Việt Nam.
Việt Nam là đối tác gia công xuất khẩu phần mềm lớn thứ ba của Nhật Bản sau Trung Quốc và Ấn Độ. Có tới 75% khối lượng công việc hợp tác giữa doanh nghiệp CNTT 2 nước Việt - Nhật là gia công phần mềm. Các hoạt động khác như cho thuê nguồn nhân lực, gia công quy trình nghiệp vụ BPO... chiếm tỷ
lệ thấp hơn nhiều. Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã hấp dẫn đối tác Nhật
Bản như là một thị trường mới. Có tới 20% số doanh nghiệp CNTT Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến mới để phát triển. Thị phần gia công phần mềm của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đã tăng từ 0,4% năm 2004 lên đến gần 4% năm 2009. Thời gian tới, cơ hội phát triển hợp tác còn rất lớn, nhất là khi Nhật Bản vẫn tiếp tục đánh giá Việt Nam là đối tác chiến lược về gia công phần mềm, và rất tích cực cổ súy cho chương trình hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT Việt Nam theo hướng thị trường Nhật Bản. hoạt động gia công phần mềm cho Nhật Bản của doanh nghiệp CNTT Việt Nam tăng trưởng trung bình 60%/năm trong những năm gần đây; riêng năm 2008 - 2009, một số công ty CNTT Việt Nam đã tăng trưởng tới 200 - 300% doanh thu xuất khẩu phần mềm sang Nhật Bản. Thứ trưởng khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục là một trong những thị trường lớn nhất của lĩnh vực phần mềm Việt Nam trong thời gia tới.
III. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức của ngành gia công phần mềm phần mềm
1. Thuận lợi
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển nên nhu cầu về phần mềm và dịch vụ càng lớn, vượt quá khả năng cung cấp và nguồn nhân lực của chính họ. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho quy trình quản lý chất lượng để tạo dựng
uy tín, vươn ra thế giới như PSV, FPT với chứng nhận quy trình CMMi5, GlobalCyberSoft với CMMi4, SilkRoad với CMM3...
Được sự quan tâm rất lớn của các công ty Nhật với các nhà đầu tư trực tiếp hoặc tìm kiếm đối tác Việt Nam. Hàng loạt các doanh nghiệp Nhật xuất hiện như Unico Vietnam, Ichi Corporarion, Individual Systems, Aplis Vietnam, Fusione...
Năng lực lập trình viên đang được nâng cao nhờ có cơ hội tham gia các dự án mà độ phức tạp ngày càng lớn dần. Quy trình kiểm soát chất lượng phát triển phần mềm trong doanh nghiệp từng bước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
2. Khó Khăn
Quy mô nhân lực nhỏ là cản trở lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp gia công, vì như vậy khó mà được các dự án lớn và quan trọng để mắt tới.
Thị trường vẫn có nhiều cơ hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa biết nắm bắt. Không đưa ra mục tiêu doanh thu trong vài năm đầu, nhưng sau một năm hoạt động đã đủ khả năng trả lương cho nhân viên.
Việc hoạch định chính sách cho sự phát triển của ngành CNTT có nhiều khó khăn, vì đây là ngành có nhiều yếu tố đặc thù, công nghệ thay đổi nhanh chóng, đầu tư cho công tác này còn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế. Để khắc phục những bất cập, cần đảm bảo nhất quán trong việc xây dựng và thực thi chính sách để các cơ chế, chính sách thật sự đi vào cuộc sống, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp.
Khâu trước bán hàng, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng cả trong và ngoài nước của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam còn khá yếu kém. Chỉ có một số công ty phần mềm lớn chủ động tìm kiếm đối tác nước ngoài, thâm nhập thị trường quốc tế mà chủ yếu là qua kênh Việt Kiều.
Khả năng quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là còn yếu. Thiếu một chiến lược tìm và tiếp cận khách hàng, một chiến lược phân đoạn thị trường để tìm kiếm khách hàng mục tiêu cũng khiến các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không hiểu kỹ được nhu cầu của khách hàng, đội ngũ bán hàng không nắm được kiến thức về lĩnh vực chuyên biệt của khách hàng và cuối cùng là không thực sự làm hài lòng khách hàng. Thủ tục ký kết hợp đồng và thủ tục mua bán còn nhiều phức tạp, hai bên thiếu thông tin qua lại về
nhau. Các dịch vụ sau bán hàng nhằm duy trì liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm thích đáng.
3. Thách Thức
Việt Nam chưa thu hút được các tập đoàn lớn và cũng chưa có công ty đạt 1.000 kỹ sư. Trong khi đó, những doanh nghiệp mạnh sẵn sàng về nguồn lực sẽ dễ dàng tạo dựng thương hiệu quốc gia. “Việt Nam, vì thế đang cần những doanh nghiệp mạnh làm đầu tầu thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm tăng tốc”. Nhiều năm qua, mảng doanh nghiệp này chịu sự sàng lọc lớn trên thị trường và gặp vô vàn khó khăn. Nhiều phần mềm “made in VN” đã bị xóa sổ. Phần mềm trong nước chỉ có thể phát triển khi có sự quan tâm hơn nữa đến vấn đề bản quyền, chính sách quản lý và chế tài xử lý vi phạm.
Những chật vật từ chính sách thuế, môi trường ứng dụng khập khiễng, những doanh nghiệp phần mềm nhỏ bé, ra đời muộn, năng lực tài chính kém lại càng chật vật hơn khi cả công nghệ lẫn thị trường thay đổi từng ngày.
Các khu công nghiệp phần mềm tập trung vẫn còn nhỏ và chưa thật sự hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Đề án Chính phủ về triển khai phần mềm nguồn mở xác định đây là hướng đi đúng để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng sáng tạo và tính chủ động trong lĩnh vực phần mềm của doanh nghiệp trong nước nay vẫn rất chậm và hạn chế.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÁC NGÀNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU NƯỚC TA HIỆN NAY NGÀNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU NƯỚC TA HIỆN NAY I. Giải pháp cho ngành dệt may
1. Đẩy lùi sản xuất gia công, đầu tư vùng nguyên liệu
Để giảm dần việc nhập khẩu nguyên liệu – bất cập lớn nhất trong ngành hiện nay, các công ty dệt may đã quyết định đầu tư cho công nghệ xơ sợi bằng việc phát triển các diện tích trồng bông nguyên liệu.
2. Làm hàng FOB tăng giá trị xuất khẩu.
Hàng dệt may Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 9 trong top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới nhưng so với nhiều nước châu Á khác thì tốc độ tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam vẫn còn thấp chỉ khoảng 20-30% do hàng gia công nhiều (trong khi đó Trung Quốc là 80%, Indonesia 48%). Hiện trạng này đòi hỏi DN ngành dệt may Việt Nam tích cực nâng cao giá trị xuất khẩu hàng FOB nhằm giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị xuất khẩu và đây cũng được xem là giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế hiện nay. Các DN dệt may phải hướng mạnh đến việc làm hàng FOB bởi vì ngoài lợi nhuận cao các nhà nhập khẩu còn thích hàng FOB bởi nhận được nhiều chia sẻ từ nhà sản xuất trong việc thực hiện các công đoạn thiết kế sản phẩm, chỉ định nguyên liệu… Thị trường làm hàng FOB còn rất rộng, xu hướng làm hàng FOB là tất yếu buộc các DN phải chuyển mình mới mong tồn tại và phát triển, qua đó tăng lợi nhuận của ngành dệt may, đặc biệt DN không bị đẩy vào thế phải thực hiện những đơn hàng có giá quá thấp.
3. Xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu.
Thứ nhất, phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, kể cả đầu tư để phát triển thượng nguồn (bông, xơ), vải và các loại phụ liệu khác. Làm chủ được khâu này, giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu chiếm 15%.
Thứ hai, là khâu gia công sản phẩm. Toàn bộ khâu này (cắt, may, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển…) chiếm giá trị là 5-7% trong chuỗi giá trị toàn cầu (bao gồm cả các thủ tục xuất khẩu).
Thứ ba, vươn lên, xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu để bán được sản phẩm cho các nhà buôn (không phải qua các trung gian môi giới), thậm chí có thể bán đến tận tay người tiêu dùng… Giá trị của khâu này lên tới 75% trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất hàng dệt may xuất khẩu về vốn để đầu tư, trang thiết bị, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư vào các dự án dệt nhuộm, hoàn tất, để tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, tạo uy tín và khẳng định
thương hiệu cho sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường.
4. Các giải pháp khác
Để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất trong việc biến động nguồn cung lao động, các doanh nghiệp tăng cường ổn định nguồn lao động bằng các chính sách lương bổng phù hợp và duy trì tối đa các chính sách phúc lợi.
Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm do đó nên cần nâng cao năng suất lao động.
Nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngành dệt, khả năng tự thiết kế mẫu mã de theo kịp yêu cầu phát triển của ngành may. Những yếu tố này khiến giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam giam so với một số đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Được biết, theo Viện Kinh tế Kỹ thuật dệt may thống kê, phần lớn các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ những năm 90, nay đã cũ và lạc hậu.