HƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lí luận về gian lận thương mại 1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa.
Trang 1GIẢNG VIÊN: ĐẶNG MINH THÙY NHÓM 10
THÀNH VIÊN: MẪN THỊ HIÊN NGUYỄN THỊ TUYẾT
TRẦN THỊ MAI HẠNH NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG TRẦN ÁNH NGỌC
NGUYỄN TRUNG ANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM- THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Trang 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lí luận về gian lận thương mại
1.1.1 Khái niệm gian lận thương mại
- Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực
thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng
hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính
- Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa
Trang 31.1.2 Các hình thức gian lận thương mại
Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V (họp tại Bỉ) đã khẳng định gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:
1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
2- Khai báo sai
3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa
4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh
9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng
11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại
12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan
15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu nhằm hưởng tín dụng trái phép 16- Thanh lý có chủ đích
Trang 41.1.2 Tác động của gian lận thương mại
1.1.2.1 Tác động của gian lận thương mại tới KTQD
Làm tổn hại đến quyền lợi của người dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế Thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống gian lận thương mại
Trang 51.1.2.2 Tác động của gian lận thương mại tới doanh nghiệp và người tiêu dùng
Ngoài những tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, gian lận thương mại còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng quốc gia như :
- Biến người tiêu dùng thành những người tiếp tay cho hành động gian thương, gián tiếp tiếp tay cho những tội ác và lừa lọc
- Do những lời lãi mang lại từ việc gian lận thương mại đem lại là rất lớn vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp tay cho hành động xấu
và tham gia tích cực
- Các cán bộ, nhân viên các cơ quan chức năng bị mua chuộc để tạo điều kiện cho chúng đưa hàng lậu vào như bỏ qua thông tin kiểm tra, cho chúng thực hiện hành vi gian lận thương mại một cách trót lọt
Trang 61.2 Cơ sở lí luận về buôn lậu.
1.2.1 Khái niệm buôn lậu
Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác
có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch
Trang 71.2.2 Các hình thức buôn lậu.
Theo bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi năm 2009 ta tìm hiểu được một số những hình thức buôn lậu như sau:
1 Vận chuyển trái pháp hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
2 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
3 Sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh giả
4 Sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng vật nuôi
5 Làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả
6 Trốn thuế
7 In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn Chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
8 Vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
9 Buôn bán trẻ em, phụ nữ qua biên giới
Trang 81.2.3 Tác đông của buôn lậu
1.2.3.1 Tác động của buôn lâu đến nền KTQD
- Thất thu ngân sách, kinh tế đất nước bị lũng loạn
- Chủ quyền an ninh bị đe dọa
- Tài nguyên nguồn lực bị hoang phí
- Văn hóa đạo đức đi xuống
1.2.3.2 Tác động của buôn lậu đến doanh nghiệp và người tiêu dùng
- Hậu quả về sức khỏe và tinh thần của người tiêu dung (ốm đau, bệnh tật, ngộ độc…)
- Hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước trở nên ế ẩm, dẫn tới đóng cửa các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 9CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1 Nguyên nhân buôn lậu và gian lận thương mại
2.1.2 Nguyên nhân khách quan
- Sự kiến tạo địa hình lãnh thổ tự nhiên:
Địa hình lãnh thổ Việt Nam với nhiều núi non hiểm trở, nhiều đường ngang lối tắt trên dọc các tuyến biên giới Đây là một khó khăn cho việc kiểm soát, quản
lý lưu thông hàng hoá với nước ngoài, tạo nhiều cơ hội cho buôn lậu và gian lận thương mại hoạt động
- Sự chuyển biến cơ chế :
Đất nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, mở rộng giao thương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Trình độ cũng như kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh tế còn nhiều hạn chế, nền sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu tiêu dùng trong nước
Trang 10- Thủ tục hành chính hải quan, kiểm tra, kiểm soát:
Còn nhiều, rườm rà mất thời gian và bá lỡ cơ hội của những nhà kinh doanh Điều này dễ nảy sinh tiêu cực, thủ đoạn trốn tránh hay mua chuộc cán bộ chức năng, làm giả,quay vòng chứng từ, dẫn tới buôn lậu và gian lận thương mại
- Năng lực và trình độ:
Lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn thấp kém Bên cạnh
đó có mét sè cán bộ bị tha hoá đạo đức đã tiếp tay cho bọn buôn lậu và gian lận thương mại làm cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại càng thêm khó khăn, phức tạp, gây thiệt hại lớn cho lợi ích quốc gia
2.1.3 Nguyên nhân chủ quan
- Có rất nhiều nguyên nhân làm phát sinh, phát triển buôn lậu, gian lận
thương mại nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do động cơ hám lợi thúc đẩy
- Lợi ích cá nhân đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia mà trong đó họ có phần
- Do chạy theo lối sống giàu sang và quá sủng bái đồng tiền nhưng lại
không đủ khả năng làm giàu hợp pháp
Trang 112.2 Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại
2.2.1 Phạm vi lãnh thổ, địa lý
Buôn lậu thương mại được diễn ra mọi nơi trên thế giới ở đâu có giao lưu buôn bán, có kinh doanh…thì ở đó tồn tại buôn lậu-giân lận.Chúng tốn tại dưới nhiều nhiều hình dạng,chúng lẩn trốn ở mọi nơi
2.2.2 Mánh khoé trong buôn lậu và gian lận thương mại
- Lợi dụng địa bàn đồi núi, rừng rạp khá phức tạp
- Lợi dụng sự khó khăn về kinh tế cũng như sự thông thạo địa hình của dân cư, chúng đã biến họ thành những người tham gia buôn lậu tích cực
- Chuyển hướng hàng nhập lậu và phương thức hoạt động
- Lợi dụng hộ chiếu đỏ: Người mang hộ chiếu này sẽ được miễn khám qua cửa khẩu, lợi dụng điều này họ thường đưa hàng nhập lậu vào
- Mua chuộc cán bộ, nhân viên các cơ quan chức năng: Một số cán bộ, nhân viên tha hoá biến chất đã bị bọn buôn lậu mua chuộc để tạo điều kiện cho chúng đưa hàng lậu vào như bỏ qua thông tin kiểm tra, thông tin cho buôn lậu
- Lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước
- Lợi dụng chế độ hoàn thuế giá trị gia tang
- Khai báo sai về mặt hàng, số lượng, chất lượng, giá trị hàng hoá
Trang 122.3 Hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam.
Trong 12 năm tính từ năm 2001 đến năm 2012, các lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 4,5 triệu vụ, xử lý gần 2,4 triệu vụ vi phạm, với tổng số thu hơn
41 nghìn 816 tỷ đồng, trong đó xử phạt hành chính hơn 11 nghìn tỷ đồng, phạt
và truy thu thuế 22 nghìn 817 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm là 7.912 tỷ đồng Đặc biệt, năm 2011 các lực lượng chức năng đã phát hiện 33.649 vụ buôn lậu hàng cấm, hàng nhập lậu với trị giá 287,3 tỷ đồng So với năm 2010, số vụ phát hiện tăng 5.868 vụ( tăng 20%), trị giá hàng vi phạm tăng 87,5 tỷ đồng(tăng 43%) Những con số cho thấy tình hình buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp
Đến năm 2012, các lực lượng chức năng đã phát hiện 31.389 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cầm, hàng nhập lậu với trị giá 440,7 tỷ đồng Đối với lĩnh vực sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, đã phát hiện, xử lý 11.284 vụ, trị giá 121.64 tỷ đồng
Đánh giá chung cho thấy, năm 2012, trên cơ sở định hướng của Ban Chỉ đạo 127/TƯ, các lực lượng chức năng đã tích cực triển khai các giải pháp, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, đồng thời phối hợp xử lý các vấn đề nổi cộm mà người dân quan tâm
Trang 132.4 Đánh giá chung tình trạng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
2.4.1 Thành tựu
Trong 10 năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 127
TW, Bộ Công Thương, tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự tham gia phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương hoạt động của Ban chỉ đạo 127 tỉnh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, giảm thiểu tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại, góp phần bình
ổn thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Những vấn đề nổi lên trên thị trường đã phần nào được phát hiện kịp thời, kiểm tra và xử lý, được công luận và nhân dân đồng tình ủng hộ
Để có được những thành tựu trên một phần là nhờ pháp chế xã hội chủ nghĩa là pháp chế duy nhất và cưỡng chế với tất cả công dân Việt Nam Tính duy nhất của pháp luật Việt Nam tạo ra sự thống nhất từ trên xuống, từ Trung ương đến địa phương và bắt buộc các công dân nhất nhất phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam Tính cưỡng chế và duy nhất của pháp luật Việt Nam áp dụng cho mọi ngành, mọi lĩnh vực do vậy mà trong lĩnh vực thương mại khi có các vi phạm xảy ra thì luật duy nhất áp dụng là luật của nước cộng hòa XHCN Việt Nam
Trang 142.4.2 Hạn chế
- Chưa tạo được bước đột phá
- Các lực lượng chức năng còn mỏng, địa bàn rộng, kinh phí bảo đảm hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; sự phối hợp giữa các ngành, LLCN, địa phương còn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả, nhiều khi chồng chéo; các chế tài xử phạt chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe
- Năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tại một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu Công tác dự báo tình hình nói chung còn
bị động
- Xử lý vi phạm còn hạn chế: công tác kiểm tra, kiểm soát có lúc còn chậm, nhiều đường dây, ổ nhóm vẫn còn hoạt động, nhiều đối tượng cầm đầu chưa
bị xử lý nghiêm minh, chưa tạo được bước đột phá và tiếng vang trong cộng đồng
- Một số biện pháp được đưa ra nhưng chưa được thực hiện triệt để và phát huy hết tác dụng của nó hay nói cách khác đi là hiêu quả của giải pháp không
ca làm phát sinh thêm nhiều thủ đoạn mới
Trang 15* Sở dĩ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta còn một
số hạn chế trên là do nước ta gặp một số khó khăn sau:
- Cơ sơ vật chất nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn phương tiện để kiểm tra kiểm soát cũng như đuổi bắt
- Lực lượng chống gian lận thương mại của ta mỏng và thiếu không đủ để bao vây phong tỏa hết các hướng di chuyển tẩu tán hàng của gian thương
- Năng lực trình độ của các nhân viên, cán bộ Hải quan cũng như các cơ quan quản lý chuyên ngành kém
- Một số cửa khẩu chưa có hệ thống điện lưới quốc gia, trung tâm bưu điện như cửa khẩu quốc tế Cầu Treo( Hà Tĩnh), Giao thong lien lạc gặp nhiều khó khăn là một trong những khó nhăn rất lớn gây trở ngại cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Gian thương sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển hàng lậu, chúng thay đổi phương thức vận chuyển, mặt hàng, địa điểm liên tục gây ra nhiều khó khăn cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
Trang 16CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
3.1 Phương hướng chống buôn lậu và gian lận thương mại
3.2 Kinh nghiệm chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Nắm bắt được phương thức và thủ đoạn chính của các đối tượng chủ yếu vẫn
là lợi dụng các giờ cao điểm, các đối tượng buôn lậu xé lẻ hàng nhập lậu thuê người mang vác nên Chi cục hải quan cửa khẩu đã tăng cường kiểm tra kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, người, phương tiện xuất nhập cảnh
- Trước tình hình doanh nghiệp lợi dụng chính sách quản lý hàng tạm nhập tái xuất để thực hiện các hành vi buôn lậu, các cục, hải quan đã kịp thời ban tiến hành xác minh thông tin về hàng tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển cửa khẩu
- Cục hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương Tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tố giác buôn lậu, không tham gia và tiếp tay cho buôn lậu
- Ngoài ra, cơ quan chức năng áp dụng những biện pháp xử lý đúng đắn
nghiêm minh
- Cùng với đó là sự đánh thuế rõ ràng cho từng loại mặt hàng, áp dụng chính sách thuế chặt chẽ cho các loại mặt hàng XNK
Trang 173.3 Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Nâng cao chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân
- Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu
và GLTM
- Phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan chuyên ngành
Trang 18Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!