Thị trường liên ngân hàng một số nước và việt nam
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
MÔN: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Thảo luận:
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƯỚC VÀ VIỆT NAM
Trang 2HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2013
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường liên ngân hàng 3
I Khái niệm, bản chất của thị trường liên ngân hàng 3
II Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng 3
III Các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng 4
1.Các tổ chức TD, chủ yếu là các NHTM: 4
2.Ngân hàng trung ương: 5
IV Các giao dịch chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng 5
V Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 5
VI Thanh toán trên thị trường liên ngân hàng 5
VII Vai trò của thị trường liên ngân hàng 6
Chương 2 : Thị trường liên ngân hàng một số nước và Việt Nam 7
I.Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc 7
1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường liên ngân hàng Trung Quốc 7
2.Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Trung Quốc 8
3.Các chủ thể tham gia trên thị trường 9
4.Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Trung Quốc 9
II.Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản 14
1.Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng Nhật Bản 14
2.Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Nhật Bản 15
2.1.Thị trường vay mượn tiền tệ (Call Market): 15
3.Các chủ thể tham gia 16
4.Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Nhật Bản 17
III.Thị trường liên ngân hàng Việt Nam 21
1.Quá trình phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam 21
2.Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Việt Nam 24
3.Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Việt Nam 25
4.Một số tồn tại và nguyên nhân 30
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam 31
1.Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 31
2.Phát triển thị trường repo 32
3.Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ngân hàng Nhà nước VN 32
Trang 3Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường liên ngân hàng
I Khái niệm, bản chất của thị trường liên ngân hàng
Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng hoặc các TCTD vay mượn nhau các khoản dự trữ dư thừa nhằm bù đắp nhu cầu ngân quỹ tạm thời cho các nghĩa vụ tài chính thường xuyên
Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch cơ bản(Money Base – MB) giữa các ngân hàng, thông thường các giao dịch này thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại ngân hàng trung ương Đây là thị trường thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn dưới nhiều hình thức giữa các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm bù đắp nhu cầu gây quỹ của mình
II Đặc điểm của thị trường liên ngân hàng
Một là, thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn: Tuy các quốc gia
không quy định thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn nhưng trong thực tế các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chủ yều là giao dịch ngắn hạn
Hai là, thị trường liên ngân hàng chủ yếu là thị trường bán buôn: Hàng hóa giao
dịch ở thị trường liên ngân hàng là mua bán tiền gửi ngân hàng, tức là khỏan dự trữ dư thừa tạm thời với những giao dịch lớn trị giá hơn 1 triệu USD (tức là bán buôn) Ngòai ra, các loại giấy tờ có giá ngắn hạn là hàng hóa được mua bán thường xuyên và khối lượng lớn trên thị trường này
Ba là, thị trường liên ngân hàng là thị trường vay mượn vay mượn với độ rủi ro
cao Các giao dịch ở đây hầu như không có tài sản bảo đảm, các thủ tục pháp lý cực kỳ đơn giản Vì vậy, để trở thành thành viên của thị trường, các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp ứng được các yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và có giấy phép hành nghề
Trang 4Bốn là, thị trường liên ngân hàng là thị trường cực kỳ nhạy cảm và là thị trường
thông tin: Thị trường liên ngân hàng là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, trong đó ngân hàng thương mại mở tài khỏan tiền gửi thanh tóan tại ngân hàng thương mại khác Hệ thống tài khỏan giữa các ngân hàng đại lý giúp cho thị trường liên ngân hàng họat động hiệu quả
Năm là, thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu: Thông
qua hệ thống giao dịch hiện đại, các doanh vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện trên cơ sở liên kết tòan cầu giữa các ngân hàng, các nhà kinh doanh phi ngân hàng và một môi giới tiền tệ
Sáu là, thị trường liên ngân hàng thực hiện giao dịch thông qua các công cụ hiện
đại: Thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch mà chủ thể tham gia là các ngân hàng, các nhà kinh doanh (dealers) và nhà môi giới (brockers) Trên thị trường liên ngân hàng, người môi giới (đa số là ngân hàng) mua bán tiền gửi qua điện thoại, máy tính…bằng các công cụ phái sinh như quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai…
III Các chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng.
1 Các tổ chức TD, chủ yếu là các NHTM:
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
Mục đích:
- Kinh doanh tiền tệ từ nguốn vốn tạm thời nhàn rỗi
- Đảm bảo khả năng thanh khoản khi khách hàng rút tiền hoặc giải ngân, tăng tính thanh khoản trên thị trường
- Huy động nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM
sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Giảm thiểu chi phí cơ hội do phải duy trì dự trữ bắt buộc
Trang 52 Ngân hàng trung ương:
Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng
Mục đích: điều tiết thị trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ để duy trì các điều kiện tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu hoạt động
IV Các giao dịch chủ yếu trên thị trường liên ngân hàng.
1 Gửi tiền và nhận tiền gửi ở ngân hàng khác
2 Vay và cho vay ngân hàng khác
3 Mua bán hẳn hoặc có kỳ hạn các giấy tờ có giá
V Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng là lãi suất thỏa thuận, thay đổi theo thời gian và phù hợp với chính sách lãi suất của NHTW Nói cách khác, sự thay đổi lãi suất liên ngân hàng phụ thuộc vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành cung - cầu vốn khả dụng
NHTW là người chi phối sự biến động của lãi suất liên ngân hàng mặc dù nó là lãi suất thị trường và được hình thành do quan hệ cung cầu vốn khả dụng trên thị trường liên ngân hàng NHTW có thể thường xuyên tác động vào lãi suất nội tệ liên ngân hàng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ thông qua việc thiết kế một hệ thống lãi suất chủ đạo và sử dụng để điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng hàng ngày
VI Thanh toán trên thị trường liên ngân hàng.
Trên thị trường liên ngân hàng, các giao dịch liên ngân hàng đựơc thanh toán liên ngân hàng hoặc qua hệ thống Chips (Clearing House Interbank Payments System) Đây
Trang 6là hệ thống thanh toán được vi tính hóa với chủ sở hữu là các ngân hàng thanh toán bù trừ lớn Thông thường thanh toán giữa 2 ngân hàng liên quan được thực hiện thông qua Tung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House) Đây là một tổ chức mà tại đó các ngân hàng duy trì một lượng tiền trên tài khoản của các ngân hàng khác nhằm thanh toán những giao dịch liên ngân hàng.
Cũng có thể thực hiện thanh toán liên ngân hàng qua hệ thống Swipt ( có từ năm 1977) và thay thế cho bưu điện và điện tín Hệ thống này được liên kết với nhau bằng vệ tinh và các bức điện được chuyển hóa giữa các ngân hàng đựơc tiêu chuẩn hóa nhằm tối
đa hóa các sai sót do tập quán và ngôn ngữ Hầu hết các ngân hàng trên thế giới, kể cả Nga, các nước Đông Âu, Việt Nam… đều đã tham gia thị trường này
VII Vai trò của thị trường liên ngân hàng
- Tác động tích cực đến yêu cầu quản lý vốn khả dụng của hệ thống NHTM
- Giảm chi phí cơ hội của việc duy trì dự trữ thường xuyên cho các NHTM
Trang 7Chương 2 : Thị trường liên ngân hàng một số nước và Việt Nam
I Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc
1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường liên ngân hàng Trung Quốc
Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc được thành lập vào năm 1996, tuy nhiên, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã bắt đầu giao dịch với nhau từ những năm
80 của thế kỷ 20, khi chưa có sự quản lý điều hành của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Ban đầu, mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng được hình thành chủ yếu nhằm cân đối các nguồn vốn trung và dài hạn Vào năm 1993, thị trường liên ngân hàng trở nên hỗn loạn do các doanh nghiệp và tổ chức phi tài chính sử dụng một lượng lớn nguồn vốn vay (kỳ hạn ngắn) trên thị trường liên ngân hàng để đầu tư vào những tài sản rủi ro trên thị trường chứng khoán hoặc bất động sản Bên cạnh đó, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng còn không tuân theo khuôn khổ lãi suất của ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát cao ở Trung Quốc thời kỳ đó Do vậy, xây dựng một thị trường liên ngân hàng có sự quản lý của Ngân hàng Trung ương là mục tiêu quan trọng nhất trong quá trình cải cách thị trường tài chính Ngay từ năm 1996, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đề ra các biện pháp cải cách:
Thứ nhất, chất lượng của các tổ chức tài chính đã được xếp hạng
Thứ hai, tất cả các thành viên giao dịch trên thị trường liên ngân hàng phải thực hiện
thông qua hệ thống giao dịch điện tử của Ngân hàng trung ương giúp cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nắm bắt kịp thời thông tin về cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
Thứ ba, Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc giới hạn kỳ hạn đáo hạn và số lượng
cho vay, đi vay đối với tất cả các tổ chức tài chính Theo đó thì đối với các ngân hàng thương mại thời hạn đáo hạn lớn nhất của các khoản cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng là không được vượt quá 4 tháng và số lượng cho vay, đi vay phải dựa trên khoản mục cân dối tiền gửi Còn đối với các Tổ chức tài chính phi ngân hàng thì kỳ hạn đáo hạn ít hơn 7 ngày và số lượng cho vay, đi vay dựa trên khả năng của nguồn vốn
Trang 82 Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Trung Quốc
Thị trường tiền tệ Trung Quốc được hình thành bởi các thị trường cấp dưới sau: Thị trường liên ngân hàng, thị trường hợp đồng mua lại trái phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ và nghiệp vụ thị trường mở, thị trường tín phiếu) Sự phát triển của các thị trường cấp dưới này cho thấy sự phát triển của thị trường tiền tệ Trung Quốc
Từ tháng1/1996: Thị trường liên ngân hàng Trung quốc (được điều hành bởi NIFC) bao gồm các thị trường bộ phận:
- Thị trường CHIBOR (Thị trường vay- cho vay LNH): Lãi suất liên ngân hàng
Trung Quốc – China Interbank Offered Rate (CHIBOR) là lãi suất thả nổi trên thị
trường tín dụng liên ngân hàng Tháng 2/2007, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) chính thức cho ra mắt hệ thống lãi suất cho vay liên ngân hàng mới SHIBOR áp dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đây là kết quả của những nỗ lực nhằm đẩy mạnh tự do hoá tỷ lệ lãi suất theo hướng thị trường và củng cố hệ thống lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ Trung Quốc SHIBOR được tính cho tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ bao gồm 16 kì hạn từ qua đêm cho đến 1 năm Trong khi đó, CHIBOR chỉ có 7 kì hạn: qua đêm, 7 ngày, 14 ngày, 1tháng, 2 tháng,
3 tháng, 4 tháng Sự đa dạng về kì hạn này đã tạo ra hàng loạt sản phẩm phái sinh giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường liên ngân hàng Trung Quốc
- Thị trường trái phiếu LNH (Bond market) và thị trường mua lại trái phiếu (Repo
Bon market): Hoạt động repo trái phiếu ở Trung Quốc chính thức bắt đầu từ năm 1991
Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1991 đến tháng 6/1997 hoạt động này mới chỉ diễn ra trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải Vào đầu năm 1997, nhằm ngăn chặn nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại chảy vào thị trường chứng khoán quá nhiều, PBC buộc các ngân hàng thương mại phải rút vốn từ các giao dịch repo trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán về thực hiện trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng
- Thị trường ngoại hối liên ngân hàng.
Trang 93 Các chủ thể tham gia trên thị trường
3.1 Các tổ chức tín dụng
Bộ phận quan trọng các tổ chức tín dụng tham gia thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc chính là các ngân hàng thương mại Hiện nay, có thể nói số lượng các ngân hàng thương mại của Trung Quốc khá lớn với nhiều hình thức ngân hàng như:
Ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng phát
triển Trung Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc), Ngân hàng thương mại cấp
một: Ngân hàng Trung Quốc, các Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, các Ngân hàng
nông nghiệp của Trung Quốc, và Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng
thương mại cấp hai (gồm các ngân hàng thương mại nhỏ hơn), Ngân hàng thương mại thành phố (chủ yếu được thành lập trên cơ sở hợp tác xã tín dụng đô thị) và Ngân hàng nước ngoài
3.2 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC)
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các ngân hàng Hoa Bắc, ngân hàng Bắc Hải và ngân hàng nông dân Tây Bắc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý các định chế tài chính, tham gia vào thị trường tiền tệ liên ngân hàng với tư cách là Người điều tiết thị trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ Đây cũng là ngân hàng có lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử
3.3 Người môi giới và các trung gian giao dịch
4 Thực trạng hoạt động thị trường liên ngân hàng Trung Quốc
Thị trường cho vay và thị trường repo giữa các TCTD có sự tham gia của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các tổ chức tín dụng trong đó NHTM chiếm phần lớn
Dòng chảy của nguồn vốn giữa các tổ chức tài chính biểu thị theo các đặc điểm: thứ
nhất, các ngân hàng lớn đóng vai trò là nhà cung cấp quỹ ròng trên cả thị trường repo và
thị trường cho vay liên ngân hàng, và số tiền cho vay ròng của họ tiếp tục tăng Thứ hai,
các ngân hàng nhỏ và vừa, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các tổ chức tài chính khác có nhu cầu tài chính ngày càng tăng Cụ thể là các ngân hàng nhỏ và
Trang 10vừa và các tổ chức tài chính gây quỹ nước ngoài trở thành người đi vay ròng trên thị trường cho vay liên ngân hàng, chứ không phải là người cho vay ròng trong năm ngoái.
Bảng 4.1: Dòng vốn trong các tổ chức tài chính năm 2012
Đơn vị: 100 triệu nhân dân tệ
liên ngân hàng
Ngân hàng lớn tài trợ trong nước -550,748 -289,596 -73,486 -18,514Ngân hàng vừa và nhỏ tài trợ trong nước 242,558 118,134 5,112 -32,644Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ 130,067 66,659 34,889 10,237
-Tổ chức tài chính tài trợ nước ngoài 20,734 10,079 9,972 -9,571
Nguồn: Hệ thống thương mại ngoại hối Trung Quốc CFETS
Lãi suất liên ngân hàng
Từ cuồi quý III năm 2010 đến đầu năm 2011, lãi suất SHIBOR biến động liên tục,
có những thời điểm biến động mạnh Những kì hạn dài như 6 tháng, 9 tháng, 1 năm SHIBOR có xu hướng tăng Những kì hạn ngắn hơn thì có xu hướng tăng trong quý IV
Đồ thị 4.1: Lãi suất qua đêm liên ngân hàng năm 2010-2012
Trang 11năm 2010 và đang giảm dần trong quý I năm 2011 Các biểu đồ dưới đây đều cho thấy vào thời điểm cuối năm 2010 lãi suất SHIBOR của tất cả các kì hạn đều tăng cao Chính phủ Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của nước này đã tăng 4,4%
so với cùng kỳ 2009, cao nhất trong vòng 2 năm qua Con số này cũng cao hơn nhiều so với dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó cũng như mức lạm phát của Trung Quốc trong thánh 9 (3,6%) Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm kiểm soát giá cả như tăng lãi suất cơ bản, hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng nóng,… Như vậy lãi suất SHIBOR trong quý IV năm 2010 chính là
hệ quả của chính sách tiền tệ nước này
Từ đầu năm 2011, nhìn chung lãi suất thị trường tiền tệ cao hơn trong những năm trước Sau khi lãi suất bình quân hàng tháng của trái phiếu cam kết repo và cho vay liên ngân hàng tương ứng hàng năm đạt mức cao 4,94% và 4,56% vào tháng 6 thì đều sụt giảm ngay sau đó Vì một số yếu tố, như khối lượng tiền rút ra trước ngày lễ quốc khánh
và đánh giá hiệu quả cuối cùng theo quý của ngân hàng thương mại, lãi suất đã leo cao đáng kể vào tháng 9 trên tương quan so sánh với tháng 6 và tháng 8 Tại thời điểm cuối tháng 9, lãi suất qua đêm, lãi suất Shibor kì hạn 7 ngày, và 3 tháng tương ứng giậm chân tại 4,8925%; 5,0025%; và 5,6466%, giảm 11; 160 và 75 điểm cơ bản từ cuối tháng 6.Trong năm 2012, lãi suất trên thị trường tăng vào thời gian chuẩn bị cho Tết Nguyên đán và giảm ngay sau đó, nhưng nhìn chung lãi suất vẫn ổn định và thấp hơn so với năm trước Trong tháng 12, lãi suất vay liên ngân hàng là 2,61%, giảm 72 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái Vào cuối năm 2012, lãi suất qua đêm và lãi suất Shibor kì hạn 7 ngày cố định tương ứng tại mức 3,87% và 4,58%, giảm 113 và 175 điểm cơ bản so với cuối năm 2011; lãi suất Shibor kì hạn 3 tháng và 1 năm tương ứng là 3,90% và 4,40%, giảm 157 và 84 điểm
Trang 12So sánh giữa các năm, ta thấy lãi suất liên ngân hàng thể hiện tính mùa vụ của thị trường liên ngân hàng Trung Quốc, luôn ở mức cao vào các dịp lễ tết Nguyên đán Lãi suất ngắn hạn có biên độ dao động lớn hơn so với lãi suất dài hạn chứng tỏ các giao dịch cho vay, gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng
Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
Tổng khối lượng giao dịch năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 So với hoạt động vay mượn, hoạt động repo trái phiếu tỏ ra linh hoạt, an toàn và có lãi suất ổn định hơn Vì thế khối lượng giao dịch của hoạt động này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng cũng lớn hơn nhiều so với hoạt động vay mượn Tổng khối lượng giao dịch repo trái phiếu trên thị trường tiền tệ năm 2010 của Trung Quốc tăng mạnh so với năm 2009 từ 677007.32 triệu NDT lên 846533.48 triệu NDT tương đương với mức tăng 25.04%
Ở cả 2 hoạt động, khối lượng giao dịch không phải tăng ở tất cả các kì hạn mà chỉ tăng ở các kì hạn: qua đêm, 7 ngày, 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng
Các kì hạn còn lại khối lượng giao dịch
giảm 1 lượng nhỏ Ở hoạt động vay, cho
vay các ngân hàng khác, các kỳ hạn ngắn
được giao dịch với khối lượng lớn Khối
Trang 13lượng giao dịch kỳ hạn qua đêm lên đến 244862 trăm triệu nhân dân tệ, chiếm 87,86% tổng khối lượng giao dịch
Đầu năm 2011, thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc có nhiều tín hiệu sụt giảm so với năm 2010 Thứ nhất, về giao dịch cho vay: trong tháng 1/2011, khối lượng giao dịch đạt 1.7 nghìn tỷ NDT giảm 36.8% so với tháng trước (12/2010) Trong đó, giao dịch cho vay qua đêm đã chiếm khối lượng khoảng 1.4 nghìn tỷ NDT Thứ hai, về giao dịch repo: khối lượng giao dịch trong tháng 1/2011 đạt 6.9 nghìn tỷ NDT giảm 9.58% so với tháng 12/2010 Như vậy, có thể thấy rằng cùng với sự biến động thường xuyên của lãi suất thì khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc cũng biến động liên tục Các tác động từ chính sách tiền tệ hay những biến động của nền kinh tế đều sẽ ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng cũng như khối lượng giao dịch trên thị trường này
Giao dịch repo và giao dịch cho vay liên ngân hàng trên thị trường phát triển mạnh
và khối lượng giao dịch tăng Trong 3 quý đầu năm 2011, doanh thu của trái phiếu repo đạt tổng cộng là 71,8 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh thu trung bình ngày là 384,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 11,1% so với cùng kỳ Doanh thu của giao dịch cho vay liên ngân hàng đạt mức 23,9 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh thu trung bình ngày là 127,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 18,4% so với cùng kỳ Thị trường giao dịch vẫn tập trung vào các giao dịch qua đêm, với trái phiếu repo qua đêm và giao dịch liên ngân hàng tương ứng chiếm 75,5% và 84,2% tổng doanh số, giảm 4,5 và 3,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái Tổng doanh số của hoạt động mua lại chứng khoán chính phủ tăng trên thị trường chứng khoán tăng vọt lên 202,2% so với năm trước đạt tới 13,6 tỷ nhân dân tệ
Trong năm 2012, doanh số của các hợp đồng mua trái phiếu trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng đạt 141,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh số trung bình hàng ngày 569,1 tỷ nhân dân tệ, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm ngoái Doanh thu của các khoản vay liên ngân hàng đạt 46,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, với doanh thu trung bình hàng ngày đạt 187,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 40,2% so với cùng kỳ Kỳ hạn qua đêm chiếm tới 80,7% - 86,3% doanh số tương ứng trên thị trương repo và thị trường cho vay liên ngân hàng, tăng 5,9 và 4,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái
Trang 14Giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trưởng liên ngân hàng Trung Quốc ngày càng
đa dạng Nhiều loại chứng khoán phái sinh như: hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng lãi suất kì hạn, các sản phẩm quản lý lợi nhuận tài chính,… bắt đầu được sử dụng trong thời gian gần đây Khối lượng giao dịch các loại chứng khoán này tăng nhanh chóng qua các năm, nhất là giao dịch hoán đổi lãi suất
Bảng 4.2: Khối lượng giao dịch phái sinh, 2006-2012
Nguồn: Hệ thống thương mại ngoại hối Trung Quốc
II Thị trường liên ngân hàng Nhật Bản
1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng Nhật Bản
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, thị trường tiền tệ liên ngân hànglà thị trường
duy nhất có thể tồn tại và đáng lưu ý trong thời kì này Thực chất đây là thị trường các ngân hàng vay mượn, gửi tiền lẫn nhau Thị trường này được thành lập bởi những nhà ngân hàng tiên phong, khi mà chính phủ cố gắng giảm sự phụ thuộc của các ngân hàng vào việc vay từ Ngân Hàng Trung Ương Nhật
Từ sau sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai cơ quan chức năng nắm vai trò điều
hành trên thị trường tiền tệ Nhật Bản là Bộ tài chính và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Lãi trên thị trường đã được điều chỉnh theo kiểu hành chính dựa trên những số liệu suất của các nước khác trên thế giới mà không tuân theo luật cung cầu trong nước Trong giai đoạn này thị trường tiền tệ Nhật Bản hoạt động gặp rất nhiều hạn chế Chỉ có thị trường tiền tệ liên ngân hàng là phát triển tốt Hoạt động này chỉ giới hạn trong giao
Trang 15dịch giữa các tổ chức tài chính Lãi
suất trên thị trường này tương đối là
lỏng so với hầu hết các loại lãi suất
ngắn hạn và dài hạn khác
Năm 1985, thị trường liên
ngân hàng chiếm 68% thị trường tiền
tệ còn 32 % của thị trường mở
Đến năm 1989, thị trường mở
chiếm tỷ trọng lớn hơn 54% so 46%
của thị trường liên ngân hàng
Giao dịch repo, bắt đầu từ năm
1996, đã trở thành nòng cốt trong thị trường tiền tệ
Thị trường liên ngân hàng, thị trường đã từng nắm giữ vị trí chủ đạo, thì lại thu hẹp một chút Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là sự suy giảm lan rộng của kinh tế trong nước
2 Các bộ phận cấu thành thị trường liên ngân hàng Nhật Bản
2.1 Thị trường vay mượn tiền tệ (Call Market):
Có 2 loại giao dịch trên Call Market: có đảm bảo và không có đảm bảo Các hối phiếu, các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ và các loại chứng khoán khác được chấp nhận là vật đảm bảo trong các giao dịch có đảm bảo Các giao dịch có kỳ hạn trong nửa ngày làm việc được gọi là các “giao dịch nửa ngày” (half-day call transaction) Các giao dịch có kỳ hạn đến ngày làm việc tiếp theo được gọi là giao dịch qua đêm (overnight call transaction), và các giao dịch có ngày đáo hạn dài hơn qua đêm được gọi là giao dich kì hạn (term call transaction) Các giao dịch trên được thực hiện chủ yếu bởi các công ty tư bản “tanshi” Việc thanh toán được thực hiện hoặc vào ngày ghi trên hợp đồng hoặc vào các ngày sau đó Các giao dịch được thanh toán vào ngày ghi trên hợp đồng được gọi là các giao dịch “cùng ngày” (same-day-start transaction) đối với các giao dịch có đảm bảo,
Khối lượng giao dịch của các thị trường giai đoạn 1980 -
1988
Trang 16và giao dịch tiền mặt (cash transaction) đối với các giao dịch không có đảm bảo Chủ yếu các giao dịch là qua đêm, chịu ảnh hưởng mạnh bởi việc tổ chức thị trường tiền tệ của NHTW Nhật Bản.
2.2 Thị trường mua, bán chi phiếu (general collateral (GC) repo)
là việc thực hiện mua, bán các chứng từ có giá của các ngân hàng với nhau, ngân hàng cho vay bằng cách mua chi phiếu của ngân hàng đi vay
Đồ thị2.1: Dòng vốn giữa thị trường vay mượn có bảo đảm và thị trường thu mua chi phiếu
3 Các chủ thể tham gia
Theo ước tính, có khoảng 500 ngân hàng và công ty tham gia vào thị trường liên ngân hàng, bao gồm:
• Ngân hàng trung ương Nhật Bản
• Các ngân hàng trong nước được cấp phép:
Ngân hàng thành phố: Ngân hàng Mizuho, ngân hàng Tokyo-Mitsubishi
UFJ, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Ngân hàng Resona, Mizuho Corporate Bank, Saitama Ngân hàng Resona.
Các ngân hàng khu vực: Các ngân hàng thành viên của Hiệp hội các ngân
hàng khu vực.