Bệnh học Môi trường
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PGS–TS Võ Hưng ThS Nguyễn Thò Kim Loan ThS Phạm Thò Bích Ngân BỆNH HỌC MÔI TRƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH – 2006 3 4 LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình phát triển và hội nhập, để phát triển bền vững, mỗi quốc gia đều có chiến lược và kế hoạch phát triển riêng nhưng không nằm ngoài khuôn khổ hoạch đònh chung của toàn thế giới. Phát triển bền vững không chỉ là phát triển, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu bền, mà còn là bảo vệ môi trường và đòi hỏi các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bởi vì con người cũng là một nguồn tài nguyên. Ô nhiễm môi trường đã dẫn đến hệ lụy của nó là bệnh tật, giảm sút sức khoẻ và sự giảm sút khả năng lao động của nhân loại. Giáo trình Bệnh học Môi trường được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho học viên hệ Cao học chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường những khái niệm cơ bản và các mối liên quan chặt chẽ giữa môi trường và bệnh tật, từ đó giúp học viên có được những kiến thức cơ bản có thể đònh hướng trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường, nâng cao sức khoẻ người lao động và sức khoẻ cộng đồng. Ngoài ra, giáo trình có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên ngành Khoa học Môi trường – Bảo hộ lao động, cũng như các ngành Xã hội học, Tâm lý, Giáo dục học. Chúng tôi đã cố gắng biên tập những kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo tính Khoa học, tính giáo khoa, tính logic và tính Việt Nam của một giáo trình. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc biên soạn cho phù hợp với lónh vực môi trường và sức khoẻ, song giáo trình này không tránh khỏi những thiếu sót về nhiều mặt. Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và bổ sung của bạn đọc để có thể sửa chữa cho giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Tập thể tác giả. 5 6 MỞ ĐẦU Trong chiến lược “Ổn đònh và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” (Đại hội 8) và văn kiện đại hội 8 đều ghi rõ “Đất nước ta đang ở thời kỳ phát triển mới. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghóa xã hội (CNXH), trong đó con người ở vò trí trung tâm, vì mục tiêu và động lực chung của sự phát triển là vì con người, do con người”. Mọi chương trình dự án của Nhà nước, mọi hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đều nhằm vào đích cuối cùng là cuộc sống ngày càng tốt đẹp của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, bởi vì chính con người làm nên tất cả, con người làm thay đổi xã hội, phát triển xã hội. Do đó chính con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội, kinh tế. Con người là một thực thể sinh học tồn tại trong tổng thể các mối quan hệ hài hòa với nhau. Về bản chất con người được cấu tạo từ những đơn vò nhỏ nhất là các tế bào sống. Các tổ chức cơ quan, bộ máy cơ thể đảm nhiệm những chức năng nhất đònh cho sự sống của con người. Từ khi sinh ra, tăng trưởng, phát triển và già đi con người luôn tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội, chòu tác động từ nhiều phía, trong mối quan hệ chằng chòt của nhiều yếu tố có tác động lẫn nhau. Môi trường xã hội là môi trường giữa con người với con người, với tư cách là: – Cá thể khi đại diện cho loài người – cá thể của một loài. – Cá nhân khi là thành viên của xã hội – cá nhân trong một cộng đồng. – Nhân cách khi đóng vai trò chủ thể của hoạt động xã hội Các mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng theo huyết thống, sắc tộc, tôn giáo, xu hướng, các vấn đề truyền thống, bản sắc dân tộc, đạo đức, lối sống… đều là những nhân tố xã hội luôn tác động phức tạp đến con người. Với bản chất di truyền nhất đònh con người tồn tại và phát triển với tư cách cá nhân hay cộng đồng trong mối liên quan chặt chẽ với môi trường, tác động qua lại với môi trường bằng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khác nhau. Mức độ ảnh hưởng đó đến con người ngày nay, khác hẳn với sinh vật, phụ thuộc vào thái độ cư xử của con người đối với môi trường. Nghiên cứu các quy luật tác động giữa môi trường và con người phải được đặt trong mô hình thống nhất không tách rời giữa tinh thần và thể xác, không tách rời giữa nhân cách và sinh thể. Đó là công việc của nhiều lónh vực khoa học khác nhau, do nhiều ngành khoa học riêng rẽ tiến hành nhưng tất cả đều hướng về một mục tiêu thống nhất với điều cốt lõi là lấy con người làm trung tâm. Bảo vệ môi trường cũng chính là vì con người và do đó cũng không phải là trách nhiệm của riêng ai. Giáo trình này chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp chủ yếu là tác động của môi trường (chủ yếu là môi trường tự nhiên) đến cộng đồng người nhằm hướng tới những giải pháp tổng thể hạn chế ảnh hưởng xấu, bảo vệ sức khỏe trước mắt và lâu dài cho cộng đồng để lao động có hiệu quả vì mục tiêu phồn vinh của toàn thể cộng đồng. Đây chưa phải là một giáo trình Bệnh học thuần túy vì đối tượng của bệnh học là bệnh nhân và mục tiêu của bệnh học là điều trò bệnh, đưa trả sức khỏe lại cho người bệnh. Đối tượng của giáo 7 8 trình này là con người bình thường trong môi trường với những tác động từ nhiều phía gây nhiều hiệu quả khác nhau, cái tích cực và tiêu cực đan xen nhau, cái xấu lẫn với cái tốt. Mục tiêu của Giáo trình là trang bò cho học viên những hiểu biết căn bản về mối quan hệ của các nhân tố môi trường với bản thân con người trong nhân cách đích thực của họ trước cộng đồng, có quan hệ mật thiết với cộng đồng nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng trước mắt và lâu dài. Đó cũng là mục tiêu không riêng một giáo trình này. Tuy nhiên cái khác là ở nội dung và phương pháp nghiên cứu. Giáo trình không đi sâu vào những biện pháp kỹ thuật công nghệ mà chỉ nêu lên những nguyên lý tổng quát dựa trên những phương pháp nghiên cứu cộng đồng mà một trong những phương pháp được ứng dụng rộng rãi là Dòch tễ học, nhằm thu thập những thông tin cơ bản về sức khỏe, tìm hiểu sự phân bố bệnh tật và yếu tố quyết đònh sự phân bố đó. Dòch tễ học nghiên cứu các nhóm người, cộng đồng người (chứ không phải là cá thể), phân tích các nhóm người có bệnh và không có bệnh, tìm ra sự khác biệt và tiến tới các yếu tố tác động đến quá trình sinh bệnh. Tác nhân gây bệnh là một bộ phận của tổng thể môi trường. Chính quan niệm này thể hiện tính đa dạng trong quan hệ giữa con người với môi trường mà con người là trung tâm của các mối quan hệ đó. Có ba cách nghiên cứu dòch tễ học: – Dòch tễ học mô tả: quan sát, ghi chép các hiện tượng, các diễn biến, các đặc điểm thấy được ở các đối tượng nghiên cứu. Đó là phương pháp kinh điển mà ngày nay không ai dừng lại ở việc mô tả này. – Dòch tễ học phân tích: mang tính chất của một quy trình thử nghiệm, sử dụng các nhóm đối chứng, sử dụng các tỷ lệ rút ra được từ các nhóm để so sánh đối chiếu. Quá trình thu thập dữ liệu có thể tiến hành theo nhiều cách: + Điều tra, hồi cứu: sử dụng những hồ sơ, số liệu thống kê, tư liệu có sẵn để phân tích, giải trình. Nhược điểm là có khi không đầy đủ hoặc không đủ tin cậy, phiến diện, chất lượng không đảm bảo. + Điều tra thực đòa: là cách thức phổ biến và cần thiết (ngay cả khi có điều tra hồi cứu, cũng như kết quả thực nghiệm ở phòng thí nghiệm) vẫn còn phải được kiểm chứng tại thực đòa) ƠÛ đây việc chọn mẫu điều tra là vô cùng quan trọng. Mẫu là một bộ phận của quần thể, cộng đồng. Kết luận rút ra từ mẫu chỉ có giá trò khi mẫu về số lượng là đủ lớn, về chất lượng là không chệch và đại diện được cho toàn bộ cộng đồng mà ta nghiên cứu. Phương pháp lấy mẫu đủ tin cậy thống kê được quy đònh trong phương pháp thống kê sinh học. – Dòch tễ học can thiệp: Đây là giai đoạn rất quan trọng nhưng phần lớn các công trình nghiên cứu đều không đi tới được giai đoạn này bởi vì nó đòi hỏi thời gian và tốn kém thì mới làm được. Tuy vậy, nó rất cần thiết và không thể làm khác được nếu muốn công trình nghiên cứu đi tới được hiệu quả hữu ích cho cộng đồng. Từ những dẫn liệu điều tra được cho phép chúng ta đặt ra giả thiết, tiến hành các thử nghiệm về các giả thiết, các mô hình, 9 10 các biện pháp để qua đó thử nghiệm tính hiệu quả của nó sang cộng đồng. Thông thường người ta phải chọn mẫu bởi vì: – Không cách nào thu thập được số liệu trên toàn bộ quần thể vì sẽ quá lớn, quá tốn kém, quá mất thì giờ, có thể sai sót rất lớn vì quá nhiều người tham gia. – Do đó chỉ có thể lấy mẫu, là bộ phận của quần thể. Kết luận rút ra từ mẫu sẽ đại diện cho quần thể vì thế nó phải đủ lớn để phù hợp quy luật số đông và không chệch. – Xác đònh cỡ mẫu phải tùy thuộc vào tính chất nghiên cứu, mức độ sai số cho phép. Số trung bình của quần thể là x, của mẫu sẽ là x1, x2 , x3 … xn. Số trung bình sẽ dao động quanh số trung bình lý thuyết của quần thể, tuân theo luật phân phối chuẩn và có độ lệch trung bình là mx. Độ lệch trung bình của mẫu bằng độ lệch của quần thể chia cho căn số của n số cá thể. X= ()12 nxx .xn1+++−∑ , ()2ixxn1−δ=−∑ mx =nδn = xmδ Trong thực tế khi cần xác đònh cỡ mẫu phù hợp thì ta làm thăm dò một số cá thể để tìm được δ, rồi xác đònh độ chính xác cần thiết và sử dụng công thức: n =224cδ để rút ra số lượng mẫu tối thiểu cần thiết trong đó c = sai số cho phép Ví dụ: Khi nghiên cứu về chiều cao của một nhóm cư dân, ta thăm dò 60 thành viên và có δ = 5cm, c = 0,5cm. Số lượng mẫu ta cần có làn = 22450, 5× = 400 người (là đủ). Với việc khảo sát tỷ lệ thì ta dùng công thức: 2pqc Ví dụ trong đó: p: tỷ lệ nhiễm bệnh 1 – p = q: tỷ lệ không nhiễm Hãy lấy một ví dụ về nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của dân cư ở một đòa bàn đô thò hóa tại TPHCM: Một cụm dân cư khoảng 20 nóc nhà quanh năm ngập ngụa ở gần ngã tư 4 xã giáp ranh giữa huyện Bình Chánh và quận Tân Bình có 41 em từ 6 – 10 tuổi, có tỷ lệ bệnh khác xa với 48 em ở 38 nóc nhà thuộc một cụm dân trên đường Tân Kỳ – Tân Quý thuộc Bình Hưng Hòa, nơi khô ráo nhưng chòu nhiều bụi do giao thông và do lò thiêu Bình Hưng Hòa. Số liệu khảo sát như sau: Bảng 1: 11 12 Bệnh ngoài da Bệnh tiêu chảy Môi trường Có Không Có KhôngNước thải chảy tràn, ô nhiễm nặng Nước thải ít, môi trường tương đối khô. 35 8 6 40 31 9 10 39 Bảng 2: Bệnh đường hô hấp Môi trường Có bệnh Không bệnh Nhiều bụi Ít bụi 28 12 13 36 (Nguồn: Số liệu rút gọn từ đề tài nghiên cứu “Tác động của đô thò hóa, công nghiệp hóa đến môi trường sống dân cư một số vùng ngoại thành năm 2002) Các chỉ số được dùng để mô tả sự liên quan giữa bệnh tật và tiếp xúc với yếu tố độc hại được tính theo mô thức bệnh chứng như sau: Bảng 3: Bệnh Có Không Tổng số Có a b a + b Không c d c + d Tiếp xúc Tổng số a + c b + d a+b+c+d a: Số người tiếp xúc và mắc bệnh b: Số người tiếp xúc nhưng không mắc bệnh c: Số người không tiếp xúc mà vẫn mắc bệnh d: Số người không tiếp xúc và không bệnh a + b: Tổng số người có tiếp xúc c + d: Tổng số người không tiếp xúc a + c: Tổng số người có bệnh b + d: Tổng số người không mắc bệnh – Tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhóm có tiếp xúc: a /(a + b) – Tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhóm không tiếp xúc: c /(c + d) – Nguy cơ tương đối RR (Relative Risk) = (a/a + b) / (c/c +d) = a (c + d) / c (a + b) – Chỉ số chênh (Odd Ratio) OR = (a/c)/ (b/d) = ad/bc Tỷ lệ nhiễm bệnh da và bệnh tiêu chảy ở nhóm tiếp xúc nhiều nước thải bẩn. – Bệnh da:35 / (35 + 6) = 35/ 41 = 85,4% 13 14 – Bệnh tiêu chảy: 31 / (31 + 10) = 31/ 41 = 75,6% Tỷ lệ mắc bệnh da và bệnh tiêu chảy ở nhóm ít tiếp xúc với nước thải bẩn. – Bệnh da = 8 / (8 + 40) = 8 / 48= 16,7% – Bệnh tiêu chảy: 9 / (9 + 39) = (9/ 48)= 18,8% Tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp ở nhóm tiếp xúc nhiều với bụi – Bệnh hô hấp: 28 / (13 + 28) = 28 / 41 = 68,3% Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở nhóm ít tiếp xúc với bụi – Bệnh hô hấp: 12 / (12 + 36) = 12 / 48 = 25,0% Nguy cơ tương đối (RR) cho biết số lần nguy cơ phát bệnh ở nhóm tiếp xúc so với nguy cơ phát bệnh ở nhóm không tiếp xúc với môi trường nước thải bẩn. – Bệnh da: (35x48) / (8x41) = 1680 / 328 = 5,12 lần – Bệnh tiêu chảy: (31x48) / (9x41) = 1488/ 369 = 4,03 lần Nguy cơ tương đối (RR) cho biết số lần nguy cơ phát bệnh ở nhóm tiếp xúc so với nguy cơ phát bệnh ở nhóm không tiếp xúc với môi trường nhiều bụi. – Bệnh hô hấp = (28x48) / (12x41) = 1344 / 492 = 2,73 lần Chỉ số chênh (OR) là sự chênh lệch giữa số mắc bệnh ở nhóm tiếp xúc so với số mắc bệnh ở nhóm không tiếp xúc với môi trường xấu. – Bệnh da = (35x40)/ (6x8) = 1400 / 48 = 29,2 lần – Bệnh tiêu chảy = (31x39) / (9x10) = 1209/ 90 = 13,4 lần – Bệnh hô hấp = (28x36) / (12x13) = 1008 / 156 = 6,46 lần Trên đây là một khảo sát ngẫu nhiên, chưa nói lên thực trạng bệnh tật vì chưa có những nghiên cứu đầy đủ về dòch tễ học. Tuy nhiên cũng đã thấy có một mối tương quan giữa ô nhiễm môi trường và bệnh tật phổ biến khiến chúng ta phải suy nghó. 15 16 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỆ SINH THÁI NGƯỜI Mục tiêu Trên cơ sở giới thiệu vắn tắt về môi trường và hệ sinh thái, học viên cần đọc lại những vấn đề đã học về sinh thái môi trường để nắm được những nội dung chủ yếu sau đây: – Hệ sinh thái người trước hết cũng là một hệ sinh thái tự nhiên, trong đó một loài sinh học được tách ra để trở thành nhóm qui chiếu, đó là con người; sự hiện diện của con người làm biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng thông thường của chúng. Tất cả phụ thuộc vào mật độ dân số và các giai đọan phát triển văn hóa– hình thái kinh tế của họ. – Từ chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên môi trường, con người tiến tới chỗ chinh phục rồi khai thác triệt để tài nguyên môi trường dẫn đến làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. – Con người trở thành thủ phạm nhưng đồng thời cũng là nạn nhân của suy thoái môi trường. – Nghiên cứu sinh thái học người là cơ sở khoa học để xây dựng mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. 1.1. Hệ sinh thái người 1.1.1 Phương thức sống: Sống là phương thức tồn tại với những thuộc tính đặc biệt của vật chất trong những điều kiện nhất đònh của sinh quyển. Trong quá trình xuất hiện, phát triển và tiến hóa, sự sống luôn gắn chặt với môi trường mà nó tồn tại. Không hề có sự sống ngoài môi trường và cũng không thể có sự sống trong môi trường mà nó không thích ứng được. Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và môi trường sống bao quanh dưới tác động của năng lượng mặt trời tạo nên một hệ thống mở gọi là hệ sinh thái. Con người là loài sinh học cao cấp nhất có những đặc thù về cấu tạo, chức năng và quan hệ đặc biệt đối với môi trường. Môi trường sống của con người cũng chứa đựng nhiều đặc thù như: – Môi trường tự nhiên vốn sẵn có và tiếp diễn dưới tác động qua lại với con người. – Môi trường văn hóa xã hội do con người tạo ra. Chỉ có con người mới có môi trường này. – Phương thức thích nghi sinh học với môi trường tự nhiên yếu dần dù nó vẫn tồn tại và diễn biến. – Phương thức thích nghi bằng sản phẩm văn hóa phát triển mạnh lên. Từ đó có hệ sinh thái người mà con người, khác với mọi sinh vật khác, thích nghi một cách chủ động với môi trường. Con người khai thác môi trường để phục vụ cuộc sống. Với dân số tăng nhanh, môi trường đang bò khai thác tùy tiện, đang 17 18 cạn kiệt với nhòp độ báo động. Thế cân bằng sinh thái bò vi phạm nghiêm trọng, trên diện rộng, trên phạm vi toàn thế giới. Một khoa học mới được hình thành là Sinh thái học người hay có lúc còn gọi là Sinh thái học nhân văn. Đó là một khoa học liên ngành, có sự kết hợp giữa sinh thái học (thuộc về khoa học tự nhiên) với đòa lý học, xã hội học v.v… (thuộc về khoa học xã hội) Sinh thái học là bộ phận của sinh học chuyên nghiên cứu môi trường, tác động giữa sinh giới và môi trường xung quanh, đảm bảo sự tồn tại, phát triển và tiến hóa của sinh giới. Sinh thái học người lấy đối tượng nghiên cứu là con người và mối quan hệ giữa con người và môi trường sống của con người trong tư cách quần thể hay cộng đồng người. 1.1.2 Các hình thái kinh tế: Cùng với sự phát triển tiến hóa của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người trải qua quá trình phát triển tiến hóa từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế: Hái lượm, săn bắt, đánh cá, chăn thả, nông nghiệp, công nghiệp – đô thò hóa và hậu công nghiệp HÁI LƯM: là hình thái kinh tế nguyên thủy nhất, con người thu lượm nguồn thức ăn có sẵn, công cụ là rìu tay bằng đá (đá nguyên và đá ghè), cuốc bằng sừng, dụng cụ khác bằng xương. Hình thái kinh tế nguyên thủy này kéo dài suốt thời đại đá cũ(từ 3 triệu đến 100.000 – 40.000 năm trước đây). Năng suất thấp. Dân cư thưa thớt, còn phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường tự nhiên. SĂN BẮT – ĐÁNH CÁ: đã manh nha từ giai đoạn hái lượm với các loài động vật nhỏ. Từ trung kỳ đá cũ (100.000 năm) mới phát triển với thú lớn. Huy động lực lượng đông người, khỏe mạnh để săn đuổi, vây bắt, đánh bẫy. Nhờ săn bắt kết hợp hái lượm, cuộc sống có phần no đủ hơn, xuất hiện sự phân công lao động sơ khai. Có thêm nguyên liệu mới để sử dụng là da, xương làm lều ở, chăn đắp, áo quần. Vào thời đại đá mới (10.000 – 8.000 năm trước đây) xuất hiện cung tên, giáo mác, lao phóng, có thêm phương thức săn bắn – không đòi hỏi đông người mà hiệu quả hơn. Đánh cá manh nha từ thời đá giữa (12.000 – 15.000 năm trước đây) phát triển cao ở thời đá mới. Có lao với ngạnh nhọn, có móc, tiến tới dùng lưới và có thuyền mảng đánh cá xa bờ. Đã phát hiện ra lửa, tìm cách giữ lửa, cách lấy lửa. Đó là cuộc cách mạng kỹ thuật đầu tiên của nhân loại. Hiệu quả khai thác tự nhiên đã khá hơn nhưng sự can thiệp của con người vào tự nhiên chưa có gì lớn, cân bằng sinh thái vẫn còn. Mức độ khai thác tài nguyên vẫn còn đủ kòp cho hồi phục. CHĂN THẢ: Thuần dưỡng và chăn nuôi gia súc (cùng với trồng trọt) là thành tựu kinh tế lớn nhất trong thời đại đá mới vốn đã được manh nha từ thời đá giữa. Thú được thuần dưỡng phổ biến là chó, dê, cừu, bò, heo… Sang thời đại kim khí (4000–5000 năm trước công nguyên) có thêm lừa, ngựa với những đàn gia súc lớn hàng vạn con trên thảo nguyên. Hình thành lối sống du mục của các bộ lạc chăn 19 20 nuôi, có thêm nguồn thức ăn: thòt sữa và nguyên liệu da, lông. Tiến dần đến sử dụng gia súc vào cày, kéo, vận tải. Hình thành việc chọn lọc giống mới (dù chưa hoàn toàn có ý thức) cho năng suất cao. Xuất hiện sự can thiệp vào cân bằng sinh thái: hà mã, voi rừng, tê giác đã bò tiêu diệt khá nhiều, phá rừng lấy đất đai trồng trọt ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của thú rừng. NÔNG NGHIỆP: phát triển rộng khắp vào thời đá mới. Ngũ cốc được trồng chủ yếu là: lúa mì, mạch, ngô, lúa. Ngoài ra đã có đậu, mè, rau, củ, cây ăn quả và cây lấy dầu. Lúa nước xuất hiện ở vùng ven sông lớn, cùng với việc dự trữ nước, đưa nước vào đồng ruộng, đắp đê bảo vệ mùa màng. Bò ngựa dùng phổ biến vào cày kéo trong nông nghiệp. Dấu ấn chủ yếu là tính phong phú và sự cân bằng sinh thái chưa bò phá vỡ nghiêm trọng. Cuộc sống ổn đònh trong thời đá mới. Sự phân công trong xã hội nông nghiệp ngày một rõ. Một bộ phận đã tách rời canh tác mà chăm chú vào sản xuất công cụ phục vụ canh tác như cày cuốc và phục vụ sinh hoạt như cối xay…Những sản phẩm có tính hàng hóa này sẽ được trao đổi dưới dạng mua bán và thò trường sơ khai cũng hình thành ở những nơi tương đối tập trung đông người chuyên sản xuất và giao dòch, mua bán. Đô thò sơ khai cũng hình thành từ đó. CÔNG NGHIỆP: bắt đầu muộn nhưng làm biến đổi sâu sắc giới tự nhiên trong thời gian vô cùng ngắn so với toàn bộ lòch sử tự nhiên. Hình thái kinh tế này được bắt đầu bằng việc sáng tạo động cơ hơi nước. Đó là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai của nhân loại, trong đó hệ thống kỹ thuật mới được hình thành, công trường thủ công được chuyển sang nền đại sản xuất tư bản chủ nghóa. Máy móc tạo năng suất lớn, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống: – Nông nghiệp với máy móc phát quang, phá rừng, xây dựng công trình thủy lợi, đại thủy nông. – Khai thác mỏ phá hủy sinh thái rừng và tài nguyên động thực vật, ảnh hưởng xấu đến đòa tầng. – Năng lượng tiêu thụ nhiều: than, dầu mỏ, khí đốt phát sinh ô nhiễm môi trường. – Chủ nghóa thực dân tiêu diệt hàng loạt động vật rừng, phá hủy nghiêm trọng tài nguyên rừng (và nhiều bộ lạc người cũng bò tiêu diệt) tạo những cuộc di cư lớn trong lòch sử. Người da đen bò bắt làm nô lệ để khai thác những vùng đất mới mà bọn thực dân phương Tây đã xâm chiếm được. Một sự thay đổi căn bản về bản đồ dân số trên thế giới. – Nguồn năng lượng truyền thống cạn kiệt nhanh. Môi trường ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Dân số thế giới tăng quá độ. Đa dạng sinh học suy giảm. Khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng ngày càng lớn. Xung đột môi trường ngày càng gay gắt và mang rõ tính xung đột chính trò – xã hội. Một nét tiêu biểu là hiện tượng đô thò hóa: Thực tế thì đô thò đã xuất hiện từ sự phát triển nông nghiệp tạo ra dư thừa, cùng sự phát triển thủ công nghiệp tách rời nông nghiệp tạo tiền đề cho đô thò hóa. [...]... không thể tự lực được cho nên không hề muốn cố gắng. + Các rối loạn sinh lý hay tổn thương thực thể: Có thể kể ra một số dẫn chứng phổ biến sau: 1. Tăng nhịp tim, tăng huyết áp. 2. Tăng adrenalin vmoi à noradrenalin. 3. Bệnh đường tiêu hóa: loét dạ dày, tá tràng. 4. Các chấn thương. 5. Mệt mỏi thể xác, rã rời chân tay. 6. Bệnh tim mạch. 7. Bệnh hô hấp. 8. Vã mồ hôi. 9. Bệnh ngoài da. 10.