Định hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt độngtiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TB (Trang 28 - 30)

1.1. Định hướng phát triển chung

Để phát triển ngành sản xuất thực phẩm Việt Nam, cần phải xây dựng chiến lược thị trường, mở rộng thị trường, trước tiên là thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời phải mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm để khai thác phát huy tối đa năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu vừa là động lực phát triển sản xuất trong nước, tạo uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế, xây dựng nền tảng vững chắc để hội nhập khu vực và thế giới.

Đây là mục tiêu mà toàn ngành thực phẩm của chúng ta phải nỗ lực, hợp tác chặt chẽ với nhau thành sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Công ty không những cải tiến sản phẩm mà còn đa dạng hoá kinh doanh: Ngoài thực phẩm là mặt hàng chủ lực, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tránh rủi ro khi mặt hàng thực phẩm biến động không có lợi.

Định hướng kế hoạch phát triển ngành thực phẩm của công ty như sau: - Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các dịch vụ đi kèm.

- Khảo sát và mở rộng thị trường thực phẩm, duy trì khách hàng hiện tại, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tập trung khai thác thị trường mới: Đông Âu, Trung Quốc, ... và các khách hàng mới.

- Vận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi của doanh nghiệp, cố gắng khắc phục khó khăn để ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin và uy tín của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

- Cần xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu đối với những sản phẩm thực phẩm tươi sống trong nước.

1.2. Định hướng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty

Hoạt động tiêu thụ của công ty trong những năm tới sẽ được đẩy mạnh ở các khu vực Nam Hà Nội, Đông Bắc, Tây Bắc, miền Nam và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Từ nay đến năm 2015 – 2020, công ty sẽ phát triển sản phẩm, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như:

- Các loại sản phẩm xúc xích hun khói: TBF sẽ đưa đưa ra một loạt các sản phẩm xúc xích hun khói chất lượng cao như: Klobasa, Salami…

- Các loại xúc xích tiệt trùng: TBF sẽ đưa ra các mặt hàng xúc xích tiệt trùng heo,bò, gà, trứng…và dự kiến sẽ có thêm mặt hàng xúc xích tiệt trùng hương hoa quả, thực vật như: Ngô, nấm, dâu tây… Định hướng phát triển sản phẩm thực phẩm ra nước ngoài: để làm được điều này công ty phải cải tiến chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với tiêu chuẩn hàng xuất khẩu, tiến hành thay đổi mẫu mã, thành phần của sản phẩm…để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường đó.

1.3. Kế hoạch kinh doanh năm 2015 - 2020

Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty đã có những phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 2015 – 2020, công ty sẽ mở rộng thị trường hoạt động ra các khu vực khác và ra thị trường thế giới để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế công ty còn đa dạng hóa kinh doanh ở các mặt hàng khác, tham gia các hoạt động tài chính…

Căn cứ vào dự báo nhu cầu về thực phẩm, định hướng kế hoạch phát triển ngành thực phẩm đến năm 2015 như sau:

- Cần điều chỉnh lại năng lực sản xuất sản phẩm ở các vùng cho phù hợp về sản lượng sản phẩm.

- Tiếp tục đầu tư và đổi mới trang thiết bị, công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Cần xây dựng chính sách hổ trợ xuất khẩu đối với những sản phẩm thực phẩm cũng như hàng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt độngtiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TB (Trang 28 - 30)