Giải pháp cho ngành phần mềm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI (Trang 33 - 38)

1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

Có thể nói hạ tầng CNTT nước ta hiện nay đã tốt hơn trước rất nhiều nhưng vẫn chưa so được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để CNpPM Việt Nam vươn ra được thị trường thế giới, việc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng xây dựng KCNpPM như hiện nay là hợp lý và cần thiết bởi các KCNpM có một vai trò rất quan trọng. Cụ thể là các KCNpPM:

• Cung cấp điều kiện sản xuất và kinh doanh phần mềm như các phương tiện vật chất, văn phòng làm việc hiện đại, các dịch vụ CNTT…

• Trợ giúp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tổ chức nhân sự, marketing, đăng ký và bảo vệ bản quyền phần mềm.

• Thực hiện vai trò đầu mối, tạo điều kiện cho các liên kết trong nước và quốc tế trong lĩnh vực phần mềm; liên kết giữa các doanh nghiệp trong khu chủ yếu thông qua cơ chế thỏa thuận, tin cậy, chia sẻ khó khăn và thuận lợi. Tổ chức các hợp đồng sản xuất và gia công phần mềm giữa các doanh nghiệp trong khu.

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ một ngành nào. Hàm lượng công nghệ của ngành càng cao thì ý nghĩa của lao động càng lớn. CNTT nói chung và CNpPM nói riêng là ngành mà sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn. Vì thế, nguồn nhân lực chính là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh chóng hay chậm chạp, sự thành công hay thất bại

của CNpPM. Để khắc phục những hạn chế trong vấn đề nhân lực hiện nay, xin đưa ra một số kiến nghị như sau :

a. Về chương trình đào tạo

Thứ nhất, chương trình đào tạo nên tránh nghiên cứu quá nhiều về lý thuyết chung chung mà nên có nội dung thiết thực cho sinh viên khi ra trường như giúp sinh viên hình dung và làm quen được môi trường làm việc công nghiệp hóa, chuyên môn hoá. Tăng số giờ thực hành cũng là điều cần thiết bởi kỹ năng làm việc rất quan trọng, nhiều khi còn quan trọng hơn cả kiến thức.

b. Về công tác tổ chức đào tạo

Cần phải hoàn thiện hơn nữa sao cho có hiệu quả nhất. Nên lập các hội đồng khoa học và đào tạo tầm cỡ quốc gia về CNTT, giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Vụ Công nghiệp CNTT trong khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển CNTT nói chung, CNpPM nói riêng và một kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển này, tránh tình trạng trong mấy năm gần đây là đến cả mã ngành cũng chưa rõ ràng.

Đồng thời, cần có một cơ quan chức năng điều hành việc triển khai các chương trình viện trợ phát triển nguồn nhân lực trong ngành CNpPM như chương trình của Ấn Độ trị giá 7,8 triệu USD (5 triệu USD như thỏa thuận ban đầu và 2,8 triệu USD bổ sung) nhằm thiết lập trung tâm phát triển phần mềm và đào tạo, tránh hiện tượng chồng chéo dẫn đến lãng phí, làm ăn kém hiệu quả.

3. Hoàn thiện chính sách nhà nước

− Tạo môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp phần mềm trong nước với nhau trên cơ sở chia sẻ thông tin và hợp tác dẫn đến một sức mạnh cộng hưởng giúp doanh nghiệp nước ta có khả năng đảm nhận các hợp đồng lớn. Điều quan trọng là phải đảm bảo việc liên kết này được tiến hành trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, không làm triệt tiêu động lực phát triển.

− Tạo sự thông suốt trong thông tin giữa chính phủ và doanh nghiệp thông qua việc chia sẻ cơ sở dữ liệu và thực hiện cơ chế phối hợp thông qua các dự án của chính phủ.

− Tạo cơ chế và thủ tục mua bán rõ ràng, đơn giản, thuận tiện cho các khách hàng quốc tế.

PHẦN KẾT LUẬN

Xuất khẩu, cho dù mặt hàng nào cũng là một hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia. Song, để xuất khẩu thật sự đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH cũng như hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế, để kim ngạch xuất khẩu góp phần cân bằng cán cân thanh toán, cán cân thương mại rồi từ đó nâng cao vị thế của quốc gia trên thương trường quốc tế, không thể chỉ dừng ở những sản phẩm nông lâm ngư nghiệp sơ chế. Cần đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao.

Đối với dệt may, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hàng dệt may Việt Nam đã có bước nhảy vọt, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao đứng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Vì vậy việc phát triển quá trình sản xuất và xuất khẩu dệt may là hết sức cần thiết đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Đứng trước những nguy cơ và thách thức hội nhập với thị trường thế giới chúng ta cần làm tốt công việc nghiên cứu, tận dụng mọi nguồn lực nhằm phát huy những lợi thế, mặt mạnh và hạn chế những thiếu sót tồn tại để khắc phục. Không ngừng đổi mới dây truyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã chủng loại đa dạng để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng ở tất cả các thị trường chúng ta hiện có, đồng thời không ngừng mở rộng đưa ngành dệt may Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Không dừng lại ở mức gia công cho nước ngoài, triển vọng của ngành da giày cũng đang sáng dần khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi. Sự phát triển của ngành da giày, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng một phần nhờ các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, cũng như nỗ lực của Hiệp hội Da Giày Việt Nam. Trong đó, Hiệp hội Da Giày Việt Nam cũng đã góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp.

Với một ngành CNpPM non trẻ, hoạt động XKPM Việt Nam còn quá nhỏ bé, phân tán, và manh mún. Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện song vẫn còn thua xa mặt bằng chung trên thế giới. Nhân lực thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đặc biệt là nạn vi phạm tác quyền diễn ra với tỷ lệ cao bậc nhất thế giới.

Đã có rất nhiều chính sách, biện pháp từ phía chính phủ cũng như từ bản thân các doanh nghiệp được áp dụng để cải thiện tình hình này. Các chính sách, biện pháp này dù còn thiếu sự cụ thể hóa và chưa được tổ chức thực hiện đầy đủ song cũng đang dần phát huy tác dụng. Tuy vậy, để phát triển các ngành hàng xuất khẩu gia công cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng hơn nữa. Và điều quan trọng nhất là nhà nước cần đứng ra như một “người điều khiển”, xác định một chiến lược cụ thể chỉ đạo thực hiện những biện pháp này.

Danh mục từ viết tắt

CNH – HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNPM: Công nghệ phần mềm

CNpPM: Công nghiệp phần mềm CNTT: Công nghệ thông tin

XK: Xuất khẩu

NK: Nhập khẩu

TPP: Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương

Tài liệu tham khảo

Sử dụng các trang web để thu thập thông tin:

1. http://dddn.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/16/NganhDetMa y10T2011HBBS.PDF 2. http://www.lefaso.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=18&itemid=295 3. http://www.cmc.com.vn/vi-VN/Tin-tuc/Diem-bao/DN-gia-cong-phan- mem-dot-duoc-tim-huong-sang-EU.htm 4. http://thaibinhtv.vn/vi-tinh/Cong-nghiep-phan-mem-tang-truong- 29nam.html?p=89&id=9821

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÀNH HÀNG VIỆT NAM GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w