1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 7

108 19,8K 114

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Buổi 1: BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN.A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thông qua các tiết học về liên kết, mạch lạc và bố cục trong văn bản.B.TÀI LIỆU THAM KHẢO:Vở bài tập HS.Nâng cao N. văn 7.Kiểm tra, đánh giá N. văn 7...

/ Ngày soạn: 7/9/2012 Ngày dạy: 7A( 10/9/2012) Buổi 1: BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thông qua các tiết học về liên kết, mạch lạc và bố cục trong văn bản. B.TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Vở bài tập HS. - Nâng cao N. văn 7. - Kiểm tra, đánh giá N. văn 7 C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: • GV kiểm tra vở học thêm và y thức làm bài tập của HS. • Nội dung ôn tập: Bài tập 1: Cho 1 tập hợp câu như sau: (1) Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh.(2)”Không được”! Tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế mà!.(3) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc.( 4)Thấy vậy, một bà thò đầu ra cửa kêu lớn: (5)Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng sức chạy theo chiếc xe.(6)” ông ơi! không kịp được đâu, đừng đuổi theo vô ích.(7) người đàn ông vội gào lên. a) hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có một VB hoàn chỉnh mang tính LK chặt chẽ? b) Theo em, có thể đặt đầu đề cho VB trêb được không? c) Phương thức biểu đạt chính của VB trên là gì? * Gợi y: a) 3-5-1-4-6-7-2. b) “Không kịp đâu” Hoặc” Một tài xế mất xe.” c) Tự sự. Bài tập 2:Dưới đây là một đoạn văn tường thuật buổi khai giảng năm học. Theo em, ĐV có tính LK không? hãy bổ sung cac y để ĐV có tính LK. “ Trong tiếng vỗ tay vang dội, cô hiệu trưởng với dáng điệu vui vẻ, hiền hoà tiến lên lễ đài.( 1)Lời văn sôi nổi truyền cho thày trò niềm tự hào và tinh thần quyết tâm( 2) Âm thanh rộn ràng phấp phới trên đỉnh cột cờ thúc giục chúng em bước vào năm học mới.” • Gợi ý: • - ĐV thiếu LK vì còn thiếu một số y: + Cô hiệu trưởng bước lên lễ đài làm gì? +Lời văn nói trong câu 2 liên quan đến y gì ở câu 1? +Âm thanh và hình ảnh phấp phới trên đỉnh cột cờ ở câu 3 là tả cái gì?  GV HD HS viết lại ĐV. Bài tập 3: Để chuẩn bị viết bài TLV theo đề bài: “ Sau khi thu hoạch lúa, cánh đồng làng em lại tấp nập cảnh trồng màu”, một bạn đã phác ra bố cục như sau: MB: Giới thiệu chung về cánh đồng làng em. TB: + Cảnh mọi người tấp nập gieo ngô, đậu. +Những thửa ruộng khô, trơ gốc rạ. + người ta lại khẩn trương cày bừa, đập dất. + Quang cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa. KB: Cảm nghĩ của em khi đứng trước cánh đồng. Câu hỏi: a) Bố cục trên đây đã hoàn toàn hợp lí chưa? b) Nên sửa như thế nào? • Gợi y: • a) Phần TB bố cục chưa hợp lí, các chi tiết của cảnh xếp lộn xộn. • b) Sắp xếp lại theo bố cục trình tự không gian và thời gian VD: Theo (t): +Những thửa ruộng ra xếp đầu tiên. + Người ta lại ( HS tự sắp xếp) Bài tập 4: Hãy kể lại: “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật chính là Vệ Sĩ & Em Nhỏ. * Gợi ý: 1. Định hướng. - Viết cho ai? - Mục đích để làm gì? - Nội dung về cái gì? - Cách thức như thế nào? 2. Xây dựng bố cục. MB: Giới thiệu lai lịch 2 con búp bê: Vệ Sĩ- Em Nhỏ. TB:-Trước đây 2 con búp bê luôn bên nhau cũng như hai anh em cô chủ, cậu chủ - Nhưng rồi búp bê cũng buộc phải chia tay vì cô chủ & cậu chủ của chúng phải chia tay nhau,do hoàn cảnh gia đình Trước khi chia tay,hai anh em đưa nhau tới trường chào thầy cô, bạn bè. - Cũng chính nhờ tình cảm anh em sâu đậm nên 2 con búp bê không phải xa nhau. KB:Cảm nghĩ của em trước tình cảm của 2 anh em & cuộc chia tay của những con búp bê. 3. Diễn đạt. HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản.(GV kiểm tra). 4. Kiểm traVB. Sau khi hoàn thành văn bản, HS tự kiểm tra lại điều chỉnh để hoàn thiện. (GV gọi HS đọc trước lớp- sửa & đánh giá có thể cho điểm). Bài tập 5: Câu văn “ở một nhà kia có hai con búp bê được đặt tên lạ con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ ”phù hợp với phần nào của bài văn trên? A: mở bài B: thân bài C: kết bài D: Có thể dùng cả ba phần. Bài tập 6: Em có người bạn thân ở nước ngoài.Em hãy miêu tả cảnh đẹp ở quê hương mình, để bạn hiểu hơn về quê hương yêu dấu của mình & mời bạn có dịp đến thăm. * Gợi ý: 1. Định hướng. - Nội dung:Viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Đối tượng:Bạn đồng lứa. - Mục đích:Để bạn hiểu & thêm yêu đất nước của mình. 2. Xây dựng bố cục. MB: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê hương Việt Nam. TB: Cảnh đẹp ở 4 mùa (thời tiết, khí hậu) Phong cảnh hữu tình. Hoa thơm trái ngọt. Con người thật thà, trung hậu. (Miêu tả theo trình tự thời gian - không gian) KB. Cảm nghĩ về đất nước tươi đẹp.niềm tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam- Liên hệ bản thân. 3. Diễn đạt. HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản. (Hãy viết phần MB-Phần TB) 4. Kiểm tra. Kiểm tra các bước 1- 2- 3 & sửa chữa sai sót,bổ sung những ý còn thiếu. A. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Làm hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài sau. * Điều chỉnh, bổ sung :……………………………………………………………… Ngày soạn: 14/9/2012 Ngày dạy: 7A( 17/9/2012) BUỔI 2-3: BÀI TẬP CẢM THỤ CA DAO A. Mục tiêu cần đạt : Củng cố kiến thức về ca dao, dân ca. Hiểu biết sâu sắc hơn về ca dao, dân ca về nội dung & nghệ thuật. Biết cách cảm thụ 1 bài ca dao.Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dân gian. Học tập & đưa hơi thở của ca dao vào văn chương. B.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức 2. Bài mới : I. Giới thiệu về ca dao. 1. Khái niệm: Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3,4 câu.cũng có một số ít những bài ca dao dài. Những bài ca thường có nguồn gốc dân ca- Dân ca khi tước bỏ làn điệu đi, lời ca ở lại đi vào kho tàng ca dao. Ca dao, dân ca vốn được dân gian gọi bằng những cái tên khác nhau: ca, hò, lí, ví, kể, ngâm VD: - Tay cầm bó mạ xuống đồng. Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai. - Ai có chồng nói chồng đừng sợ. Ai có vợ nói vợ đừng ghen. Đến đây hò hát cho quen. - Ví ví rồi lại von von. Lại đây cho một chút con mà bồng. 2. Về đề tài. a. Ca dao hát về tình bạn, tình yêu, tình gia đình. b. Ca dao bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước. c. Biểu hiện niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng chan hòa với thiên nhiên. d. Bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do,quyền con người. Ca dao có đủ mọi sắc độ cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận hờn nhưng nổi lên là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, lòng yêu thương con người. 3. Nội dung: Ca dao là sản phẩm trực tiếp của sinh hoạt văn hóa quần chúng, của hội hè đình đám. Ca dao là một mảnh của đời sống văn hóa nhân dân. Vì vậy nội dung vô cùng đa dạng & phong phú. II. Bài tập phân tích cảm thụ ca dao * Phương pháp cảm thụ một bài ca dao. 1. Đọc kĩ nhiều lượt để tìm hiểu nội dung(ý). 2. Cách dùng từ đặt câu có gì đặc biệt. 3. Tìm những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả. 4. Tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ (Đặc biệt là ý và từ trong ca dao). 5. Cảm nhận của em về cả bài. Bài tập 1: a) Nhà thơ dân gian đã dùng biện pháp tu từ nào trong bài ca dao sau: “ Thương thay nò nghe” A. Điệp ngữ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Nói quá. b) Các nhân vật được nói đến trong bài ca dao: Con tằm, con kiến, hạc, con cuốc…là biểu tượng cho những lớp người nào trong xã hội? A. Người lao động siêng năng, chụi khó. B. những con người nhỏ bé, thấp kém. C. những kẻ tha phương cầu thực. D. Những con người oan ức, đau khổ. E Gồm tất cả A, B, C, d. F. Chẳng biieeur tượng cho ai hết. c) Em hiểu cụm từ "thương thay" như thế nào?Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài . * Gợi ý: Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa. *Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau: - Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng. - Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức d) Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài * Gơi ý: Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng. Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ. Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ. Bài tập 2: Hãy cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước & nhân dân qua bài ca dao sau: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. a.Tìm hiểu: - Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mông, bát ngát. - Hình ảnh cô gái. Biện pháp so sánh: Em như chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. b. Luyện viết: * Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng lúa & cái đẹp của cô gái thăm đồng mà không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác. Dù đứng ở vị trí nào, “đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng quê nhà, vẫn cảm thấy “mênh mông bát ngát . bát ngát mênh mông”. Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa & hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, xinh tươi, rạo rực, tràn đầy sức sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn thâu tóm, nắm bắt cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa quê hương . Hai câu đầu cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng để chiêm ngưỡng cái mênh mông bát ngát của nó thì 2 câu cuối cô gái lại tập trung ngắm nhìn quan sát & đặc tả riêng 1 chẽn lúa đòng đòng & liên hệ với bản thân một cách hồn nhiên. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trong gió nhẹ dưới nắng hồng buổi mai mới đẹp làm sao. Hình ảnh ấy tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh ngọn nắng thật độc đáo. Có người cho rằng đã có ngọn nắng thì cũng phải có gốc nắng & gốc nắng là mặt trời vậy. Bài ca dao quả là 1 bức tranh tuyệt đẹp & giàu ý nghĩa. • Hướng dẫn tự học: - Nắm vững nội dung ôn tập. - Chuẩn bị cảm thụ ca dao( tiếp theo) BUỔI 3: BÀI TẬP CẢM THỤ CA DAO ( Tiếp theo) Bài tập 3: a) Xác định biện pháp tu từ trong bài ca dao sau: “ Thân em như trái bần trôi Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu” A. ẩn dụ. B. So sánh. C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. b) “ Trái bần trôi ”là biểu tượng cho những con người nào trong xx hội? A. người con gái tội nghiệp. B. Người con gái lưu lạc. C. Người con gái lưu lạc nếm trải nhiều đắng cay, vất vả, đau khổ. D. Người phụ nữ bất hạnh. c) Hình ảnh so sánh ở bài ca dao có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? * Gợi ý: Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa. Bài tập 4: Bài ca dao “Số cô chẳng giàu thì nghèo” châm biếm bọn người nào trong xã hội xưa nay? A. Thầy phù thủy C. Thầy địa lí. B. Thầy bói. D. Thầy kiện. Bài tập 5: a) “ Chú tôi” được giới thiệu đáng yêu như thế nào trong bài ca dao “ Cái cò lặn lội bờ ao”? * Gợi ý: Bài ca dao có 6 câu lục bát đã đặc tả chân dung “ chú tôi” của cái cò như một lời mối lái. “ Cô yếm đào” là hình ảnh ẩn dụ cho cô thôn nữ xinh đẹp, trẻ trung.” Chú tôi” đang sống độc thân, chưa có người nâng khăn sửa túi. “ Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?” Chú tôi” là một người đàn ông rất đặc biệt. Bốn chữ “ hay” giới thiệu cái nết chú tôi là say sưa rượu chè. “ Hay tửu hay tăm” là nghiện rượu, thích uống rượu ngon. “ Hay nước chè đặc” là nghiện chè, nghiện trà ngon. Người nông dân vốn cần cù “ hai sương một nắng”, chân lấm tay bùn quanh năm, nhưng chú cái cò lại “ hay nằm ngủ trưa”, nghĩa là rất lười biếng. “ Chú tôi hay tửu hay tăm Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa” Những điều ước của chú cái cò cũng rất lạ, ta ít thấy trong tâm lí, trong suy nghĩ của người nông dân xưa nay. “ Ước những ngày mưa” để khỏi phải ra đồng làm lụng. “ Ước những đêm thừa trống canh” để ngủ được đẫy giấc. Điều “ ước” của chú tôi vừa kì quặc, vừa phi lí. Đêm chỉ có 5 canh, làm sao có thể “ Đêm thừa trống canh”. Chỉ thích ăn no ngủ kĩ mà lại rất lười biếng không muốn động chân mó tay vào bất kì công việc gì nên mới “ ước” như vậy: “ Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” Giọng bài ca dao nhẹ nhàng mà bỡn cợt. Chú cái cò là hình ảnh người nông dân nghiện rượu chè, thích ăn no ngủ kĩ mà lại rất lười biếng. Đó là đối tượng chaam biếm của dân gian được thể hiện một cách hóm hỉnh trong bài ca dao này. b) Tính cách của “ chú tôi” ra sao? A. Cần cù làm ăn. C. Lười nhác. B. Phong lưu nhàn nhã. D. Lười biếng, say sưa rượu chè. C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Làm hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Cảm thụ VB: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh. * Điều chỉnh, bổ sung :……………………………………………………………… Ngày soạn: 29/9/2012 Ngày dạy: 1/10/2012 BUỔI 4: GIỚI THIỆU VỀ THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT. CẢM THỤ VĂN BẢN “SÔNG NÚI NƯỚC NAM”, “PHÒ GIÁ VỀ KINH”. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠ t : - Học sinh mở rộng kiến thức về thể thơ đường luật. - Biết phân tích & cảm thụ 2 tác phẩm văn học: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh. B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I. THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT . Bao gồm : - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. - Thể thơ thất ngôn bát cú. - Thể thơ trường luật (dài hơn 10 câu). * Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - HS chủ yếu học thể thơ này. - Là thể thơ mà mỗi bài chỉ có 4 câu.Mỗi câu 7 tiếng, viết theo luật thơ do các thi sĩ đời Đường (618-907) nước Trung Hoa sáng tạo nên. - Các nhà thơ VN sáng tác những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán- chữ Nôm hoặc bằng chữ Quốc ngữ. VD: - Nam Quốc Sơn Hà Lí Thường Kiệt.(viết bằng chữ Hán) - Bánh Trôi Nước. Hồ Xuân Hương.(viết bằng chữ Nôm) - Cảnh Khuya. HCM. (viết bằng chữ quốc ngữ) 1. Hiệp vần: Mỗi bài có thể có 3 vần chân, hoặc 2 vần chân.ở đây chỉ nói 3 vần chân(loại phổ biến), loại vần bằng. Các chữ cuối câu 1-2 & 4 hiệp vần. (Vần chân hoặc vần bằng). 2. Đối: Phần lớn không có đối. Nếu có: - Câu 1-2 đối nhau. - Câu 3- 4 đối nhau. Đối câu, đối ý, đối thanh. - Câu 2- 3 đối nhau. 3. Cấu trúc: 4 phần. Khai ,Thừa. Chuyển. Hợp. 4. Luật: Nhất, tam, ngũ, bất luận. Nhị, tứ, lục, phân minh. Các chữ 1- 3- 5 là bằng hay trắc đều được,các chữ 2- 4- 6 phải đúng luật bằng, trắc. - Luật bằng trắc (loại bài có 3 vần) + Các chữ không dấu, chỉ có dấu huyền thuộc thanh bằng. + Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã, thuộc thanh trắc. + Trong mỗi câu thơ, các chữ 2- 4- 6 phãi đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là bằng → chữ thứ 4 là trắc → chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 2 là trắc → chữ thứ 4 là bằng → chữ thứ 6 là trắc. Nói một cách khác, mỗi câu thơ, chữ thứ 2 & 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với 2 chữ thứ 2 & 6. Cặp câu 1 & 4, cặp câu 2 & 3 thì các chữ thứ 2 - 4- 6 phải đồng thanh (cùng trắc hoặc cùng bằng) Luật bằng: 1 2 3 4 5 6 7 1 B T B Vần 2 T B T Vần 3 T B T 4 B T B Vần Luật trắc: 1 T B T Vần 2 B T B Vần 3 B T B 4 T B T Vần II. CẢM THỤ: “ SÔNG NÚI NƯỚC NAM” & “PHÒ GIÁ VỀ KINH” Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? * Gợi ý: Bài thơ từng được xem là bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên được viết bằng thơ ở nước ta. Bài thơ là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền dân tộc Việt Nam & tỏ rõ một thái độ kiên quyết đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm lăng bờ cõi. Liên hệ: - Bình Ngô Đại Cáo. ( Nguyễn Trãi). - Tuyên Ngôn Độc Lập. ( HCM ) Bài tập 2: Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải thích thế nào cho bạn? * Gợi ý: - Nam Đế: Vua nước Nam. - Nam nhân: Người nước Nam. Dùng chữ Đế tỏ rõ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa.Nước Trung Hoa gọi Vua là Đế thì ở nước ta cũng vậy >Khẳng định nước Nam có chủ (Đế: đại diện cho nước), có độc lập, có chủ quyền. Bài tập 3: Hoàn cảmh ra đời của bài thơ : “Sông Núi Nước Nam” là gì? [...]... con gỏi, tr can, nh th, cht trn BT 7: Vit on vn ngn (5 7 cõu ) ch t chn cú s dng t hỏn vit HNG DN HC BI: Bi tp 5: Cỏc t Hỏn- Vit: ngi, vng, > sc thỏi trang trng, tụn kớnh Yt kin-> sc thỏi c xa Bi tp 6: Cỏc t Hỏn- Vit v sc thỏi ý ngha V-> phu nhõn, chng-> phu quõn, con trai-> nam t, con gỏi-> n nhi:-> sc thỏi c xa Bi tp 7: Hc sinh thc hin vit on vn - Lm hon thin bi tp 7 - Chun b bi sau: quan h t BUI... hc sinh B TIN TRèNH BI DY A Từ Hán Việt I-ễn tp T ghộp Hỏn Vit cú my loi vớ d 1.Yu t Hỏn Vit Gv cht vn cho hs nm 2.T ghộp Hỏn Vit (cú 2 loi) : a T ghộp ng lp(vớ d: huynh , sn h,) b T ghộp chớnh ph (vớ d: t bin, thch mó) GV: Gi ý cho hs phõn ngha cỏc yu t Hỏn c Trt t gia cỏc yu t Hỏn Vit Vit (ụn li ni dung sgk) Trật tự của các yếu tố trong từ ghép Cho cỏc nhúm hs t thc hin -> lp nhn xột, chính phụ hán... trớc , yếu tố phụ đứng sau - Có trờng hợp khác với trật tự từ ghép thuần việt : yếu tố phụ đứng trớc , yếu tố chính đứng sau d.Sử dụng từ Hán Việt : - Tạo sắc thái trang trọng , thể hiện tháI độ tôn kính Tạo sắc thái tao nhã tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ GV: Cho hc sinh nờu yờu cu bi tp -> cỏc Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí XH xa nhúm thc hin II- Luyn tp Bi tp 1: Phõn bit ngha cỏc yu t... bộ Lan gii thớch cho bộ rừ Gi ý: Xng hụ theo tui tỏc Bi tp7: ( HS lm nh) Vit mt on vn ngn k li mt cõu chuyn thỳ v em trc tip tham gia hoc chng kin.Trong on vn cú s dng ớt nht 3 i t, gch chõn nhng i t ú E HNG DN HC BI: - Lm hon thin bi tp 7 - Chun b bi sau: ễn tp t hỏn vit, quan h t * iu chnh, b sung: Ngy son: 16/10/2012 Ngy dy: 22/10/2012 BUI 7- 8: ễN TP V THC HNH MT S BI TP NNG CAO V T VNG TING VIT... húm hnh m ngm ngựi tỡnh yờu quờ hung thm thit ca mt ngi sng xa quờ lõu ngy,trong khonh khc va mi t chõn v quờ c IV Bi ca nh tranh b giú thu phỏ ( Mao c v thu phong s phỏ ca - Ph ) 1 Gii thiu - Ph ( 71 2 77 0 ) l nh th ni ting i ng ca Trung Quc , t l T M hiu Thiu Lng,quờ tnh H Nam -Bi ca nh tranh b giú thu phỏc vit theo loi c th,l bi th ni ting ca Ph 2 Tỡm hiu bi: a) Cỏc phng thc din t mi phn trong... TC PHM TH NG A MC TIấU CN T * Giỳp hc sinh: - Hiu v cm nhn c nhng c sc v ni dung v ngh thut ca mt s bi th ng ó hc trong chng trỡnh - Nhn bit mi quan h gia tỡnh v cnh B CHUN B *Gv: Tham kho ti liu ,son giỏo ỏn Tớch hp mt s vn bn ó hc * Hs: ễn tp li kin thc III TIN TRèNH LấN LP 1 n nh 2 Bi c 3 Bi mi *Gii thiu bi *Tin trỡnh hot ng Hot ng ca thy v trũ GV hng dn hc sinh tỡm hiu mt s nột khỏi quỏt v tỏc... LấN LP 1 n nh 2 Bi c 3 Bi mi *Gii thiu bi *Tin trỡnh hot ng Hot ng ca thy v trũ GV hng dn hc sinh tỡm hiu mt s nột khỏi quỏt v tỏc gi v tỏc phm Ni dung cn t I Xa ngm thỏc nỳi L 1 Gii thiu _ Lớ Bch ( 70 1 76 2 ) nh th ni ting ca Trung Quc i ng , c mnh danh l thi tiờn, t Thỏi Bch hiu Thanh Liờn c s , quờ Cam Tỳc 2 Tỡm hiu bi: - Xa ngm thỏc nỳi L thuc th th tht ngụn t tuyt _ Hng Lụ c ngm nhỡn t xa.T... b , c a ) Tụi v nú cng chi b ) Tri ma to m tụi cng n trng c ) Nú thng n trng bng xe p Bi 7 Chn quan h t thớch hp in vo ch () cũn mt tờn xõm lc trờn t nc ta ta cũn phi chin u quột sch chỳng i Gi ý: Quan h t thớch hp H cũn mt tờn xõm lc trờn t nc ta thỡ ta cũn phi chin u quột sch chỳng i Bi 8: Vit on vn 5 -7 cõu ch v mỏi trng trong ú cú s dng quan h t B HNG DN HC BI: - Lm hon thin bi tp - Chun... hng dn HS 1 Gii thiu : khỏi quỏt mt s ni - Th trung i Vit Nam c vit bng ch Hỏn dung ó hc hoc ch Nụm gm nhiu th : ng ngụn t tuyt,tht ngụn bỏt cỳ , lc bỏt , song tht lc bỏt - Sụng nỳi nc Namsỏng tỏc 1 077 ca Lớ Thng Kit ( Cng cú ti liu núi tỏc gi ca bi th l Trng Hng , Trng Hỏt ).Bi th c vit theo th tht ngụn t tuyt.Trong ú cỏc cõu 1,2 hoc ch cỏc cõu 2,4 hip vn vi nhau ch cui 2 Tỡm hiu bi: - Bi th c... 12: - GV hng dn HS khỏi quỏt mt s ni dung ó hc VI Sau phỳt chia li ( Trớch Chinh ph ngõm khỳc ng Trn Cụn,on Th im ) 1 Gii thiu - ng Trn Cụn ngi lng Nhõn Mc sng vo khong na u th k XVIII - on Th im ( 170 5 _ 174 8) ngi ph n cú ti sc,ngi lng Giai Phm,huyn Vn Giang,x Kinh Bc nay huyn Yờn M tnh Hng Yờn - on trớch th hin ni su ca ngi v ngay sau khi tin chng ra trn 2 Tỡm hiu bi: a) Bn cõu u + Ni su chia li ca . thư Lan. - Hs thảo luận đưa ra cách hiểu của mình. +Đây là thư của Lan. +Đây là thư do Lan viết. +Đây là thư gửi cho Lan. - Có một số qht dược dùng thành cặp 3 . Các lỗi thường gặp về quan hệ. Qunh) b. ỏ vn tr gan cựng tu nguyt Nc cũn cau mt vi tan thng. ( B Huyn Thanh Quan) c. em i ngha thng hung trớc , yếu tố chính đứng sau d.Sử dụng từ Hán Việt : - Tạo sắc thái trang trọng , thể. quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - Thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. II- Luyện tập. Bài 1 Trong các dòng sau dòng nào có sử dụng quan

Ngày đăng: 23/10/2014, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w