội có thể dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. làm rạn vỡ khối đoàn kết toàn dân, do đó, cần hết sức tỉnh táo, thận trọng khi hoạch định các chính sách này. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khoá VII) đac hỉ rõ: “cùng với quá trình đổi mới kinh tế, cơ cấu giai cấp xã hội có những biến động mới cần được tiến hành điều tra nghiên cứu phân tích một cách khoa học để từ đó có chính sách phù hợp”[17].

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 26)