1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tìm hiểu một số loại cây thuốc nam

29 708 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

BÁO CÁO TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI CÂY THUỐC Ba Gạc Tên khác: La phu mộc. Tên khoa học: Rauvolfia canescens L. (Ba gạc Cuba); Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R. chinensis Hemsl. (Ba gạc); R. vomitoria Afz. (Ba gạc bốn lá); R. cambodiana Pierre. (Ba gạc lá to); R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz. (Ba gạc Ấn độ), họ Trúc đào (Apocynaceae). Những loài này mọc hoang hoặc được đưa từ các nước khác về trồng ở nước ta. Bộ phận dùng: Vỏ rễ và rễ (Cortex et Radix Rauvolfiae). Thành phần hoá học chính: 1 Nhiều alcaloid (0,8%), trong đó quan trọng nhất là reserpin, serpentin, ajmalin. Công dụng: Chiết xuất các alcaloid (reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phẩn) dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp. Ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và tiêm. Bá bệnh Tên khác: Bách bệnh, Mật nhân, Mật nhơn. Tên khoa học: Eurycoma longifolia Họ:Simaroubaceae Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào. Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả 1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt. Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, quả. Thành phần hóa học chính:Quassinoid, Alcaloid Công dụng: Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét. Chú ý: Dùng nhiều Bá bệnh có thể gây mất ngủ, làm giảm ham muốn tình dục. 2 Ba Kích Morinda officinalis How Tên khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà. Tên khoa học: Radix Morindae Nguồn gốc: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta. Thành phần hoá học chính: Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C. Công dụng: 3 Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối… Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổ thận. Bạc Thau Argyreia acuta Lour Tên khác: Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thau bạc, Chấp miên đằng. Tên khoa học: Argyreia acuta Lour., họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Cây mọc hoang khắp nơi. Bộ phận dùng: Lá và cành. Công dụng: 4 Chữa ho, điều kinh, lợi tiểu. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g cành, lá khô. Dùng ngoài: giã cành, lá tươi đắp lên mụn nhọt đã vỡ mủ để chóng lên da non. Bạch biển đậu Semen Lablab Tên khác: Đậu ván trắng. Tên khoa học: Semen Lablab Nguồn gốc: Hạt già phơi khô của cây Đậu ván trắng (Lablab vulgaris Savi.), họ Đậu (Fabaceae). Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta. Thành phần hoá học chính: Carbohydrat (57%), protein (21%), lipid (2%), calci, sắt, vitamin B, vitamin C… Công dụng: Chữa ỉa chảy , lỵ, viêm ruột, cảm nắng, ngộ độc rượu, cá nóc… Cách dùng, liều lượng: 5 Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Bách bộ Radix Stemonae Tên khoa học: Radix Stemonae Nguồn gốc: Rễ củ đăc chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Fanch. et Savat. 6 Thành phần hoá học chính: Các alcaloid (Tuberstemonin, stemonin, stemonidin), carbohydrat. Công dụng: Chữa ho, ghẻ lở, chữa giun, diệt sâu bọ. Cách dùng, liều lượng: Chữa ho: 3-15g một ngày. Chữa giun:Ngày 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy. Bạch chỉ Radix Angelicae Tên khoa học: Radix Angelicae Nguồn gốc: 7 Rễ phơi gay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.) hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae). Cây Bạch chỉ có trồng ở nước ta. Dược liệu phải nhập một phần. Thành phần hoá học chính: Tinh dầu, coumarin, tinh bột. Công dụng: Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh. Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Ghi chú: Bạch chỉ nam là rễ củ của cây Bạch chỉ nam (Milletia pulchra Kurz.), họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài). Bạch đồng nữ Clerodendrum viscosum Tên khác: Mò trắng, Bấn trắng. Tên khoa học: 8 Clerodendrum viscosum Vent.=Clerodendrum canescens Wall., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá (Herba Clerodendri). Rễ (Radix Clerodendri). Thành phần hoá học chính: Alcaloid, flavonoid, muối calci. Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao. Cách dùng, liều lượng: Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, mỗi ngày dùng 15-20g. Ghi chú: Cao Hương ngải là cao lỏng chế từ lá Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Thuốc HA1 làm hạ huyết áp. Loài Mò mâm xôi (Clerodendrum fragrans (Vent.) Willd.), loài Xích đồng nam (Clerodendrum squanmatum Vahl.) cũng được dùng với công dụng tương tự. Bạch hạc 9 Rhinacanthus communis Nees. Tên khác: Kiến cò, Nam uy linh tiên. Tên khoa học: Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae). Cây mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Bộ phận dùng: Rễ (Radix Rhinacanthi). Thành phần hoá học chính: Anthranoid (rhinacanthin). Công dụng, cách dùng: Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống. Trị hắc lào: ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào. 10 [...]... ta có vị thuốc mang tên Bạch truật nam hay Truật nam thường đã thái phiến màu trắng, đó là thân rễ của cây Gynura pseudochina DC., họ Cúc (Asteraceae) Vị thuốc này để nguyên còn gọi là Thổtam thất Bán hạ Typhonium trilobatum (L.) Schott Tên khoa học: Rhizoma Typhonii trilobati Nguồn gốc Dược liệu là thân rễ đã chế biến khô của cây Củ chóc (Typhonium trilobatum (L.) Schott.), họ Ráy (Araceae) Cây mọc... bán hạ của Trung Quốc là thân rễ cây Bán hạ (Pinellita ternata (Thunb.) Brett), họ Ráy (Araceae) Bảy lá một hoa 15 Paris polyphilla Sm Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu Tên khoa học: Paris polyphilla Sm = Daiswa polyphylla (Sm.) Raf và một số loài khác thuộc chi Paris như P delavayi Franch., P hainannensis Merr., họ Loa kèn trắng (Liliaceae) Cây mọc hoang ở một số vùng núi cao trong nước ta Bộ... thành củ thái thành miếng mỏng, phơi khô Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Nam nước ta Thành phần hoá học chính: Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu Một số kết quả nghiên cứu cho thấy trong phần thân phình thành củ có muối vô cơ, vết alcaloid Công dụng: Chữa các bệnh về gan, vàng da, ăn uống kém, đau nhức xương,khớp Cách dùng, liều lượng: 17 Ngày dùng 12-16g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống Bồ công... Wils.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae) Cây Bách hợp mọc hoang ở một số vùng núi cao của nước ta Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc Thành phần hoá học chính: Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), vitamin C, alcaloid Công dụng: Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp Cách dùng, liều lượng: Phối hợp trong các phương thuốc bổ phế chỉ khái, ho lao suy nhược Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán Bạch truật... rễ Thành phần hoá học chính: Saponin Công dụng: Chữa sốt, rắn độc cắn, chữa ho lâu ngày, hen suyễn Cách dùng, liều lượng: 16 Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kể liều lượng Ghi chú: Có tài liệu tách thành họ Bảy lá một hoa (Trilliaceae) Bí kỳ nam Hydnophytum formicarium Jack Tên khác: Kiến kỳ nam, Kỳ nam kiến Tên khoa học: Hydnophytum formicarium Jack =... ta và một số nước khác Thành phần hoá học chính: Tinh bột, saponin, alcaloid Công dụng: Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột Trước khi dùng phải chế biến cho gần hết ngứa Có nhiều quy trình khác nhau, phụ liệu thường là nước vo gạo, nước vôi trong, gừng, cam thảo… 14 Ghi chú: Vị thuốc. .. Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam Thành phần hoá học chính: Alcaloid Công dụng: Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràng mãn tính Dùng uống sau khi đẻ để chữa ho, thông huyết 22 Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác Chú ý: Tránh nhầm lẫn lá cây Bọ mẩy với vị thuốc Đại thanh diệp (nhập từ Trung... chữa ho lâu ngày, ho ra máu – ngày:10-12g dạng thuốc sắc Lá cây giã nát đắp lên vết thương, vết loét; xông chữa cảm mạo, sốt Dùng ngoài không kể liều lượng Ghi chú: Tránh nhầm lẫn với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conzyoides l.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc 26 Bướm bạc Mussaenda pubescens Ait f Tên khác: Bươm bướm, Hoa bướm Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait f , họ Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta Bộ... Cách dùng, liều lượng: Hoa làm thuốc lợi tiểu chữa ho, hen, ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gãy xương Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc Cành, thân, lá cũng dùng như rễ, ngày dùng 6-12g Bụp giấm Hibiscus subdaiffla L Tên khoa học: Hibiscus subdaiffla L , họ Dâm bụt (Malvaceae) Cây có nguồn gốc ở Tây phi,... dùng với công dụng tương tự Bồ công anh Việt Nam Bồ cốt chi Tên khác: Bổ cốt chỉ, Hạt đậu miêu, Phá cố chỉ Tên khoa học: Semen Psoralae Nguồn gốc: 19 Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.), họ Đậu (Fabaceae) Nước ta có trồng cây này, dược liệu chủ yếu nhập từ Trưng Quốc Thành phần hoá học chính: Dầu béo, coumarin Công dụng: Thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, phụ nữ . BÁO CÁO TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI CÂY THUỐC Ba Gạc Tên khác: La phu mộc. Tên khoa học: Rauvolfia canescens L. (Ba gạc Cuba);. thành củ thái thành miếng mỏng, phơi khô Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Thành phần hoá học chính: Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy trong phần. gốc: Vẩy đã chế biến khô của cây Bách hợp (Lilium brownii var. colchesteri Wils.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae). Cây Bách hợp mọc hoang ở một số vùng núi cao của nước ta. Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung

Ngày đăng: 12/04/2015, 13:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w