TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI

38 4.5K 7
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu một số ngành hàng Việt Nam gia công cho nước ngoài: dệt may, da giày, . . . và đề ra giải pháp để phát triển ngành gia công Việt Nam thành trung tâm của các công ty đa quốc gia. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng xuất nhập khẩu các mặt hàng gia công của nước ta giai đoạn 2009- 2011. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với các ngành gia công xuất khẩu hiện nay. - Đánh giá năng lực cạnh tranh và tiềm năng phát triển của các ngành gia công. - Đề ra những giải pháp giúp phát triển các ngành gia công và đẩy mạnh xuất khẩu. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện trên toàn quốc 3.2. Phạm vi về thời gian Số liệu trong đề tài là số liệu giai đoạn 2009-2011 3.3. Phạm vi về nội dung Thực trạng và các giải pháp phát triển ngành gia công của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn là báo, sách, tạp chí, Internet, niên giám thống kê, tổng cục thống kê Việt Nam. 4.2. Phương pháp phân tích - Mục tiêu thứ nhất: Sử dụng phương pháp phân tích số liệu tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng gia công xuất khẩu giai đoạn 2009- 2011. - Mục tiêu thứ hai: Trên cơ sở lý luận để đánh giá xu hướng phát triển của ngành gia công Việt Nam. 1 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI - Mục tiêu thứ ba: Từ những kết quả nghiên cứu ở những mục tiêu trên để đề ra các giải pháp phát triển ngành gia công hiện nay. 2 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu và các ngành gia công: dệt may, da giày, phần mềm. 1. Xuất khẩu 1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống trong các quan hệ buôn bán, thương mại được tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 1.2. Khái niệm kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị hàng hóa mà một nước xuất khẩu được, trong một giai đoạn nhất định, thường được tính bằng USD. 1.3. Khái niệm gia công quốc tế Gia công quốc tế là việc một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm theo yêu cầu của bên kia, sau đó giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). 1.4. Các loại hình kinh doanh xuất khẩu Với chủ trương đa dạng hóa các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, hiện nay các công ty áp dụng nhiều hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu khác nhau. - Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức kinh doanh mà ở trong đó công ty khai thác nguồn hàng, xuất khẩu lô hàng ra nước ngoài mang thương hiệu của mình và tự chịu mọi trách nhiệm về kết quả kinh doanh. - Xuất khẩu gia công: là phương thức kinh doanh đặc biệt trong mậu dịch quốc tế. Trong đó một bên gọi là bên nhận gia công, nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (bên đặt gia công) để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công và giao lại cho họ để nhận thù lao. - Xuất khẩu ủy thác: Các cơ sở ủy thác cho cơ sở ngoại thương hoặc một đơn vị xuất khẩu trực tiếp để xuất lô hàng cho mình. Mục đích của bên nhận ủy thác là nhằm nhận được một khoảng thù lao gọi là phí ủy thác. 3 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI 2. Ngành Dệt May 2.1 Lịch sử phát triển ngành dệt may. Các hoạt động dệt may mang tính chất truyền thống thủ công ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Một số làng nghề truyền thống vẫn tồn tại và phát triển như Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội), Triều Khúc (Thanh Trì - Hà Nội), Mẹo (Hưng Hà – Thái Bình)… Sự hình thành của ngành Dệt may Việt Nam với vai trò là một ngành công nghiệp được đánh dấu bởi sự ra đời của nhà máy liên hợp dệt Nam Định năm 1897. Năm 1976, các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu tới các nước thuộc khối hợp đồng tương trợ kinh tế với bạn hàng đầu tiên và quan trọng nhất là Liên Xô cũ thông qua các hợp đồng gia công. Theo thỏa thuận, Việt Nam nhập khẩu bông từ Liên Xô cũ và bán thành phẩm cho Liên Xô. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu ký các hợp đồng gia công khối lượng lớn với Liên Xô (được gọi là thỏa thuận 19/5), theo đó, Liên Xô cung cấp tất cả các nguyên liệu và thiết kế mẫu mã còn Việt Nam thực hiện công đoạn sản xuất. Với các hợp đồng gia công như vậy, ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng trong các năm 1987- 1990, các xí nghiệp Dệt May được thành lập khắp trên cả nước, thu hút hàng trăm nghìn lao động và là nguồn đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Nhờ có tiến trình đổi mới và quá trình dịch chuyển sản xuất ngành công nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, ngành dệt may Việt Nam bước sang một giai đoạn mới có sự hội nhập quốc tế rộng rãi hơn được đánh dấu bởi hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng châu Âu ký kết ngày 15/12/1992. Các khách hàng quốc tế lớn của ngành dệt may của Việt Nam hiện nay là Mỹ, Nhật Bản và EU. 2.2. Vai trò của Ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô. Ngoài ra, ngành dệt may còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Với hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ, hiện ngành dệt may Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trên cả nước. Giá trị sản 4 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân trên 9% toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu chiếm 14,6% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Do tiềm lực sản xuất mạnh với những lợi thế sẵn có về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối thấp, được chính phủ ưu tiên phát triển, ngành dệt may Việt Nam đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.Trong những năm qua đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt nam với tổng vốn đăng kí là 3.215 triệu USD. Ngành dệt may dùng ít tài nguyên không tái tạo lại nhưng đem lại hiệu quả kinh tế qua thu nhập cho người dân; chỉ cần trên 1 ha đất để xây dựng một nhà máy dệt may tạo việc làm cho 1000 công nhân, với thu nhập của người lao động trong một năm xấp xỉ 40 triệu đồng, Tổng thu nhập trên 1ha đất đã là trên dưới 40 tỷ đồng. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 16 tỷ USD (trong đó xuất khẩu xơ, sợi các loại đạt trên 1,8 tỉ USD), tăng gần 30% so với năm 2010, như vậy ngành dệt may đã tạo ra giá trị trong nước khoảng 6,7 tỷ USD góp phần quan trọng trong việc giảm nhập siêu và cân bằng cán cân thương mại cho nền kinh tế nước nhà. Ngành công nghiệp dệt may không chỉ đóng góp to lớn vào việc giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; ngành dệt may trú đóng hầu hết các tỉnh thành trong cả nước từ Bắc vào Nam, do đó góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang công nghiệp trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xóa dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. 3. Ngành Da Giày 3.1 Lịch sử phát triển ngành giày da Việc sản xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng phần lớn là sản xuất bằng phương pháp thủ công với những cơ xưởng vài mươi nhân công. Và chỉ được biết đến như một ngành công nghiệp thật sự vào năm 1990 với việc thành lập Hiệp hội ngành da giày Việt Nam (LEFASO) là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp da giày sản xuất theo phương thức 5 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI hiện đại trên dây chuyền công nghiệp. Từ đó hình thành những nhà máy có quy mô từ vài trăm đến hàng chục ngàn lao động và tham gia vào việc xuất khẩu giày da ra thế giới. Vào những năm đầu thập niên 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu gia công sản xuất mũ giày cho các nước Đông Âu theo Hiệp định 19/5, tuy nhiên việc gia công này đã sớm sút giảm do thị trường Đông Âu bị biến động mạnh. Vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải tự tìm cho mình thị trường mới và chuyển dần xuất khẩu sang các nước Tây Âu. Vượt qua những khó khăn của buổi ban đầu và cuối cùng ngành da giày Việt Nam cũng đã một phần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng những số liệu biết nói. Giá trị xuất khẩu cả ngành da giày đã đạt mức 1.471 triệu đô la Mỹ năm 2000. Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da giày trong nước có cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt của ngành da giày Việt Nam. 3.2. Vai trò của ngành da giày trong nền kinh tế Việt Nam - Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được ngoại tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. - Gia công xuất khẩu giầy là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực hiện xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như hoạt động ngân hàng quốc tế, vận tải quốc tế… vì vậy khi xuất khẩu phát triển, các quan hệ này cũng phát triển theo. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì bước đi cần thiết do thiếu vốn, công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường. Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành giày da Việt Nam bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Gia công giầy Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước: chiếm 8,2% lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp chế biến, chiếm 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 6 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI 4. Ngành Phần Mềm 4.1. Khái niệm gia công xuất khẩu phần mềm Gia công phần mềm xuất khẩu là việc công ty phần mềm trong nước theo yêu cầu đặc tả của khách hàng nước ngoài mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận phí gia công. Khách hàng nước ngoài có thể hỗ trợ về tài chính nếu như khối lượng công việc tương đối lớn. Như vậy, gọi là gia công xuất khẩu nhưng gia công phần mềm xuất khẩu không giống như gia công các hàng hóa khác. Đối với các hàng hóa thông thường, bên đặt gia công thường cung cấp nguyên liệu thô để bên nhận gia công chỉ việc tiến hành sản xuất rồi thu phí gia công. Còn với gia công phần mềm, không có nguyên liệu thô để giao cho bên nhận gia công mà chỉ có trường hợp bên đặt gia công yêu cầu bên kia sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Nếu đây là một ngôn ngữ thông dụng mà bên gia công đã có sẵn tại cơ sở thì thôi, còn nếu là một ngôn ngữ đặc biệt thì bên đặt gia công sẽ cung cấp. Bên nhận gia công tự tìm hiểu ngôn ngữ đó rồi tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. Đây là hình thức xuất khẩu phần mềm chủ yếu của các nước đang phát triển bởi nó có khá nhiều ưu điểm. 4.2. Vai trò cuả ngành xuất khẩu phần mềm trong nền kinh tế Việt Nam Cũng như tất cả các ngành khác, vị trí của hoạt động xuất khẩu phần mểm trong nền kinh tế quốc dân phụ thuộc rất lớn vào vị trí bản thân ngành công nghiệp phần mềm. Coi công nghệ phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn không phải là ý muốn chủ quan mà hoàn toàn mà là xu thế chung của thế giới. Chiếm vị trí quan trọng trong một ngành kinh tế mũi nhọn, phần mềm tuy vậy không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Quy mô hoạt động xuất khẩu phần mểm nước ta còn rất nhỏ bé so với các mặt hàng khác. Ước tính đến hết năm 2003, kim ngạch xuất khẩu phần mềm Việt Nam mới đạt khoảng 25 triệu USD. Trong khi ngay từ năm 1995, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản… đã bỏ xa con số này (xem bảng 1). Đây là một thực trạng đáng thất vọng nếu xét đến tiềm năng thực sự của Việt Nam. Hy vọng trong tương lai không xa, xuất khẩu phần mềm Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí “mũi nhọn” của mình. 7 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam (1995-2002) Đơn vị: triệu USD Ngành 1995 1999 2000 2001 2002 Dệt may 850,0 1746,2 1891,9 1975,4 2752,0 Giày dép 296,4 1387,1 1471,7 1587,4 1867,0 Thủy sản 621,4 973,6 197,5 1816,4 2023,0 Rau quả tươi và chế biến 56,1 106,6 213,1 344,3 201,0 Nguồn : Niên giám thống kê năm 2002 (tramg 376 – 377) -NXB Thống kê 8 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI Chương 2 TÌNH HÌNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU CÁC NGÀNH DỆT MAY, DA GIÀY, PHẦN MỀM CỦA NƯỚC TA A. NGÀNH DỆT MAY I. Tình hình gia công xuất khẩu ngành dệt may ở nước ta hiện nay. Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy (5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%). Bảng 2 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007- 2011) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Kim ngạch xuất khẩu Dệt may (tr USD) 7,750 9,120 9,066 11,175 11,693 % tổng kim ngạch XK của VN 16.02% 14.50% 16.02% 15.60% 14.98% Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước theo thời giá hiện tại 17.68% -0.59% 23.26% 29.40% Nguồn: GSO, HBBS Tính theo giá hiện thời, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%). Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9.066 triệu USD. Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN và gần 30% (năm 2011) so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ tập trung vào mảng xuất khẩu, thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may cũng đã coi trọng hơn thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã và đang khẳng định được chỗ đứng của mình bằng cách đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu thị trường, tập trung hơn trong sáng tạo thiết kế thời trang kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn. Đặc biệt, với việc tham gia tích cực vào 9 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhiều doanh nghiệp không những tăng thêm được doanh thu, lợi nhuận, mà còn kéo người tiêu dùng gần hơn với doanh nghiệp, đẩy lùi tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, dệt may Việt Nam vẫn còn tồn tại những điểm yếu như công nghiệp phụ trợ kém phát triển, tỷ lệ gia công còn cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có khả năng cung cấp trọn gói Bởi vậy, hàng dệt may dù luôn nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng giá trị mang lại thấp, chỉ chiếm khoảng 35% so với kim ngạch xuất khẩu. Ước tính, hàng FOB (hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu, khác với hàng gia công theo đơn hàng – PV) xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, còn lại là gia công. II. Các thị trường chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan. Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch. Hình 1: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 1995 - 2011 Nguồn: http://www.vietnamtextile.org.vn 1. Thị trường Mỹ Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 10 GVHD: Lê Trần Thiên Ý [...]... NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI 29 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁC NGÀNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU NƯỚC TA HIỆN NAY I Giải pháp cho ngành dệt may 1 Đẩy lùi sản xuất gia công, đầu tư vùng nguyên liệu Để giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu – bất cập lớn nhất trong ngành hiện nay, các công. .. đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế quốc dân Theo Viện Nghiên cứu da giày, có đến 70% các doanh nghiệp gia 17 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI dày của Việt Nam hiện nay là gia công thuần túy cho nước ngoài Sản phẩm da giày của Việt Nam khi xuất sang thị trường nước ngoài phải mang thương hiệu ngoại Đây thật sự là một vấn đề nan giải trong ngành da... mà là giá đơn phương áp đặt của người thuê gia công Không ít trường hợp bên thuê gia công cố ý ghi giá nguyên phụ liệu cao hơn thực tế để phạt vạ bên nhận gia công trong trường hợp nguyên liệu bị mất 16 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI 80% hoặc nhiều hơn thế số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam làm gia công Lợi nhuận thực sự trong những chục tỷ... gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8/2011, các đơn hàng từ Mỹ có xu hướng sụt giảm Hình 2: Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 1996 - 2011 Nguồn: http://www.vietnamtextile.org.vn 2 Thị trường EU Hình 3 : Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU 1996 - 2011 Nguồn: http://www.vietnamtextile.org.vn 11 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI EU là thị... nhất và năm 2010 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này Chính vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may 12 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong giai đoạn đầu tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh mẽ từ thảm họa sóng thần đầu năm 2011 Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ... tâm vào công việc Theo thống kê của Vitas, thời gian qua vẫn có trên 10% lao động của ngành đã chuyển sang làm những công việc khác Vì vậy ngành dệt may nước ta hiện nay đang thiếu nguồn lao động trầm trọng IV Những thuận lợi, khó khăn và thách thức của ngàn dệt may 15 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI 1 Thuận lợi Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu... GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng... tuy chưa năm nào vượt con số 10.000 USD/người Riêng năng suất của các công ty gia công phần mềm cho nước ngoài có cao hơn một chút (năm 2001 là 13.000 USD/người tăng 18% so với mức 11000 USD năm 2000) (Biểu đồ 7) Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cao nhưng xuất phát điểm thấp nên quy 24 GVHD: Lê Trần Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI mô CNpPM nước ta vẫn còn rất nhỏ bé,...TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI 55% tổng giá trị xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới Đồng thời, ngành hàng dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2010 Với những... Thiên Ý TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI nhau Các dịch vụ sau bán hàng nhằm duy trì liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm thích đáng 3 Thách Thức Việt Nam chưa thu hút được các tập đoàn lớn và cũng chưa có công ty đạt 1.000 kỹ sư Trong khi đó, những doanh nghiệp mạnh sẵn sàng về nguồn lực sẽ dễ dàng tạo dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam, vì

Ngày đăng: 28/10/2014, 00:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan