Xếp hạng một số ngân hàng Việt Nam
Trang 1Xếp hạng một số ngân hàng Việt Nam
Báo cáo xếp hạng ngân hàng Việt Nam 2009 lần đầu tiên được một công ty tư nhân - Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit), công bố hôm nay, 9-12 tại Hà Nội
Báo cáo đưa ra Chỉ số tín nhiệm Việt Nam (VCI - Vietnam Credit Index) dựa trên việc phân tích, đánh giá những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam
Theo Vietnam Credit, bảng xếp hạng dựa trên sự tổng hợp 18 chỉ tiêu trọng yếu về như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, hiệu quả kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, chất lượng và sự đa dạng hóa tài sản và dịch vụ… của các ngân hàng Nguồn dữ liệu chủ yếu được lấy từ các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng năm 2008 trở về trước
Bảng 1: Bảng xếp hạng các ngân hàng của Vietnam Credit
A Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) BBB
Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngoại thương (VCB), Quân đội (MB), Công thương (Vietinbank), Ngoài quốc doanh (VPBank), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Nhà Hà Nội (Habubank) BB
Đông Nam Á (South East Asia), Sài Gòn Công thương (Saigon Bank), Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Đông Á (EAB), Quốc tế (VIB), Hàng hải
(Maritime Bank), Liên Việt (Lien Viet Bank), Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi Bank), Đại Dương (Ocean Bank)
B VID Public, Phát triển nhà TP.HCM, An Bình, Tiên Phong, Liên doanh Việt Thái, Dầu khí toàn cầu, Liên doanh Indovina, Sài Gòn, Nam Việt, Nhà ĐBSCL, Xăng dầu Petroimex, Phương Nam
CCC Liên doanh Shinhanvina, Việt Á, Liên doanh Việt Nga, Việt Nam Thương tín, Bắc Á, Mỹ Xuyên, Miền Tây, Phương Đông, Đại Á, Đệ Nhất, Nam Á, Đại Tín, Gia Định, Việt Nam Tín nghĩa, Kiên Long
D Ngân hàng TMCP Việt Hoa
Bảng 2: Một số chỉ tiêu so sánh của vài ngân hàng lớn
Trang 2Theo các chỉ tiêu trên, các chuyên gia cho rằng tính an toàn của các ngân hàng Việt Nam tương đối ổn định trong ngắn hạn Về dài hạn, thị trường ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô và các yếu tố từ bên ngoài.
Cụ thể, các tỷ lệ trung bình của ngành theo tính toán của Vietnam Credit như sau: tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) trung bình của 10 ngân hàng có tỷ lệ NIM cao nhất là 5,96%, trung bình NIM toàn ngành là 2,93%; tỷ lệ sinh lời/tổng tài sản (ROA) trung bình 10 ngân hàng có ROA cao nhất là 2,93%, trung bình ROA toàn ngành là 1,32%; tỷ lệ lời/vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của 10 ngân hàng có tỷ lệ ROE cao nhất là 17,14%, trung bình ROE toàn ngành là 8,57%; chi phí.thu nhập (C/I) trung bình của 10 ngân hàng có tỷ lệ này cao nhất là 27,08% và trung bình toàn ngành là 48,49%
Công ty này cũng công bố một số các chỉ tiêu xếp hạng khác, mà qua đó, cũng phần nào thể hiện năng lực quản trị điều hành, tính an toàn của bức tranh ngân hàng
Các định mức đánh giá xếp hạng của Vietnam Credit
AAA: doanh nghiệp có khả năng cao nhất trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình.
AA: có khả năng cao trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình nhưng thấp hơn AAA
A: mức độ rủi ro trong giao dịch với các doanh nghiệp này rất thấp, tuy nhiên chịu ảnh hưởng của những thay đổi hoàn cảnh và môi trường kinh tế.
BBB: mức độ an toàn tương đối tốt, môi trường kinh tế và các thay đổi bất lợi có thể gia
Trang 3tăng mức độ rủi ro lớn
BB: trở nên tổn thương rõ ràng khi các yếu tố như điều kiện kinh doanh, tài chính không thuận lợi.
B: dễ bị mất khả năng trả nợ mặc dù vẫn có khả năng thực hiện các cam kết tài chính CCC: có mức độ rủi ro cao, nếu điều kiện kinh tế bất lợi thì có ít khả năng thực hiện các cam kết tài chính.
CC: có nợ và nguy cơ không trả được nợ rất cao
C: thấy rõ việc phá sản tuy nhiên vẫn đang cố găng dàn xếp việc trả nợ D: doanh nghiệp đã thực sự vỡ nợ