Kế toán thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thiết bị Đông Anh Công ty cổ phần (Trang 27 - 29)

Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào, đều không thể tránh khỏi những thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần hạch toán chính xác giá trị thiệt hại trong sản xuất nhằm có biện pháp xử lý kịp thời để tránh các thiệt hại về sau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, thiệt hại phần lớn do ngừng sản xuất và thiệt hại về sản phẩm hỏng.

Thiệt hại do ngừng sản xuất: là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản

xuất một thời gian nhất định vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do nguyên nhân thời tiết hoặc do tình hình cung cấp vật tư, nhân công hoặc do nguyên nhân khác. Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất gồm tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị vật tư, động lực phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất. Để hạch toán thiệt hại này, kế toán sử dụng

chứng từ như: các biên bản ngừng sản xuất do mưa bão, sự cố mất điện, thiếu vật tư,… Tất cả các biên bản phải ghi rõ khối lượng thiệt hại, giá trị thiệt hại, nguyên nhân, người chịu trách. Trình tự hạch toán kế toán thiệt hại do ngừng sản xuất được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán thiệt hại do ngừng sản xuất

TK 334, 338, 214… TK 622, 623, 627… TK 154 TK 632

Chi phí ngừng sản xuất phát sinh Ngừng sản xuất

(trường hợp không trích trước) Tập hợp chi phí phát sinh trong do lỗi của DN TK 353 TK 811 Thiệt hại thực Trích trước chi phí thời gian ngừng sản xuất Ngừng sản xuất

tế phát sinh (ngừng sản xuấttheo kế hoạch) do thiên nhiên

TK 711 TK 1388, 334…

Hoàn nhập Giá trị nhận

bồi thường

(Nguồn: Bài giảng Kế toán tài chính II, ĐH Thuỷ Lợi)

Thiệt hại về sản phẩm hỏng: là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất

lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại:

• Sản phẩm hỏng có thế sửa chữa được: là những sản phẩm có thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật và sữa chữa có lợi về mặt kinh tế.

• Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được về mặt kỹ thuật, không khôi phục lại được giá trị sử dụng ban đầu và chi phí sửa chữa bỏ ra không mang lại giá trị kinh tế.

Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thường được quy định theo một tỷ lệ nhất định và những chi phí đối với sản phẩm hỏng trong định mức coi như là chính phẩm. Còn đối với chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến, ngoài những quy định do những nguyên nhân bất thường không lường trước được và khi đã được xác định và có ý kiến giải quyết thì xem như đó là một khoản chi phí về

thiệt hại những tổn thất bất thường. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí đó vẫn tính vào chi phí chung trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì phải hạch toán riêng vào TK 154 và được chi tiết theo sản phẩm hỏng ngoài định mức.

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức

TK 152,153,334,338,214 TK 1381 TK 632 Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại sản phẩm

hỏng có thể sửa chữa được hỏng ngoài định mức

TK 154,155,157,632 TK 1388,152

Giá trị sản phẩm hỏng không Giá trị phế liệu thu hồi

sửa chữa được và các khoản bồi thường

(Nguồn: Bài giảng Kế toán tài chính II, ĐH Thuỷ Lợi)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thiết bị Đông Anh Công ty cổ phần (Trang 27 - 29)