1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thiết bị Đông Anh Công ty cổ phần

140 643 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

1.1Sự cần thiết của việc nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất1.1.1Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuấtHoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động Xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng mà để phục vụ nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận. Đó là quá trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động sống gồm: tiền lương, tiền công, trích BHXH, khấu hao TSCĐ, chi phí về NVL, ... mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. Do đó việc hạch toán được chi chí sản xuất, kết quả sản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh là rất quan trọng. Hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động tạo ra chi phí, tất cả chi phí này được tính vào giá thành của sản phẩm. Việc quản lý tốt các khoản chi phí này đảm bảo đánh giá đúng giá thành của sản phẩm và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Sản phẩm sản xuất thường khác nhau, mang tính chất hàng loạt hay đơn chiếc tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của đơn vị do đó việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành đơn vị sản phẩm.1.1.2Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn là tiền đề để hạch toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp được thuận tiện và chính xác nhất, đồng thời giúp đánh giá khái quát tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, tình hình sử dụng các nguồn lực, thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó có các quyết định quản lý phù hợp.Để phát huy vai trò của mình trong quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò của mình và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:•Cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan, trong đó yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành.•Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương pháp phù hợp.•Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp.•Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.•Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu nhận xử lý hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành.•Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm.1.2Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất1.2.1Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuấtQuá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao ba yếu tố này tạo ra các chi phí tương ứng là: Chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất.Chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.Xét về thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi sản phẩm khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả mà nó mang lại. Để hiểu rõ bản chất của chi phí sản xuất ta cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp. Chi phí là khái niệm có phạm vi rộng hơn chi tiêu. Khái niệm chi phí gắn liền với kỳ hạch toán, là những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Còn chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể được dùng cho mục đích gì. Chi tiêu có thể là chi phí nếu khi mua Nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh nhưng sẽ không phải là chi phí nếu mua về nhập kho chưa sử dụng ngay trong kỳ này. Ngược lại, cũng có những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (Chi phí trích trước).1.2.2Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như phản ánh tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận. Nói tóm lại, giá thành chính là thước đo cuối cùng của tất cả các chi phí sản xuất cấu thành nên sản phẩm, thể hiện kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó doanh nghiệp lựa chọn được các phương án sản xuất tối ưu nhất.1.2.3Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Xét về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau nên chúng đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm (giá thành cao hay thấp). Xét ở mặt lượng và mặt thời gian thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những điểm khác biệt nhau:•Xét về mặt lượng: Giá thành không bao gồm một số khoản chi phí theo quy định thống nhất của nhà nước. Ngoài ra giá thành sản phẩm kỳ này còn bao gồm các chi phí sản xuất đã bỏ ra ở kỳ trước hoặc chi phí ở kỳ sau phân bổ cho nó.•Xét về mặt thời gian: Chi phí sản xuất là toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra dùng vào mục đích sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm là những chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất nhưng có thể những sản phẩm này chưa hoàn thành.Tóm lại, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau:Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành=Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳChi phí sản xuất dở dang cuối kỳTrong trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không có sản phẩm dở dang thì ta có:Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ1.3Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất1.3.1Phân loại chi phí sản xuấtTrong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với mỗi loại cũng khác nhau. Để thuận lợi cho công tác quản lý và công tác kế toán, các doanh nghiệp cần phân loại chi phí sản xuất. Do đó, chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau để phù hợp với những mục đích và yêu cầu khác nhau đó. Sau đây là một vài cách phân loại chi phí sản xuất điển hình:Một là: Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế: Cách này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đối chiếu từng khoản mục chi phí phát sinh với giá trị dự toán của công trình. Từ đó có thể nhận biết được từng khoản mục chi phí tăng hoặc giảm ở đâu để kịp thời tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: •Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.•Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.•Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sản xuất sau:Chi phí nhân viên PXChi phí vật liệuChi phí dụng cụChi phí khấu hao TSCĐChi phí dịch vụ mua ngoàiChi phí khác bằng tiềnHai là: Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Cách phân loại này cho phép xác định rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí. Là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất từ đó lên kế hoạch xây dựng hoặc dự trù cung ứng vật tư, tiền vốn, sức lao động. Ba là: phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động. Đây là cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Cách phân loại này có tác dụng trong quản trị doanh nghiệp, giúp phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh hợp lý, nhằm giảm chi phi tăng lợi nhuận. Bốn là: phân loại theo khả năng quy nạp vào các đối tượng kế toán chi phí. Ngoài các cách phân loại trên, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý mà các doanh nghiệp có các cách phân loại chi phí khác nhau, chi tiết và cụ thể hơn.1.3.2Đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtXác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn chi phí sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, giám sát chi phí phát sinh của doanh nghiệp. Thực chất là xác định nơi gây ra chi phí (tổ, đội, phân xưởng sản xuất, giai đoạn công nghệ,…) hoặc đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục sản xuất, đơn đặt hàng,…). Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:•Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng•Từng PX, giai đoạn công nghệ sản xuất•Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.Các chi phí phát sinh, sau khi được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất là cơ sở tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã xác định.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THÚY HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG

TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH – CÔNG TY CỔ PHẦN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THÚY HẰNGLỚP 53KT3

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc -o0o -

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Trần Thúy Hằng Hệ đào tạo: Chính quy

2 Các tài liệu cơ bản:

Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ - BTC, Nhà xuất bản tàichính, 2006

Bài giảng kế toán tài chính I, II, III – Bộ môn kế toán, Trường Đại học Thủy Lợi

GS.TS Ngô Thế Chi “Giáo trình Kế toán tài chính” của Nhà xuất bản Tài Chính,

Hà Nội, 2010

Luật kế toán và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện, Bộ Tài Chính, Nhà xuất bảnTài Chính, 2006

Th.S Ngô Thị Hải Châu “Bài giảng Tổ chức hạch toán kế toán” Trường Đại học

Thủy Lợi, Hà Nội

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh - Công ty Cổ phần.

Trang 4

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh - Công ty Cổ phần.

4 Bảng biểu và sơ đồ

5 Giáo viên hướng dẫn toàn bộ khóa luận:

CN Hoàng Thị Mai Lan

6 Ngày giao nhiệm vụ khoá luận.

Ngày tháng năm 2015

Trưởng Bộ môn Giáo viên hướng dẫn chính

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Th.S Vũ Thị Nam CN Hoàng Thị Mai Lan

Nhiệm vụ khoá luận đã được Hội đồng thi tốt nghiệp của Khoa thông qua

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan toàn bộ khoá luận tốt nghiệp này là sản phẩm nghiên cứu của cánhân em Các số liệu và kết quả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực, không saochép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồntài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên!

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2015

Sinh viên thực hiện(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thúy Hằng

LỜI CÁM ƠN

Trang 6

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Thủy Lợi,quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản lý đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báucho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Em xin chân thành cảm ơn

Cô Hoàng Thị Mai Lan, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốtnghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Tổng Công ty thiết bịđiện Đông Anh - Công ty Cổ phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tạiTổng Công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết vềcông việc kế toán trong suốt quá trình thực tập

Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại Công ty có hạn nên em khôngtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bìnhcủa quý thầy cô và anh chị trong Tổng Công ty để em có hiểu biết đúng đắn và sâu sắchơn

MỤC LỤC

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KPCĐ Kinh phí công đoàn

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm Xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CCDC Công cụ dụng cụ

CPSX Chi phí sản xuất

EEMC Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh- Công ty Cổ phần

NCTT Nhân công trực tiếp

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán tập

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điềukiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học

kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động Xã hội vàcân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế

Hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải

để tự tiêu dùng mà để phục vụ nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận Đó là quátrình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động sốnggồm: tiền lương, tiền công, trích BHXH, khấu hao TSCĐ, chi phí về NVL, mọi chiphí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ Do đó việc hạch toánđược chi chí sản xuất, kết quả sản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh làrất quan trọng Hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động tạo ra chi phí, tất cả chi phínày được tính vào giá thành của sản phẩm Việc quản lý tốt các khoản chi phí này đảmbảo đánh giá đúng giá thành của sản phẩm và khả năng sản xuất của doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất thường khác nhau, mang tính chất hàng loạt hay đơn chiếc tuỳthuộc vào đặc điểm sản xuất của đơn vị do đó việc xác định đúng đối tượng tập hợpchi phí và tính giá thành đơn vị sản phẩm

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phảnánh giá trị thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và

Trang 12

tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn là tiền đề để hạch toánkinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpđược thuận tiện và chính xác nhất, đồng thời giúp đánh giá khái quát tình hình thựchiện các định mức và dự toán chi phí, tình hình sử dụng các nguồn lực, thực hiện kếhoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Từ đó có các quyết định quản lý phù hợp.

Để phát huy vai trò của mình trong quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm, kế toán doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò của mình và thực hiệntốt các nhiệm vụ sau:

• Cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ vớicác bộ phận kế toán liên quan, trong đó yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chiphí và tính giá thành

• Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý cụ thể của doanhnghiệp để xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương pháp phù hợp

• Căn cứ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả năng vàyêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thànhphù hợp

• Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặcbiệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí

• Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toánphù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng yêucầu thu nhận - xử lý - hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành

• Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm,cung cấp những thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra các quyết định một cáchnhanh chóng, phù hợp quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm

Trang 13

1.2 Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động

và sức lao động Sự tiêu hao ba yếu tố này tạo ra các chi phí tương ứng là: Chi phí về

tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống Các loạichi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nóluôn vận động, thay đổi trong quá trình tái sản xuất

Chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa

và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản xuất

sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.

Xét về thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh là sự dịch chuyển vốn của doanh nghiệpvào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuấtkinh doanh Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường thì mọi sản phẩm khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đếnhiệu quả mà nó mang lại

Để hiểu rõ bản chất của chi phí sản xuất ta cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu củadoanh nghiệp Chi phí là khái niệm có phạm vi rộng hơn chi tiêu Khái niệm chi phígắn liền với kỳ hạch toán, là những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá cóliên quan đến khối lượng sản xuất trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳhạch toán Còn chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, tiền vốncủa doanh nghiệp, bất kể được dùng cho mục đích gì Chi tiêu có thể là chi phí nếu khimua Nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất kinh doanh nhưng sẽ không phải làchi phí nếu mua về nhập kho chưa sử dụng ngay trong kỳ này Ngược lại, cũng cónhững khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (Chi phí tríchtrước)

Trang 14

1.2.2 Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm

Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tàisản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như phản ánh tính đúng đắn của nhữnggiải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăngcao lợi nhuận Nói tóm lại, giá thành chính là thước đo cuối cùng của tất cả các chi phísản xuất cấu thành nên sản phẩm, thể hiện kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào để sảnxuất sản phẩm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó doanh nghiệp lựa chọnđược các phương án sản xuất tối ưu nhất

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quátrình sản xuất tạo ra sản phẩm Xét về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm là hai khái niệm giống nhau nên chúng đều biểu hiện bằng tiền những hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra Chi phí sản xuất tập hợpđược trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phísẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm (giá thành cao hay thấp) Xét ở mặtlượng và mặt thời gian thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những điểmkhác biệt nhau:

• Xét về mặt lượng: Giá thành không bao gồm một số khoản chi phí theo quyđịnh thống nhất của nhà nước Ngoài ra giá thành sản phẩm kỳ này còn baogồm các chi phí sản xuất đã bỏ ra ở kỳ trước hoặc chi phí ở kỳ sau phân bổ chonó

• Xét về mặt thời gian: Chi phí sản xuất là toàn bộ những chi phí mà doanhnghiệp bỏ ra dùng vào mục đích sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.Còn giá thành sản phẩm là những chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuấtnhưng có thể những sản phẩm này chưa hoàn thành

Trang 15

Chi phí sản xuất

Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung

Tóm lại, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện quacông thức sau:

Tổng giá thành sản

phẩm hoàn thành =

Chi phí sản xuấtdở dang đầu kỳ +

Chi phí sản xuấtphát sinh trong kỳ -

Chi phí sản xuấtdở dang cuối kỳTrong trường hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không

có sản phẩm dở dang thì ta có:

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất

1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế,công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với mỗi loại cũng khác nhau Để thuậnlợi cho công tác quản lý và công tác kế toán, các doanh nghiệp cần phân loại chi phísản xuất Do đó, chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau đểphù hợp với những mục đích và yêu cầu khác nhau đó Sau đây là một vài cách phânloại chi phí sản xuất điển hình:

Một là: Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế: Cách này giúp

doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đối chiếu từng khoản mục chi phí phát sinh với giá trị

dự toán của công trình Từ đó có thể nhận biết được từng khoản mục chi phí tăng hoặcgiảm ở đâu để kịp thời tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí Theo cách phân loại này, chiphí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sửdụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

Trang 16

Chi phí NVLChi phí nhân côngChi phí CCDC Chi phí khác

Chi phí sản xuất

CP khấu hao TSCĐCP dịch vụ mua ngoài

• Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếpcho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếpsản xuất như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

• Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đếnviệc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất.Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sản xuất sau:

- Chi phí nhân viên PX

- Chi phí vật liệu

- Chi phí dụng cụ

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

Hai là: Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Cách phân loại này cho

phép xác định rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí Là cơ sở để các nhà quản trịdoanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất từ đó lên

kế hoạch xây dựng hoặc dự trù cung ứng vật tư, tiền vốn, sức lao động

Ba là: phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động Đây là cơ sở

phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận Cách phân loại này có tácdụng trong quản trị doanh nghiệp, giúp phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc raquyết định kinh doanh hợp lý, nhằm giảm chi phi tăng lợi nhuận

Trang 17

Chi phí sản xuất

Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp

Chi phí sản xuất

Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp

Bốn là: phân loại theo khả năng quy nạp vào các đối tượng kế toán chi phí

Ngoài các cách phân loại trên, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu

và trình độ quản lý mà các doanh nghiệp có các cách phân loại chi phí khác nhau, chitiết và cụ thể hơn

1.3.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toánchi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn chi phí sảnxuất, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, giám sát chi phí phát sinh của doanh nghiệp.Thực chất là xác định nơi gây ra chi phí (tổ, đội, phân xưởng sản xuất, giai đoạn côngnghệ,…) hoặc đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục sản xuất, đơn đặt hàng,

…) Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào mụcđích sử dụng của chi phí sau đó căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh,quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sảnphẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Tùy vào đặc điểm tìnhhình cụ thể mà đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:

• Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng

• Từng PX, giai đoạn công nghệ sản xuất

Trang 18

• Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.

Các chi phí phát sinh, sau khi được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán chi phísản xuất là cơ sở tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng đã xác định

1.3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, kế toán tiến hành lựa chọnphương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp Phương pháp tập hợp chi phí sảnxuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuấtphát sinh trong kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Hai phương pháptập hợp chi phí mà các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng là phương pháp tập hợptrực tiếp và phương pháp tập hợp gián tiếp Cụ thể:

1.3.3.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp tập hợp trực tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phátsinh có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt Do

đó, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh để phản ánh riêng cho từng đối tượngtập hợp chi phí sản xuất Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạchtoán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu tập hợp chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tàikhoản, sổ kế toán, …theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, như vậy chi phítập hợp mới đúng đối tượng, chính xác và đầy đủ Chính vì vậy, phương pháp nàyđược nhiều doanh nghiệp áp dụng

1.3.3.2 Phương pháp tập hợp gián tiếp

Phương pháp tập hợp gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất có liênquan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán không thể áp dụng phương pháptập hợp trực tiếp được Trước tiên căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh, tiến hành tậphợp chung các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nộidung chi phí Sau đó, lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp và tiến hành phân

bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan Việc phân bổ được tiến hành theo haibước sau:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:

Trang 19

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C: Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượngT: Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ chi phí

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Ci = H x TiTrong đó: Ci: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng iH: Hệ số phân bổ chi phí

1.3.4 Kế toán chi phí sản xuất

1.3.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, nửa thànhphẩm mua ngoài, vật liệu phụ, … sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩmhoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ Khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớntrong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp

Chứng từ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường là hoáđơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng phân bổnguyên vật liệu, …

Chi phí NVLTT thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:

Chi phí NVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phítrực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sở các “Sổ chitiết chi phí NVL trực tiếp” được mở cho từng đối tượng căn cứ vào các chứng từ xuấtkho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất Trường hợp chi phíNVLTT liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếpđược thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Để phản ánh những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp”, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Trang 20

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạtđộng sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ

Bên Có: Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lạikho, phế liệu thu hồi Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuấtkinh doanh trong kỳ sang TK 154 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượtđịnh mức bình thường vào TK 632

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được minh hoạ qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

(Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài Chính)

1.3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính,tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương

Trang 21

của công nhân sản xuất Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc hình thứctiền lương sản phẩm hay lương thời gian doanh nghiệp áp dụng Chi phí NCTT thường

là các khoản chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chiphí liên quan Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí NCTT cũngđược tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phân

bổ hợp lý

Chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp là: Hợp đồng laođộng, hợp đồng giao khoán khối lượng sản phẩm, bảng chấm công, bảng thanh toántiền lương, …

Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, kế toán sử dụngtài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, được mở chi tiết cho từng đối tượng tậphợp chi phí sản xuất Kết cấu của tài khoản này:

Bên Nợ: Phản ánh tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhântrực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm

Bên Có: Phản ánh giá trị chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ vào TK 154 Kết chuyểnchi phí nhân công trực tiếp vượt định mức vào TK 632

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ

Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được minh hoạ qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi phí Nhân công trực tiếp

Trang 22

TK 334 TK 622 TK 154

Tiền lương, phụ cấp phải trảcông nhân trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân

Chi phí công nhân thuê ngoài

Trích trước tiền lương nghỉ phép

của công nhân sx Phần chi phí nhân công

Các khoản trích về BHXH, BHYT

và KPCĐ

(Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính)

1.3.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuấtsản phẩm phát sinh ở các PX, bộ phận sản xuất như: Chi phí nhân viên PX, chi phí vậtliệu, chi phí dụng cụ sản xuất,

Chi phí SXC được tổ chức tập hợp theo từng PX, đội sản xuất, quản lý chi tiết theotừng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí SXC còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định

và chi phí biến đổi Cuối kỳ sau khi đã tập hợp được chi phí SXC theo từng PX, kếtoán tính toán phân bổ chi phí SXC cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong

PX Việc tính toán xác định chi phí SXC tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phảicăn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của PX

Chứng từ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất chung gồm: Bảng chấm công,bảng thanh toán tiền lương nhân viên thuê khoán, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảngphân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng ,

Trang 23

Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuấtchung”, chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh trị giá chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Bên Có: Phản ánh các khoản giảm chi phí sản xuất chung Phần chi phí sản xuất chung

cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm được ghi nhận vào giá vốn hàng bántrong kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang”

Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư

Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 24

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi phí Sản xuất chung

TK 334, 338

TK 627

TK 152, 111, 112

Chi phí nhân viên

Các khoản thu làm giảm

TK 152, 153, 142, 242

chi phí sản xuất chung

Trang 25

Chi phí vật liệu,

công cụ dụng cu

TK 214

TK 154

Chi phí khấu hao TSCĐ

Kết chuyển chi phí sản xuất

TK 331

Trang 26

chung phát sinh trong kỳ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 133

Trang 27

Chi phí bằng tiền khác

(Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài Chính)

1.3.4.4 Kế toán thiệt hại trong sản xuất

Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, đều không thể tránh khỏi những thiệt hại trong quátrình sản xuất kinh doanh Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giảmlợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần hạch toán chính xác giá trị thiệthại trong sản xuất nhằm có biện pháp xử lý kịp thời để tránh các thiệt hại về sau Đốivới doanh nghiệp sản xuất, thiệt hại phần lớn do ngừng sản xuất và thiệt hại về sảnphẩm hỏng

Thiệt hại do ngừng sản xuất: là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản

xuất một thời gian nhất định vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó Ngừngsản xuất có thể do nguyên nhân thời tiết hoặc do tình hình cung cấp vật tư, nhân cônghoặc do nguyên nhân khác Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất gồm tiềnlương phải trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị vật tư, động lựcphát sinh trong thời gian ngừng sản xuất Để hạch toán thiệt hại này, kế toán sử dụng

Trang 28

chứng từ như: các biên bản ngừng sản xuất do mưa bão, sự cố mất điện, thiếu vật tư,…Tất cả các biên bản phải ghi rõ khối lượng thiệt hại, giá trị thiệt hại, nguyên nhân,người chịu trách Trình tự hạch toán kế toán thiệt hại do ngừng sản xuất được thể hiệnqua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán thiệt hại do ngừng sản xuất

TK 334, 338, 214… TK 622, 623, 627… TK 154 TK 632

Chi phí ngừng sản xuất phát sinh Ngừng sản xuất

(trường hợp không trích trước) Tập hợp chi phí

thời gian ngừngsản xuất Ngừng sản xuất

tế phát sinh (ngừng sản xuấttheo kế hoạch) do thiên nhiên

bồi thường

(Nguồn: Bài giảng Kế toán tài chính II, ĐH Thuỷ Lợi)

Thiệt hại về sản phẩm hỏng: là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất

lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thứclắp ráp Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại:

• Sản phẩm hỏng có thế sửa chữa được: là những sản phẩm có thể sửa chữa đượcvề mặt kỹ thuật và sữa chữa có lợi về mặt kinh tế

• Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được vềmặt kỹ thuật, không khôi phục lại được giá trị sử dụng ban đầu và chi phí sửachữa bỏ ra không mang lại giá trị kinh tế

Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thường được quy định theo một tỷ lệ nhất định

và những chi phí đối với sản phẩm hỏng trong định mức coi như là chính phẩm Cònđối với chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến,ngoài những quy định do những nguyên nhân bất thường không lường trước được vàkhi đã được xác định và có ý kiến giải quyết thì xem như đó là một khoản chi phí về

Trang 29

thiệt hại những tổn thất bất thường Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí

đó vẫn tính vào chi phí chung trong quá trình sản xuất sản phẩm Còn đối với sảnphẩm hỏng ngoài định mức thì phải hạch toán riêng vào TK 154 và được chi tiết theosản phẩm hỏng ngoài định mức

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức

TK 152,153,334,338,214 TK 1381 TK 632 Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại sản phẩm

hỏng có thể sửa chữa được hỏng ngoài định mức

TK 154,155,157,632 TK 1388,152

Giá trị sản phẩm hỏng không Giá trị phế liệu thu hồi

sửa chữa được và các khoản bồi thường

(Nguồn: Bài giảng Kế toán tài chính II, ĐH Thuỷ Lợi)

1.3.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm được thực hiện vào cuối

kỳ kế toán hoặc sản phẩm sản xuất được hoàn thành toàn bộ dựa vào các khoản chi phínguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được xác địnhtheo các đối tượng tập hợp chi phí

Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Đó là phương pháp kêkhai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kê khai thường xuyên

Theo phương pháp này cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CP NVLTT, CP NCTT, CPSXC theo từng đối tượng, kế toán tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí này

để tập hợp toàn bộ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánhgiá sản phẩm dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc,lao vụ hoàn thành trong kỳ

Trang 30

Kế toán sử dụng tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sử dụng để tậphợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ

Bên Có: Phản ánh các khoản giảm chi phí sản xuất và tổng giá thành thực tế của sảnphẩm hoàn thành

Dư bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc đầu kỳ.Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khaithường xuyên được thực hịên theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.6 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo

phương pháp kê khai thường xuyên

Kết chuyển chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp Giá trị phế liệu thu hồi

Kết chuyển chi phí nhâncông trực tiếp

TK 155Giá thành SP hoàn thành nhập kho

TK 627

Kết chuyển chi chí sản xuất chung

TK 632Giá thành SP hoàn thành

Bán ngay không qua kho

(Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính)

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 31

TK627

K/c chi phí

NVLTT cuối kỳK/c chi phí

NCTT cuối kỳ

K/c chi phí SXCđược phân bổ

Các khoản làmgiảm giá thành

K/c giá thành thực tế sản phẩm sx hoàn thành trong kỳ

K/c chi phí SXC không được PB

Chi phí NVLTTphát sinh trong kỳTập hợp chi phí

NCTT

CP nhân viên PX

Tập hợp chi phí

SXC

Theo phương pháp này, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống như

phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các tài khoản: TK621,

TK622, TK627 Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành

sản phẩm được thực hiện trên các tài khoản 631 Giá thành sản xuất Tài khoản 154

-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ sử dụng để phản ánh theo dõi chi phí sản

xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Trình tự một số nghiệp vụ chủ yếu được trình bày theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.7 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp

kiểm kê định kỳ

(Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính)

TK611

Trang 32

1.4 Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.4.1 Kế toán xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ

Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là liên tục, có sản phẩm hoàn thành và sảnphẩm đang chế tạo tồn tại cùng một thời điểm Khi hạch toán phải biết được sự dịchchuyển của chi phí đã bỏ vào sản xuất và tính được giá thành sản phẩm trong khi cómột bộ phận chi phí sản xuất đang nằm trong sản phẩm dở dang Vì vậy, kế toán phảitiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến,đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một hoặc một vài quy trìnhchế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm Đánh giásản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dởdang cuối kỳ phải chịu Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tiến hành trên cả haimặt: hiện vật và giá trị

1.4.1.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT (hoặc chi phí NCTT)

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có CP NVLTT hoặc chi phívật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản

phẩm dở dang tương đối ổn định giữa các kỳ Theo phương pháp này sản phẩm dở

dang chỉ bao gồm CP NVLTT hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp còn các chi phí sảnxuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức:

Dđk + Cv

Dck = ────── x Qdck

Qht + Qdck

Trong đó: Dđk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Cv: Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ

Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 33

Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thìchi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thànhnửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.

Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 1:

Dck1 = Dđk1 + Cv x Qdck1

Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i (i=2,n)

Dđki + Zni-1chuyển sang

Dcki = ──────────── x Qdcki

Qht + Qdck

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, xác định được chi phí sản xuấtkinh doanh cuối kỳ kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng Tuy nhiênthông tin về chi phí sản xuất kinh doanh mức độ chính xác không cao do không tínhđến chi phí chế biến cho sản phẩm dở dang Do đó, xác định giá thành thành phẩmcũng kém chính xác

1.4.1.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương

đương

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có CP NVLTT chiếm tỷ trọngkhông lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổnđịnh giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành tương đương theo mức độ chếbiến hoàn thành của sản phẩm dở dang Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm soát chi phí,doanh nghiệp có thể đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc phươngpháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp nhập trước xuất trước

Giả thiết sản phẩm sản xuất trước sẽ hoàn thành trước Do đó, sản phẩm dở dang cuối

kỳ sẽ được tính theo chi phí của lần sản xuất cuối cùng Phương này đòi hỏi phải theodõi được khối lượng tương đương và đơn giá chi phí của từng lần sản xuất

• Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như CP NVLTT,chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ hoàn thành là100% Do đó, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định:

Trang 34

- Qdck, Qdđk: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ

- mc, mđ: Mức độ chế biến thành phẩm của sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ

- Qbht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ

- Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành

Theo phương pháp bình quân gia quyền

Trước hết, căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối

kỳ so với sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu phần trăm để quy đổi sản phẩm dởdang ra sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó tính toán, xác định từng khoản mụcchi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

• Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (CPNVLTT hoặc chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chếbiến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100% Khi đó, sản phẩm dở dangcuối kỳ được xác định như sau:

Trang 35

- Q’d: Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thànhtương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành

- Q’d = Qd x % hoàn thành

- C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ

Ưu điểm của phương pháp này là thông tin về chi phí sản xuất dở dang có tính chínhxác, hợp lý cao vì chúng được tính đầy đủ các khoản mục chi phí Tuy nhiên khốilượng tính toán lớn, tốn nhiều thời gian Khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xácđịnh mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn công nghệkhá phức tạp

Ngoài ra còn có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác như:

• Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

• Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành

1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Cũng như chi phí sản xuất tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán cụ thể màgiá thành sản phẩm được phân thành các loại sau:

• Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giáthành sản phẩm được chia thành 3 loại:

- Giá thành sản phẩm kế hoạch

- Giá thành sản phẩm định mức

- Giá thành sản phẩm thực tế

• Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành:

- Giá thành sản xuất sản phẩm

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ

• Phân loại giá thành SP theo phạm vị tính toán chi tiết hơn Theo đó giá thànhsản phẩm được phân chia thành:

- Giá thành toàn bộ sản phẩm

- Giá thành sản phẩm theo biến phí

- Giá thành sản phẩm có phân bổ hợp lý chi phí cố định

1.4.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Giống như khi xác định đối tượng tập hợp chi phí, việc xác định đối tượng tính giáthành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ

Trang 36

và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm,công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giáthành và giá thành đơn vị Việc xác định cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sảnxuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quảnlý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.

Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tínhgiá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từngđơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệphức tạp kiểu chế biến liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửathành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho, …) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giáthành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thànhphẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, … Đối với sản phẩm có quy trìnhcông nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận,chi tiết hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh

1.4.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Để tính giá thành sản phẩm có hiệu quả kế toán sử dụng phương pháp tính giá thànhphù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình Phương pháp tính giá thành sản phẩm

là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toántổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đốitượng tính giá thành

• Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì có cácphương pháp sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giáthành theo hệ số, phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, phương pháp tính giáthành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

• Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biếnliên tục, có các phương pháp sau: Tính giá thành phân bước có tính giá thànhnửa thành phẩm, tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thànhphẩm

Trong giới hạn khoá luận này, em xin trình bày nội dung một số phương pháp tính giáthành sau:

Trang 37

Chi phí NVL trực tiếp

Chi phí khác giai đoạn 1

Giá thành

NTP 1

Chi phí NTP 1 chuyển sang

Chi phí khác giai đoạn 2

Giá thànhNTP 2

Chi phí NTP n-1chuyển sangChi phí khác giai đoạn n

Giá thànhthành phẩm

1.4.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí phù hợpvới đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp kỳ báo cáo Theo phưong phápnày, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí đã tập hợpđược theo từng đối tượng kế toán

Z = D đk + C – D ck

và z = Z / Qh

1.4.4.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế biến liêntục, quy trình gồm nhiều bước kế tiếp nhau với một trình tự nhất định, khi kết thúc mộtgiai đoạn công nghệ có bán thành phẩm hoàn thành được chuyển sang chế biến ở giaiđoạn công nghệ tiếp theo Trường hợp đối tượng tính giá thành là các nửa thành phẩm

và thành phẩm thì tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửathành phẩm Trường hợp đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm cuối cùng thì tínhgiá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Quy trình tính giá thành này có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.8 Sơ đồ tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Giai đoạn 1:

ZN1 = DĐK1 + C1 – DCK1

Trang 38

Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển giai đoạn 2 tiếp tục chếbiến, ngoài ra còn có thể bán nửa thành phẩm ra ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm,

kế toán ghi:

Nợ TK154 (1542): Phần chuyển giai đoạn 2

Nợ TK 155: Phần nhập kho

Nợ TK 632, 157: Phần bán, gửi bán

Có TK 154 (1541): Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Giai đoan 2: Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến tạo ra

nửa thành phẩm giai đoạn 2 và

ZN2 = DDK2 + ZN1cs + C2 – DCK2

Trong đó: C2 là chi phí chế biến của giai đoạn 2

Tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng, sẽ tính được giá thành thành phẩm:

ZTP = DDKn + ZNn-1cs + CN - DCKn

Phương pháp này có ưu điểm là giúp kế toán tính được giá thành nửa thành phẩm tựchế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế

có hiệu quả ở từng giai đoạn PX, tổ đội sản xuất Mặt khác khi có bán thành phẩm bán

ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xácđịnh kết quả kinh doanh Do đó phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp cóyêu cầu hạch toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng

là hàng hoá Phương pháp này cũng được áp dụng với doanh nghiệp mà nửa thànhphẩm tự chế có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Theo phương pháp này chi phí sản xuất ở các giai đoạn được tập riêng theo từngkhoản mục, sau đó tính toán kết chuyển để tính giá thành Phương pháp này đòi hỏitrước hết phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thànhthành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từngkhoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm

Trang 39

CPSX giai CPSX dở đầu kỳ + CPSX trong kỳ - CPSX dở cuối kỳ

đoạn i trong = x Thành phẩmthành phẩm Sản phẩm hoàn thành + Sản phẩm dở cuối kỳ

giai đoạn cuối cùng giai đoạn i

Phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển song song Sơ đồ tính giá thànhcủa thành phẩm có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.9 Sơ đồ tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

+

Phương pháp này tính toán giá thành nhanh chóng, chính xác Tuy nhiên do khôngtính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ nên không phân tích đượchiệu quả sản xuất kinh doanh, không có số liệu để kế toán tính giá thành thành phẩmtrong trường hợp có sản phẩm nhập kho Phương pháp này được áp dụng phổ biến ởcác doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩmhoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng

CnTP (theo khoản mục

chi phí)

Giá thành thành phẩm

Trang 40

Chứng từ gốc, bảng phân bổ về CPSX

Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154

Sổ tổng hợp chi tiết TK 621, 623, 627, 154

Báo cáo kế toán

Thẻ tính giá thành

Sổ cái TK 621, 622, 627, 154

Nhật ký chung

Bảng cân đối số phát sinh

1.5 Các hình thức ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.5.1 Hình thức Nhật ký chung

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng hình thức nhật ký chung để ghi sổ kếtoán Đặc trưng của hình thức ghi sổ nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ phát sinhđều phải ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian, lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi sổcái Đây là hình thức phù hợp với mọi quy mô, trình độ quản lý, trình độ kế toán, đặcbiệt thuận lợi trong trường hợp kế toán bằng máy vi tính Việc ghi sổ kế toán cũng dễdàng, thuận tiện, mẫu sổ đơn giản Tuy nhiên, ghi chép theo hình thức này dễ bị trùnglặp, dễ xảy ra sai sót do việc ghi sổ phụ thuộc vào việc ghi sổ nhật ký chung, khôngđảm bảo mối quan hệ kiểm tra đối chiếu giữa trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian vớitrình tự ghi sổ theo hệ thống Hệ thống sổ sách kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.10 Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình

thức Nhật ký chung

Ghi chú:

Ngày đăng: 06/11/2015, 10:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w