1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số ngành Việt Nam gia công cho nước ngoài

22 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 224 KB

Nội dung

Nộidung của nghiên cứu thị trường là : thu thập, kiểm tra, xử lý các thông tin cầnthiết như: - Khu vực thị trường quan trọng đối với sản phẩm của mình, khả năng đápứng của công ty là bao

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Nước ta là một nước có tiềm năng lớn về gia công xuất khẩu, do vậy đadạng hoá các hoạt động gia công xuất khẩu là trong những vấn đề quan trọnghàng đầu được đề cập trong đường lối ngoại thương đổi mới Các sản phẩm giàydép của công nghiệp gia công đang trở thành một trong những mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam Gia công xuất khẩu giầy dép có tác động tích cựcđến giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, tăng nguồn ngoại tệ vàtiếp cận công nghệ mới

Bên cạnh đó, gia công xuất khẩu giầy dép còn phục vụ cho chiến lược côngnghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đithích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển

ở nước ta Em thấy vấn đề nghiên cứu và phát triển hoạt động kinh doanh giacông xuất khẩu là một vấn đề cực kì cần thiết Vì vậy nhóm em đã chọn đề tài

“Tìm hiểu một số ngành Việt Nam gia công cho nước ngoài” làm bài tập

nhóm của mình Với vốn hiểu biết còn có hạn về vấn đề này nên bài viết của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được các thầy cô góp ý để bàitiểu luận của nhóm em được hoàn chỉnh thêm

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 1.1 Khái niệm và hình thức gia công xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm gia công xuất khẩu

Gia công quốc tế hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất kinh doanh quốc

tế về sản xuất gia công hàng hoá quốc tế đạt mục đích sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu Cụ thể là:

Gia công là cải tiến đặc biệt các thuộc tính riêng của các đối tượng laođộng(nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm) được tiến hành một cách có sáng tạo

ý thức nhằm đạt được một giá trị sử dụng nào đó Hoạt động gia công có một bên

là bên đặt gia công và một bên là bên nhận gia công Bên đặt gia công giao mộtphần hoặc toàn bộ phần tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, có khi là bán thànhphẩm, có khi là máy móc thiết bị dây truyền sản xuất và cung cấp chuyên gia chobên nhận gia công để nhận về thành phẩm hoàn chỉnh Còn bên nhận gia côngtiếp nhận hay mua nguyên vật liệu từ các nơi cụ thể, và tổ chức gia công theođúng yêu cầu của bên đặt gia công

Sau đó bên nhận gia công giao thành phẩm đó cho bên đặt gia công hoặcngười nào đó mà bên đặt gia công chỉ định và nhận tiền công(phí gia công) theo

số lượng sản phẩm làm ra với giá thoả thuận Khi hoạt động gia công vượt rakhỏi biên giới quốc gia thì gọi là gia công quốc tế Các yếu tố sản xuất có thể đưavào thông qua con đường nhập khẩu để phục vụ quá trình gia công

Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu thụ trong nước mà để phục vụ xuấtkhẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp, tiền gia công và các chi phíkhác đem lại Thực chất gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao động nhưng

là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩucông nhân ra nước ngoài

1.1.2 Các hình thức gia công xuất khẩu

Các hình thức gia công xuất khẩu rất đa dạng và việc phân loại cũng cónhiều cách theo các tiêu thức khác nhau Sau đây là một số cách phân loại chính:

* Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất: có 3 loại

- Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm

- Hình thức mua bán đứt đoạn

Trang 3

- Hình thức kết hợp

* Theo giá gia công: chia gia công thành 2 hình thức sau

- Thực thi, thực thanh

- Gia công theo hợp đồng khoán

* Theo công đoạn sản xuất: chia làm 3 loại

- Gia công đảm nhận công đoạn

- Gia công hoàn chỉnh một sản phẩm

- Gia công chi tiết

1.2 Quy trình hoạt động gia công xuất khẩu

* Tiếp cận thị trường, tìm đối tác:

Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳdoanhnghiệp nào muốn tham gia vào thị trường thế giới Thông qua đó, các nhàkinh doanh làm gia công xuất khẩu có đầy đủ thông tin cần thiết và từ đó mới cóthể tìm và chọn bạn hàng hợp tác với mình trong quá trình gia công cho họ Nộidung của nghiên cứu thị trường là : thu thập, kiểm tra, xử lý các thông tin cầnthiết như:

- Khu vực thị trường quan trọng đối với sản phẩm của mình, khả năng đápứng của công ty là bao nhiêu

- Yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm

- Tình hình gia công xuất khẩu hàng giầy dép trên thế giới, trong khu vực

và các doanh nghiệp trong nước, xu hướng trong thời gian tới

Lựa chọn đối tác đặt hàng gia công xuất khẩu: Mục đích chọn khách hàngđặt gia công là tìm đối tác đặt gia công mang lại nhiều ưu đãi, sự cộng tác an toàn

và thu phí gia công nhiều nhất Khi lựa chọn khách hàng, các doanh nghiệp cầnthận trọng tìm hiểu kỹ về đối tác, về các mặt mạnh và mặt yếu của họ Các doanhnghiệp có thể lựa chọn đối tác dựa trên quan hệ bạn hàng sẵn có hoặc có thểthông qua công ty tư vấn, cơ sở giao dịch hoặc văn phòng thương mại và côngnghiệp các nước có quan hệ và đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài đểlựa chọn khách hàng có uy tín trên thị trường, có khả năng thanh toán

* Đàm phán ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu

Trang 4

Muốn ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu, hai bên cần phải đàm phán để điđến những thoả thuận Thông thường việc đàm phán được tiến hành dưới nhiềuhình thức như:

- Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp

- Đàm phán qua điện thoại

- Đàm phán qua thư tín, điện tín, fax…

Mỗi hình thức đàm phán thường có những ưu, nhược điểm khác nhau, tuỳtheo điều kiện cụ thể có thể dùng một trong ba hình thức trên hoặc dùng kết hợp

cả ba hình thức hoặc kết hợp hai trong ba hình thức

Sau khi xem xét nghiên cứu đơn đặt hàng, thoả thuận về phí gia công thì sẽchính thức ký kết hợp đồng Đặc thù ngành gia công xuất khẩu hợp đồng ký banđầu chỉ có tính nguyên tắc, cam kết giữa hai bên Sau này khi đi vào thực hiệncác bên sẽ ký bản phụ lục cụ thể hoá về giá cả, thời hạn giao hàng trong bản phụlục sẽ có giá trị thực hiện

Hợp đồng gia công bao gồm những điều khoản chính sau: Tên hàng, phẩmchất, số lượng, thời hạn giao nguyên phụ liệu, phí gia công, phương thức thanhtoán và trọng tài

* Tổ chức nhập khẩu nguyên phụ liệu

Căn cứ vào số liệu bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu mà doanhnghiệp sẽ tiến hành xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng.Hàng gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn nhập nguyên phụ liệu bởikhi tiến hành gia công xong sẽ xuất ngược trở lại không tiêu dùng trong nước Dovậy một trong những khâu quan trọng là hoàn thành thủ tục hải quan Cơ quanhải quan có nhiệm vụ giám sát quá trình nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuấtthành phẩm, nguyên phụ liệu thừa ra nước ngoài

* Tổ chức gia công.

Sau khi nhận nguyên phụ liệu doanh nghiệp chuyển nguyên phụ liệu vềthẳng công ty để gia công Do quy trình công nghệ ngành giầy dép tương đốiphức tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn vì vậy đòi hỏi các bộ phận phải phối hợpchặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt công việc.Tổ chức gia công cùng các kỹthuật viên nước ngoài(nếu có) hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chất lượng

* Tổ chức xuất khẩu

Trang 5

Sau khi thực hiện gia công xong, doanh nghiệp sẽ tiến hành giao hàng chophía nứơc ngoài Công tác giao hàng gồm các việc sau:

- Ghi mã hiệu lên thùng hàng

- Làm thủ tục hải quan giao thành phẩm

- Tổ chức vận chuyển hàng tới nơi qui định để giao cho người vận tải

1.3 Một số ngành gia công xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

- Gia công giày da

- Gia công dệt may

2.1 Gia công giày da

2.1.1 Thực trạng của gia công giày da Việt Nam

Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành giày Việt Nam bắt đầu pháttriển với tốc độ nhanh cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường trong nước

và xuất khẩu Gia công giày Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tếđất nước

Tuy nhiên, ngành da giày vẫn chủ yếu sản xuất bằng phương thức gia công

và lệ thuộc vào nguyên phụ liệu, công nghệ và cả vốn đầu tư từ nước ngoài Hiệphội da giày Việt Nam - Lefaso vừa đệ trình Chính phủ phê duyệt chiến lược mớiphát triển ngành từ nay đến năm 2020, với nhiều giải pháp quyết liệt để phát triểnngành công nghiệp phụ trợ và nguyên phụ liệu trong nước để đến năm 2015 kimngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa tăng từ 50% hiện nay lên 60%-70% và đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD

Năm 2011 Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đạt 6.523 triệu la Mỹ,tăng 27,3% so với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành túi xách – ba lô đạt1.279 triệu la Mỹ, tăng 33,4% so với năm 2010 Tổng kim ngạch xuất khẩu củatoàn ngành đạt 7.802 triệu Đô la Mỹ

Ba thị trường chính hiện nay của ngành da giày là EU, Mỹ với Nhật vớikim ngạch xuất khẩu:

Trang 6

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành giày da theo thị trường

sau Trung Quốc và dẫn đầu tại một số thị trường như Mexico, Brasil…

Lĩnh vực ba lô - túi sách, vùng thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật và Đông

Á Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu vào các vùng thị trường này như sau:

Mỹ: 461 triệu USD; EU: 422 triệu USD; Nhật: 140 triệu USD; Đông Á: 66 triệu

USD, các thị trường còn lại: 190 triệu USD

Hiện tại, ngành giày dép Việt Nam có khả năng sản xuất 761 triệu đôi giày

dép các loại và 98 triệu cái cặp- túi các loại Từ chỗ chỉ gia công mũi giày đơn

thuần cho các nước Đông Âu và với sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, đến nay

các doanh nghiệp ngành giày đã sản xuất được những đôi giày hoàn chỉnh với

chủng loại phong phú Những nhãn hiệu giày nổi tiếng thế giới hiện đã được sản

xuất tại Việt Nam như Nike, Reebok, Adidas, Diadora…Ngành giày Việt Nam

thực sự đã bước sang một thời kỳ phát triển mới, thay đổi lớn về qui mô, trở

thành một ngành kinh tế lớn, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động

Cho đến nay, giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới Tuy nhiên, ngành da giày vẫn chủ yếu sản xuất

bằng phương thức gia công và lệ thuộc vào nguyên phụ liệu, công nghệ và cả vốn

đầu tư từ nước ngoài

2.1.2 Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Trang 7

- Việt nam có lợi thế để phát triển ngành giầy đó là lực lượng lao độngtrẻ,giá nhân công thấp Thực chất giầy Việt Nam chủ yếu là gia công cho nướcngoài Thực hiện việc gia công xuất khẩu mặt hàng giầy có lợi:

- Trước tiên là giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước,đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xãhội

- Việc gia công giầy cho người nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếp thuđược khoa học kỹ thuật tiên tiến, kể cả mặt quản lý công nghiệp và đào tạo đượcđội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật tiên tiến và tính tổ chức kỷ luậttốt Và nhờ đó mà các doanh nghiệp luôn tự trang bị máy móc thiết bị mới vàmẫu mã hợp thời trang theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài

- Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhung luôn tái tạo được ngoại

tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàng bao tiêutoàn bộ sản phẩm

- Gia công xuất khẩu giầy là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tếđối ngoại Thực hiện xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như hoạt độngngân hàng quốc tế, vận tải quốc tế… vì vậy khi xuất khẩu phát triển, các quan hệnày cũng phát triển theo

- Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì bước đi cần thiết do thiếu vốn,công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường

Khó khăn

* Chỉ chú trọng đến việc mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng

đến những nhân tố quan trọng nội tại:

- Trong công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu nước ta đã đạtđược nhiều kết quả(thâm nhập thị trường mới)tuy nhiên còn một số tồn tại sau:

- Song song với việc mở rộng tìm kiếm thị trường gia công mới thì cáccông ty gia công trong nước đã không củng cố thị trường gia công truyền thống,

đã làm cho thị trường này mai một đi, thậm chí có những thị trường không cònkim ngạch xuất khẩu và hợp đồng gia công xuất khẩu ở một số thị trường Châu ánhư Nhật Bản, Đài Loan, Singapore

Trang 8

- Gia công xuất khẩu giầy ở nước ta chủ yếu phục vụ xuất khẩu Hoạt độngnày đã có các thành công đáng kể như thu ngoại tệ về cho đất nước song lại để lạikhoảng trống phía sau lưng mình đó là thị trường nội địa Hiện nay dân số Việtnam khoảng 87 triệu người, số người tiêu dùng đông đảo này đã tạo ra thị trườngsức mua khoảng 750 triệu USD/năm Do vậy, một mặt các doanh nghiệp ViệtNam cần tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, một mặt tăng cường sản xuất hàngtiêu dùng nội địa, tránh bỏ phí thị trường này.

* Thiếu vốn và công nghệ:

- Thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là khó khăn lớn nhấtcho các doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp của chúng ta cần nhiều vốnchủ yếu để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất vàkhả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Với công nghệ lỗi thời nên khi khách hàng đặt hàng cao cấp, lợi nhuậncao cũng không đủ khả năng thực hiện.Giầy dép là mặt hàng thường xuyên có sựthay đổi về mẫu mã và kiểu dáng nhưng do đội ngũ cán bộ chuyên môn và cácloại máy móc thiệt bị chuyên dùng phục vụ cho công việc này là rất yếu và thiếu

Mà chúng ta chưa thể chế tạo được khuôn và phụ tùng, do vậy các doanh nghiệpcủa nước ta vẫn còn phụ thuộc vào nước ngoài

*Bị lệ thuộc quá nhiều vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, hoá

chất, phụ tùng , máy móc tù nước ngoài.

Ngành công nghiệp phụ trợ trong nước đủ sức cung ứng nguyên phụ liệucho sản xuất của ngành da giày Một đôi giày thành phẩm, giá trị nguyên phụ liệuchiếm từ 60 - 70% giá trị đôi giày Thực tế lâu nay, DN sản xuất giày phải nhậpkhẩu hầu như toàn bộ 60 - 70% nguyên phụ liệu từ nước ngoài Theo tính toáncủa các chuyên gia trong ngành, nếu nhập nguyên liệu thô, sau đó gia công chếbiến thành vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất giầy dép thì tuỳ theo từng loại, giávật liệu sẽ rẻ được 10%-30%(so với giá vật liệu tính do nước ngoài cung cấp)

Do thiếu nguyên phụ liệu, mà phần lớn DN da giày VN sản xuất gia công, lệthuộc khá nhiều vào công nghệ, nguyên liệu và vốn của các nhà thầu và hãnggiày của nước ngoài Một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất giày là dathuộc, thì cả nước hiện có 30 doanh nhiệp (có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

Trang 9

ngoài) chỉ đáp ứng một sản lượng rất nhỏ, không thỏa mãn “cơn khát” nguyênliệu của toàn bộ ngành giày Việt Nam

Phần lớn các hợp đồng gia công vẫn ở dạng thuần tuý.

Những hợp đồng mua bán đứt đoạn chưa nhiều nên thực tế hiệu quả chưacao, giá trị nhận được chỉ là thù lao gia công thuần tuý Chính vì thế, khả năngtích luỹ của doanh nghiệp chưa cao, khả năng huy động vốn còn nhiều hạn chế

Thiếu thương hiệu nổi tiếng, thiếu quan hệ thương mại

Với trình độ và khả năng sản xuất của Việt Nam có thể những sản phẩmđẹp và chất lượng đẳng cấp quốc tế nhưng vì thiếu thương hiệu nổi tiếng riêng,thiếu quan hệ thương mại do vậy ngành da giày Việt Nam chỉ dừng lại ở việcgia công, dù sản xuất ra mỗi năm khoảng 600 triệu đôi giày có mặt trên toàn thếgiới nhưng lại mang tên các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas Đây cũng là một trong lý do khiến lợi nhuận của ngành này chưa cao, dù sảnlượng không nhỏ

Những thương hiệu trên rất tốt cả về mẫu mã và chất lượng, nhưng sảnlượng xuất khẩu chính thức rất ít, chủ yếu là do Việt kiều về nước mua mang ranước ngoài

2.1.3 Những cơ hội và thách thức mà ngành da giày Việt Nam đang phải đối mặt trước thềm hội nhập.

Cơ hội

- Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triểnngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp vớiyêu cầu khắt khe của thị trường Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàngrào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giàythâm nhập vào thị trường khu vực

- Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội Tính đến hết năm

2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuấttrong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình vàcác làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao độngcông nghiệp Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân côngthấp

Trang 10

- Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu đượcchú trọng Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyêntruyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sảnxuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thứcpháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật đểđấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại Phương thức bán hàng tại cácdoanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ,tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triểnhình thức thương mại điện tử.

- Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thịtrường nội địa Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng muasắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộngvào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giàyphát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà

Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệpphát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông

lệ quốc tế

- Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư,

có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại Riêng sản phẩm

da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm Mặt hàng chủ lực củangành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sảnxuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thịtrường xuất khẩu

Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càngđược mở rộng và ổn định: thị trường EU, thị trường Mỹ, thị trường các nướcĐông Á…

Trang 11

Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và

đa dạng hơn

Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn địnhnhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một sốnước như Brazil, Indonesia đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuếchống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%

- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưngthị phần của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng so với 83,5% củaTrung Quốc

Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông

Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượngnhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nướcnày

Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sảnphẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất Theo LEFASO,nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trongkhi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nammới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước,80% còn lại phải nhập khẩu

- Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nammới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạnhư khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻem

Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và cóyếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lựcngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước vàquốc tế

Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân sốtrẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dâychuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng

Ngày đăng: 28/10/2014, 00:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành giày da theo thị trường - Tìm hiểu một số ngành Việt Nam gia công cho nước ngoài
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu ngành giày da theo thị trường (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w