đương
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có CP NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang. Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm soát chi phí, doanh nghiệp có thể đánh giá theo phương pháp nhập trước xuất trước hoặc phương pháp bình quân gia quyền.
Theo phương pháp nhập trước xuất trước
Giả thiết sản phẩm sản xuất trước sẽ hoàn thành trước. Do đó, sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ được tính theo chi phí của lần sản xuất cuối cùng. Phương này đòi hỏi phải theo dõi được khối lượng tương đương và đơn giá chi phí của từng lần sản xuất.
• Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như CP NVLTT, chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ hoàn thành là 100%. Do đó, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định:
C
Dck= ──────────── x Qdck
Qht + Qdck - Qdđk
• Đối với chi phí bỏ ra dần dần vào quy trình sản xuất thì mức độ hoàn thành của sản phẩm được xác định như sau:
C
Dck = ────────────────────── x (Qdck x mc) Qdđk x(1- mđ) + Qbht + Qdck xmc
Trong đó:
- Qdck, Qdđk: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ
- mc, mđ: Mức độ chế biến thành phẩm của sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ - Qbht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
- Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp bình quân gia quyền
Trước hết, căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ so với sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu phần trăm để quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
• Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (CP NVLTT hoặc chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang) thì mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang là 100%. Khi đó, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Dđk + Cn
Dck = ───────── x Qdck
Qht + Qdck
• Đối với các chi phí bỏ vào dần dần trong quá trính sản xuất như CP NCTT, CP SXC thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Dđk + C
Dck = ─────── x Q’d
Qht + Q’d
- Q’d: Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành.
- Q’d = Qd x % hoàn thành.
- C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.
Ưu điểm của phương pháp này là thông tin về chi phí sản xuất dở dang có tính chính xác, hợp lý cao vì chúng được tính đầy đủ các khoản mục chi phí. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn, tốn nhiều thời gian. Khi kiểm kê sản phẩm dở dang cần phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn công nghệ khá phức tạp.
Ngoài ra còn có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác như: • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. • Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành.