BÀI GIẢNG TÂM LÝ QUẢN LÝ Tâm lý quản lý là một chuyên ngành đặc biệt của tâm lý học, là một môn khoa học về con người, trong khi đó nhân tố con người vừa được coi là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triểnquyết định đến thành công của nhiều hoạt động nhất là hoạt động quản lý. Trong hoạt động quản lý, con người luôn giữ vị trí trung tâm và luôn là chủ thể của thế giới nội tâm phong phú.
Trang 1häc viÖn c«ng nghÖ bu chÝnh viÔn th«ng khoa qu¶n trÞ kinh doanh 1
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU -
Tâm lý quản lý là một chuyên ngành đặc biệt của tâm lý học, là một môn khoa học về con người, trong khi đó nhân tố con người vừa được coi là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển quyết định đến thành công của nhiều hoạt động nhất là hoạt động quản lý Trong hoạt động quản
lý, con người luôn giữ vị trí trung tâm và luôn là chủ thể của thế giới nội tâm phong phú Các yếu
tố đó, một mặt là sản phẩm hoạt động của con người, của các điều kiện kinh tế xã hội, mặc khác
là động lực nội sinh đóng vai trò thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động tâm lý Bởi vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu những cơ sở tâm lý học của công tác quản lý là một yêu cầu khách quan và bức thiết đối với tất cả những ai quan tâm đến việc cải tiến quản lý, nâng cao hiệu quả quá trình quản
lý, làm tốt việc tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý Đối với cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở các cấp, các ngành những tri thức của tâm lý học quản lý rất quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác lãnh đạo, quản lý
Căn cứ vào chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, đề cương chi tiết môn học cua Học viện công nghệ BCVT tác giả đã biên soạn bài giảng “Tâm lý quản lý” nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về tâm lý quản lý tức là tâm lý của những người lãnh đạo, quản lý; tâm lý của những người bị lãnh đạo, quản lý; tâm lý tập thể của những người bị lãnh đạo, quản lý Qua đó góp phần nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp tạo điều kiện cải thiện và mở rộng các mối quan hệ giữa người học với các đối tượng khác nhau trong xã hội
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng bảo đảm tính khoa học, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo Tuy nhiên, tâm lý quản lý là một chuyên ngành mới phát triển ở nước ta, còn nhiều vấn đề phức tạp, chưa được nhận thức thống nhất, chưa được nghiên cứu sâu sắc, vì vậy bài giảng khó tránh khỏi được những thiếu sót Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía bạn đọc
Xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
TH.S TRẦN ĐOÀN HẠNH
PTIT
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ QUẢN LÝ 6
1.1 TÂM LÝ VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA TÂM LÝ 6
1.1.1 Khái niệm tâm lý 6
1.1.2 Các hiện tượng tâm lý 6
1.1.3 Các thuộc tính của tâm lý 14
1.2 TÂM LÝ QUẢN LÝ 19
1.2.1 Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19
1.2.2 Lịch sử hình thành tâm lý học quản lý 21
1.2.3 Vai trò của yếu tố tâm lý trong lãnh đạo, quản lý và một số lĩnh vực khác 24
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ 32
2.1 NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 32
2.1.1 Khái niệm nhân cách của người lãnh đạo 32
2.1.2 Các thành tố trong nhân cách của người lãnh đạo 32
2.1.3 Những con đường hình thành và phát triển nhân cách của người lãnh đạo 36
2.2 UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO 38
2.2.1 Khái niệm uy tín và uy tín của người lãnh đạo 38
2.2.2 Các thành tố trong uy tín của người lãnh đạo 39
2.2.3 Phân loại uy tín 41
2.2.4 Vai trò uy tín của người lãnh đạo 43
2.3 KIỂU NGƯỜI LÃNH ĐẠO 44
2.3.1 Phân loại 44
2.3.2 Kiểu hoạt động lãnh đạo 46
2.4 MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ 49 2.4.1 Đặc điểm tâm lý chung của nhà lãnh đạo 49
2.4.2 Những yêu cầu đối với người lãnh đạo 51
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ 60
PTIT
Trang 43.1.1 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo độ tuổi 60
3.1.2 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo giới tính 67
3.1.3 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo vị thế trong tập thể 79
3.1.4 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo lịch sử thành, bại 81
3.1.5 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo ngành nghề 82
3.1.6 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo trình độ chuyên môn 82
3.1.7 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo bản chất 83
3.1.8 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo điều kiện kinh tế – xã hội hiện tại 83
3.1.9 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo vị trí địa lý (điều kiện tự nhiên) nơi sinh trưởng 85
3.1.10 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo điều kiện kinh tế – xã hội nơi sinh trưởng 85
3.1.11 Đặc điểm tâm lý của người lao động theo khí chất 87
3.2 NHU CẦU VÀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 88
3.2.1 Đặc điểm của người lao động Việt Nam 88
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 108
CHƯƠNG 4: TẬP THỂ VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ 109
TRONG TẬP THỂ 109
4.1 TẬP THỂ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TẬP THỂ 109
4.1.1 Khái niệm tập thể 109
4.1.2 Các giai đoạn phát triển của tập thể 110
4.1.3 Các yếu tố xây dựng một tập thể mạnh 112
4.2 MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ TRONG TẬP THỂ 113
4.2.1 Thủ lĩnh trong tập thể 113
4.2.2 Sự tương hợp tâm lý 114
4.2.3 Bầu không khí tâm lý 115
4.2.4 Dư luận tập thể 116
4.2.5 Hiện tượng xung đột 120
4.2.6 Hiện tượng lây lan tâm lý 122
4.2.7 Truyền thống tập thể 124
PTIT
Trang 54.2.9 Quy luật tâm lý của đám đông 126
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 128
CHƯƠNG 5: TÂM LÝ GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, 129
LÃNH ĐẠO 129
5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP 129
5.1.1 Khái niệm giao tiếp 129
5.1.2 Vai trò của giao tiếp 132
5.1.3 Chức năng của giao tiếp 133
5.1.4 Các loại hình giao tiếp 141
5.1.5 Các phương tiện giao tiếp 142
5.2 GIAO TIẾP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO 145
5.2.1 Những nét đặc trưng của công tác quản lý, lãnh đạo 145
5.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong quản lý, lãnh đạo 147
5.2.3 Một số quy tắc giao tiếp trong quản lý, lãnh đạo 148
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO 179
PTIT
Trang 6CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ QUẢN LÝ
-
1.1 TÂM LÝ VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA TÂM LÝ
1.1.1 Khái niệm tâm lý
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử dụng từ "tâm lý" để nói về lòng người, về cách cư xử của con người Đó là cách hiểu tâm lý ở cấp độ nhận thức thông thường Trong tiếng Việt thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồn" được định nghĩa một cách tổng quát là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người
Theo nghĩa đời thường, chữ "tâm" được dùng với các cụm từ "nhân tâm","tâm đắc", "tâm địa", "tâm can" thường có nghĩa như là chữ "lòng", thiên về tình cảm còn chữ "hồn" thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí của con người "Tâm hồn", "tinh thần" luôn gắn liền với
"thể xác" Trong tiếng La tinh "Psyche" là "linh hồn", "tinh thần" và "logos" là học thuyết, là
"khoa học" Vì thế "Tâm lý học" ( Psychologie) là khoa học về tâm hồn Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nó vừa nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con người, những quan hệ tâm lý của con người với nhau Hay nói cách khác, tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu thị hiếu của người khác, là sự cư xử hoặc cách xử lý tình huống của người nào đó, khả năng chinh phục đối tượng Nói một cách khái quát chung nhất: Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và cả xã hội loài người
1.1.2 Các hiện tượng tâm lý
* Đặc điểm của các hiện tượng tâm lý
Các hiện tượng tâm lý có nhiều biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau;
Trong một thời điểm, ở mỗi người có thể xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý, có khi có những hiện tượng trái ngược nhau, tạo nên sự mâu thuẫn, băn khoăn, đấu tranh tư tưởng, dằn vặt nội tâm trong con người Bởi vậy, có khi chính con người cũng không tự hiểu được tâm lý của chính mình;
Còn nhiều hiện tượng tâm lý phức tạp cho đến ngày nay mà con người chưa giải thích được đầy đủ, rõ ràng như hiện tượng ngoại cảm, nói mơ, mộng du,…
Các hiện tượng tâm lý có quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên 1 thể thống nhất chi phối lẫn nhau, hiện tượng này làm xuất hiện hiện tượng khác;
Tâm lý là hiện tượng tinh thần;
Tâm lý là những hiện tượng rất quen thuộc gần gũi với con người;
Tâm lý có sức mạnh to lớn đối với cuộc sống con người
PTIT
Trang 7Tìm hiểu tâm lý con người, chúng ta cần chú ý đến hai dạng hiện tượng sau đây:
+ Hiện tượng tâm lý cá nhân
Là những hiện tượng tâm lý chủ yếu nảy sinh trong một con người nhất định như nhận thức của cá nhân, cảm xúc của cá nhân, ý chí, ý thức, ngôn ngữ của cá nhân… Mỗi hiện tượng trên lại bao gồm nhiều hiện tượng khác nhau
Như nhận thức của cá nhân bao gồm cảm giác, tri giác, tư duy tưởng tượng của cá nhân đó… Mỗi cá nhân có một thế giới tâm lý riêng mà ta thường gọi là thế giới tâm hồn, thế giới bên trong, thế giới nội tâm…
+ Hiện tượng tâm lý tập thể hay tâm lý xã hội
Là những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong mối quan hệ giữa người này đối với người khác, hoặc những hiện tượng tâm lý của một nhóm người Như tâm lý trong giao tiếp, tâm lý tập thể, tâm trạng tập thể…
Tâm lý xã hội cũng rất phức tạp và nảy sinh diễn biến theo những quy luật nhất định
* Các hiện tượng tâm lý cơ bản của con người
a Hoạt động nhận thức
Là hoạt động của con người nhằm nhận biết về thế gới khách quan, trả lời các câu hỏi Đó
là cái gì? Đó là ai? Người đó như thế nào? Việc đó có ý nghĩa gì?
Hoạt động nhận thức là hoạt động tâm lý cơ bản nhất trong đời sống tâm lý con người, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của con người, quyết định tài năng, nhân cách con người Tìm hiểu con người trước hết là tìm hiểu nhận thức của họ
Hoạt động nhận thức diễn ra theo hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức thấp, nhận thức giác quan cho ta biết được những đặc điểm bề ngoài của con người như nét mặt, hình dáng, màu sắc… Giai đoạn này bao gồm quá trình cảm giác và quá trình tri giác
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao, nhận thức bằng hoạt động trí tuệ, cho ta biết được những đặc điểm bên trong, bản chất của con người như đạo đức, tài năng, quan điểm, ý thức… con người Nhận thức lý tính bao gồm quá trình tư duy và quá trình tưởng tượng
Nhà quản lý cần phân biệt rõ hai giai đoạn này trong hoạt động của mình, nhất là khi đánh giá con người Cần nhận thức hiện tượng với bản chất, hành vi và nội tâm – lời nói, việc làm với
ý thức, tài năng… Khi đánh giá năng lực con người cần chú ý những đặc điểm sau đây ở họ:
Sự nhạy bén, tinh tế khi nhận thức (việc phát hiện vấn đề có nhanh chóng hay không…)
Khả năng quan sát nhanh chóng, chính xác
Khả năng tư duy, giải quyết vấn đề (có sâu sắc, linh hoạt, sáng tạo, độc đáo hay không…)
PTIT
Trang 8Khi đánh giá trình độ nhận thức của con người cần chú ý các đặc điểm sau:
Trình độ kiến thức: đó là sự hiểu biết, khối lượng kiến thức về lĩnh vực chuyên môn hoặc đời sống xã hội… trình độ kiến thức thường thể hiện ở bằng cấp, trình độ học vấn…
Trình độ văn hóa xã hội: là trình độ hiểu biết về đời sống văn hóa xã hội (về đạo đức, cách cư xử, giao tiếp, thẩm mỹ…)
Trình độ kinh nghiệm sống (sự từng trải, những hoạt động đã trải qua…)
Trình độ tư duy: khả năng tiếp nhận hoặc giải quyết vấn đề, sự linh hoạt, sáng tạo hoặc cách ứng xử thích hợp
Đó là những biểu hiện quan trọng của hoạt động nhận thức con người cho ta xác định được năng lực nhận thức của họ Đó là những căn cứ quan trọng để sử dụng con người
b Hoạt động tình cảm
Hoạt động tình cảm có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống con người nó chi phối cuộc sống, hoạt động và các mối quan hệ của con người
Trong hoạt động, tình cảm có hai mức độ rất quan trọng là xúc cảm và tình cảm
+ Xúc cảm là những hiện tượng của đời sống tình cảm, thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, người ngoài có thể nhìn thấy được Xúc cảm có nhiều biểu hiện như vui mừng, giận hờn, lo âu, sợ hãi, thích thú, dễ chịu,… Xúc cảm cho ta thấy được hiện trạng xúc cảm của con người Nó biểu thị thái độ của con người Khi giao tiếp với con người, dựa vào xúc cảm, ta có thể xác định được thái độ của họ đối với mình: tôn trọng hay coi thường, hài lòng hay khó chịu, thân thiện hay độc ác,…
Đối với người dễ bộc lộ xúc cảm, ta biết được thái độ của họ dễ dàng hơn những người không bộc lộ cảm xúc Những người này thường có dáng vẻ bề ngoài lầm lì, lạnh lung, điềm nhiên… Họ là những người khó hiểu hơn Những người không hoặc ít bộc lộ cảm xúc có hai loại cần chú ý:
Loại người sâu sắc, kín đáo, có bản lĩnh
Loại người cần cù, đần độn, chậm hiểu, khờ dại…
Do con người có ý thức, họ có thể giả tạo trong biểu hiện xúc cảm, nhà quản lý cần có nhận xét tinh tế để phân biệt được sự biểu hiện xúc cảm thật hay giả của con người
Trong đời sống xúc cảm, nhà quản lý cần lưu ý tới hiện tượng xúc động Xúc động là những xúc cảm có cường độ mạnh hoặc rất mạnh như quá giận dữ, quá đau khổ, quá khiếp sợ… Xúc động thường ảnh hưởng lớn đến con người trong hoạt động, trong giao tiếp cư xử của họ Trong hoạt động quản lý, xúc động thường gây ra những tác hại to lớn như:
Nó làm cho nhà quản lý thiếu sáng suốt, không lường trước được hậu quả của hành vi, mất cân bằng trong hoạt động, dễ mắc sai lầm trong quyết định, trong việc ra mệnh lệnh…
PTIT
Trang 9 Xúc động dễ làm căng thẳng mối quan hệ hoặc làm xấu đi mối quan hệ của con người, giữa thủ trưởng với nhân viên, dễ làm cho con người bộc lộ nhược điểm , điểm yếu của mình
Xúc động làm cho cơ thể dễ mất cân bằng, làm cho sức khỏe bị giảm sút nhanh chóng thậm chí có thể làm cho người ta già đi nhanh hơn, ốm yếu đi nhanh hơn, xấu đi nhanh hơn, con người có thể rơi vào trạng thái sốc, ngất xỉu, chân tay run rẩy…
Bởi vậy nhà quản lý cần biết điều chỉnh xúc cảm, tránh để xúc động Nếu bị xúc động cần phải biết kiềm chế, không nên để cấp dưới chứng kiến sự xúc động của mình Nhà quản lý không nên có những biểu hiện quá vui sướng, quá đau khổ, quá thất vọng, quá khiếp sợ… trước mặt cấp dưới Đặc biệt nhà quản lý không nên giận dữ, la lối, quát tháo cấp dưới Sự xúc động thường biểu hiện sự bất lực, sự thô bạo, sự thiếu tôn trọng con người Nó dễ tạo ra hiện tượng “uy tín giả” của nhà quản lý Người quản lý cần biết cách cư xử khéo léo đối với người khác khi họ ở trong trạng thái xúc động Trong trường hợp này nhà quản lý cần biết vận dụng những thủ thuật tâm lý, sự cư xử khéo léo để giải tỏa sự xúc động của họ
Một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật quản lý là luôn luôn biết gìn giữ trạng thái cân bằng trong xúc cảm, ngăn chặn các xúc động, biết kiềm chế khi bị xúc động và biết xử
sự phù hợp với con người khi họ bị xúc động
+ Tình cảm là những biểu hiện của đời sống tình cảm diễn ra trong khoảng thời gian dài,
ổn định Tình cảm biểu thị thái độ của con người đối với sự vật hoặc người khác Tình cảm chi phối các xúc cảm được hình thành trên cơ sở kết hợp, tổng hợp của nhiều xúc cảm Tình cảm thường tiềm tàng trong con người và thường bộc lộ thông qua các xúc cảm Tình cảm chỉ được nhận biết qua các xúc cảm Con người có nhiều tình cảm như tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình mẫu tử, tình anh em, tình đồng nghiệp…
Tình cảm có vai trò to lớn đối với con người Nó chi phối cuộc sống, hoạt động của con người Nó làm cho nhận thức, ý chí, hành vi, cách đánh giá… và toàn bộ đời sống tâm lý bị biến đổi đi Tình cảm là chỗ mạnh nhất nhưng đồng thời cũng là chỗ yếu nhất của con người
Trong hoạt động quản lý, việc tác động vào tình cảm của con người có ý nghĩa rất quan trọng vì tình cảm làm tăng hoặc giảm sự gắn bó của con người với công việc, với tập thể, làm tăng hoặc giảm tính tích cực và hiệu quả của hoạt động, ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng của sản phẩm Nhà quản lý cần chú ý:
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, tình cảm tốt đẹp giữa các thành viên trong tập thể;
Quản lý con người bằng tình cảm chân thực, bằng sự thương mến, quan tâm đến con người, cảm hóa con người;
Chú ý đến yếu tố tình cảm trong hoạt động quản lý Tác động vào tình cảm và tác động bằng tình cảm;
Phải giải quyết công việc theo nguyên tắc “”thấu tình đạt lý”
Cần dè chừng, cảnh giác trước những cơn xúc động : giận dữ, quá lo âu, căng thẳng…
PTIT
Trang 10 Tránh để tình cảm chi phối dẫn đến sự thiên lệch trong cách cư xử với cấp dưới, hoặc
ấn tượng, thành kiến, thiếu khách quan khi đánh giá con người
Muốn xây dựng tình cảm tốt đẹp với cấp dưới, với mọi người cần tạo ra những xúc cảm tốt đẹp với cấp dưới, với mọi người (xúc cảm xuất hiện do sự thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của con người), bằng sự quan tâm chăm sóc, xử sự ân cần, lịch sự, tôn trọng con người
c Các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý Cụ thể
* Các quá trình tâm lý : là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý :
Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy
+ Cảm giác là cơ sở của hoạt động tâm lý Con người nhận biết hiện thực xung quanh bắt đầu từ cảm giác Cảm giác còn báo hiệu về trạng thái bên trong của cơ thể như cảm giác đói, khát…
Cảm giác là công cụ duy nhất nối liền ý thức với thế giới bên ngoài Không có cảm giác thì không thể định hướng được môi trường xung quanh, không thể giao tiếp được với mọi người, không thể lao động, không thể tránh được mọi nguy hiểm
Ví dụ: ta nhận biết được quả táo là nhờ những cảm giác có được như: vàng, thơm, ngọt, giòn khi nhai Đó là thông qua các cơ quan cảm giác như mắt, tai, lưỡi, tay… Cảm giác còn cho
ta biết hình ảnh chân thực của hiện tượng khách quan
Như vậy cảm giác là sự phản ánh có tính chất riêng biệt của các sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động đến giác quan của chúng ta
+ Tri giác: là sự phản ánh các sự vật và hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp lên các giác quan Tri giác được hình thành trên cơ sở của cảm giác, nhưng tri giác không phải là con số cộng giản đơn các cảm giác Tri giác phản ánh cả một tập hợp các thuộc tính và bộ phận của sự vật hiện tượng Những người khác nhau có tri giác khác nhau
Người ta phân biệt tri giác thành tri giác có chủ định và tri giác không có chủ định Một đặc trưng nhất thiết phải có của tri giác chủ định là sự nỗ lực của ý chí Quan sát một loại tri giác
có chủ định, có kế hoạch lâu dài, có mục đích và có tổ chức Quan sát sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu người quan sát có tầm nhìn rộng trong lĩnh vực quan sát có tư duy, trí nhớ, chú ý phát triển
Chẳng hạn, đôi khi do nhìn các mặt hàng tương tự giống nhau mà mua nhầm phải những thứ hàng mà mình không cần, hoặc khi nhìn nhận về một con người nào đó mà ta nhìn nhận không đúng về bản chất của họ đó là hoạt động tư duy trong quá trình tri giác chưa tốt
Một người lãnh đạo muốn rèn luyện và phát triển óc quan sát cần có trình độ lý luận cao, niềm tin vững vàng, tính nguyên tắc, quan điểm giai cấp trong việc đánh giá các hiện tượng, các
sự kiện, có sự am hiểu con người
PTIT
Trang 11+ Trí nhớ: là một quá trình tâm lý trong đó con người củng cố, lưu giữ và sau đó làm hiện lại trong ý thức của mình tất cả những yếu tố của kinh nghiệm quá khứ Không có trí nhớ thì không thể có bất kỳ hoạt động nào Trí nhớ là điều kiện chủ yếu của sự phát triển tâm lý con người, nó bảo đảm sự thống nhất và tính toàn diện của nhân cách con người
Trí nhớ diễn ra dưới dạng các quá trình ghi nhớ, giữ lại, nhớ lại (tái hiện) Trong quá trình
đó thì ghi nhớ là quá trình chủ yếu Ghi nhớ quyết định tính đầy đủ và chính xác của sự nhớ lại tài liệu, quyết định tính vững chắc và tính bền vững của sự giữ lại tài liệu Là quá trình phức tạp nhằm nắm vững, hệ thống hóa nội dung và lược bỏ những gì không cần thiết
+ Tưởng tượng: là quá trình tâm lý sáng tạo những biểu tượng và ý nghĩa mới dựa trên kinh nghiệm sẵn có Tương tự như cảm giác, tri giác thì tưởng tượng là một quá trình nhận thức tâm lý và phản ánh hiện thực khách quan
Tưởng tượng giữ vai trò to lớn trong bất kỳ hoạt động nào của con người, là điều kiện cần thiết để phát huy sức sáng tạo của con người nhằm biến đổi hiện thực
Tưởng tượng có thể tích cực hay thụ động Trong trường hợp tưởng tượng là tích cực thì
nó là điều kiện cho hoạt động sáng tạo của cá nhân, nhằm biến đổi hiện thực xung quanh Tuy nhiên nếu tưởng tượng là thụ động, tiêu cực thì tưởng tượng sẽ là mơ mộng không có thực tế
Hình thức đặc biệt của tưởng tượng là ước mơ Ước mơ là hình ảnh của tương lai mà mình đang mong muốn Nó nâng cao tính hoạt động của con người, thôi thúc họ vượt qua những trở ngại Khói khăn nảy sinh trong khi thực hiện những mục đích của mình, ước mơ kêu gọi hành động chứ không phải suy tưởng một cách thụ động
+ Tư duy: là sự nhận thức hiện thực một cách khái quát và gián tiếp Trong quá trình tư duy, con người hiểu rõ những tính chất cơ bản, những mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng Sự phản ánh trực tiếp, cảm tính thực hiện qua cảm giác và tri giác tỏ ra chưa đủ cho con người để định hướng đúng đắn trong thế giới tự nhiên và xã hội, trong bản thân mình Khi tìm kiến lời giải cho các câu hỏi đặt ra, con người tập vận dụng những hành động suy nghĩ với các đối tượng và các hình ảnh của đối tượng trong ý thức của mình Tư duy chính là quá trình tâm lý nói trên để nhận thức và biến đổi hiện thực bằng tinh thần, để tìm tòi và khám phá những điều mới mẻ về bản chất
Tư duy phát triển trong lao động, trong giao tiếp thực tiễn xã hội là nguồn tư duy, là mục đích cuối cùng của tư duy, là tiêu chuẩn của chân lý
Tư duy bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu nào đó của cá nhân Nếu không có nhu cầu thì sẽ không có sự thúc đẩy hoạt động tư duy Kết quả của tư duy phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của con người, biết tập trung vào vấn đề, biết để ý tâm trí vào vấn đề, kiên trì suy nghĩ thấu đáo vấn đề, khắc phục những khó khăn xảy ra, tức là phụ thuộc vào các phẩm chất, ý chí Ý chí sẽ thúc đẩy tích cực các hoạt động tư duy
Tư duy liên hệ đặc biệt mật thiết với ngôn ngữ Quá trình chuyển từ cảm giác, tri giác và biểu tượng thành khái niệm được tiến hành bằng lời nói Lời nói được dung để khái quát các dấu
PTIT
Trang 12hiệu của sự vật, tách ra những dấu hiệu của bản chất, bỏ qua những dấu hiệu không bản chất, cố định và lưu giữ thông tin, truyền đạt thông tin đó cho người khác, vận dụng các tri thức sẵn có xây dựng những suy lý và bằng cách đó đi đến những tri thức mới
Nhờ có lời nói mà tri thức trở thành tài sản chung của xã hội, mà hoạt động tư duy của loài người
có được tính kế thừa, đạt được sự phát triển của lịch sử
Các quá trình cảm xúc có thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng, xúc động, đam mê, căng thẳng và hẫng hụt tùy theo đặc điểm độ bền, cường độ và sự phức tạp của các rung động
+ Xúc động là những rung động mạnh mẽ hoàn toàn lôi cuốn con người diễn ra trong một thời gian ngắn Xúc động thường hay xuất hiện nhiều nhất ở những người mất cân bằng, những người có tính mềm yếu
+ Đam mê là một rung động mạnh mẽ, sâu sắc, kéo dài và ổn định, có xu hướng rõ rệt nhằm đạt được mục đích hay đối tượng ước ao
+ Căng thẳng: xuất hiện khi tiến hành hoạt động trong những điều kiện khó khăn Trong
đa số trường hợp, sự ăng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công việc
+ Hẫng hụt: khi con người không thể vượt qua được những khó khăn trở ngại hoặc không đạt được mục đích như mình mong muốn thì xuất hiện trạng thái này Hẫng hụt biểu hiện sự bực bội, căm tức, dửng dưng, hờ hững với những người xung quanh, u sầu, buồn bã, chán nản
số tuyến mồ hôi, nước mắt…
Tình cảm xúc cảm còn đặc trưng bằng tính phân biệt và tính mềm dẻo Mỗi tình cảm và mỗi cảm xúc đều có những rung động đối lập với nó Giữa hai cái đối lập có vô số những bước chuyển tiếp Chẳng hạn đối lập với vui mừng là đau buồn Đồng thời cùng là một tình cảm xúc cảm, người ta có thể rung động đến mức sâu sắc khác nhau, tùy theo nguyên nhân gây ra chúng
và tùy theo đặc điểm của hoạt động mà cá nhân đang tiến hành Tình cảm, xúc cảm và sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc ra ngoài còn có một đặc điểm nữa là sự biểu hiện ra ngoài rung động của người này có thể tác động tới người khác
PTIT
Trang 13Tình cảm có nhiều loại như tình cảm tích cực (tin tưởng, hài lòng, thỏa mãn…) và tình cảm tiêu cực (đau khổ, hơn giận, bực mình…) với tư cách là một thành viên của xã hội, con người vốn có tình cảm đạo đức, tình cảm pháp luật, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ…
Tình càm đạo đức thể hiện quan hệ thái độ của một người đối với xã hội, đối với những người khác và đối với bản thân mình
Tình cảm pháp luật biểu hiện thái độ của cá nhân đối với các hành vi và hành động bị điều tiết bởi đủ các loại tiêu chuẩn của pháp luật
Tình cảm trí tuệ nảy sinh trong quá trình học tập và sáng tạo
Tình cảm thẩm mỹ là rung động trước những vẻ đẹp và xấu trong thiên nhiên, trong nghệ thuật lao động…
+ Chú ý là xu hướng và sự tập trung hoạt động tâm lý vào một đối tượng nhất định Sự tập trung thể hiện ở việc bỏ qua tất cả những gì ngoài cuộc, ở mức độ đi sâu vào hoạt động
Chú ý là đảm bảo cho các quá trình nhận thức và toàn bộ hoạt động tâm lý có được hiệu suất cao, kết quả tốt
Có 3 loại chú ý:
Chú ý không chủ định hay chú ý không theo ý muốn: nảy sinh một cách không chủ định
do ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài và không đòi hỏi sự nỗ lực ý chí
Chú ý có chủ định hay chú ý theo ý muốn: nảy sinh và phát triển do kết quả của sự nỗ lực ý chí của con người và có đặc điểm là có tính mục đích, tính tổ chức và tính bền vững cao Chú ý có chủ định rất cần để thực hiện thắng lợi bất kỳ một hoạt động nào
Chú ý sau chủ định xuất hiện tiếp sau chú ý có chủ định Thoạt đầu người ta phải nỗ lực
ý chí để buộc mình tập trung vào một việc gì đó, nhưng về sau thì chú ý được tập trung vào đối tượng hoạt động một cách tự nhiên Cho nên chú ý sau chủ định ít làm con người mệt mỏi hơn là chú ý có chủ định Loại chú ý này xuất hiện khi có hứng thú hoạt động và nó đảm bảo tiến hành hoạt động với chất lượng cao nhất
* Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực
d Ngoài ra còn có các hiện tượng tâm lý sau
Các hiện tượng tâm lý có ý thức: là những hiện tượng tâm lý có sự tham gia điều khiển, điều chỉnh của ý thức con người Đây là những hiện tượng tâm lý có thể tạo nên giá trị xã hội của con người, có thể là những hiện tượng tâm lý có ý nghĩa quan trọng mà trong hoạt động quản lý người lãnh đạo cần phải lưu ý xem xét, dựa vào đó mà đánh giá con người
Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức: là những hiện tượng tâm lý không có hoặc ít
có sự tham gia của ý thức như ngủ mơ, nói mơ, tâm lý của người điên khùng mất năng lực hành vi… những hiện tượng này thường không có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá con người
PTIT
Trang 14Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức hay tự giác) Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về
nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức:
"vô thức" là những lĩnh vực nằm ngoài ý thức, khó lọt vào lĩnh vực ý thức (một số bản năng vô thức, một số hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du ) và mức độ " tiềm thức" là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý thức, thỉnh thoảng trong những hoàn cảnh nhất định có thể được ý thức "chiếu rọi" tới
Hiện tượng tâm lý sống động : thể hiện trong hành vi hoạt động
Hiện tượng tâm lý tiềm tàng : tích đọng trong sản phẩm của hoạt động
Hiện tượng tâm lý cá nhân : vui, buồn, giận dữ, lo âu
Hiện tượng tâm lý xã hội : phong tục tập quán, tin đồn, dư luận
Như vậy, thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp Các hiện tượng tâm
lý có nhiều cấp độ, mức độ khác nhau có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau
1.1.3 Các thuộc tính của tâm lý
Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất
đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Các thuộc tính tâm lý bao gồm: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực
1.1.3.1 Xu hướng
Xu hướng là những đặc điểm tâm lý hướng con người tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó Xu hướng cho ta biết con người sẽ trở thành người như thế nào Xu hướng nói lên sự vươn tới của con người, thúc đẩy con người hoạt động theo mục tiêu nhất định
Xu hướng là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó Xu hướng thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu như nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin
a Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu của con người có những đặc điểm cơ bản như:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thoả mãn nó thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định
Nhu cầu có tính chu kỳ
Nhu cầu của con người khác nhu cầu của con vật, nhu cầu con người mang bản chất xã hội
Nhu cầu của con người rất đa dạng
PTIT
Trang 15Để làm rõ hơn nhu cầu của con người nhà tâm lý học người Mỹ B.Maslow đã đưa ra 5 bậc thang nhu cầu dạng hình chóp trong đó bao gồm: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định
b Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực trong hoạt động, vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách
c Lý tưởng: là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó
Lý tưởng khác với ước mơ ở chỗ, trong lý tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể về các điều kiện chủ quan và khách quan để vươn tới lý tưởng, đồng thời chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh mẫu mực của mình Chính vì thế, lý tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lý tưởng của mình Tuy vậy, ước mơ có thể là cơ sở cho sự hình thành lý tưởng cao đẹp sau này
Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn Có tính hiện thực vì lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều "chất liệu" có thực của đời sống Song lý tưởng lại là hình ảnh mẫu mực chưa có trong hiện thực, là cái chỉ có thể đạt được trong tương lai Lý tưởng phản ánh
xu thế phát triển của con người
Lý tưởng mang tính lịch sử và giai cấp
Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân
d Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học, tính nhất quán cao Thế giới quan quyết định thái độ của con người đối với thế giới xung quanh, quyết định những phẩm chất và phương hướng phát triển của nhân cách Thế giới quan (hay nghĩa hẹp là nhân sinh quan) là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, cho sự phát triển của con người Nó chỉ rõ thái độ con người đối với đời sống, nó chi phối cách sống, lối sống của con người Vì vậy đây là một biểu hiện rất quan trọng của xu hướng
Trong lãnh đạo, việc nắm được thế giới quan của con người sẽ giúp ta biết rõ người đó như thế nào và sử dụng họ ra sao?
e Niềm tin: là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân Niềm tin
PTIT
Trang 16tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người
1.1.3.2 Tính cách
Tính cách là một thuộc tính phức tạp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực khách quan và thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng Tính cách là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý thể hiện thái độ của cá nhân đối với hiện thực Mỗi thuộc tính đó được gọi là một nét tính cách Ở mỗi người đều có những nét tính cách như tính cách tốt (chăm chỉ, khiêm tốn, trung thực, dung cảm…), nét tính cách xấu như lười biếng, kêu ngạo, hèn nhát, dối trá,…
Thông thường trong mỗi con người đều có những nét tính cách tốt và nét tính cách xấu
Ta thường đánh giá một người tốt hay xấu dựa trên tỷ lệ nét tính cách tốt hay xấu cao hay thấp, hoặc một dạng của chúng quan trọng như thế nào đối với xã hội, con người
Tính cách là thái độ của con người đối với người khác, là cư xử của con người đối với xã hội Tính cách nói lên bộ mặt đạo đức của con người
Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất và đồng thời cũng mang tính độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân Vì thể, tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt Tính cách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội
* Cấu trúc của tính cách: tính cách có cấu trúc bao gồm: hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng
Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm 4 mặt sau đây
+ Thái độ đối với tập thể và xã hội, thể hiện qua nhiều nét tính cách như : lòng yêu nước, yêu CNXH, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác cộng đồng
+ Thái độ đối với lao động, thể hiện ở những nét tính cách cụ thể như : lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ luật, tiết kiệm
+ Thái độ đối với mọi người thể hiện ở những nét tính cách như : lòng yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương thân,
PTIT
Trang 17Tính cách có quan hệ chặt chẽ với các thuộc tính, các phẩm chất khác của nhân cách như :
xu hướng, khí chất, tình cảm, ý chí, kỹ xảo, thói quen và vốn sống của cá nhân
Hoạt động tâm lý cá nhân biểu hiện ra bên ngoài rất khác nhau: có người hăng hái, hoạt bát, có người ưu tư, lo lắng, có người trầm tĩnh, bình thản, có người lại vội vàng, nóng nảy… Những biểu hiện như vậy, chỉ rõ hoạt động tâm lý con người là mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, đồng đều hay bất thường Đó là khí chất của cá nhân, ta còn gọi đó là tính khí của con người Cùng một trình độ hiểu biết như nhau nhưng đứng trước một sự việc, có người nhận thức nhanh,
có người nhận thức chậm Khi thực hiện một công việc, người này vội vàng hấp tấp, người kia lại bình tĩnh khoan thai Về tình cảm, có người bộc lộ mạnh mẽ, sôi nổi, có người kín đáo, trầm lặng Khí chất của con người rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ
Đây là loại khí chất tương ứng với kiểu thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt của hưng phấn, ức chế nên loại người này hoạt động mạnh mẽ, rất dễ thành lập phản xạ có điều kiện Họ giao tiếp rộng rãi, thân mật Họ tham gia hăng hái mọi công việc, nhiệt tình và tích cực trong công việc, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới Tuy nhiên họ cũng có những nhược điểm nhất định Tóm lại đây là người hoạt động nhiệt tình, hiệu quả nhưng chỉ khi họ làm những công việc phù hợp hứng thú và thường xuyên được kích thích Còn như những công việc không phù hợp với họ thì họ dễ chán nản, uể oải Đối với loại người này, nhà quản lý nên tăng cường động viên, kiểm tra đôn đốc, giao cho họ những công việc có tinh chất “động”, họ sẽ làm rất tốt
Kiểu khí chất bình thản: người thuộc kiểu khí chất này thường là người chậm chạp, điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm nhưng chắc chắn, tình cảm khó hình thành nhưng sâu sắc, ít ưa cãi cọ và không thích ba hoa, có tình ý khi khởi động hoạt động, khó thích nghi đối với môi trường mới
Loại khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh cân bằng không linh hoạt Do những thuộc tính thần kinh không linh hoạt nên loại người này khó thành lập phản xạ có điều kiện, nhưng khi đã thành lập thì khó phá vỡ Loại người này có tâm lý bền vững sâu sắc Họ thường
PTIT
Trang 18bình tĩnh, chín chắn trong hoạt động, có năng lực tự kiềm chế, năng lực tự chủ cao Họ làm việc một cách đều đặn, có mức độ, có phương pháp, không tiêu phí sức lực vô ích
Kiểu khí chất nóng nảy: người có kiểu khí chất này thường hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay có tính gay gắt, nóng nảy, mệnh lệnh, quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng thắn, chân tình, khả năng kiềm chế rất thấp
Loại khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh mạnh và không cân bằng Tâm lý họ thường được biểu hiện một cách mạnh mẽ Ở họ nhận thức tương đối nhanh nhưng không sâu sắc, họ vội vàng hấp tấp nóng vội khi đánh giá công việc Đặc biệt họ dễ bị kích thích và khi họ
bị kích thích thì thường phản ứng nhanh và mạnh Tình cảm của họ bộ lộ mãnh liệt, nhưng dễ thiếu tế nhị Họ rất thẳng thắn, trung thực và quả quyết Trong công tác họ là người dũng cảm, can đảm, hăng hái, sẵn sang hiến thân với tất cả lòng nhiệt tình Trong việc làm họ tỏ ra quả quyết nhưng dễ đi đến chỗ liều mạng Họ dễ vui nhưng cũng dễ khùng Đối với loại người này ta nên cư xử tế nhị, nhẹ nhàng tránh phê bình trực diện
Kiểu khí chất ưu tư: người có kiểu khí chất này thường biểu hiện hoạt động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó nảy sinh nhưng rất sâu sắc, có cường độ mạnh và bền vững Ở kiểu khí chất này, con người thường có sự nhạy bén, tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng, trong quan hệ thường mềm mỏng, tế nhị, nhã nhặn, chu đáo và vị tha, họ thường hay sống với nội tâm của mình (hướng nội), đặc biệt là khó thích nghi đối với môi trường mới
Loại khí chất này tương ứng kiểu thần kinh yếu nên loại người này ít hành động Họ có năng lực tưởng tượng phong phú, dồi dào, lường trước được mọi hậu quả của hành động Nhìn chung họ là người tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt Nhà quản lý cần biết động viên, khuyến khích họ Tin tưởng giao công việc cho họ, không nên phê bình họ một cách trực tiếp
Tóm lại, mỗi kiểu khí chất trên đều có mặt mạnh, mặt yếu, không có loại nào tốt hoặc xấu hoàn toàn Trên thực tế thường gặp ở một người có những nét của kiểu khí chất nào đó chiếm ưu thế, nhưng đồng thời lại có những nét riêng lẻ nào đó thuộc kiểu khí chất khác Ngoài ra, còn có những kiểu khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của cả 4 kiểu khí chất trên Mặc dù khí chất có cơ sở là các kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội,
có thể biến đổi do rèn luyện và giáo dục Trong hoạt động quản lý, chúng ta cần nghiên cứu các hướng đối xử, tiếp xúc điều khiển sử dụng thích hợp Nếu giao những công việc phù hợp với khí chất con người, họ sẽ hoàn thành công việc có hiệu quả hơn
Người quản lý cần cư xử với con người theo đặc điểm khí chất của họ, đồng thời cần phải chú ý những nhược điểm trong khí chất của mình để rèn luyện, nâng cao phẩm chất nhân cách của mình
1.1.3.4 Năng lực
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt
PTIT
Trang 19 Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân
Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động Năng lực là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy
Năng lực là sản phẩm của lịch sử Sự phân công và chuyên môn hoá lao động đã dẫn đến sự phân hoá và chuyên môn hoá năng lực người Mặt khác, mỗi khi nền văn minh nhân loại dành được những thành tựu mới thì lại xuất hiện ở con người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây bây giờ chứa đựng một nội dung mới
Năng lực được hình thành chủ yếu qua quá trình sống và rèn luyện của cá nhân, trong hoạt động của cá nhân Năng khiếu chỉ là dấu hiệu của năng lực, năng khiếu là đặc điểm bẩm sinh
là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của nhân cách
* Phân loại năng lực hai loại
Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động đạt kết quả
Năng lực chuyên biệt: là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao
Hai loại năng lực này luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau
1.2 TÂM LÝ QUẢN LÝ
1.2.1 Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.2.1.1 Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của tâm lý quản lý
Tâm lý học quản lý là một ngành của khoa học tâm lý.Tâm lý học quản lý nghiên cứu các hiện tượng tâm lý (tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội) nảy sinh trong hệ thống quản lý; chỉ ra những đặc điểm, quy luật tâm lý của người lãnh đạo, người bị lãnh đạo và tâm lý tập thể những người bị lãnh đạo Mặt khác, nó còn nghiên cứu những yêu cầu về phẩm chất và năng lực, về uy tín và phong cách người lãnh đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý
Tâm lý học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý những người dưới quyền, nhìn thấy được những hành vi của cấp dưới, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của họ Tâm lý học quản lý giúp người lãnh đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo cương quyết với cấp dưới và lãnh đạo được những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất tập thể những người dưới quyền
* Nhiệm vụ của tâm lý học quản lý
Khi xác định nhiệm vụ của tâm lý học quản lý, không nên chỉ chú ý đến mục đích kinh tế
mà còn quan tâm đến cả mục đích giáo dục, nhân văn (tức là phải chú ý đến việc phát huy nhân
tố con người, vì con người) Với mục đích trên, tâm lý học quản lý có nhiệm vụ cơ bản là phân tích những đặc điểm và điều kiện của hoạt động quản lý với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác trong hệ thống quản lý Ngoài ra nó còn có các nhiệm vụ sau
PTIT
Trang 20 Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của các tập thể với tư cách là chủ thể và khách thể của quản lý, đặc biệt là nghiên cứu những quy luật của các nhân tố tâm lý xã hội thuận lợi cho hoạt động quản lý (uy tín, bầu không khí tâm lý, dư luận, tâm trạng tập thể )
Nghiên cứu cơ sở tâm lý học của việc nâng cao hiệu quả quản lý, lãnh đạo trong các lĩnh vực, của việc nâng cao hiệu qủa hoạt động của cá nhân và tập thể lao động
Nghiên cứu về đặc trưng hoạt động giao tiếp và những phẩm chất nhân cách cần có của người lãnh đạo; xác định con đường hình thành, phát triển nhân cách; các kiểu người lãnh đạo cũng như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
Nghiên cứu nhu cầu, động cơ lao động của tập thể; các định hướng giá trị xã hội, tâm thế của các thành viên nhằm xác định cách thức tác động phù hợp để phát huy nhân tố con người trong quản lý
Nghiên cứu những yếu tố tâm lýsư phạm của việc đánh giá, tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo cán bộ, trong công tác tư tưởng và kiểm tra
1.2.1.2 Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Là một chuyên ngành của tâm lý học, tâm lý học quản lý sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học nói chung và của tâm lý học xã hội nói riêng như : quan sát, điều tra ( trò chuyện, phỏng vấn, trắc nghiệm, thực nghiệm ) ngoài ra tâm lý học quản lý còn sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp khái quát các nhận xét độc lập
Thực chất của phương pháp này là lấy ý kiến nhận xét độc lập của một số người (ở cấp trên, trong ban lãnh đạo, trong tập thể cơ quan) về một vấn đề tâm lý nào đó của người lãnh đạo Trong phương pháp này việc chọn đối tượng hỏi ý kiến có vai trò quan trọng
Phương pháp nghiên cứu qua kết quả, sản phẩm hoạt động
Thông qua kết quả, sản phẩm hoạt động như các biên bản, báo cáo, nghị quyết, kế hoạch, hiệu quả công tác để đoán trước được các đặc điểm tâm lý, trình độ chuyên môn, ý chí, kỹ năng của chủ thể hoạt động Phân tích kết quả hoạt động của người lãnh đạo cần tách ra được đâu là kết quả của bản thân người đó, đâu là kết quả của tập thể
Phương pháp trò chơi "sắm vai quản lý"
Để tiến hành phương pháp này, người ta xây dựng các tình huống trong quản lý và đưa từng người nhập cuộc để giải quyết các tình huống đó Qua cách thức giải quyết các tình huống
mà biết được chỗ mạnh, chỗ yếu của người lãnh đạo, của người muốn bổ nhiệm để có biện pháp, phương hướng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử hoạt động của người lãnh đạo, quản lý nổi tiếng Đây là một trong những phương pháp có giá trị thực tiễn rất lớn Việc nghiên cứu tiểu sử hoạt động, những thành công và thất bại trong hoạt động quản lý, lãnh đạo của các chính khách, các nhà doanh nghiệp chẳng những cho chúng ta thấy được những đức tính cần có của các nhà tổ
PTIT
Trang 21chức, lãnh đạo chính trị, lãnh đạo các đoàn thể nhân dân, lãnh đạo doanh nghiệp ở các giai đoạn lịch sửxã hội khác nhau mà còn cho chúng ta biết thêm những kinh nghiệm, cách thức giải quyết
các tình huống đa dạng, phức tạp trong quản lý, lãnh đạo
1.2.2 Lịch sử hình thành tâm lý học quản lý
Ngay từ khi con người xuất hiện trên trái đất, tâm lý con người đã hình thành Ở thời kỳ tiền khoa học, những người đứng đầu các bộ lạc đã biết sử dụng những tri thức về con người được đúc rút qua kinh nghiệm để tiến hành công việc của mình Xã hội loài người càng phát triển, sự hiểu biết về con người, đời sống tâm lý, tinh thần của con người không chỉ được khám phá qua quan sát mà còn bằng những cách thức tinh vi hơn và được lưu truyền từ đời này sang đời khác nhất là qua ca dao, tục ngữ, qua các câu chuyện cổ tích và sau đó là trong binh thư yếu lược và sử học kể cả ở phương Đông và phương Tây Nói chung sự phát triển của tâm lý học quản lý được chia thành 4 giai đoạn sau
1 Vào thế kỷ IVIII TCN, nhà triết học phương Tây nổi tiếng Xôcrát, trong tập Nghị luận của mình đã viết rằng: những người nào biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt Trong khi những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong việc tiến hành cả hai công việc này
Tư tưởng về quản lý con người nói chung và những yêu cầu về người đứng đầu cai trị dân nói riêng còn được tìm thấy trong những quan điểm của nhà triết học cổ Hy Lạp Platon Trên quan điểm "Đức trị" Platon cho rằng, muốn trị nước phải đoàn kết dân lại, phải vì dân Ông rất đề cao vai trò của tầng lớp những người làm công việc cai trị dân Theo ông, sức mạnh của giới cai trị dân làm nên sức mạnh nhà nước, sự nhu nhược của họ là sự yếu kém của nhà nước Nói cho cùng, tất cả phụ thuộc vào người đứng đầu, mọi sự thay đổi đều xuất phát từ đây Một chế độ suy vong là do lầm lỗi của những người đứng đầu Mặt khác, ông cũng đòi hỏi rất cao ở đội ngũ này
về phẩm chất đạo đức và năng lực Theo ông, chỉ có những bậc hiền triết mới làm được công việc cai trị dân Muốn vậy, phải ham hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết điều độ, ít tham vọng về vật chất và đặc biệt là phải được đào tạo kỹ lưỡng
2 Ở Phương đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và Ấn Độ cũng sớm xuất hiện những tư tưởng về quản lý con người nói chung và về việc chú trọng những yếu tố tâm lý con người trong quản lý nói riêng Những tư tưởng về phép trị nước của Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và đậm nét trong phong cách quản lý và văn hoá của nhiều nước châu Á nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam Nếu như Khổng Tử, Mạnh Tử và một số người khác chủ trương dùng "Đức trị" để cai trị dân theo nguyên tắc người trên noi gương, kẻ dưới tự giác tuân theo; lấy phép nhân trị làm học thuyết quản lý xã hội ; khuyên những người cai trị phải tu thân để trở thành người Nhân, biết làm điều nhân, xã hội hoá điều nhân và phát triển bằng nhân tâm thì Hàn Phi Tử, Thương Ưởng và một số người khác lại chủ trương quản lý xã hội bằng "Pháp trị" Hàn Phi Tử cho rằng, trong phép cai trị dân phải loại bỏ yếu tố tình cảm, thân quen, phải dựa trên pháp luật mới có thể quản lý và phát triển xã hội Người cai trị dân phải có những phẩm chất cơ bản là : khả năng kết hợp hài hoà giữa pháp thuật thế ; phải công bằng, thưởng phạt công minh, "pháp không bỏ qua người tôn qúy,
PTIT
Trang 22hình phạt không tránh quan đại thần" Phải dựa vào "pháp" để chọn người, dùng người, cai trị người, phương pháp cai trị dân phải biến đổi cho phù hợp với thời thế
3 Vào thế kỷ XVIII, nền văn minh công nghiệp ra đời đã tác động và làm biến đổi có tính chất cơ bản toàn bộ đời sống xã hội con người mà trước tiên ở phương Tây Thời kỳ "xã hội công nghiệp" này đã tạo ra những tiền đề lý luận và thực tiễn, hình thành nhiều chuyên ngành khoa học phục vụ cho những nhu cầu cấp thiết của xã hội
Ngay từ thế kỷ XVIII, tư tưởng cho rằng việc quản lý các quá trình kinh tếxã hội cần phải được tiến hành một cách khoa học đã được một số người đề cập đến như Robert Owen (17711858) trong việc dùng phương pháp "người giám sát im lặng", Charles Babbge (17921871) đã chú trọng đến mối quan hệ giữa giới chủ và công nhân Tuy nhiên, khoa học quản lý mới thực sự hình thành với tư cách là một khoa học độc lập khi nhà quản lý học, nhà tâm lý học
và tổ chức lao động người Mỹ F.Taylor (18561915) làm cho các vấn đề của quản lý trở thành đối tượng của khoa học này và được nghiên cứu một cách đầy đủ và tương đối có hệ thống Năm
1911, khi "Những nguyên lý quản lý khoa học" của F.Taylor được công bố đã mở ra "kỷ nguyên vàng" trong quản lý và ông đã được gọi là "cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học"
Tư tưởng cơ bản về quản lý của F.Taylor bao gồm những vấn đề sau
Chú trọng cải tạo các quan hệ trong quản lý (chú trọng quan hệ giữa người công nhân
và máy móc, chú trọng "tính hợp lý" của hành vi và những thao tác của người lao động)
Tiêu chuẩn hoá các công việc
Chuyên môn hoá lao động
Hình thành quan niệm "con người kinh tế"
Trên cùng quan niệm về con người với tư cách là con người kinh tế Thuyết quản lý hành chính do H.Fayol (18411925) nhà quản lý người Pháp cùng thời với F.Taylor cũng ra đời H.Fayol đã chú trọng áp dụng những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước và các tổ chức khác ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh Ông là một trong những người sớm đưa ra 5 yếu tố cơ bản của quản lý và đó cũng chính là 5 chức năng cơ bản của quản lý đó
là : dự tính (dự toán và lập kế hoạch), tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra Với mục đích
"khoa học hoá" quản lý hành chính, ông đa đưa ra 16 quy tắc hướng dẫn và được gọi là " Những chức trách quản lý của một tổ chức" Học thuyết về quản lý hành chính của ông có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đến nỗi người ta đánh giá ông là một Taylor của châu Á
Học thuyết về quản lý của F.Taylor và H.Fayol có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn quản lý thời bấy giờ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Việc nghiên cứu tỉ mỉ, khoa học về thao tác lao động, hợp lý hoá lao động sản xuất, chuyên môn hoá lao động, chú trọng khai thác nguồn nhân lực đã đem lại lợi ích to lớn cho giới chủ tư bản Song vì quan niệm con người người công nhân là con người kinh tế, ham lợi ích vật chất, không có khả năng độc lập sáng tạo, thiếu ý thức
tổ chức kỷ luật, bỏ qua những nhu cầu xã hội, tinh thần của con người nên đã dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa giới chủ và giới thợ Cũng từ đây xuất hiện nhu cầu cấp bách của thực tiễn quản lý
PTIT
Trang 23là: cần thiết phải có một chuyên ngành nghiên cứu những vấn đề thuộc về đời sống tinh thần, văn hoá và xã hội của con người trong hệ thống quản lý
4 Tâm lý học quản lý với tư cách là một chuyên ngành của tâm lý học ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX trên cơ sở trào lưu quản lý theo khoa học Sự ra đời của tâm lý học quản lý gắn liền với sự hình thành "Học thuyết quan hệ con người" do Elton Mayo (18801949) xây dựng
và một số đóng góp của các nhà tâm lý học công nghiệp khác như Hugo Munsterberg nhà tâm
lý học Đức đã phát triển tâm lý học ứng dụng trong lĩnh vực quản lý các xí nghiệp ; nhà tâm lý học M.Follet đã nghiên cứu về bản chất quyền lực trong quản lý và mối quan hệ con người
Các ông cho rằng, hiệu quả của lao động không chỉ tăng lên nhờ cách thức quản lý khoa học mà nó còn phụ thuộc vào thực chất các mối quan hệ con người trong quản lý Học thuyết
"các mối quan hệ con người" lưu ý các chủ doanh nghiệp tư bản hãy chú ý một cách nghiêm chỉnh đến tính chất các mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân, cần tiến hành những biện pháp đặc biệt để xây dựng bầu không khí lành mạnh Học thuyết của E.Mayo cũng giúp cho các chủ tư bản hiểu rằng : tình cảm, tâm trạng, niềm tin và các mối quan hệ của công nhân có vai trò quan trọng đối với việc tăng lợi nhuận cho họ Tuy nhiên vì bản chất các mối quan hệ giữa chủ tư bản và công nhân mang tính chất đối kháng nên trong chế độ tư bản chủ nghĩa, về nguyên tắc rất khó có thể xây dựng được các mối quan hệ con người thực sự tốt đẹp, bình đẳng Tâm lý học quản lý ở phương Tây, từ những năm 1930 đã phát triển theo xu hướng thực dụng Đặc biệt sự ra đời và phát triển của tâm lý học hành vi đã ảnh hưởng lớn đến khoa học quản lý
Chủ nghĩa Mác ra đời đã tạo một bước ngoặt to lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và khoa học của nhân loại Tuy nhiên, vấn đề quản lý các quá trinh kinh tếxã hội theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội thực sự mới bắt đầu sau Cách mạng tháng 10 năm 1917 khi đất nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, trong quá trình xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết, khoa học quản lý cùng với tâm lý học quản lý và các khoa học nhân văn khác mới thực sự được quan tâm và phát triển mạnh mẽ
V.I.Lênin rất quan tâm đến khoa học quản lý và coi đó là một phương tiện, một công cụ tối quan trọng để phát triển kinh tếxã hội của đất nước XHCN Quán triệt chỉ thị của người, nhà nước Nga Xô Viết đã sớm quan tâm vận dụng những tri thức tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học xã hội vào lĩnh vực quản lý con người Tháng 3/1924 Hội nghị lần thứ hai về tổ chức lao động khoa học được tiến hành Trong Hội nghị đã có nhiều tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu về tâm lý học quản lý
Nghiên cứu những phẩm chất của người lãnh đạo, nhấn mạnh đến khả năng về tầm nhìn
xa, trông rộng, tính kiên trì, quyết đoán, khả năng kiềm chế bản thân
Nghiên cứu những yêu cầu tâm lý học của việc ra các chỉ thị, mệnh lệnh như : phải ngắn gọn, rành mạch, chính xác, phù hợp với đặc điểm tâm lý của đối tượng, của người thực hiện
Đến cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX lĩnh vực tâm lý học quản lý đặc biệt được quan tâm Trong các xí nghiệp người ta yêu cầu lãnh đạo phải xác định và đưa ra
PTIT
Trang 24được những chỉ tiêu xã hội và tâm lý trong kế hoạch sản xuất, khắc phục tình trạng "kinh tế đơn thuần"; có nghĩa là yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải quan tâm giải quyết những vấn đề phức hợp của con người trong tập thể lao động như :
+ Từng bước giảm bớt sự khác biệt về xã hộikinh tế giữa lao động chân tay và lao động trí óc
+ Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa lãnh đạo và tập thể; lãnh đạo với cấp dưới; cá nhân với cá nhân; cá nhân với tập thể, xã hội
+ Cải thiện sinh hoạt vật chất, văn hoá tinh thần cho những người lao động
Ở Việt Nam, khoa học tâm lý phát triển tương đối muộn Mãi đến năm 1958 mới thành lập Bộ môn Tâm lý giáo dục đầu tiên của cả nước thuộc trường Đại học sư phạm Hà nội I Giáo
trình Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm đầu tiên được các tác giả Nguyễn
Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân biên soạn và đưa vào giảng dạy cho sinh viên khoa tâm lý giáo dục của trường cũng như cho sinh viên các trường Đại học sư phạm trong cả nước Những năm đầu 1980, những kiến thức tâm lý học quản lý đã được đưa vào giảng dạy tại trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) Ngày 5/10/1987 Bộ
môn tâm lý học xã hội chính thức được thành lập Giáo trình Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý (sơ thảo) do tác giả Nguyễn Hải Khoát chủ biên chính thức ra đời và đưa vào
giảng dạy năm 1991 Chương trình tâm lý học quản lý cũng được đưa dần vào các trường Đảng khu vực, trong đó có trường Nguyễn Ái Quốc Ngay từ năm 1983, trong khoa kiến thức bổ trợ đã
có dạy 1 số chuyên đề tâm lý học
Năm 19851986, ở trường Nguyễn Ái Quốc I đã đưa thành môn học và đến năm 1990 chính thức có khoa Tâm lýxã hội học và dân số Tháng 6/1993, do yêu cầu phát triển của chuyên ngành ở phân viện Hà Nội chính thức thành lập Khoa Tâm lý học và đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, biên soạn chương trình cho các hệ cử nhân chính trị, lý luận chính trị cao cấp, bồi dưỡng và các lớp tại chức cho cán bộ chủ chốt ở các tỉnh Hiện nay, tâm lý học quản
lý là một môn học không thể thiếu được trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt các cấp, kể cả các cán bộ làm công tác tổ chức, kiểm tra và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Mặc dù ra đời muộn, song tâm lý học nói chung
và tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý nói riêng ở Việt Nam đã thực sự phục vụ mục đích chính trị của Đảng ta, làm tốt hai chức năng cơ bản là chức năng tư tưởng hệ và chức năng ứng dụng trong công cuộc đổi mới đất nước ta
1.2.3 Vai trò của yếu tố tâm lý trong lãnh đạo, quản lý và một số lĩnh vực khác
a Bản chất của việc quản lý con người
Như chúng ta đã biết, việc quản lý con người, quản lý tập thể con người là nhiệm vụ chính của việc quản lý không phải chỉ là đối với toàn bộ xã hội mà còn đối với từng cấp, từng ngành, từng tổ chức nằm trong phạm vi của nó Có thể nói, con người có vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý Trong lĩnh vực quản lý người ta xem xét con người và hoạt động của con người trên ba góc độ
PTIT
Trang 25+ Con người với tư cách là chủ thể quản lý
+ Con người với tư cách là đối tượng quản lý
+ Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý
Con người và tập thể không thụ động trước tác động của quản lý, bởi vì mỗi con người đều có ý chí, có ý thức, có những lợi ích và nhu cầu riêng, có nhận thức về các sự kiện Trong hệ thống quản lý, con người có thể tiếp nhận các quyết định quản lý, tuân theo các quyết định đó, và cũng có thể không tiếp nhận hoặc tiếp nhận ở một mức độ nhất định Chính vì thế, trong việc quản lý con người, sự tác động lẫn nhau giữa hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý không thể theo quy định cứng nhắc mà mang tính linh hoạt, mềm dẻo Vậy vấn đề đặt ra là có thể quản lý con người, điều chỉnh được công việc và hành vi của con người hay không? Quản lý con người là quản lý cái gì?
Như chúng ta đã biết, con người sống trong xã hội không thể tách khỏi người khác và xã hội, mà luôn có mối quan hệ gắn bó với người khác, với tập thể và với xã hội Do đó, quản lý và lãnh đạo con người trong xã hội chúng ta không thể tách rời khỏi quản lý tập thể, quản lý xã hội Quản lý con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà, tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, của tập thể và điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, của tập thể và xã hội đối với nhau
Trong chủ nghĩa tư bản, dù có phát triển cao như hiện nay thì về cơ bản chức năng quản
lý của nó vẫn là giám sát, đàn áp, bóc lột người lao động, thao túng công việc và hành vi của con người Vì thế theo Các Mác, nó đã dần dần làm tha hoá con người, khiến con người thành “cỗ máy” chỉ biết phục tùng
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa của chúng ta, việc quản lý con người và quản lý các tập thể lao động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có nghĩa là tổ chức một cách hợp lý hoạt động của từng người, của từng tập thể; là tổ chức có hiệu quả đời sống kinh tế, chính trị xã hội và tinh thần của họ; là giáo dục con người Việt Nam thấm nhuần những quan điểm của Chủ nghĩa Mác
Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; giúp họ sống và làm việc theo pháp luật; theo quy định về đạo đức cách mạng
Quản lý con người là một công việc khó khăn, phức tạp không phải ai cũng có thể làm được Với quan điểm về bản chất quản lý con người như trên, chúng ta có thể luận giải nó qua các mặt cụ thể sau đây:
Quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ và vai trò xã hội của họ;
Quản lý con người còn có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người; hướng dẫn, giúp đỡ
họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một người công dân và tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức Ở đây,
PTIT
Trang 26vai trò và vị trí của công tác giáo dục, đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu;
Quản lý con người còn có nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc
và sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn
sự nghiệp của mỗi cá nhân với sự nghiệp, lợi ích của tập thể, của dân tộc
Muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực hiện vai trò xã hội của mình, người lãnh đạo cần giúp họ thích nghi, hoà hợp với nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo vừa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác Thực tế cho thấy, có một số yếu tố của sự thích ứng, hoà nhập sau
+ Sự thích ứng về mặt thể chất, sinh lý, về những điều kiện của hoạt động; trình độ chuyên môn, kỹ thuật; mức độ căng thẳng, thời gian làm việc,…
+ Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lý: khí chất, tính cách, xu hướng, định hướng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen,… nhằm tạo ra không khí tâm lý tốt trong tập thể
+ Sự thích nghi (thích ứng) về mặt xã hội tâm lý: sự thích ứng giữa cá nhân và tập thể, đồng nghiệp với lãnh đạo… giúp mọi người có nhận thức và chấp nhận tự giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn hành vi đã được quy định bởi tập thể và xã hội
Quản lý con người còn có nghĩa là thường xuyên kiểm tra xem mỗi người có thực hiện đúng vai trò xã hội của mình hay không? Muốn làm được điều đó, cần thường xuyên tác động, uốn nắn và đánh giá đúng về kết qủa hoạt động của con người Ở đây, sự khen – chê đúng đắn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Mặt khác, để có sự quan tâm đúng đắn, trong quá trình quản lý lãnh đạo, người lãnh đạo cũng phải hiểu rằng, tập thể những người bị lãnh đạo thường có những đặc trưng tâm lý chung như sau
+ Họ muốn có người lãnh đạo giỏi, công bằng, thẳng thắn và hiểu họ, thông cảm với họ; + Mọi người đều muốn có công việc ổn định, phát triển; muốn lãnh đạo thấy rõ vị trí, vai trò công việc của họ đang làm;
+ Được lãnh đạo quan tâm, tin tưởng, tôn trọng những ý kiến và đề nghị của họ;
+ Lãnh đạo đánh giá đúng, thưởng phạt công minh;
+ Nơi làm việc được trang bị đủ tiện nghi;
+ Cơ quan có những tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ nhất định cả về tinh thần và vật chất,… Những đặc trưng tâm lý chung trên đây là khách quan và có quan hệ trực tiếp tới ba nhân
tố rất cơ bản trong quản lý; giá trị của tổ chức, tương quan nhân sự trong tổ chức và nhiệm vụ của mỗi người trong tổ chức
Yếu tố giá trị của tổ chức thể hiện ở mục tiêu chung của hệ thống quản lý xã hội và mục
tiêu riêng của cơ quan, xí nghiệp Chính hai mục tiêu này tạo nên cơ sở để thành lập và tồn tại các
cơ quan, xí nghiệp… cũng như để thúc đẩy và chỉ đạo hoạt động của con người trong các cơ quan, tổ chức Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu các thành viên phải có trách nhiệm thực hiện
PTIT
Trang 27các quy định về chế độ và hiệu suất làm việc, tôn trọng mọi quy chế của cơ quan và pháp luật của nhà nước Yếu tố giá trị của tổ chức còn có tác dụng hạn chế việc tự do hành động của cá nhân, giới hạn về xu hướng, nguyện vọng quá cao có thể dẫn cá nhân đến chỗ vi phạm nội quy, kỷ luật của cơ quan hay pháp luật của Nhà nước
Yếu tố tương quan nhân sự quy định thái độ và sự tác động qua lại lẫn nhau của mọi
người trong cơ quan, xí nghiệp Đây là yếu tố quy định về cách cư xử, thái độ của các thành viên trong tổ chức; tinh thần làm việc; sự tác động của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp đối với từng cá nhân để phong cách làm việc của từng người phù hợp với phong cách của tập thể
Yếu tố nhiệm vụ của mỗi người trong tổ chức quy định vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ cũng
như lợi ích của từng cá nhân trong các cơ quan, xí nghiệp Ba nhân tố như: chức vụ, nhiệm vụ, quyền lợi có liên quan chặt chẽ thống nhất với nhau sẽ tạo ra được sự công bằng, tính tích cực hoạt động của cá nhân, tổ chức Thực tế cho thấy nếu quyền lợi không tương xứng và bất công sẽ dẫn đến sự chán nản, bất mãn hay chống đối ngầm, tạo ra sự mâu thuẫn trong tổ chức
b Vai trò của yếu tố tâm lý trong lãnh đạo, quản lý và một số lĩnh vực khác
Hoạt động quản lý có đối tượng là con người, là tập thể những con người có những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội đa dạng, khác biệt nhau và chính những đặc điểm tâm lý đó lại ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình quản lý Những kiến thức của tâm lý học nói chung và của chuyên ngành tâm lý học quản lý nói riêng có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn trong công tác quản lý, lãnh đạo Vai trò của nó thể hiện ở chỗ
Giúp người lãnh đạo biết cách chuẩn đoán để hiểu tâm lý đối tượng bị lãnh đạo, giải thích được những hành vi của mọi người và dự đoán trước được những hành vi của cấp dưới để đánh giá, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý
Tâm lý học quản lý giúp nhà quản lý có cách thức nhận xét , đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan; tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả
Những tri thức của tâm lý học quản lý còn giúp cho người lãnh đạo biết cách tác động mềm dẻo nhưng kiên quyết đến cấp dưới và chỉ đạo được hành vi của họ; đoàn kết thống nhất tập thể những con người dưới quyền
Giúp cho bản thân nhà lãnh đạo hiểu rõ bản thân, có phương hướng, biện pháp tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình; hình thành uy tín cho bản thân
Những kiến thức của tâm lý học quản lý còn là cơ sở lý luận cho việc xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo trong hệ thống Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác
Như vậy, nếu xét về mặt nhận thức, tâm lý học quản lý giúp cho người làm công tác quản
lý, lãnh đạo các cấp, các ngành am hiểu những đặc điểm, quy luật chung của tâm lý cá nhân, tâm
lý nhóm, cộng đồng để biết cách đánh giá, tác động đến con người, biết cách đối nhân xử thế cũng như tập hợp, thu hút được mọi người thực hiện mục tiêu quản lý Ngoài ra những tri thức
PTIT
Trang 28của tâm lý học quản lý còn giúp cho nhà lãnh đạo tránh được những sai lầm của bản thân trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, trong việc giao tiếp, ra quyết định quản lý,…
Về ý nghĩa ứng dụng và thực tiễn sự am hiểu tâm lý học nói chung và tâm lý học quản lý nói riêng sẽ giúp nhà lãnh đạo nâng cao được hiệu quả quản lý; phát triển được tổ chức cũng như tạo điều kiện cho mỗi cá nhân trong tổ chức phát huy hết những khả năng của bản thân Việc am hiểu những tri thức tâm lý học sẽ giúp nhà quản lý, lãnh đạo phát huy được sức mạnh sáng tạo của mọi người, tạo ra được bầu không khí chung sống và làm việc lành mạnh trong tập thể cũng như đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi người lao động chúng ta
Lịch sử nhân loại cả ở phương Đông lẫn phương Tây cho thấy nhiều nhà lãnh đạo trên các lĩnh vực đã gặp phải những sai lầm, thất bại chua xót vì thiếu những tri thức tâm lý học nói chung
và tâm lý học quản lý nói riêng Những sai lầm, thất bại đó không chỉ thể hiện trong quyết định quản lý mà cả trong lời nói, hành vi ứng xử, trong việc biểu hiện qua nét mặt ,… đã dẫn đến hậu quả tai hại cho bản thân và cho cộng đồng
Lãnh đạo và quản lý thực chất là tác động có mục đích vào con người, khi tác động vào con người thực chất là tác động vào tâm lý của họ Không có một hoạt động nào của con người
mà lại không chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý Trong nhiều trường hợp, thành công hay thất bại do tâm lý, sung sướng hay đau khổ do tâm lý, hạnh phúc hay bất hạnh do tâm lý Sức mạnh của yếu tố tâm lý là sức mạnh của tư tưởng, sức mạnh của tinh thần Tư tưởng đúng thì hành động đúng, tâm lý định hướng hành vi, điều khiển hành vi, tâm lý có sức mạnh to lớn trong đời sống con người
Tâm lý là hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi nhưng cũng rất mênh mông, xa vời Tâm lý
là "thế giới bên trong" vô cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ, huyền bí rất dễ hiểu
nhưng cũng vô cùng khó hiểu Ngày nay, việc áp dụng những kiến thức tâm lý hiện đại vào việc điều hành xã hội và khơi dậy tiềm năng to lớn trong con người là một yêu cầu cấp bách, vì thiếu
nó thì mọi hoạt động chắc chắn sẽ thất bại Phần đông chúng ta đều biết điều đó, có thể lý giải khá rành mạch về điều đó; nhưng khi vào cuộc với trăm ngàn tình huống khó xử của muôn mặt đời thường liên quan đến hiện tượng tâm lý thì lại tỏ ra lúng túng, thậm chí hết sức ngạc nhiên, bất ngờ, không sao giải thích nổi Khi bị ức chế quá mức, trong cơn điên của sự nóng giận dễ dẫn đến những hành vi vô cùng phi lý
Vậy TÂM LÝ là gì ? Là một thực thể hay chỉ là một ảo ảnh ? Nó có thật hay không có thật ? Do đâu mà nó có một sức mạnh to lớn như vậy ? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trong đầu chúng ta Nó là hình ảnh chủ quan khi phản ánh thế giới khách quan Tâm lý là chức năng của não bộ, là chức năng của vật chất có tổ chức cao, nhưng nó lại không phải là vật chất, không thể sờ mó, cân, đong, đo, đếm được Tâm lý có nguồn gốc ý thức, có sự tham gia của ý thức và chi phối của ý thức Ngoài ra, hiện tượng tâm lý còn có những dấu hiệu của vô thức, bao gồm những hiện tượng mà con người không nhận thức rõ bản chất của hành vi, mất khả năng định hướng, đôi khi hành động theo bản năng Miền giao nhau giữa ý thức và vô thức là tiềm thức Tiềm thức lúc đầu là do ý thức, nhưng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần được khắc sâu, ăn sâu, lắng sâu vào bên trong con người để biến thành tiềm
PTIT
Trang 29thức Tâm lý mang nhiều đặc trưng của tiềm thức, khi tiềm thức đã quá sâu thì nó sẽ trở thành công thức tâm lý, tập quán và thói quen tâm lý, muốn thay đổi không thể một sớm một chiều
Tâm lý học hiện đại đã đạt được những thành tựu rất to lớn khi những kiến thức của nó được đem áp dụng vào lãnh đạo và quản lý đã phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của con người, làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và hiệu quả Ngày nay, không có một lĩnh vực nào lại không cần đến những kiến thức tâm lý, không có công ty làm ăn phát đạt nào
mà người đứng đầu của nó không thể hiện mình như là một nhà tâm lý học sành sỏi Những kiến thức của tâm lý học hiện đại rất cần thiết cho cả cấp quản lý vĩ mô và vi mô Tại sao lâu nay có những chủ trương đường lối đúng nhưng không đi vào được cuộc sống ? Một trong những lý do quan trọng là các tác giả xây dựng văn kiện thiếu những tri thức tâm lý ở tầm vĩ mô Chỉ đứng ở góc độ quyền lực cao mà ít tính toán đến điều kiện thực hiện cụ thể, ít hiểu biết những khó khăn, những trở ngại của tâm lý đời thường nên các chỉ thị, nghị quyết ít có tính khả thi Các chuyên gia chuyên ngành chỉ thấy tính hợp lý của mục tiêu cụ thể, không nghiên cứu ngoại vi, không lường trước được hết những hậu quả của nhiều tác động phụ có thể làm đảo ngược tính mục đích Khi xây dựng các văn kiện chung thì mắc phải tâm lý cầu toàn, muốn hoàn chỉnh, đưa vào quá nhiều vấn đề làm loãng nội dung chính Khi xây dựng các văn kiện dưới luật hoặc các thông tư hướng dẫn thực hiện thì lại vướng tâm lý quyền lực cục bộ, lợi ích cục bộ sinh ra hiện tượng mâu thuẫn, chồng chéo, chắp vá
Còn ở cấp quản lý vi mô, ở đó người cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý hàng ngày, hàng giờ trực tiếp làm việc và tiếp xúc với người lao động Những vấn đề tâm lý cá nhân và tâm lý tập thể phát sinh một cách thường xuyên và trực tiếp Nếu không được trang bị những kiến thức về tâm lý quản lý và tâm lý lao động tối thiểu cần thiết thì suốt ngày chỉ lo giải quyết những vướng mắc trong quan hệ giữa con người với con người, không còn thời gian, sức lực và trí tuệ tập trung cho nhiệm vụ chiến lược
Sau khi xoá bỏ dần cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì việc mở rộng thị trường trong nước, gắn với thị trường thế giới, việc nghiên cứu và ứng dụng những kiến thức tâm lý vào việc điều hành xã hội đã trở thành một yêu cầu cấp bách để làm cho dân giàu nước mạnh Nội dung của công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, thực chất là đổi mới thói quen tâm lý, công thức tâm lý đã được hình thành từ lịch sử bốn nghìn năm và hơn ba mươi năm chiến tranh ác liệt Việc nghiên cứu những khía cạnh tích cực và tiêu cực của những trạng thái tâm lý mới sau khi chuyển đổi cơ chế là việc hoàn toàn không đơn giản; nhưng nếu không làm được thì không thể nào đưa được đất nước tiến lên
Vai trò của yếu tố tâm lý được thể hiện qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau như trong công tác tổ chức cán bộ cần phải am hiểu tâm lý vì đây là công tác liên quan đến con người, đụng chạm đến tâm lý con người Từ khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đề bạt cất nhắc, thực hiện chế độ chính sách, thực hiện đường lối cán bộ đều liên quan đến những vấn đề tâm lý cá nhân và tâm lý tập thể Hiểu được đặc điểm tâm lý và nhân cách con người mới có thể
PTIT
Trang 30phân tích và dự đoán hành vi cá nhân để có biện pháp dự phòng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra trong công việc cũng như trong quan hệ ứng xử
Trong công tác tuyên truyền giáo dục, muốn đạt được hiệu quả cần phải nắm vững tâm lý của đối tượng, tâm lý lứa tuổi, tâm lý quần chúng Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện tượng bùng nổ thông tin với một hệ thống dày đặc các phương tiện thông tin đại chúng dồn dập đến với từng con người từ mọi phía Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tuyên truyền vận động quần chúng do vậy không thể tiến hành đơn giản như trước đây Muốn tuyên truyền và vận động giáo dục quần chúng có hiệu quả không thể chỉ bằng hình thức đơn giản, những lời hiệu triệu khô khan mà phải bằng trí tuệ, bằng khoa học và nghệ thuật đi vào lòng người đầy sức thuyết phục Muốn vậy, người làm công tác tuyên truyền giáo dục ngoài việc nắm vững đường lối, chính sách còn phải có trình độ lý luận, có tư duy lý luận, nhạy cảm về tâm lý,
có khả năng thuyết phục người nghe cần phải biết được người nghe đang cần, đang muốn nghe cái gì để đưa ra thông tin cho phù hợp
Trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, yếu tố tâm lý và kiến thức tâm lý đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Do quy luật cạnh tranh, đòi hỏi người sản xuất kinh doanh phải hết sức năng động, nhạy bén, thường xuyên tiếp cận thị trường, nắm vững thông tin về nhu cầu và tâm lý khách hàng, về công nghệ và giá cả Phải có những kiến thức về tâm lý học kinh doanh trong tất cả các khâu từ chi phí, hàng hoá, lợi nhuận, mẫu mã, giá cả, chất lượng Không chỉ là hàm lượng chất xám trong tư duy kinh tế mà còn là vấn đề phẩm chất, đạo đức để giữ vững chữ TÍN trong một thị trường văn minh
Ngoài ra, yếu tố tâm lý còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động (sức khoẻ tâm thần), trong mọi quan hệ đối xử vì những kiến thức tâm lý giúp ta nhận định được bản thân mình một cách đúng đắn hơn, không tự mãn, không tự kiêu, không tự ti mặc cảm Có hiểu biết tâm lý giúp chúng ta nhìn sự vật, hiện tượng và con người khách quan hơn, trung thực hơn, góp phần cải thiện mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người Hạnh phúc hay bất hạnh đa phần là do yếu tố tâm lý, đặc biệt là những trạng thái tâm lý xuất hiện trong quan
hệ ứng xử Nghệ thuật sống nghệ thuật cao nhất trong tất cả các nghệ thuật, chỉ có thể có được khi ta hiểu những đặc trưng trong ngóc ngách tâm lý con người PTIT
Trang 31CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Tâm lý là gì? Nêu và phân tích đặc điểm của các hiện tượng tâm lý ?
Câu 2 : Trình bày các hiện tượng tâm lý cơ bản của con người ?
Câu 3 : Xu hướng là gì ? Trình bày nội dung thuộc tính xu hướng ?
Câu 4 : Tính cách là gì ? Cấu trúc của tính cách ?
Câu 5 : Khí chất là gì ? Phân tích ưu, nhược điểm của các loại khí chất ?
Câu 6 : Tâm lý quản lý là gì ? Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của tâm lý quản lý ? Câu 7 : Trình bày tóm tắt lịch sử phát triển của tâm lý quản lý ?
Câu 8 : Phân tích vai trò của yếu tố tâm lý trong quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô ? Cho ví
Trang 32CHƯƠNG 2: NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
- 2.1 NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
2.1.1 Khái niệm nhân cách của người lãnh đạo
Nhân cách người lãnh đạo là một kiểu nhân cách xã hội đặc thù, là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý ổn định tạo nên hai mặt Đức Tài nhằm bảo đảm cho người lãnh đạo đạt được hiệu quả trong hoạt động khi thực hiện vai trò xã hội của mình
Nhân cách của người lãnh đạo phải thống nhất giữa "cái bên trong" và "cái bên ngoài"; Đức Tài là hai mặt thống nhất quyện vào nhau của nhân cách người cán bộ cách mạng
2.1.2 Các thành tố trong nhân cách của người lãnh đạo
a Mặt "Đức" trong nhân cách của người lãnh đạo
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt Đức là gốc, người cán bộ cách mạng
trước tiên phải có đạo đức Đức ở đây là đạo đức cách mạng "Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại,
nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" Mặt Đức trong nhân cách người lãnh đạo ở đây
rất rộng, nó bao gồm chữ tín, nhân, cần, kiệm, liêm, chính và được phản ánh trong cả ba mối quan hệ đó là đối với mình, đối với công việc và đối với người khác Cụ thể mặt "Đức" trong nhân cách của người lãnh đạo bao gồm các nhóm phẩm chất sau
* Nhóm phẩm chất tư tưởng chính trị
Tư tưởng chính trị là linh hồn của người lãnh đạo, nó thể hiện lập trường chính trị, khuynh hướng hoạt động của người lãnh đạo và được cụ thể hoá qua các mặt sau:
Thế giới quan của người cán bộ lãnh đạo
Thế giới quan của người lãnh đạo cần phải có là thế giới quan của Chủ nghĩa MácLênin Muốn có được thế giới quan này người lãnh đạo hiện nay cần phải tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa MácLênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng
+ Phải kiên định, kiên trì với mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc, tin tưởng vững chắc vào CNXH Phẩm chất này có vai trò chỉ đạo vì người lãnh đạo không phải đại diện cho bản thân mình mà đại diện cho Đảng, Nhà nước và xã hội
+ Phải trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Có trình độ tư duy lý luận cao mà biểu hiện tập trung nhất và khái quát nhất là trình độ
tư duy chính trịxã hội Người lãnh đạo phải biết tự đánh giá hiệu quả công việc của mình, biết đánh giá những quyết định về công tác Đảng, chính quyền hay kinh tế của mình dưới góc độ
PTIT
Trang 33chính trị Biết đánh giá sự kiện, con người, tình hình, thông tin, theo những tiêu chuẩn chính trị Biết giải quyết mọi sự việc, vấn đề ở góc độ chính trịxã hội dù có khó khăn, phức tạp đến đâu Luôn phát hiện, tìm ra được nhiệm vụ của bản thân trong bất kỳ nghị quyết, chính sách nào của Đảng, Nhà nước
Phải có đủ trình độ lý luận để phê phán và vạch trần những tư tưởng, hành vi lệch lạc, chống đối và xuyên tạc lý luận MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Trong bất kỳ điều kiện, tình huống nào cũng kiên trì thực hiện bằng được những nghị quyết của Đảng
và chính sách của Nhà nước Đây là tiêu chuẩn khẳng định phẩm chất chính trị của nhà lãnh đạo
Nhân sinh quan của người lãnh đạo
Nhân sinh quan của người lãnh đạo thể hiện quan điểm cá nhân về con người nói chung
và trong quản lý nói riêng Ở đây đòi hỏi người lãnh đạo
+ Phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, lấy lý tưởng của Đảng làm mục tiêu cuộc sống Bác Hồ đã nói: người cán bộ là công bộc của dân; người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Chỉ có như vậy dân mới theo, mới ủng hộ và coi đó là người lãnh đạo của mình
+ Phải có quan điểm nhân văn trong quản lý
+ Trong thời kỳ hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo phải xây dựng quan điểm rõ ràng về quyền lực, về đồng tiền, về vật chất và hôn nhân gia đình Nếu không có nhân sinh quan đúng đắn thì không thể tự giác ngăn chặn được tư tưởng sùng bái đồng tiền, ham hưởng lạc, độc đoán
cá nhân
Giá trị của người lãnh đạo
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã và đang làm biến đổi định hướng giá trị của con người Việt Nam Một số giá trị mới, tích cực được hình thành; song bên cạnh đó cũng xuất hiện những giá trị tiêu cực, ảnh hưởng đến đạo đức và lối sống XHCN Hơn ai hết, người lãnh đạo phải hướng tới 1 cách kiên trì những giá trị cơ bản, cốt lõi như: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội; độc lập, tự do cho Tổ quốc; nhân ái, yêu thương con người Trong giai đoạn hiện nay cán bộ lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng, có quan điểm đúng về đổi mới, hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu quả; nhận thức đúng về giá trị cạnh tranh, công bằng, bình đẳng, dân chủ, Mặt khác cần loại trừ tư tưởng cục bộ địa phương, tư tưởng bè phái, phân tán; chạy theo hưởng lạc, đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,
* Nhóm phẩm chất về tâm lýđạo đức
Những phẩm chất tâm lýđạo đức trong nhân cách của người cán bộ lãnh đạo được thể hiện đầy đủ và sâu sắc trong quan niệm về cần, kiệm, liêm, chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cần là đức tính chịu khó, chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc được giao, biết phân bổ
thời gian thật khoa học cho việc giải quyết công việc và trong tổ chức, điều hành, chỉ đạo
PTIT
Trang 34Kiệm là không xa hoa, lãng phí; biết tính toán tiết kiệm tiền của, vật tư, sức lao động song vẫn đảm bảo hiệu qủa vì "tiết kiệm không phải là bủn xỉn" Mặt khác cần phải đi đôi với kiệm; cần mà không kiệm thì cũng không đem lại lợi ích gì
Liêm là cách xử thế đúng đắn, không vì tiền tài, tình cảm riêng tư, không ban ơn mà phải
trên cơ sở luật pháp; không tham địa vị, không tham ẩm thực, sắc dục, mà phải có lý, có tình; quang minh chính đại
Chính ở đây là lòng chính trực, trung thực, công bằng, thẳng thắn, biết tự trọng; là cách cư
xử lịch thiệp, đúng đắn, không nịnh trên, nạt dưới, không giả dối; biết bảo vệ uy tín của Đảng, của tổ chức và của đồng chí mình
Đối với người cán bộ lãnh đạo thì cần, kiệm, liêm, chính được thể hiện ở những yêu cầu
cụ thể sau
+ Phải yêu nghề, biết quý trọng cương vị được giao
+ Làm việc trung thực, hết khả năng vì lợi ích của nhân dân
+ Chấp hành đường lối của Đảng; kết hợp đúng đắn giữa lợi ích của quốc gia và tập thể, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung
+ Kiên trì, có ý chí và nghị lực trong công tác
+ Không tham ô, tham nhũng
+ Công bằng, nhạy bén, tế nhị song cũng kiên quyết dám làm, dám chịu trách nhiệm + Sáng tạo trong công việc, chú trọng hiệu quả và chống cách làm ứng phó, phô trương hình thức chạy theo thành tích, báo cáo thiếu trung thực, lẩn tránh trách nhiệm, mưu cầu lợi ích
b Mặt "Tài" trong nhân cách người cán bộ, lãnh đạo
Người lãnh đạo ngoài mặt Đức ra còn đòi hỏi phải có Tài tức là phải có năng lực, kỹ năng lãnh đạo con người để đạt được mục tiêu đề ra Năng lực lãnh đạo (nhất là năng lực tổ chức) không phải do bẩm sinh mà có nó được hình thành, phát triển nhờ giáo dục, tự giáo dục và rèn luyện, học tập, tu dưỡng của chính bản thân người lãnh đạo
Năng lực của người lãnh đạo được thể hiện:
* Năng lực tổ chức quản lý (tư duy quản lý)
PTIT
Trang 35 Năng lực nhận thức, năng lực quan sát, thu nhận thông tin nhanh, đúng (nắm vững tình hình cụ thể và tổng quát) Chú ý cách đọc văn bản nhanh, thu nhận thông tin qua báo cáo bằng lời nói hoặc báo cáo viết
Ra quyết định, mệnh lệnh hợp lý chính xác, kịp thời
Năng lực diễn đạt (miệng nói, thuyết trình)
Năng lực chỉ đạo qua bộ máy tổ chức (trợ lý, cấp dưới…), biết phân công, phân nhiệm hợp lý (biết dùng người đúng chỗ, hợp với khả năng)
Năng lực thuyết phục và giáo dục quần chúng (cảm hóa)
Năng lực tiếp xúc giao tiếp
Xây dựng chế độ làm việc kế hoạch, khoa học (đặc biệt chú ý chế độ hội họp hợp lý)
Có phương án quản lý linh hoạt, thích hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn phát triển của tập thể
Biết tập hợp quần chúng, xây dựng tập thể thống nhất, đoàn kết (phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, tác động tình cảm…), khen ngợi, cư xử tế nhị
Năng lực sử dụng người đúng mức hợp lý, nhìn nhận đúng thực chất con người Bố trí đúng năng lực của nhân viên để họ phát triển khả năng, để họ có điều kiện cống hiến cho cơ quan
Biết tự nhận xét về mình, nhìn mình qua nhận xét của những người khác Biết khiêm tốn học hỏi mọi người để nâng cao năng lực bản thân
Biết phục tùng quyết định của cấp trên, thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao cho, tôn trọng uy tín cấp trên và cấp dưới Có sự nhạy cảm về tổ chức
Có những phẩm chất, trí tuệ, tình cảm như: có tính mềm dẻo và linh hoạt của tư duy, kết hợp vơi óc tưởng tượng sáng tạo (phân tích tình huống chính xác, phản ứng nhanh chóng, nhạy bén) Có tính quyết đoán, dũng cảm, kiên trì Sự tháo vát, óc sáng kiến (đề xuất, vận dụng cái mới, thay đổi điều chỉnh kịp thời kế hoạch…) óc chiến lược, óc thiết kế tổ chức, thực tiễn Tính độc lập của tư duy
Có khả năng định hướng nhanh trong khi giải quyết công việc (tùy theo điều kiện, thời điểm, hoàn cảnh…) Nhanh chóng phát hiện vấn đề, tìm ra biện pháp thích hợp
* Năng lực chuyên môn (tư duy kỹ thuật)
Nắm được tình hình chuyên môn (trang thiết bị), quy trình sản xuất, năng suất lao động
Tư duy hệ thống về chuyên môn : giải quyết được nhiều nguồn tin khác nhau (vật tư, trang thiết bị, hành chính tổ chức…)
Nắm vững về năng lực và chỉ đạo điều hành đội ngũ cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, chủ chốt
PTIT
Trang 36 Nắm vững khoa học quản lý, có nghiệp vụ quản lý như: biết tổ chức, chuẩn bị và ra quyết định quản lý đúng lúc, kịp thời Tổ chức, chỉ đạo để thực hiện quyết định có hiệu quả
Chính vì vậy người lãnh đạo còn phải là người có kinh nghiệm cả về quá trình hoạt động công tác lẫn kinh nghiệm cuộc sống, phải là người có cống hiến cho xã hội, có uy tín đối với mọi người mới có thể đảm đương tốt trách nhiệm của mình
Quyết định quản lý vừa là một nội dung hoạt động cơ bản vừa là sản phẩm chủ yếu của hoạt động quản lý, lãnh đạo Nếu người lãnh đạo không ra được quyết định quản lý thì chưa phải
là người lãnh đạo
Năng lực ra quyết định quản lý là năng lực chuyên biệt của người lãnh đạo, nó là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý nhằm đáp ứng cho quá trình ra quyết định của người lãnh đạo được chính xác, kịp thời, có hiệu quả Quá trình ra quyết định quản lý thực chất là quá trình tư duy sáng tạo của người lãnh đạo
Khi ra quyết định quản lý người cán bộ lãnh đạo phải có khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm để giải quyết một vấn đề cụ thể, khả năng quan sát nhanh và chính xác Ý thức trách nhiệm và tâm thế khi ra quyết định quản lý Có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin, khả năng dự báo, dự đoán, biến thông tin phức tạp thành những quyết định; năng lực tư duy quản
lý sáng tạo; khả năng lựa chọn và tính quyết đoán
Điều cần nhấn mạnh là không có trường hợp nào khi ra quyết định người lãnh đạo lại có được đầy đủ thông tin Chính vì vậy, người lãnh đạo phải dự đoán, phải biết cách khái quát được cái tổng thể phức tạp hình thành từ những yếu tố nhiều loại, nhiều dạng, kiểu khác nhau và nắm bắt nó một cách đầy đủ; phải tiếp thu một cách chi tiết ngay ở vị trí của vấn đề, trong ý nghĩa thực sự của nó Người lãnh đạo phải nhận trách nhiệm cá nhân về toàn bộ kết quả của việc ra quyết định Quyết định đưa ra ở mức độ lớn, cơ bản như thế nào là do những phẩm chất và khả năng của người lãnh đạo quyết định Ngoài ra uy tín và phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng tính kịp thời và hiệu qủa của việc ra quyết định quản lý Sự tin cậy về chính trị, chuyên môn, đạo đức trong uy tín của người lãnh đạo có ý nghĩa to lớn trong việc ra quyết định cũng như thông qua quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó đối với tập thể
2.1.3 Những con đường hình thành và phát triển nhân cách của người lãnh đạo
a Giáo dục và sự hình thành, phát triển nhân cách người lãnh đạo
Không ai sinh ra đã là người lãnh đạo Muốn trở thành người lãnh đạo trước tiên phải được giáo dục, đào tạo trở thành con người với tư cách là thành viên của xã hội
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người thực tế là quá trình hoạt động của cá nhân để lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sửxã hội, là quá trình chiếm lĩnh những tinh hoa của nền văn hoá xã hội một cách nhanh nhất và có hệ thống Quá trình này được thực hiện nhờ hệ thống giáo dục và đào tạo Giáo dục được coi là một hoạt động chuyên môn của cả xã hội, nhằm tác động một cách có mục đích đến cá nhân để hình thành ở cá nhân đó hệ thống những phẩm chất tâm lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của xã hội đặt ra Sự giáo dục có thể diễn ra trong gia
PTIT
Trang 37đình, nhà trường và xã hội, song giáo dục theo cơ chế nhà trường có vai trò chủ đạo quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách con người phù hợp với mục tiêu đào tạo của
xã hội đặt ra
Đối với người lãnh đạo, quản lý hiện nay cần phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nắm vững hệ thống những tri thức khoa học, những tri thức về đạo đức, những kỹ năng, kỹ xảo về quản lý Điều quan trọng là phải trang bị cho người lãnh đạo hệ thống quan điểm của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những tri thức về tâm lý con người, về công nghệ quản lý, lãnh đạo
b Hoạt động và sự hình thành, phát triển nhân cách người lãnh đạo
Môi trường xã hội, giáo dục của xã hội có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Tuy nhiên, ảnh hưởng của môi trường và giáo dục chỉ diễn ra thông qua hoạt động của chính con người Cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động kế tiếp nhau Nếu không có hoạt động, con người không thể tồn tại và phát triển được Nhân cách được hình thành, phát triển và cũng được bộc lộ trong hoạt động Hoạt động của cá nhân có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Trong cuộc sống, người cán bộ lãnh đạo có thể tham gia nhiều dạng hoạt động khác nhau, song hoạt động đấu tranh cách mạng là hoạt động có ý nghĩa chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Thông qua hoạt động quản lý, lãnh đạo trong từng giai đoạn cách mạng, những mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân sẽ được bộc lộ và qua đó người lãnh đạo mới biết được mình phải tự rèn luyện, tự tu dưỡng về cái gì để hoàn thiện bản thân
c Giao lưu và sự hình thành, phát triển nhân cách người lãnh đạo
Giao lưu là một hoạt động nhằm thiết lập và vận hành các quan hệ giữa người với người Nếu không có giao lưu thì cá nhân sẽ không thể trở thành một con người đầy đủ về nhân cách Thông qua giao lưu, con người lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội loài người và có ngôn ngữ Mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ để lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, đánh giá hành vi xã hội của mình, kiểm tra các tiêu chuẩn giá trị trong quan hệ, Các quan hệ trong giao lưu còn giúp cá nhân so sánh mình với những đối tượng giao tiếp và qua đó tự nhận thức đúng về mình, tự hoàn thiện mình Chính quá trình "tự thân vận động" của mỗi người có nguồn gốc từ giao lưu
Trong quản lý, lãnh đạo giao lưu là hoạt động chủ yếu trong mối quan hệ với tổ chức, với người dưới quyền Nếu không có hoạt động giao lưu thường xuyên thì không thể diễn ra hoạt động của người lãnh đạo
d Tập thể và sự hình thành, phát triển nhân cách người lãnh đạo
Các tập thể cơ quan, đơn vị sản xuất, đoàn thể xã hội là môi trường quan trọng để người lãnh đạo rèn luyện nhân cách của mình Với tư cách là chủ thể quản lý, người lãnh đạo tiến hành hoạt động quản lý thông qua các con người trong tập thể và nhờ đó phát triển nhân cách Ngược lại, trong quá trình chỉ đạo, quản lý chính bản thân người lãnh đạo lại được tập thể nhận xét, thừa
PTIT
Trang 38nhận hay không thừa nhận Phê bình và tự phê bình là phương tiện có hiệu quả nhằm giúp người lãnh đạo phát triển nhân cách
Quá trình hình thành, phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi người lãnh đạo phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn "Cán
bộ có quyết tâm thì cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội Cái bí quyết thành công là có quyết tâm"
2.2 UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
2.2.1 Khái niệm uy tín và uy tín của người lãnh đạo
a Khái niệm uy tín nói chung
Uy tín theo chữ Latinh là "Autoritas" có nghĩa là uy quyền, ảnh hưởng, sự thừa nhận, khái niệm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như xã hội học, tâm lý học xã hội, đạo đức học, pháp luật, Uy tín trước tiên (ở góc độ chung nhất) được hiểu là một hiện tượng tâm lý xã hội, là một tất yếu khách quan trong cuộc sống của con người; nó là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội về quyền uy và ảnh hưởng của một cá nhân, một nhóm xã hội hay một thiết chế xã hội nào đó trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Trong các chế độ xã hội khác nhau với những quy định về chuẩn mực đạo đức, thế giới quan, định hướng giá trị, lý tưởng, khác nhau, nên bản thân quan niệm về uy tín cũng có sự khác biệt nhất định về nội dung và hình thức
Vậy uy tín là gì? UY là phần quyền lực do xã hội quy định, do Nhà nước hoặc cấp trên đề bạt, bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó, chúc vụ càng cao thì uy càng lớn
TÍN là sự tín nhiệm, là lòng tin, là ảnh hưởng đối với những người xung quanh, được mọi người tôn trọng qúy mến một cách tự giác
Nhiều công trình nghiên cứu trong tâm lý học và xã hội đều cho thấy rằng uy tín chân chính và đích thực chỉ có thể có được khi uy luôn đi đôi với tín Nếu hai phần tương quan hợp lý
sẽ bổ sung cho nhau và nâng nhau lên, làm cho uy càng thêm mạnh và tín càng thêm bền Nếu có
Uy mà không có Tín thì sớm muộn Uy cũng bị sụp đổ; nếu có Tín mà không có Uy thì tác dụng của Tín cũng bị hạn chế
Cuộc sống chứng tỏ rằng, đối với cá nhân con người, quá trình xây dựng uy tín đòi hỏi sự
tu dưỡng, rèn luyện rất công phu, lâu dài; nhưng để mất uy tín thì chỉ trong chốc lát Bởi vậy, con người nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng ai ai cũng phải quan tâm xây dựng, gìn giữ
và bảo vệ uy tín của mình Muốn giữ gìn và bảo vệ uy tín 1 cách đúng đắn và hiệu quả, chúng ta cần nắm vững một số đặc điểm sau
Một là: mỗi người chỉ có thể có uy tín trong một vài lĩnh vực nhất định Nếu muốn tăng
uy tín bằng cách nhảy sang các lĩnh vực khác mà bản thân mình chưa có kinh nghiệm thì sẽ đặt
uy tín của mình trên bờ vực thẳm Đặc biệt là những người đã có uy tín trong các lĩnh vực chuyên môn, nếu không nắm được đặc điểm này cứ tưởng bỏ chuyên môn chuyển sang làm quản lý, lãnh đạo sẽ tăng thêm uy tín, nhưng thực ra thì tác dụng lại ngược lại
PTIT
Trang 39Hai là: Uy tín của mỗi người được phát triển theo đường cong của viên đạn bắn, đỉnh cao của uy tín vào 1 thời điểm nhất định tùy theo đặc điểm nghề nghiệp Những người thực sự có uy tín và biết trọng danh dự, thường họ biết rút lui 1 cách đúng lúc thì uy tín của họ mãi mãi được bảo tồn Còn nếu cứ sa đà vào việc tính toán thiệt hơn, chần chừ nấn ná thì uy tín ngày càng bị hao mòn, suy sụp do những điều kiện khách quan tất yếu như tính chất nghề nghiệp, tình trạng sức khoẻ, tuổi tác, bệnh tật
Ba là: Khi có dấu hiệu uy tín bị giảm sút, cách tốt nhất là tự suy nghĩ và kịp thời tìm ra nguyên nhân, có kế hoạch nhanh chóng điều chỉnh Kinh nghiệm cho thấy rằng, mỗi khi người lãnh đạo và quản lý có khuyết điểm và sai lầm, nhưng nếu có quyết tâm sửa chữa 1 cách tự giác
và chân thành thì mọi người không những không oán ghét mà còn có thái độ đầy thông cảm và trân trọng Ngược lại, khi đã có sai lầm khuyết điểm mà thái độ không thực sự cầu thị, tìm cách che dấu đối phó, biện bạch thì càng mất uy tín nhiều hơn
Bốn là: Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý mọi sai lầm đều phải trả giá, sai lầm càng nặng thì cái giá phải trả càng cao Nếu phạm sai lầm mà không phải trả giá, thì con người không bao giờ thức tỉnh, sai lầm cứa lặp đi lặp lại trở thành mãn tính, lỳ chai
Năm là: Trong xã hội chúng ta, uy tín của một cán bộ lãnh đạo hay quản lý không phải chỉ
là việc riêng của cá nhân mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng và Nhà nước Xét tiêu chuẩn chính trị của một cán bộ lãnh đạo là phải xem người đó đã làm nâng cao hay giảm sút uy tín của Đảng và Nhà nước ở mức độ nào Bởi vì, đối với người lao động Đảng và Nhà nước không ở đâu xa lạ, mà ngay trước mắt là người quản lý họ
Sáu là: Những người thực sự không có uy tín, mà được bố trí vào các chức vụ lãnh đạo thì tất yếu họ phải cố gắng bằng mọi cách không chính đáng để tạo ra "uy tín giả" Uy tín giả không phải là vốn tự có, mà chỉ là một thứ "ăn theo" Càng ăn theo, càng mất uy tín, càng mất uy tín họ càng lạm dụng chữ Uy: uy danh, uy quyền, uy thế, uy lực để uy hiếp quần chúng
b Khái niệm uy tín của người lãnh đạo
Uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố quyền lực và sự tín nhiệm của mọi người đối với bản thân người lãnh đạo
2.2.2 Các thành tố trong uy tín của người lãnh đạo
Trong các tài liệu tâm lý học xã hội, người ta hiểu uy tín bao gồm quyền uy và sự tín nhiệm Nó là sự kết hợp hài hoà giữa hai thành tố này, nếu thiếu một trong hai thành tố đó không thể có uy tín Với cách hiểu như vậy, uy tín của người lãnh đạo bao gồm các thành tố cụ thể sau đây
Thứ nhất, muốn có uy tín trước tiên người lãnh đạo phải có quyền lực của chức vụ được
giao có tính chất pháp quy (do được bổ nhiệm hay qua bầu cử) Yếu tố quyền lực hay còn gọi là
uy tín chức vụ quy định vị trí của cá nhân trong tổ chức Bất cứ ai khi được đặt vào vị trí đó đều
có quyền lực của vị trí này vì việc phục tùng quyền lực ở đây của mọi người chính là phục tùng
tổ chức, phục tùng quyền lực của Nhà nước, của Đảng hay các tổ chức khác
PTIT
Trang 40Thông thường, vị trí càng cao, chức vụ càng lớn thì càng có nhiều quyền lực và có điều kiện thuận lợi để yêu cầu mọi người phải phục tùng quyết định của mình Thực tế đã cho thấy, có nhiều trường hợp những người dưới quyền phục tùng quyền lực của Nhà nước, của tổ chức chứ chưa chắc đã là phục tùng bản thân người lãnh đạo Với nghĩa đó muốn có quyền lực thực sự, bản thân người cán bộ lãnh đạo dù ở cấp nào đó cũng phải có đủ những phẩm chất và năng lực tương xứng với chức vụ được giao Khổng Tử đã nói "danh có chính thì ngôn mới thuận", song cái danh
đó đòi hỏi phải có những phẩm chất và năng lực tương xứng Nếu không tương xứng, cái danh đó
có cao bao nhiêu thì cũng sẽ rơi vào tình trạng "hữu danh vô thực", không có sự tín nhiệm, khâm phục của mọi người
Thứ hai, muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng tự giác của mọi người
cấp dưới Người lãnh đạo có uy tín không chỉ có sự tín nhiệm của những người dưới quyền mà còn được cả những người đồng cấp, cấp trên tín nhiệm Sự tín nhiệm này được gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo
Uy tín cá nhân (mặt chủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) của người lãnh đạo Cơ sở căn bản để có uy tín cá nhân chính là những phẩm chất nhân cách của người đó mà được mọi người thừa nhận là phù hợp, đáp ứng chức vụ được giao Nếu hiểu theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì uy tín cá nhân có được là do mặt Đức và Tài của người đó hợp thành;
nó được thể hiện qua cách ứng xử, hành vi của cá nhân đó đối với công việc, với người khác và đối với bản thân mình Trong thực tiễn, uy tín cá nhân của người lãnh đạo được biểu hiện ở sự tôn trọng, tin tưởng hầu như tuyệt đối của mọi người đối với người lãnh đạo Cấp dưới nghe và làm theo người lãnh đạo vì sức cảm hoá của người đó hay kính phục người đó vì họ là người có đức, có tài chứ không phải vì sợ họ là người có chức, có quyền Công cuộc đổi mới hiện nay cho thấy, mong muốn, nguyện vọng của dân đối với người lãnh đạo là phải có uy tín mà trước tiên là
uy tín cá nhân
Từ việc phân tích hai thành tố trên cho chúng ta thấy, người lãnh đạo có uy tín thực sự sẽ
có ảnh hưởng tới người khác, được người khác tín nhiệm, kính phục và làm theo Cũng qua đó chúng ta thấy được sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và mặt chủ quan về uy tín của người lãnh đạo Ngoài ra trong uy tín của người lãnh đạo có thành tố là sự ám thị, khi người lãnh đạo có
uy tín thực sự tức là uy tín đó có chứa sức mạnh ám thị với mọi người, nó được coi như là một chuẩn mực được mọi người noi theo Mọi người tin tưởng rằng, tất cả các vấn đề đã được giải quyết trên cơ sở am hiểu sâu sắc, nhạy bén và quyết định đúng đắn của thủ trưởng nên ‘cứ thế mà làm” Nói cách khác, uy tín lãnh đạo đã có tác dụng ám thị đối với mọi người, điều khiển hành vi, suy nghĩ của cấp dưới một cách dễ dàng thuận lợi Chính vì thế, những người lãnh đạo có uy tín cao thì bản thân tập thể do người đó lãnh đạo cũng mang sắc thái riêng của người lãnh đạo đó Mọi người luôn tự hào về người lãnh đạo của mình Uy tín của người lãnh đạo ở nước ta có thể nhìn nhận trên 3 khía cạnh là: sự tin cậy về mặt chính trị, sự tin cậy về mặt chuyên môn và sự tin cậy về mặt đạo đức
PTIT