1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt độngtiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TB

39 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 354,5 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH MỤC LỤC SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH LỜI NÓI ĐẦU Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh có tính quan trọng, do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường. Việc các doanh nghiệp phải năng động mềm dẻo trong việc điều chỉnh kịp thời phương hướng kinh doanh, chất lượng, mẫu mã sản phẩm làm ra, tổ chức hiệu quả công việc bán hàng cũng như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là công việc quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp sau gần 10 năm đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước. Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiên bằng các hình thức khác nhau. Hiện nay các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một chương trình tiêu thụ sản phầm sao cho phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình, song với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay thì việc đẩy mạnh của công ty nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất. Kết hợp những kiến thức đã được học cùng với thực tế của Công ty trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TBF”. Chuyên đề sẽ đề cập tới những vấn đề về tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần thực phẩm TBF trong thời gian qua và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại công ty. Xuất phát từ nội dung đó, chuyên đề được chia thành 3 phần : Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế của bản thân nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để đề án này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm TBF 1.1. Lịch sử ra đời của công ty - Về quy mô : Công ty có trụ sở chính đặt tại Số nhà 11, ngõ 74 đường Trường Chinh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, với diện tích khoảng 440m 2 . Ngoài ra công ty còn có Chi nhánh tại Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Ngọc Hồi, Như Quỳnh…. - Về mặt pháp lý : - Công ty được thành lập theo giấy phép số : 2168 / QĐ-UB , ngày 01 tháng 08 năm 2005 do UBND Thành phố Hà Nội cấp. - Giấy đăng ký kinh doanh số 0104839167 ngày 04 tháng 08 năm 2005 do Sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp. - Điện thoại số : 0436369403 - Mã số thuế : 0800295257 - Tên giao dịch Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF - Tên giao dịch Tiếng Anh : TBF FOOD JOINT STOCK COMPANY 1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty Công ty cổ phần gồm các cổ đông cùng đóng góp vốn kinh doanh. Trong những năm đầu thành lập do vốn chưa có nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ quản lý còn yếu kém nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời buổi cơ chế thị trường ngày càng gay gắt, công ty mới thành lập với khoảng thời gian chưa lâu nhưng đã không ngừng phát triển và tự vươn lên về mọi mặt như trình độ cán bộ, công nhân viên, trang thiết bị của công ty…Nguồn vốn tích lũy cũng như cơ sở vật chất ngày càng dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang thiết bị trong công ty không ngừng đào tạo có tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cao. Đóng góp nghĩa vụ cho nhà nước tăng dần theo hàng năm, cho đến năm 2008 báo cáo tổng kết cho thấy vốn lưu động của công ty đã tăng lên đến con số gần 3,8 tỷ đồng. SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH 1.3. Các chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.3.1. Chức năng hiện tại của công ty Chức năng chính của công ty là chế biến, bảo quản các loại mặt hàng tươi sống như thịt, thủy sản, rau quả… và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty kinh doanh một số ngành, cụ thể là: Bảng 1: Một số ngành kinh doanh của công ty ST T Tên nghành 1 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 2 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản 3 Chế biến và bảo quản rau quả 4 Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ 5 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản 6 Nhận và chăm sóc cây giống nông nghiệp 7 Chăn nuôi gia cầm 8 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch 9 Sản xuất hoá chất cơ bản 10 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá 11 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống 12 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh 1.3.2. Nhiệm vụ của công ty - Chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như đường lối chủ trương của Đảng nói chung và của ngành nói riêng. - Chấp hành các chế độ và chính sách của Tổng công ty. - Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư , công nghệ kỹ thuật mới để phục vụ cho công tác quản trị và sản xuất kinh doanh. - Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như: Nộp thuế các loại và các khoản phải nộp khác, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Trải qua nhiều năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay, công ty đã có những bước phát triển lớn về mọi mặt, việc chế biến gần như bị bỏ qua, công ty SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH tập trung vào việc bán hàng và kinh doanh là chính. Công ty luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn vốn và đạt được nhiều thành tích cao. 2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty theo sơ đồ sau : Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Tổ chức bộ máy của Công ty : Tổng giám đốc trực tiếp làm việc với giám đốc về các kế hoạch cũng như các chính sách của Công ty. Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Công ty, các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và gián tiếp quản lý các bộ phận của Công ty. - Tổng giám đốc : Đây là người có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Các phương án kinh doanh lớn của Công ty đều phải được sự chấp nhận của Tổng giám đốc. SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 Tổng Giám đốc Phòng lao động tiền lương Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Bộ phận phân phối Bộ phận bán hàng Bộ phận sản xuất 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH - Giám đốc Công ty : Giám đốc Công ty là người điều hành chính và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Tổng giám đốc và với Nhà nước. Là người có quyền quyết định trong việc đề ra chính sách, phương thức kinh doanh, phương thức quản lý và sử dụng các nguồn vốn…,có quyền ra quyết định trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan trong Công ty. Các phòng ban trực thuộc của Công ty cũng như trưởng các bộ phận có nhiệm vụ cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình, hoạt động kinh doanh của mình. Tạo điều kiện cho giám đốc phân tích tình hình và kịp thời ra quyết định chỉ đạo kinh doanh. Cụ thể : - Phòng Hành chính - Tổ chức : Có chức năng tổ chức cán bộ, nhân sự điều động công nhân viên, sắp xếp lại lao động, quản lý các chế độ về tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra, còn hỗ trợ phục vụ như cung cấp giấy, bút, văn phòng phẩm, các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của văn phòng. - Phòng Kế toán - Tài vụ : Có chức năng thu thập, phân loại, xử lý tài chính, tổng hợp các số liệu của quá trình kinh doanh, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó tính toán, xác định kết quả lãi lỗ, thực hiện phân tích rồi đưa ra giải pháp tối ưu đem lại hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp, giúp giám đốc giám sát, quản lý mọi hoạt động tài chính kinh doanh của các cửa hàng, xác định kết quả kinh doanh của công ty. - Phòng kinh doanh : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác các nguồn hàng mới, trực tiếp kí hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên đảm bảo về chất lượng cũng như về giá cả cho khách hàng. SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng có mục đích chung là tăng cường công tác quản lý, phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty nhằm mang lại hiệu quả cao và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của Nhà nước, các nội quy quy chế của công ty đề ra. Đối với nhân viên kế toán phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước ban hành phải làm đúng theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh sự hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ Công ty. Đối với nhân viên bảo vệ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản, kho tàng, hàng hóa và mọi cơ sở vật chất mình được phân công. Trong lúc làm việc tuyệt đối không được uống rượu, cờ bạc, đưa khách quen của mình vào nơi làm việc. 2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động Đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 550 người trong đó 69% là nam, 27 người có trình độ đại học, 33 người có trình độ cao đẳng, trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ như kinh tế, tài chính, marketing, thương mại…Còn lại là các lao động phổ thông. Trong đó đặc biệt phòng kinh doanh có 8 người thì đa số có trình độ đại học và 1 người trình độ sau đại học, có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, khách hàng, tạo đà cho công ty trong việc phát triển mạng lưới phân phối. 2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất – kỹ thuật Công ty TBF là thành viên của một tập đoàn lớn, với quy mô sản xuất và kinh doanh lớn, tạo nên chuỗi giá trị trong một chuỗi sản phẩm. Bao gồm các công ty thành viên chuyên về các mảng: Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, sản xuất vac-xin thú y, thu mua nông sản, sản xuất các loại thực phẩm, sản phẩm từ thịt…Với các nhà máy như: Nhà máy thức ăn gia súc Ngọc Hồi, nhà máy thức ăn gia súc RTD (Hà Nam), nhà máy thức ăn gia súc Hưng Yên, công ty thực phẩm Thái Bình (hiện đang là nhà máy sản xuất SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH thực phẩm và các sản phẩm từ thịt cho TBF), khu trang trại cung cấp gà giống ở Tam Đảo, nhà máy sản xuất vac-xin Như Quỳnh… - Cơ sở vật chất của công ty được trang bị đầy đủ: Máy tính, máy in, máy fax…Mỗi phòng ban được trang bị đầy đủ cơ sở vật chát tạo điều kiện hoàn thành tốt công việc cho nhân viên. - Trang thiết bị: Toàn bộ công ty được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay và một số thiết bị bảo hộ khác. 2.4. Đặc điểm về tình hình tài chính của doanh nghiệp Tính đến ngày 1/1/2008 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 12.550.000.000 đồng. Trong đó : Vốn cố định : 726.000.000 đồng. Vốn lưu động : 11.824.000.000 đồng. Bảng 2: Tình hình tài sản của công ty năm 2007 Đơn vị: Đồng STT CÁC CHỈ TIÊU SỐ LIỆU GHI CHÚ 1. Tổng số vốn kinh doanh: - Vốn cố định - Vốn lưu động 12.550.000.000 726.000.000 11.824.000.000 2. Tổng số vốn vay ngân hàng và vay khác 5.000.000.000 3. Vốn tự có 7.550.000.000 4. Tổng quỹ lương thực hiện 2007 500.270.000 5. Tổng doanh thu thực hiện 2007 1.817.351.000.000 6. Lãi thực hiện 2007 1.600.000.000 (Nguồn: Theo báo cáo tổng hợp tình hình tài sản của công ty đến 1/1/2008) 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH 3.1. Kết quả về sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định uy tín của công ty đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công ty không chỉ chú ý đến cải tiến tính năng, bao bì của sản phẩm mà công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Để đưa ra một quyết định có sản xuất một sản phẩm nào đó hay không, công ty thử nghiệm sản phẩm qua rất nhiều công đoạn: từ sản xuất mẫu thử nghiệm, cảm quan, tổ chức test đối với người tiêu dùng…Khi sản phẩm đạt yêu cầu được sự chấp nhận của người sử dụng mới quyết định sản xuất hàng loạt. Không chỉ dừng lại ở đó, khi tung sản phẩm ra thị trường, tiến hành thu thập lại các ý kiến phản hồi của khách hàng thông qua hệ thống nhân viên thị trường của công ty, để có những điều chỉnh hợp lý, đáp ứng mọi mong muốn của người tiêu dùng. Điều này càng tạo nên sự gắn bó khăng khít hơn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy công ty phát triển. Công ty sản xuất chủ yếu là mặt hàng bột canh, muối sạch, xúc xích tươi, xúc xích tiệt trùng… 3.1.1. Bột canh - Khái niệm: Bột canh được hiểu là loại gia vị để tẩm ướp, chấm các loại thực phẩm trước khi nấu, trong khi ăn, để tăng cường vị cho các loại canh mà không cần dùng đến các phụ gia khác, giúp người ăn tăng cảm giác ngon miệng. - Các thành phần chính trong sản phẩm bột canh: + Nguyên liệu chính: Muối nghiền sấy + Phụ gia, gia vị: Đường, mì chính, hành, bột tỏi, chất điều vị, Kali iot date, hạt tiêu, bột ớt. Ngoài ra tùy từng công ty tùy từng sản phẩm, các công ty có thể bổ xung các vi chất khác phù hợp với nhu cầu thị trường như iot, chất sơ, vitamin… Các thành phần trên khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra loại gia vị tổng hợp, thơm ngon hấp dẫn. Khi kết hợp với nhau, bột canh sẽ tạo thành ba màu chính: Trắng hồng, trắng ngà, trắng xám, có vị mặn ngọt đặc trưng của sản phẩm, trạng thái khô rời. Ngoài ra có thể tạo ra màu đỏ khi lượng ớt nhiều. Trong ba màu trên, màu được ưa thích là màu trắng ngà. SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH Một thành phần được người tiêu dùng rất quan tâm là thành phần mì chính trong bột canh. Hàm lượng mì chính cho phép là 10 – 15% khối lượng chất khô. Thông thường, người ta dùng hai loại mì chính để cho vào là mì chính cánh to hoặc mì chính cánh nhỏ. Loại mì chính cánh nhỏ được ưa thích hơn do tạo ra vị ngọt thanh hơn, trộn đều hơn với các thành phần khác. Một lý do khác là mì chính cánh nhỏ thường đắt tiền hơn. Nhiều công ty để giảm giá thành đã thay bằng các loại bột ngọt tổng hợp khác. 3.1.2. Muối sạch - Khái niệm: Giống như bột canh muối là một loại gia vị được dùng để tẩm ướp, chấm các loại thực phẩm khi chế biến, trong khi sử dụng. Ngoài ra, ở các nước phát triển muối còn nhiều công dụng khác như chữa bệnh, làm đẹp… Tuy nhiên tùy từng khu vực địa lý, tùy từng công nghệ chưng cất sẽ tạo ra chất lượng muối khác nhau. Ở Việt Nam các tỉnh miền bắc kéo dài đến hết Thanh Hóa sẽ tạo ra muối ngọt, từ Nghệ An trở vào trong sẽ tạo ra nguồn muối mặn. Muối sạch là muối không có lẫn tạp chất, đất, cát… Các thành phần hóa học ( sắt, ôxi, canxi, thạch tín…) ở mức cho phép. Loại muối này dùng rất phổ biến trong y học, cho nhu cầu chế biến công nghiệp thực phẩm đóng gói hay nhu cầu ăn uống hàng ngày - Điều kiện của sản phẩm muối thượng hạng: Hàm lượng muối ( Nacl ) là 98%, độ ẩm dưới 5%, hàm lượng các ion: ion Ca 2+ nhỏ hơn 0.15%, ion Mg 2+ nhỏ hơn 0.1%, ion SO 4 nhỏ hơn 0.3% - Màu sắc: Trắng, trắng trong, trắng ánh xám, trắng ánh hồng. Trong đó, màu sắc được ưa thích nhất là màu trắng, trắng trong. - Mùi vị: Không mùi, dung dịch muối 5% có độ mặn cần thiết, không có vị lạ. - Hình dạng bên ngoài: Khô ráo, sạch sẽ 3.1.3. Xúc xích - Khái niệm: Xúc xích là món ăn trộn thịt bằm nhỏ, mỡ, muối và các loại gia vị khác nhau, đôi khi thêm vào đó các thành phần của bộ đồ lòng, huyết, da rồi dồn SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10 9 [...]... một khoản tiền thuế khá lớn góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp SV: Đặng Thị Hà 14 Lớp: QTKD_K10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.1 Sản phẩm – hàng hóa của công ty Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chịu ảnh hưởng của rất nhiều... sản phẩm từ công ty đến khách hàng thông qua các trung gian.Với hệ thống phân phối như sơ đồ trên trong 3 năm đầu hoạt động, công ty đã tiêu thụ được một lượng sản phẩm tương đối lớn Bảng 7: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong các năm tại công ty ĐVT: Tr Sản phẩm Năm Số lượng sản 2005 5309 2006 9264 2007 16056 phẩm tiêu thụ Qua số lượng trên ta thấy lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đáng kể Lượng tiêu thụ. .. tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hiện nay công ty chỉ chiếm 0,65% thị phần cả nước, với mạng lưới tiêu thụ của Công ty tại khu vực Hà Nội và Nam Hà Nội chiếm 67,46% sản phẩm của Công ty Đây là một yếu tố cần xem xét để xây dựng chương trình truyền thông cổ động, trong đó đăc biệt chú trọng đến công tác tiêu thụ trực tiếp nhằm tạo dựng thương hiệu tăng cường doanh số bán Chính những yếu tố trên cho nên Công. .. hàng - Cải thiện và nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty SV: Đặng Thị Hà 27 Lớp: QTKD_K10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH - Cần xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu đối với những sản phẩm thực phẩm tươi sống trong nước 1.2 Định hướng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Hoạt động tiêu thụ của công ty trong những năm tới sẽ được đẩy mạnh ở các khu vực Nam Hà Nội,... ngay đến sản phẩm của công ty Bên cạnh đó công ty nên đưa ra các chính sách bán hàng mẫu để trưng bày cho các cửa hàng bán lẻ 4 Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 4.1 Những kết quả đạt được Trong 5 năm qua, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua các mặt sau: - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng... trị tiêu thụ Quản trị tiêu thụ là tổng hợp các hoạt động xây dựng kế hoạch, các chính sách và giải pháp tiêu thụ và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách và giải pháp ấy nhằm đảm bảo luôn luôn tiêu thụ hết các sản phẩm với lợi ích lớn nhất cho cả doanh nghiệp và khách hàng Quản trị tiêu thụ làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm không phải là hoạt động thụ động, chờ bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm rồi... đối thủ cạnh tranh trước các giải pháp về giá cả, quảng cáo, xúc tiến bán hàng của công ty Tất cả đều có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động tiêu thụ của công ty 2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2005 – 2009 2.1 Kết quả tiêu thụ phân theo nhóm sản phẩm Bảng 4: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo nhóm sản phẩm năm 2005 - 2007 ĐVT: Tr đồng Doanh thu STT Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007... HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF 1 Định hướng phát triển của công ty 1.1 Định hướng phát triển chung Để phát triển ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam, cần phải xây dựng chiến lược thị trường, mở rộng thị trường, trước tiên là thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời phải mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm để khai... đó, chính sản phẩm của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty Sản phẩm – hàng hóa là nhân tố tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp Do đó, sản phẩm chính là yếu tố quan trọng quyết định uy tín của công ty đối với người tiêu dùng Chính vì vậy mà công ty không chỉ chú ý đến cải tiến tính năng, bao bì của sản phẩm mà công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm Để đưa ra một quyết định... g SV: Đặng Thị Hà 17 Lớp: QTKD_K10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH Qua bảng trên ta thấy, trong thời gian đầu doanh thu của công ty không cao đó là do công ty mới bắt đầu công việc kinh doanh nên sản phẩm của công ty còn mới lạ hơn so với các sản phẩm của các công ty khác trong ngành, đến năm 2006, sản phẩm tiêu thụ của của công ty đã tăng lên một cách đáng k đó là thời điểm thị trường đang

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w