1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6

59 4,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 1 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Từ. 1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2. Phân biệt từ và tiếng. TỪ TIẾNG - Đơn vị để tạo câu. - Đơn vị để tạo từ. - Từ có thể hai hay nhiều tiếng - Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết). 3. Phân loại. a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng. b. Từ phức: có tiếng trở lên. + Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm. II. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy. 1. Từ ghép. * Từ ghép tổng hợp (TG đẳng lập, TG hợp nghĩa, TG song song): + Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau. VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng… + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau. => TGTH có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng. VD: áo + quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ... * Từ ghép phân loại (TG chính phụ, TG phân nghĩa) + Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính. VD: vui -> vui lòng, rau -> rau cải... + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau theo kiểu: danh từ - tính từ, DT - ĐT, DT - DT. Các tiếng rất cố định, không thể đổi vị trí cho nhau được. VD: hoa + hồng, xe + đạp... => TGPL có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của một từ chính đã cho. 2. Từ láy. a. Các kiểu từ láy. * Láy hoàn toàn: - Láy lại nguyên tiếng gốc, giữ nguyên thanh điệu. VD: đăm đăm, chằm chằm... - Láy lại nguyên tiếng gốc, biến đổi thanh điệu. VD: dìu dịu, hây hẩy, cỏn con... - Láy toàn bộ biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu. VD: đèm đẹp, ang ác, anh ách, nhờn nhợt... * Láy bộ phận. 1 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Láy phụ âm đầu. VD: mênh mông, mong manh, đủng đỉnh, rì rào... - Láy vần. VD: lác đác, lao xao, lấm tấm, linh tinh... b. Nghĩa của từ láy. - Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc. VD1: đỏ -> đo đỏ, nhỏ -> nho nhỏ. => Giảm nhẹ. VD2: sạch -> sạch sành sanh, sít -> sít sìn sịt => Tăng tiến. - Nghĩa biểu trưng (biểu đạt) của từ láy. + Gợi hình ảnh. + Gợi âm thanh. + Trạng thái cảm xúc. VD: -> Tác dụng: * Lưu ý: - Một số từ vừa có qh ngữ nghĩa vừa có qh ngữ âm nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa và sử dụng độc lập -> Từ ghép. VD: bao bọc, cằn cỗi, chùa chiền, đền đài, đi đứng... - Nếu như hai tiếng có qh ngữ âm, ngữ nghĩa nhưng một tiếng đã mất nghĩa hoặc mờ nghĩa -> Từ láy. VD: khách khứa, lơ mơ, đẹp đẽ... III. Luyện tập. Bài 1: Cho các từ sau, hãy xác định từ láy. Non nước, chiều chuộng, vuông vắn, ruộng rẫy, cây cỏ, cười cợt, ôm ấp, líu lo, trong trắng, cây cối. Bài 2: Phân loại từ ở đoạn thơ sau: Quê hương/ tôi/ có/ con sông/ xanh biếc Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre Tâm hồn/ tôi/ là/ một/ buổi/ trưa hè Tỏa/ nắng/ xuống/ lòng sông/ lấp loáng. Bài 3: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng. a. Tạo từ phức. b. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên. Bài về nhà: Bài 1: Tìm từ láy để điền sau các tính từ cho phù hợp rồi đặt câu. Tròn, dài, đen, trắng, thấp. Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề về mái trường) trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy. 2 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 2 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN I. Chữa bài về nhà: Bài 1: - Tạo từ: Tròn -> tròn vành vạnh, tròn trịa... Dài -> dài dằng dặc Đen -> đen thui thủi Trắng -> trắng phau phau Thấp -> thấp lè tè - Đặt câu: VD: Bé Na có khuôn mặt tròn trịa. Bài 2: Yêu cầu HS biết viết đoạn văn có bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đoạn văn kết hợp được nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. II. Bài mới: I. Những nét chung về văn học dân gian. 1. Định nghĩa. VHDG là những sáng tác NT ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. 2. Đặc tính của VHDG. a. Tính tập thể: Một người sáng tạo nhưng không coi sản phẩm đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung sự lưu truyền và sử dụng. b. Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ... c. Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương. VD: Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim 3. Các thể loại VHDG. - Có 3 thể loại: + Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. + Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao... + Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương... 4. Giá trị của VHDG. 3 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 * Là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. - Kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. VD: + Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa + Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. - Phẩm chất đạo đức. VD: + Tốt danh hơn lành áo. + Giấy rách giữ lấy lề. * Là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, tình cảm. - Tình đoàn kết. VD: + Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Cách ăn ở, xã giao. VD: + Có đi có lại, mới toại lòng nhau. + Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở. + Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Phong tục tập quán. VD: + Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. + Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm. - Tinh thần yêu nước. VD: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. * Giá trị thẩm mĩ. - Tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên. Đề cao cái chân (chân chính) – thiện (thiện cảm) – mĩ (cái đẹp). - Hình tượng: đẹp, kì lạ. - Kết cấu: gọn, đơn giản. => VHDG là cơ sở ngọn nguồn của VH dân tộc. Bài tập: Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ: VHDG là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. * Yêu cầu: + HS dựa trên những kiến thức vừa được học ở phần lí thuyết kết hợp với vốn hiểu biết của mình để làm bài. + Lấy dẫn chứng và phân tích. Bài về nhà: Bài 1: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ được lưu truyền trong dân gian. 4 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Bài 2: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một câu ca dao (tục ngữ) mà em yêu thích. Buổi 3 TÌM HIỂU VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT - GV kiểm tra bài về nhà. - HS trình bày, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. I. Định nghĩa. GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản: - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó. II. Đặc điểm của truyền thuyết. a. Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta. b. Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường. c. Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào, tôn vinh. d. Thời gian và địa điểm: Có thật. VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh Gióng... -> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử. III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6. 1. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. -> Những văn bản này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước và chống thiên nhiên thời vua Hùng. Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại. 2. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm. -> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần thoại. IV. Các văn bản truyền thuyết đã học. 1. Con Rồng, cháu Tiên. a. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng. 5 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 b. Yếu tố hoang đường, kì lạ. - Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện. - Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí thiêng sông núi đất trời. + AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân ái với cuộc sống. + LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh. -> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu. Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ như vậy -> Tự hào, tự tôn nguồn gốc của chính mình. c. Chi tiết có ý nghĩa. - “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”. + Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên khỏe mạnh, đẹp. + ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng. + Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường. Bài tập: Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng) Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình. * Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung: + Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao. + LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm. + Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết. => Cảm của mình: - Niềm tự hào về dòng dõi. - Tôn kính đối với các bậc tổ tiên. - Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ. Bài về nhà: Vua Hùng thứ nhất kể về nguồn gốc của mình cho các con nghe. Hãy tưởng tượng mình là vua Hùng và viết lại lời kể đó. 6 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 4 TÌM HIỂU VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT (Tiếp theo) I. Chữa bài tập về nhà: * Yêu cầu: - Nhập vai vua Hùng thứ nhất (tức người con trưởng được tôn lên làm vua) để kể lại. - Kể sáng tạo nhưng phải tôn trọng cốt truyện với những diễn biến chính của sự việc và nhân vật. - Kể ở ngôi thứ nhất, ở quan hệ giữa người kể và người nghe là qh cha - con. II. Bài mới: 2. Thánh Gióng. a. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ, vẻ đẹp siêu phàm, lớn mạnh. b. Hiện thực: - Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng. - Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thô sơ và khả năng chế tạo vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt). - Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc. c. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện. * Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc. - Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước. - Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. - Hình ảnh cậu bé làng Gióng là h/a của nhân dân lao động VN cần cù, lam lũ. Họ lặng lẽ làm ăn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ dũng cảm đứng lên, trở thành anh hùng. * Bà con dân làng vui lòng góp gạo nuôi Gióng. - Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng -> kết tinh sức mạnh yêu nước, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân. => Niềm tin đánh thắng giặc. * Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. 7 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Hình ảnh kì vĩ, đẹp đẽ, phi thường của Gióng đã thể hiện sức bật mạnh mẽ của nhân dân. Khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, con người VN vươn lên với một tầm vóc phi thường. - Quan niệm của cha ông về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, oai phong lẫm liệt, mạnh mẽ về tài trí, phi thường về nhân cách. * Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. - Vũ khí của người anh hùng làng Gióng không chỉ là roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt hiện đại mà còn là vũ khí thô sơ, vốn rất quen thuộc với nhân dân như tre ngà. Với lòng yêu nước, những gì có thể giết giặc đều được biến thành vũ khí. - Ngợi ca sức mạnh của Gióng. * Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại, rồi bay thẳng về trời. -> Hình ảnh - khung cảnh đẹp, nên thơ, là sự thăng hoa trong trí tưởng của người xưa. - Gióng là người anh hùng không đòi hỏi công danh, lợi lộc. Chàng đã hoàn thành sứ mệnh dẹp giặc và ra đi -> nâng cao vẻ đẹp của người anh hùng, đó cũng là phẩm chất chung vĩ đại của người anh hùng. - Trong quan niệm dân gian, những cái gì tốt đẹp, cao quí thì không mất đi mà trở thành bất tử. Gióng bay về trời là về với nguồn gốc cao đẹp của mình và chỉ nơi đó mới xứng đáng với người anh hùng. - Nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng: sống mãi với non sông. 3. Bánh chưng, bánh giầy. * ý nghĩa của một số chi tiết: - Lang Liêu nằm mộng gặp thần và được thần giúp đỡ: người nghèo tốt bụng thì được thần linh giúp đỡ. - Lời dạy của thần: đề cao giá trị hạt gạo, đề cao sức lao động của con người. - Lời vua nói về ý nghĩa của hai thứ bánh: + Tài năng và tấm lòng của vua, của Lang Liêu. + Khẳng định phong tục và truyền thống tốt đẹp cuat dân tộc Việt Nam. Bài tập: Bài 1: Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong em? Vì sao? HS có thể chọn một trong những hình ảnh đẹp giàu ý nghĩa: - Gióng vươn vai thành tráng sĩ. - Gióng nhổ tre quật vào giặc. - Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Bài 2: Hình tượng Thánh Gióng cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân. * Gợi ý: - TG là hình ảnh cao đẹp, lí tưởng của người anh hùng đánh giặc giữ nước theo quan 8 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 niệm của nhân dân. Gióng vừa rất anh hùng, vừa thật bình dị. - TG là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. Hình ảnh TG hiện lên kì vĩ, phi thường, rực rỡ là biểu tượng cho lòng yêu nước, sức quật cường của dân tộc ta trong buổi đầu lịch sử chống ngoại xâm. Bài về nhà: “Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân!” (Tố Hữu) Dựa vào nội dung đoạn thơ, phát biểu cảm nghĩ của em về người anh hùng làng Gióng. 9 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 5 TÌM HIỂU VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT (Tiếp theo) 4. Sơn Tinh, Thủy Tinh. a. Hoang đường: Mượn câu chuyện tình kì lạ, lãng mạn và nên thơ của Sơn Tinh và Thủy Tinh. b. Hiện thực: Công cuộc giữ nước của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai. - Thủy Tinh: kì ảo hóa - biểu trưng cho hiện tượng thiên tai, lũ lụt có tính chu kì (tháng 7, 8 ở đông bằng sông Hồng), sức công phá ghê gớm - thảm họa khủng khiếp của loài người. - Sơn Tinh: sức mạnh, sự kiên quyết, bền bỉ chống đỡ cơn giận của TT. Đó chính là hình ảnh người Việt cổ trong công cuộc chế ngự, chinh phục thiên tai. c. Chi tiết có ý nghĩa. - “Nước sông dâng cao…bấy nhiêu” -> Kì lạ, hoang đường + NT: so sánh, ẩn dụ. => Cảnh đánh nhau dữ dội và quyết liệt giữa ST, TT. + Cả hai đều thể hiện uy lực - sức mạnh vô biên: - Sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai. - Nỗ lực sống còn, kiên cường, bất khuất của nhân dân trong việc bảo vệ cuộc sống của mình. -> Khúc tráng ngợi ca công cuộc kháng chiến dung nước, giữ nước của ông cha. 5. Bánh chưng, bánh giầy. - Giải thích nguồn gốc, phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào dịp lễ Tết. - Đề cao lao động, sản phẩm của nông nghiệp. -> Sáng tạo văn hóa (phong tục tập quán rất đẹp), phong phú thêm đời sống tinh thần. 6. Sự tích Hồ Gươm. a. Hoang đường: gươm thần, rùa vàng. b. Hiện thực: cuộc khởi nghĩa đầy hào khí của nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh do Lê Lợi đầu thế kỉ 15. c. Thanh gươm thần. - Sự xuất hiện kì lạ. 10 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 -> Yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng. * Ý nghĩa: + Sức mạnh đoàn kết. + Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Niềm tin, đề cao người anh hùng áo vảI đất Lam Sơn. + Thanh gươm không chỉ để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm mà nó là công cụ, vũ khí chiến đấu, vùng lên đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Ánh sáng của thanh gươm le lói trên mặt hồ. + Hào quang, niềm kiêu hãnh, tự tin. + Khí thế quyết tâm, lời răn đe đối với quân thù. Bài tập: Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Hình ảnh chi tiết nào gây ấn tượng sâu đậm trong em? Vì sao? * Gợi ý: Nên chọn những chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa. Bài về nhà: Kể lại một câu chuyện tổng hợp về thời vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các câu chuyện, sự việc chính của các truyện. 11 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 6 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ Chữa bài về nhà: Gợi ý: - Mở bài: Giới thiệu cuộc sống của người Việt cổ. - Thân bài: + Nguồn gốc cao quí, đẹp đẽ (CRCT) + Sự nghiệp chống ngoại xâm TG) + Sự nghiệp chế ngự, chinh phục thiên tai để bảo vệ cuộc sống bình yên (ST, TT) + Sáng tạo văn hóa: phong tục tập quán đẹp (BC, BG) - Kết bài: + Trang sử hào hùng -> kiêu hãnh, tự tôn. + Tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc. II. Bài mới: 1. Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự. Đặc điểm, vai trò của mỗi yếu tố đó. a, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. b, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung. Nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc; hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. c, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, xảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất, phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. d, Cốt truyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian. Cốt truyện được tạo bởi hệ thống các tình tiết, mang một nghĩa nhất định. e, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng của nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật. f, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc nào đó. 2. Các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự: a, Tìm hiểu đề. b, Xác định chủ đề. 12 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 c, Xây dựng nhân vật d, Xây dựng cốt truyện, sự việc, tình huống. e, Xác định ngôi kể, thứ tự kể. f, Lập dàn bài. g, Viết bài văn, đoạn văn + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật. (Kết hợp miêu tả để làm nổi bật chân dung nhân vật.) + Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy đem lại. + Đoạn văn: cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết. Mỗi tình tiết thường được kể bằng một đoạn văn. Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề) nói lên ý chính của cả đoạn, các câu còn lại bổ sung, minh hoạ cho câu chủ đề. (Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu văn giới thiệu một sự việc nào đó). Bài tập: Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây. Đề bài: Đất nước ta có nhiều loài cây quý, gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó. + Gợi ý: - Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người. - Nhân vật: Tre (cọ, dừa, lúa…) - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (tôi) - Thứ tự kể: Thứ tự tự nhiên (trước - sau) - Cốt truyện - sự việc: Xây dựng cốt truyện và sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn. - Lâp dàn ý: Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây: + Mở bài: Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch, họ hàng + Thân bài: - Kể về đặc điểm sống, đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã lựa chọn). - Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người. - Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người. + Kết bài: Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai. Bài về nhà: Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về một trong các bà mẹ đó. 13 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - GV gợi ý cho HS một số điểm sau: + Xác định yêu cầu của đề: - Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng, xứng đáng với danh hiệu nhà nước phong tặng. - Biết chọn những tình tiết tiêu biểu, cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ. + Lưu ý: - Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ? + Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên, hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc. 14 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 7 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ 1. Chữa bài về nhà: a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật - tên, địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. b. Thân bài: + Kể tóm tắt về mẹ: - Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng, tính tình của mẹ - Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào? + Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ (mà mình đã được nghe kể) - Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận (hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ tình cảm của mẹ, cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc) - Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao? + Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay: - Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ. - Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay, sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể đối với mẹ. c. Kết bài: Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân. 2. Bài mới: I. Các kiểu chính. - Kể về một câu chuyện đã học. - Kể chuyện đời thường. - Kể chuyện tưởng tượng. II. Tìm hiểu cụ thể về các kiểu bài tự sự. 15 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 1. Kể lại một câu chuyện đã học. * Yêu cầu: - Nắm vững cốt truyện - Kể chi tiết nội dung vốn có của câu chuyện. - Giữ nguyên nhân vật, bố cục của câu chuyện. - Phải có cảm xúc đối với nhân vật. * Các hình thức ra đề: a. Kể theo nguyên bản. - Dạng đề: (1) Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại truyện Thánh Gióng. (2) Em hãy kể lại một câu chuyện mà em cho là lí thú nhất. - Hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tác phẩm để kể lại nhưng không phải là sao chép. (Tìm và nhớ ý chính, sau đó diễn đạt bằng lời của mình) b. Kể sáng tạo. + Chuyển thể văn vần sang văn xuôi. VD: Từ nội dung bài thơ "Sa bẫy", em hãy kể lại câu chuyện. + Rút gọn. - Cách kể: Nắm ý chính, lướt qua ý phụ. Chuyển lời đối đáp của nhân vật (trực tiếp) thành lời gián tiếp. VD: Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. + Kể chuyện thay ngôi kể. - Thông thường trong truyện: ngôi 3 (gọi tên nhân vật, sự việc). - Thay ngôi (đóng vai): ngôi 1 (tôi, ta). - Tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện để kể lại. Cần chọn nhân vật chính hoặc nhân vật có khả năng bao quát toàn bộ câu chuyện. VD: Đóng vai thanh gươm thần để kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm. 2. Kể chuyện đời thường. - Kể về những nhân vật, sự việc trong cuộc sống thực tế xung quanh, gần gũi với các em, biết do được chứng kiến hoặc nghe kể. - Yêu cầu: + Người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người (nhân vật). + Tránh lối kể dàn trải, nhạt nhẽo, ít ý nghĩa. + Kể về người: phải làm nổi bật được nét riêng biệt của từng người (hình dáng, phẩm chất, tính cách, tấm lòng). + Kể việc: nguyên nhân, diễn biến, kết quả -> ý nghĩa. + Ngôi kể: xác định ngôi 1 hay ngôi 3. VD: + Kể về một người thân của em. + Kể một tiết học mà em thích. 3. Kể chuyện tưởng tượng. 16 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế -> có một ý nghĩa nào đó. - Yêu cầu: + Không biạ đặt tùy tiện. + Tưởng tượng trên cơ sở hiện thực làm cho sự tưởng tượng có lí, thể hiện được một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. - Dạng đề: + Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới. VD: Giấc mơ trò chuyện với lang Liêu. + Kể chuyện tưởng tượng về số phận và tâm tình của những con vật, sự vật. VD: Truyện sáu con gia súc tranh công. + Kể chuyện tương lai. VD: Tưởng tượng mười năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay mình đang học. Bài tập: Kể bác nông dân đang cày ruộng. * Gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu bác nông dân. - Em gặp bác cày ruộng ở đâu, lúc nào? b. Thân bài: - Có thể kể qua về gia cảnh của bác. (VD: Bác Ba đông con, nghèo khó nhưng chăm chỉ làm việc và hiền lành, nhân ái với mọi người). - Kể về hình dáng, trang phục, nét mặt. (VD: Hôm nay được tận mắt chứng kiến công việc của bác, em mới vỡ lẽ ra rằng: Tại sao da bác đen sạm và nhiều nếp nhăn như vậy. Bác mặc bộ áo nâu dản dị lấm tấm bùn, chiếc khăn mặt vắt qua vai để lau mồ hôi...). - Hoạt động: + Tay cầm cày, tay cầm roi để điều khiển trâu. + Bước chân choãi ra chắc nịch. + miệng huýt sáo. => Hiện ra những luống cày thẳng tắp nằm phơi mình dưới nắng. - Kể qua chú trâu: to tướng nhưng rất ngoan ngoãn, nghe lời. - Thỉnh thoảng bác lại lau mồ hôi trên khuôn mặt sạm nắng... - Nhìn they bác làm việc vừa thương (lam lũ, cực nhọc, vất vả) vừa khâm phục (làm việc cần mẫn để tạo ra hạt thóc, hạt gạo mà không quản nắng mưa). c. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về bác nông dân. Bài về nhà: Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận. 17 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 8 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Chữa bài về nhà: + Yêu cầu: Dùng trí tưởng tượng để nhân hoá sự vật “đôi mắt” tự kể về mình, nhưng thực chất là kể chung về con người (cậu học trò ham chơi lười học) - Tự sáng tạo ra một cốt truyện hợp lý, chặt chẽ. + Gợi ý phương hướng làm bài : - Xác định chủ đề: Phê phán sự ham chơi , lười học. - Nhân vật: “Đôi Mắt” - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, xưng “Tôi”. - Dàn ý tham khảo: a. Mở bài: “Đôi Mắt” giới thiệu về mình và chủ nhân của mình (tên, địa chỉ,đặc điểm chung) VD: Tôi là “Đôi Mắt” đẹp của cậu học trò có tên là… Cậu chủ của tôi vốn là con trong một gia đình khá giả. b. Thân bài: + Đôi mắt tự kể tóm tắt về đặc điểm vốn có của mình: Đẹp, trong sáng, tinh nhanh, thông minh; việc làm: học bài, làm bài, đọc sách, xem báo, hàng ngày được cậu chủ chăm sóc cẩn thận, cuối tuần được cùng cậu chủ đi thăm quan, ngắm cảnh đẹp, xem phim thiếu nhi, xem xiếc thật lành mạnh, bổ ích, đôi mắt luôn nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn bắt gặp những ánh nhìn trìu mến, âu yếm, thiện cảm. + Đôi mắt kể về sự thay đổi của cậu chủ làm ảnh hưởng đến mình: Lên cấp hai cậu chủ biếng học ham chơi theo bạn bè, đôi mắt chứng kiến những cuộc chơi vô bổ, cãi vã, đánh lộn; cậu chủ ham đánh điện tử đôi mắt phải làm việc căng thẳng, mệt lử, mờ đi không còn tinh nhanh như trước nữa. + Đôi măt bị bệnh (loạn thị, cận thị) việc học tập của cậu chủ bị giảm sút (không ghi kịp bài, mệt mỏi). 18 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 + Bố mẹ cậu chủ biết chuyện, cho cậu chủ đi chữa mắt,đôi mắt vui mừng khi được bình phục,cậu chủ sửa chữa lỗi lầm, bỏ các tính xấu. c. Kết bài: Mong muốn của đôi mắt về tinh thần, ý thức học tập của cậu chủ và mong muốn được bảo vệ. II. Bài mới: 1. Từ mượn. - Hai nguồn gốc chính: + Ngôn ngữ Ấn - Âu (Anh, Pháp, Nga...). + Từ gốc Hán và từ Hán Việt (chủ yếu). - Cách viết: + Viết giống từ thuần Việt (Việt hóa cao). + Viết giữa các tiếng của từ có dấu gạch nối. - Sử dụng các từ mượn có từ thuần Việt tương đương cần chú ý để tránh sai về sắc thái biểu cảm. Các từ HV thường có sắc thái trang trọng, trang nhã hơn các từ TV. VD: phu nhân - vợ, phụ nữ - đàn bà, ... - Vay mượn từ cần được cân nhắc, không tùy tiện. 2. Giải nghĩa của từ. - Từ gồm hai mặt: hình thức và nội dung. + Hình thức của từ: mặt âm thanh mà ta nghe được hoặc ghi lại ở dạng chữ viết. + Nội dung (sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, quan hệ...) mà từ biểu thị là nghĩa của từ. -> Gắn bó chặt chẽ với nhau. - Có hai cách chính giải nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. - Khi giải nghĩa từ, cần chú ý sao cho lời giải nghĩa có thể thay thế cho từ trong lời nói. VD: chứng giám: soi xét và làm chứng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám. = Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương soi xét và làm chứng. - Nếu giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa phải chú ý về sắc thái, phạm vi sử dụng. VD: tâu (động từ): thưa trình (ding khi quan, dân nói với vua chúa, thần linh). * Lưu ý: Vận dụng kĩ năng giải nghĩa từ để phân tích giá trị biểu cảm của đoạn văn, đoạn thơ. Bài tập: 1. Tìm từ Hán Việt trong bài thơ sau. Giải nghĩa các từ tìm được. Theo em các từ HV đã tạo cho bài thơ một không khí như thế nào? CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ (Bà huyện Thanh Quan) 19 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? * Gợi ý: - hoàng hôn: thời gian mặt trời sắp lặn. - ngư ông: ông đánh cá. - viễn phố: phố xa. - mục tử: đứa trẻ chăn trâu. - cô thôn: làng vắng vẻ (lẻ loi). - lữ thứ: chỉ người đi xa và đang ở trên đường. - hàn ôn: nỗi niềm tâm sự vui buồn. -> Những từ HV có trong bài thơ tạo sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Không khí bài thơ trầm lắng, u hoài, man mác làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn tăng lên. 2. Giải nghĩa của từ và đặt câu. - lấp lửng: mập mờ không rõ ràng. - lơ đãng: không tập trung đến một vấn đề nào đó. - mềm mại: nhẹ nhàng, êm đềm, dễ chịu. - quê cha đất tổ: nơi tổ tiên, ông cha ta sinh sống và lập nghiệp. - chôn nhau cắt rốn: nơi mình sinh ra và lớn lên. - ăn nên đọi, nói nên lời: học tập cách ăn nói, diễn đạt mạch lạc và rõ ràng. Bài về nhà: 1. Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em nên ding như thế nào? - Hê lô, đi đâu đấy? - Đi ra chợ một chút. ... - Thôi, bai nhé, si ơ ghên. 2. Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp. a. ...: cười theo người khác. b. ...: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận. c. ...: cười chúm môi một cách kín đáo. d. ...: cười để khỏi trả lời trực tiếp. e. ...: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng. 3. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) tả cảnh biển trong đó có chứa các từ: rì rào, lấp lánh, xào xạc. 20 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 9 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp theo) I. Chữa bài về nhà: 1. Cách dùng các từ in đậm cho they người viết đã lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết, nhưng không nên dùng kèm theo tiếng Việt. Một mặt làm mất sự trong sáng của TV. Mặt khác, làm cho mọi người tưởng đang "khoe chữ". Chỉ nên sử dụng những từ mượn đã quen dùng trong cộng đồng và khi thật cần thiết. 2. a. cười góp. b. cười mát. c. cười nụ. d. cười trừ. e. cười xòa. 3. HS đọc bài, nhận xét. GV đánh giá, bổ sung. II. Bài mới: 3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Từ có thể có một nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ có nhiều nghĩa. - Chuyển nghĩa là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa. VD: Từ chân có các nghĩa: (1) Bộ phận dưới cùng của người hay động vật, ding để nâng đỡ và di chuyển thân thể. Chân trái, chân bước đi... (2) Chân con người biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức. Có chân trong Ban quản trị. (3) Một phần tư con vật bốn chân khi làm thịt chia ra. Đụng một chân lợn. 21 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 (4) Phần cuối cùng của một số vật dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt nền. Chân kiềng. Các nghĩa trên của từ chân có được là do chuyển nghĩa theo những mối quan hệ khác nhau. Sự chuyển nghĩa từ chân người thành chân bàn, chân núi là dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về vị trí, chức năng) hoặc thành nghĩa chỉ “người” trong có chân trong Ban quản trị là dựa vào quan hệ tiệm cận (“người” và “chân” luôn đi đôi với nhau). - Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành: + Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen): là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển (nghĩa phụ, nghĩa bóng): là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Lưu ý: Trong nghĩa của từ còn có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi sử dụng, như nghĩa văn chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa phương... Ví dụ, nghĩa “đẹp” của từ hoa là nghĩa văn chương, nghĩa “tốt” của từ ngon là nghĩa địa phương. -> Khi đọc văn bản hoặc tạo văn bản cần chú ý. - Các từ nhiều nghĩa trong những tình huống sử dụng bình thường được dùng với một nghĩa. Tuy nhiên có những trường hợp từ được dùng với nhiều nghĩa để tạo cách hiểu bất ngờ, đặc biệt trong thơ văn trào phúng, châm biếm, đả kích... - Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản. - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. 4. Chữa lỗi dùng từ. a. Lỗi lặp từ. - Phân biệt lỗi lặp từ với biện pháp tu từ điệp ngữ hoặc phép lặp để liên kết câu. + Lỗi lặp từ: do vốn từ nghèo nàn, hoặc do dùng từ thiếu lựa chọn, cân nhắc -> câu văn rối, nhàm chán, nặng nề. + Điệp từ, ngữ: có tác dụng nhấn mạnh, tạo nhịp điệu hay tạo cảm xúc mới. VD: "Cùng trông lại mà cùng chẳng they Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" -> Tạo âm hưởng nhịp nhàng và kéo dài man mác. b. Lẫn lộn các từ gần âm. - Nguyên nhân: + Không hiểu nghĩa. + Hiểu sai nghĩa. + Không nhớ đúng mặt âm thanh. VD: yếu điểm: điểm quan trọng. điểm yếu: điểm chưa tốt, dưới mức trung bình, cần khắc phục. c. Dùng từ không đúng nghĩa 22 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Bài tập: 1. Chọn các từ sau: đỏ gay, đỏ ngầu, đỏ rực để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây: a. Trong khói và bụi vẫn lóe lên những tia lửa... b. Nước sông... c. Mặt nó... * Đáp án: a. đỏ rực. b. đỏ ngầu. c. đỏ gay. 2. Giải nghĩa các từ: yêu cầu, yêu sách. Đặt câu với mỗi từ đó. * Gợi ý: - yêu cầu: đòi, muốn người khác làm điều gì đó. - yêu sách: đòi cho được, đòi phải giải quyết, phải được đáp ứng. 3. Hãy cho biết từ chín trong các câu sau được dùng với nghĩa nào? a. Vườn cam chín đỏ. b. Tôi ngượng chín cả mặt. c. Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín. d. Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi. * Đáp án: a. Quả ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon. b. Màu da mặt đỏ ửng lên. c. Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để có được hiệu quả. d. Thức ăn được nấu đến mức ăn được. Bài về nhà: 1. Cho các câu sau: a. Mẹ em mới mua cho em một cái bàn rất đẹp. b. Nam là cây làm bàn của đội bóng đá lớp tôi. c. Chúng em bàn nhau đi lao động ngày chủ nhật để giúp đỡ gia đình. - Hãy giải thích nghĩa của từ bàn trong tong trường hợp trên. - Các cách dùng ở trên có phải hiện tượng chuyển nghĩa không? 2. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ thương cảm, thông cảm. 23 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 10 LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT I. Chữa bài về nhà: 1. Giải nghĩa từ bàn từ đó xác định đây có phải hiện tượng chuyển nghĩa không. - bàn (a): đồ ding có mặt phẳng và chân, làm bằng vật liệu cứng để bày đồ đạc, thức ăn. - bàn (b): lần đưa bóng vào lưới để tính được thua. - bàn (c): trao đổi ý kiến với nhau về việc gì đó. Nghĩa của các từ bàn không liên quan gì đến nhau -> không phải hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Đây là hiện tượng đồng âm. 2. Để sử dụng chính xác hai từ thương cảm và thông cảm trong một đoạn văn cụ thể, người viết phải hiểu đúng nghĩa của từ. - thương cảm: hoàn cảnh tác động đến ta và gợi tình thương. - thông cảm: hiểu và chia sẻ. II. Bài mới: 1. Giải nghĩa các từ sau: rung chuyển, rung rinh; thân mật, thân thiện; thân thiết, thân thích. Đặt câu với mỗi từ đó. * Gợi ý: - rung chuyển: rung mạnh cái vốn có trên nền tảng vững chắc. - rung rinh: rung nhẹ và nhanh, thường chỉ các vật nhỏ, nhẹ như lá cây, ngọn cỏ... - thân mật: thân mến, đầm ấm. - thân thiện: thân và tốt với nhau. - thân thiết: rất thân, không thể xa nhau được. - thân thích: có quan hệ họ hàng với nhau. HS tự đặt câu, trình bày, nhận xét. 2. Từ chạy trong những cách dùng sau có nghĩa gì? Xác định nghĩa chính, nghĩa chuyển? a. Chạy thi 100 mét. 24 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 b. Đồng hồ chạy nhanh 10 phút. c. Chạy ăn từng bữa. d. Con đường chạy qua núi. e. Tàu đang chạy. g. Chạy làng. h. Chạy máy. * Gợi ý: a. Di chuyển nhanh bằng bước chân. (Nghĩa chính) b. (Máy móc) hoạt động. c. Tìm kiếm. d. Trải dài theo đường hẹp. e. (Phương tiện giao thông) di chuyển nhanh trên đường. g. Bỏ, không tiếp tục. h. Điều khiển. 3. Phân biệt nghĩa của các từ: đề cử, đề bạt, đề đạt, đề nghị và đặt câu với chúng. * Gợi ý: - đề cử: giới thiệu ra ứng cử; giới thiệu lên cấp trên. - đề bạt: cất nhắc lên địa vị cao hơn. - đề đạt: nêu lên với người trên. - đề nghị: nêu ra để bàn xét, thảo luận hoặc để xin ý kiến của người xét. 4. Trong các cặp câu sau, câu nào không mắc lỗi về dùng từ. a) - Tính nó cũng dễ dàng. - Tính nó cũng dễ dãi. b) - Ông ngồi dậy cho dễ dàng. - Ông ngồi dậy cho dễ chịu. c) - Tình thế không thể cứu vãn nổi. - Tình thế không thể cứu vớt nổi. 5. Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ sau gợi cho em những cảm xúc gì? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ * Gợi ý: - Mặt trời (1): chỉ sự vật tự nhiên, sáng rực rỡ, ấm áp -> sự sống cho nhân loại. - Mặt trời (2): chỉ Bác Hồ -> sự sống nồng nàn, ấm áp, bao dung. Bài về nhà: 1. Phát hiện và chữa lỗi về dùng từ trong các câu sau: a. Hùng là một người cao ráo. b. Bài toán này hắc búa thật. c. Nó rất ngang tàn. 2. Giải nghĩa từ mũi. Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? 3. Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy trong đoạn thơ sau: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng 25 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác. Buổi 11 ÔN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH I. Chữa bài về nhà: 1. Chữa lỗi. a. Hùng là một người cao ráo. (cao lớn, cao to...) b. Bài toán này hắc búa thật. (hóc búa) c. Nó rất ngang tàn. (ngang ngạnh...) 2. Giải nghĩa: - Bộ phận của cơ quan hô hấp: mũi sọc dừa - Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi đao, mũi song... - Phần trước của tàu thuyền: mũi tàu... - Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi Cà Mau, mũi đất... - Đơn vị quân đội: mũi quân bên trái... - Năng lực cảm giác về mũi: mũi thính 3. Phân tích: HS trình bày, nhận xét. GV đánh giá. II. Bài mới: 1. Thi pháp cổ tích (đặc điểm, phương thức riêng). a. Cốt truyện. - Cốt truyện của truyện cổ tích được cấu tạo theo đường thẳng, theo trình tự diễn tiến các hành động của nhân vật (cũng là trình tự thời gian) một cách chặt chẽ, như không thể nào khác được, khiến cho các chi tiết kết dính với nhau trên một trục duy nhất, làm cho truyện không những rõ ràng, dễ nhớ mà còn lí thú, hấp dẫn. b. Nhân vật: Thường phân về một tuyến: thiện - ác, tốt - xấu được phân biệt rành mạch, dứt khoát. - Nhân vật chỉ là những điển hình tính cách chưa phải là điển hình nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho thiện - ác, chính nghĩa - gian tà, khôn - dại với tính chất 26 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 tượng trưng, phiếm chỉ của nó chứ chưa có thể có đời sống tâm lí phức tạp và đa dạng mhuw những nhân vật trong văn học cổ điển hoặc hiện đại sau này. c. Các môtíp nghệ thuật: - Đọc truyện cổ tích, ta thường bắt gặp các môtíp. Đó là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian. - Các môtíp quen thuộc: + Nhân vật người mồ côi, người con riêng, người em út, người đội lốt xấu xí,... trong các truyện cổ tích mà dường như cốt truyện đều giống nhau: một cuộc phiêu lưu tưởng tượng của nhân vật trải qua ba giai đoạn: gặp khó khăn, vượt qua khó khăn, đoàn tụ và hưởng hạnh phúc. + Ông Bụt, Tiên, chim thần, sách ước,... những lực lượng siêu nhiên giúp người chính nghĩa đấu tranh thắng lợi. -> Không khí mơ màng vừa thực vừa ảo, rất hấp dẫn, đưa ta vào thế giới huyền diệu. VD: Truyện Tấm Cám: người mẹ ghẻ ác nghiệt; ông bụt hiền từ, nhân đức; gà nhặt xương cá, chim sẻ nhặt thóc; xương cá biến thành quần áo, giày, ngựa; Tấm chết biến hóa thành vật rồi lại trở lại kiếp người. d. Những câu văn vần xen kẽ. - Thường xuất hiện vào những lúc mâu thuẫn xung đột, những tình huống có vấn đề để nhấn mạnh, khắc sâu cốt truyện đồng thời cũng tạo đà, đưa đẩy cho cốt truyện diễn tiến một cách tự nhiên. VD: Bống bống bang bang..., Vàng ảnh vàng anh..., Kẽo cà kẽo kẹt... e. Thời gian và không gian nghệ thuật. - Thời gian và không gian trong truyện cổ tích mang tính chất phiếm chỉ, tượng trưng: ngày xửa ngày xưa, một hôm, bữa nọ, ở đâu cũng vậy, lúc nào cũng như thế... -> Người đọc, người nghe tự mình hình dung và tưởng tượng theo sự cảm nhận, kinh nghiệm của bản thân. => Cổ tích vừa có cái nét mộc mạc dân gian lại vừa thực vừa hư. g. Không khí truyện. - Các yếu tố âm nhạc, hội họa, tạo hình đã “in đậm dấu vết” vào văn bản văn học dân gian và cùng với các yếu tố nằm trong văn bản tạo nên cái không khí dân gian của truyện. VD: Đàn kêu tích tịch tình tang... -> Ta như nghe thấy âm thanh vang lên trong những dòng chữ, gợi nhớ những làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương. h. Ngôn ngữ. Ngôn ngữ in đậm dấu ấn của cộng đồng - đó là ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc chứ không phải ngữ của một cá thể nghệ sĩ, ngôn ngữ trong truyện cổ tích mang không khí cổ xưa, đậm đà phong vị dân tộc. Bài tập: Phân tích chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì trong truyện “Thạch Sanh”. 27 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 * Gợi ý: - Tiếng đàn: + Đây là một vũ khí kì diệu. Trong truyện cổ tích, những chi tiết về âm nhạc có vị trí quan trọng góp phần bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật và thể hiện thái độ của nhân dân. + Tiếng đàn trong truyện TS có bốn lớp nghĩa chính: tiếng đàn giải oan, tiếng đàn tình yêu, tiếng đàn vạch trần tội ác, tiếng đàn hòa bình. - Niêu cơm: + Đây là niêu cơm kì lạ (nhỏ xíu nhưng ăn mãi không hết). Niêu cơm đồng nghĩa với sự vô tận. + Đó là niêu cơm hòa bình thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Bài về nhà: Bằng một số truyện đã học, em hãy làm sáng rõ đặc điểm của truyện cổ tích. Buổi 12 ÔN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH (tiếp theo) I. Chữa bài về nhà: - HS đọc, nhận xét. - GV gợi ý cho HS thấy được: Từ phần lí thuyết đã học, các em lấy dẫn chứng ở các văn bản đã học, hoặc đã đọc để minh họa cho từng đặc điểm. II. Bài mới: 2. Phân loại truyện cổ tích. a. Cổ tích thần kì. - Nhân vật chính thường là những con người bất hạnh, thấp cổ bé họng. Yếu tố thần kì, lực lượng siêu nhiên (thần, tiên, bụt,...) đóng vai trò quan trọng, giúp nhân vật vượt qua bế tắc và thay đổi số phận của họ. b. Cổ tích sinh hoạt. - Nói về số phận con người gần như hiện thực đời sống, ít sử dụng yếu tố thần kì. Nhưng các nhân vật được nói đến thường tinh quái hoặc ngờ nghệch hơn người. VD: Nói dối như Cuội, thằng Ngốc,... c. Cổ tích loài vật: Nội dung cơ bản của loại truyện này là giải thích các đặc điểm của loài vật (VD giải thích vì sao hổ có lông vằn...), hoặc kể về mối quan hệ giữa chúng (Con thỏ tinh ranh, Con quạ mỏ dài,...). - Cần phân biệt với truyện ngụ ngôn. 3. Một số vấn đề cần lưu ý. a. Yếu tố thần kì và ý nghĩa của nó. Yếu tố thần kì Ý nghĩa 28 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Hoang đường, không có thực. Xuất hiện khi nhân vật gặp bế tắc, mâu thuẫn giữa người với người lên đến đỉnh điểm. - Hấp dẫn người đọc, người nghe bằng trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên -> câu chuyện thêm hấp dẫn, lý thú. - Ước mơ đổi đời (đau khổ, thua thiệt -> cập bến hạnh phúc). Ví dụ: + Truyện Sọ Dừa. - Sọ Dừa dị hình, dị dạng -> khát khao niềm sống (bị khinh rẻ, coi là vô tích sự -> van xin, khẩn cầu). Số phận tội nghiệp, đau đớn, đáng thương. - Yếu tố thần kì: Tài năng kì lạ của SD, đó là chăn bò rất giỏi -> khẳng định vị trí tồn tại và sự thừa nhận của mọi người về một con người trong XH; dự đoán trước được tai họa. => SD lấy cô Út là hạnh phúc viên mãn -> nhân dân gửi gắm ước mơ vào đó. + Truyện Thạch Sanh. - Thạch Sanh: mồ côi, thiếu then tình thương. Được thiên thần dạy võ nghệ, có bộ cung tên vàng, đàn thần, niêu cơm thần. -> Vượt qua tai họa bất ngờ của các thế lực tự nhiên, they được sự thâm hiểm, xảo trá của lòng người. => Lấy công chúa, làm vua. - Ước mơ công lý. + Những số phận thua thiệt thì được đền bù. + Kẻ ác, phi nghĩa thì bị trừng trị đích đáng. Ví dụ: - Lý Thông: xảo trá, vong ân bội nghĩa -> chui rúc bẩn thou. - Hai cô chị: tham lam, độc ác -> bỏ đi biệt xứ. b. Truyện cổ tích là giấc mơ đẹp. Thế giới cổ tích mang vẻ đẹp của một thế giới con người lý tưởng: một thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, chính nghĩa thắng gian tà, con người được các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu thương. Thế giới ấy là do con người tưởng tượng ra: nó mang chất thơ bay bổng, ước mơ lãng mạn, nó chứa đựng một niềm tin. Cuộc đời thực, số phận người bình dân bị đè nén, áp bức. Họ không có con đường giải thoát, bế tắc nên họ đã gửi gắm khát vọng, ước mơ vào truyện kể. Bài tập: 1. Cảm nhận của em về hiện tượng cảnh biển xanh trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. 29 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 * Gợi ý: - Hình tượng biển xanh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, nhưng mỗi lần xuất hiện nó lại mang một trạng thái khác nhau. Sự khác nhau này cùng sang đôi với yêu cầu của mụ vợ. + Yêu cầu 1, 2: máng lợn ăn, ngôi nhà -> chấp nhận, biển dịu êm. + Yêu cầu 3, 4, 5: nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, Long vương -> cảnh biển thay đổi theo sự tăng tiến, dữ dội hơn, quyết liệt hơn. - Cảnh biển xanh không đơn thuần là cảnh thiên nhiên mà là thái độ, suy nghĩ: + Thái độ của nhân dân. + Lẽ công bằng của đất trời. -> Bất bình, phủ nhận điều phi nghĩa. 2. Cảm nhận của em về nhân vật ông lão. * Gợi ý: - Đây là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân: + Hiền lành, chăm chỉ. + Độ lượng, bao dung: giúp đỡ kẻ khác nhưng không đòi hỏi trả ơn. - Kẻ vừa đáng thương vừa đáng giận” + Đáng thương: hiền lành, bị bắt nạt, đe dọa, hà hiếp nhưng đành bất lực, không làm được gì. + Đáng giận: nhu nhược, nhẫn nhục. -> Việc làm đó vô tình đã tiếp tay cho lòng tham của mụ vợ lên tới đỉnh cao, sự bội bạc của mụ ngày càng bành trướng, lên ngôi. Như vậy nếu chúng ta đồng lõa với cái ác thì cái ác sẽ có cơ hội hoành hành. Bài về nhà: Kể về cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật trong truyện cổ tích. 30 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 13 LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ I. Danh từ. 1. Khái niệm: - Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ được phân loại theo sơ đồ sau : danh từ Danh từ chỉ người - sự vật DT chung Danh từ chỉ đơn vị DT riêng DT chỉ đơn vị tự nhiên DT chỉ đơn vị qui ước DT chỉ ĐV QƯ chính xác 2. Chức vụ ngữ pháp của danh từ: + Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu . VD : Bạn Lan / học rất giỏi. 31 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng DT chỉ ĐV QƯ ước chừng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 CN VN + Danh từ kết hợp với từ là làm vị ngữ : VD : Chúng tôi / là học sinh lớp 6a. CN VN + Danh từ làm phụ sau trong cụm động từ, cụm tính từ. VD : Các bạn học sinh lớp 6b / đang đá bóng. CN VN II. Số từ: là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật. + Có hai loại số từ : - Số từ chỉ số lượng: đứng trước danh từ - Số từ chỉ thứ tự: đứng sau danh từ + Số từ làm phụ trước cho cụm danh từ. Lưu ý : - Có khi số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ: VD: hai mâm sáu - Cần phân biệt số từ với danh từ mang ý nghĩa vhỉ số lượng. VD: đôi, cặp, chục, tá III. Lượng từ: là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật. + Lượng từ chia làm hai nhóm: - Lượng từ chỉ toàn thể: Tất cả, tất thảy, toàn bộ, cả.. - Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, mỗi, từng... + Lượng từ làm phụ trước cho cụm danh từ. IV. Chỉ từ: là những từ trỏ vào sự vật trong không gian và thời gian. VD : này, nọ, kia, ấy, đây, đó... + Chỉ từ làm phụ sau cho cụm danh từ. V. Cụm danh từ: là tổ hợp từ do danh từ và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. + Cấu tạo của cụm danh từ gồm ba phần: - Phần trước: Bổ sung ý nghĩa về số lượng; thường do số từ,lượng từ đảm nhiệm. - Phần trung tâm : Nêu sự vật, hiện tượng; do danh từ đảm nhiệm - Phần sau: Bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian; Thường do tính từ, chỉ từ đảm nhiệm. II. Luyện tập : Bài tập 1: Tìm danh từ và cụm danh từ trong câu sau đây: “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” (Quê hương - Tế Hanh) Trả lời: - Các danh từ có trong câu thơ là: làng, nghề, chài lưới, nước, biển, ngày, sông. - Các cụm danh từ là : - làng tôi - nghề chài lưới 32 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - nửa ngày sông Bài tập 2: Tìm và phân loại danh từ, số từ trong đoạn thơ sau : Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra. + Danh từ : - Danh từ riêng: Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi - Danh từ chung: sông, giặc, núi, ngàn, ông, lần. + Số từ : - Số từ chỉ số lượng: ba - Số từ chỉ thứ tự: nhất Bài về nhà: 1. Cho đoạn thơ sau: “Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu Trên những đèo mây, những tầng núi đá Hai bàn tay ta làm nên tất cả Xuân đã đến rồi, hối hả tương lai. Khói những nhà máy mới ban mai.” (Bài ca xuân 61 – Tố Hữu” a. Chỉ ra các cụm danh từ trong đoạn thơ? b. Tìm lượng từ và cho biết giá trị biểu đạt của những lượng từ ấy? 2. Viết đoạn văn ngắn có chứa số từ và lượng từ. 33 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 14 LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ (Tiếp theo) I. Chữa bài về nhà: Bài tập 1: + Xác định đúng các cụm danh từ: - Những chàng trai; - Những cô gái yêu; - Những đèo mây; - Những tầng núi đá; - Hai bàn tay; - Những nhà máy mới; - Khói những nhà máy mới ; + Các lượng từ: - Những: Có ý nghĩa chỉ tập hợp. - Tất cả: Có ý nghĩa chỉ toàn thể. => Các lượng từ chỉ tập hợp những con người, những sự vật, công trình và toàn thể sức lực của cả dân tộc đang hối hả dựng xây đất nước trong thời kì mới. Bài tập 2: HS đọc bài. Nhận xét, bổ sung. GV kết luận chung. II. Kiến thức cơ bản cần nắm vững: 1. Động từ. 34 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người, sự vật. - Có hai loại động từ là : + Động từ chỉ hành động. + Động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ tình thái. - Động từ thường làm vị ngữ trong câu. VD: Nó/ học bài. CN VN 2. Tính từ. - Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật. - Tính từ thường làm vị ngữ hoặc làm thành tố phụ sau của cụm động từ, cụm tính từ. + VD: - Cô ấy/ rất xinh đẹp. (tính từ làm vị ngữ) - Nó / chạy nhanh quá. (tính từ làm phụ sau của cụm động từ) - Cánh đồng rộng mênh mông,bát ngát. (TT làm phụ sau của cụm tính từ ) 3. Phó từ. + Phó từ là những từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ tính từ. + Có các nhóm phó từ như: - Phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, đương, sắp... - Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vô cùng... - Phó từ chỉ sự phủ định: không, chưa, chẳng... - Phó từ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ (đứng trước động từ) đi, nào (đứng sau động từ) - Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, lại, vẫn, còn, cứ... - Phó từ chỉ sự hoàn thành: xong, rồi... - Phó từ chỉ kết quả, khả năng: được, phải... - Phó từ chỉ hướng: lên, xuống, ra, vào... (khi đứng sau động từ) + Phó từ làm thành tố phụ cho cụmm động từ, cụm tính từ . 4. Cụm động từ. + Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. + Cấu tạo của cụm động từ gồm ba thành tố: - Phần trước: Bổ sung ý nghĩa về thời gian, thể thức, ý khẳng định, phủ định. - Phần trung tâm: Nêu hoạt động, trạng thái. - Phần sau: Nêu đối tượng, đặc điểm, tính chất, kết quả, hướng, mức độ. VD : - đang ăn cơm PTr TT PS - cũng đi nhanh lắm PTr TT PS 5. Cụm tính từ. 35 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 + Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các phụ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . + Không phải tính từ nào cũng kết hợp được với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ. - Các tính từ chỉ đặc điểm tương đối thường kết hợp với các phụ ngữ để tạo thành cụm tính từ . - Các tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không kết hợp với từ ngữ phụ thuộc để tạo thành cụm tính từ. VD: đực, cái, trống, mái, công, tư... + Cấu tạo của cụm tính từ gồm ba thành tố : - Phần trước: bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ . - Phần trung tâm: nêu đặc điểm, tính chất - Phần sau: nói rõ chủ thể của đặc điểm, nêu mức độ hoặc chỉ ý so sánh. VD : - vàng lúa chín TT PS nói rõ chủ thể của đặc điểm) - vẫn đẹp như tiên PTr TT PS III. Luyện tập. Bài tập 1: Tìm động từ, phó từ, cụm động từ trong các ví dụ sau: a. “Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” (Ca dao) b. “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu, nước cả, khôn chài cá Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến) c. “Con ơi nhớ lấy câu này Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” (Ca dao) Trả lời: + Các phó từ là: đi (đổ đi ), khôn, chửa, mới, vừa, đương, chớ. + Các động từ là: - tát, múc, đổ - tới, đi, chài, đuổi, ra, dụng. - nhớ, lội, qua. + Các cụm động từ là : - tát nước bên đàng - múc ánh trăng vàng - đổ đi - tới nhà - đi vắng - khôn chài cá 36 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - khó đuổi gà - chửa ra cây - vừa rụng rốn - mới ( ) nụ - đương ( ) hoa - nhớ lấy câu này - chớ lội - chớ qua Bài về nhà: Cho đoạn thơ sau: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Thu điếu - Nguyễn Khuyến) a. Tìm tính từ và cụm tính từ ? b. Tìm động từ và cụm động từ ? Buổi 15 LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ (Tiếp theo) I. Chữa bài về nhà. Yêu cầu xác định đúng: - Tính từ: lạnh lẽo, trong veo, bé, tẻo teo, tí, vàng, khẽ, vèo, lâu, biếc. - cụm tính từ: bé tẻo teo. - Động từ: gợn, đưa, tựa, ôm, được, đớp, động - Cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa vèo, tựa gối, ôm cần, chẳng được, đớp động dưới chân bèo. II. Luyện tập : Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: “ Mỗi người đều có một cá tính, một sở thích riêng. Bởi vậy tập thể cần phải biết tôn trọng những cá tính đó, sở thích đó. Nhưng ngược lại, để hoà mình vào tập thể, mỗi người cũng không được vì cá tính riêng, sở thích riêng mà ảnh hưởng đến tập thể.” a. Tìm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ ? 37 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 b. Tìm cụm danh từ ? Yêu cầu xác định đúng các từ loại và cụm từ như sau : - Danh từ: người, cá tính, sở thích, tập thể, mình. - Số từ: một. - Lượng từ: mỗi, những. - Chỉ từ: đó. Các cụm danh từ: - mỗi người; - sở thích đó; - một cá tính; - mỗi người; - một sở thích; - cá tính riêng; - những cá tính đó; - sở thích riêng; Bài tập 2: Chỉ ra các cụm danh từ trong khổ thơ sau: “Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay.” (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa) • Xác định đúng các cụm danh từ: - hạt gạo làng ta, - vị phù sa, - sông Kinh Thầy, - hương sen thơm - hồ nước đầy, - hồ nước đầy, - lời mẹ hát Bài tập 3 : Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong phần trích sau : “...Từ trong các bụi rậm xa, gần,những chú chồn,những con dúi với bộ lông ướt mềm,vừa mừng rỡ, vừa lo lắng nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim k lang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phach. Cất lên những tiếng kêu khô, sắc chúng nhún bay lên, làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mặinh một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến bịn rịn.” * Xác định đúng các cụm danh từ như sau (thành tố trung tâm in đậm) - các bụi rậm xa, gần; - những chú chồn; - những con dúi với bộ lông ướt mềm; - các vòm lá dày ướt đẫm; - những con chim klang mạnh mẽ, dữ tợn; 38 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - những đôi cánh lớn; - những tiếng kêu khô, sắc; - những đám lá úa; - những chỏm núi màu tím biếc; - một dải mây mỏng mềm mại; - một dải lụa trắng dài vô tận; - các chỏm núi; Bài tập 4: Hãy tìm cụm tính từ trong những câu sau đây và chỉ ra cấu tạo của chúng ? - Cái lưng nó rộng bè bè và hơi cong lại như lưng con thú rừng lúc sắp vồ mồi . - Xóm ấy ngụ đủ các chi họ chuồn chuồn. (...)Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa những ngày hè chói lọi. Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen. Trả lời: Xác định đúng các cụm tính từ: - đã rộng bè bè; - hơi cong lại như lưng con thú rừng lúc sắp vồ mồi; - đủ các chi họ Chuồn Chuồn; - nhanh thoăn thoắt; - rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa những ngày hè chói lọi; - vàng điểm đen; Bài tập 5: Tìm cụm động từ trong các ví dụ dưới đây: a. Chuồn Chuồn Tương đã bay đi ngay, bay thong thả, nhưng bay luôn và không nghỉ cho nên đến sớm nhất. b. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Trả lời: * Xác định đúng các cụm động từ như sau: - đã bay đi ngay; - bay thong thả; - nhưng bay luôn; - không nghỉ; - đến sớm nhất; - biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh; - quyết tâm chơi ác; - bèn giết vợ Cuội; - moi ruột người đàn bà vứt xuống sông; - vứt suống sông; - rồi mới kéo nhau đi; 5. Hướng dẫn về nhà : 39 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Bài tập 1: Cho đoạn văn sau : “Chúng trói người da đen vào một gốc cây to trong rừng, tưới dầu lửa vào người. Trước khi châm lửa, chúng bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân, rồi móc mắt, giật từng mớ tóc xoăn, lột theo những mảng da đầu đẫm máu...Người da đen không kêu được nữa, lưỡi đã sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ dí vào. Toàn thân người ấy quằn quại như một con răn bị đánh giập nửa mình, dở sống, dở chết.” (Trích bản án chế độ thực dân - Nguyễn Ái Quốc ) a. Xác định các từ loại đã học ? b. Tìm cụm danh từ, cụm độmg từ, cụm tính từ ? Buổi 16 VĂN MIÊU TẢ 1. Chữa bài về nhà: Xác định đúng các từ loại và cụm từ như sau : a. Các từ loại đã học có trong đoạn văn là : Danh từ Động từ Người, da, gốc, cây, rừng, đầu lửa, lửa, chiếc răng, nạn nhân, mắt, mớ tóc, mảng, đầu, mái, lưỡi, thanh sắt, thân, con rắn, mình. b. + Cụm danh từ: trói, tưới, châm, bẻ, móc, giật, lột, kêu, sưng phồng, nung, dí, quằn quại, đánh, giập, dở sống, dở chết. Tính từ đen, to, đẫm, đỏ Số từ Phó từ Lượng từ Chỉ từ Một(ST)từng dần, rồi, theo, , những, toàn không, được, nữa, lên, vào, bị. ấy (chỉ từ) 40 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Ngưòi da đen; - Một thanh sắt nung đỏ; - Một gốc cây to; - Toàn thân người ấy; - Từng chiếc răng của nạn nhân; - Một con rắn; - Từng mớ tóc xoăn; - Nửa mình; - Những mảng da đầu đẫm máu; - Người da đen; + Cụm động từ: - Trói người da đen vào một gốc cây to trong rừng; - Tưới dầu lửa vào người; - Châm lửa; - Bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân; - Giật từng mớ tóc xoăn; - Lột theo từng mảng da đầu đẫm máu; - Không kêu được nữa; - Đã sưng phồng lên; - Dí vào; - Quằn quại như một con rắn bị đánh giập nửa mình; + Cụm tính từ: - Đẫm máu; 2. Bài mới: I. Phương pháp, kỹ năng làm văn miêu tả : 1. Miêu tả là gì? Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, sự việc, thế giới nội tâm nhân vật mà mình quan sát được, cảm nhận được. Văn miêu tả giúp người đọc hình dung ra đối tượng mà người viết miêu tả. 2. Phương pháp làm văn tả cảnh: - Muốn làm bài văn tả cảnh phải biết quan sát, lựa chọn cảnh tiêu biểu, đặc sắc, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn có nghệ thuật. - Lựa chọn một trình tự miêu tả hợp lý. - Biết sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đường nét, âm thanh, kết hợp sử dụng từ ngữ biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ... sử dụng kết hợp các kiểu câu một cáh sáng tạo. - Trong miêu tả kết hợp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng. - Tài quan sát gắn liền với liên tưởng, tưởng tượng. 3. Các thao tác kỹ năng cơ bản: a. Tìm hiểu đề: - Xác định rõ yêu cầu về thể loại, đối tượng, phạm vi (tả cảnh gì? ở đâu? vào lúc nào?) b. Quan sát, tìm ý, tưởng tượng so sánh và nhận xét: - Quan sát trực tiếp (hoặc nhớ lại), ghi lại những điều quan sát được. - Biết lựa chọn cảnh sắc tiêu biểu. - Từ những điều quan sát được phải biết nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,ví von...để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật. 41 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 c. Làm dàn ý: Từ các ý đã tìm được cần biết sắp xếp theo một trình tự hợp lý theo bố cục ba phần. + Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả và cảm xúc chung về đối tượng. + Thân bài: Trình bày lần lượt các cảnh sắc tiêu biểu đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý đã định. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân. d. Dựng đoạn và diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh: - Bài văn gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý trong dàn bài, các đoạn văn được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các từ ngữ liên kết đoạn. - Mỗi đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau nhằm miêu tả một chi tiết, một phiên cảnh nhất định. Trong đoạn văn cảnh vật phải được miêu tả cụ thể, chi tiết. (tránh hời hợt, kể đầu các cảnh vật) - Cách trình bày đoạn văn: Chữ đầu được viết hoa và lùi vào khoảnh hai con chữ, kết thúc đoạn bằng một dấu chấm xuống dòng. (cần luôn ghi nhớ lúc làm bài). - Viết bài cần viết nháp, đọc và sửa chữa rồi mới viết vào bài làm. - Viết văn phải cẩn thận, trang trọng tránh cẩu thả, tẩy xoá bừa bãi. - Viết xong bài cần soát lại, chú ý đánh đủ dấu thanh, dấu câu, dấu thanh cần đánh đúng trọng âm. II. Luyện tập: Bài tập 1: Hãy nhận xét đoạn văn miêu tả sau : “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngòn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim bay nhảy. Những thím Chích choè nhanh nhảu. Những chú Khướu lắm điều. Những anh Chào Mào đỏm dáng. Những bác Cu Gáy trầm ngâm....”. Gợi ý: + Đoạn văn miêu tả mùa xuân đến và chuyển vận qua các hình ảnh miêu tả màu sắc bầu trời, giọt nắng, qua hương vị của muôn hoa, qua âm thanh và dáng vẻ của loài chim. + Đoạn văn giàu sức gợi cảm vì trong đó có các từ láy, các tính từ, các hình ảnh, các phép tu từ nhân hoá, điệp từ được sử dụng linh hoạt. Câu văn ngắn và rất trong sáng thể hiện cảm nghĩ sâu sắc của tác giả. Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng trên quê hương em. 42 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 17 LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU TẢ I. Chữa bài về nhà: 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: Miêu tả cảnh thiên nhiên. - Nội dung: Tả vẻ đẹp riêng, đặc sắc buổi sáng trên quê hương em. - Giới hạn: Không giới hạn về thời gian. 2. Quan sát, tìm ý: Hàng ngày em đã được quan sát, ngắm nhìn quang cảnh buổi sáng của vùng quê, em thấy có những cảnh sắc tiêu biểu nào? (Không khí trong lành, mát mẻ, gió nhè nhẹ, những làn khói, tiếng lạch cạch, chim chóc, không gian yên tĩnh...) 3. Đọc bài trước lớp : - Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. - Giáo viên, học sinh nhận xét. II. Bài mới: Bài 1 : 43 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Đọc BV sau và lập ra một dàn ý hợp lớ: Họa My hút Mựa xuõn! Mỗi khi Họa My tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kỡ diệu ? Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trờn hồ hũa nhịp với tiếng Họa My hút, lấp lỏnh thờm. Da trời bỗng xanh xao, những làn mây trắng, trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa My chợt bừng giấc, xũe những cỏnh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi, tiếng hút dỡu dặt của Họa My giục cỏc loài chim dạo lờn những khỳc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới . Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kỡ diệu của Họa My đó làm cho tất cả bừng giấc… Họa My thấy lũng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. (Vừ Quảng) Hướng dẫn : • Mở bài: Họa My hút gọi mựa xuân về. Mọi vật đổi thay kỡ diệu. • Thõn bài: (mọi vật đổi thay kỡ diệu ntn ?) - Trời bỗng sỏng thờm ra. - Chùm lộc rực rỡ hơn. - Sóng trên hồ lấp lánh hơn. - Da trời bỗng xanh xao. - Làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. - Các loài chim dạo khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. • Kết bài: Tạo vật ngợi khen tiếng hút của Họa My rất kỡ diệu Họa My vui sướng, cố hót hay hơn nữa. Bài 2: Chỉ ra cái hay của đoạn văn sau: Ban ở sau lưng, ban ở trước mặt, ban ở bên phải, ban ở bên trái, ban ở trên đầu, ở trên đỉnh, ban ở dưới chân, ở trong lũng lũng. Ban ngang tầm người, nhưng lại nép bên kia vực đá. Nếu không sợ sa xuống vực, cứ vừa bước vừa ngước lên, thấy mây trời cứ vờn vào nhị, vào cánh ban trong suốt. Ánh sáng như lọc qua một thứ giấy thông thảo hồng hồng. Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhỡn xuống vực sâu, thấy rừng hoa trắng như đang loóng ra trờn dũng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Trắng trời trắng núi một thế giới ban … (Nguyễn Tuõn) Hướng dẫn (đoạn văn tham khảo): N. Tuân đó thể hiện một lối viết tài hoa, độc đáo khi ngắm hoa ban, khi tả hoa ban. Một thế giới ban vô cùng đẹp mở ra như hiện ra trước mắt người đọc, như dẫn hồn người đi vào mộng ảo. Rừng ban Tây Bắc trong mùa xuân với vẻ đẹp huyền diệu hiện lên như vừa thực vừa ảo . Đặc biệt với cách viết : Nếu khụng sợ sa xuống vực………. Nếu khụng sợ bị vấp ……….., người đọc như đang được ngắm hoa ban , như trở thành người du khách, người lữ hành đang đi trong rừng 44 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 ban nở trắng và vơi đi, quên đi những khó nhọc trên nẻo đường rừng nhiều dốc lắm vực . N. Tuõn khụng viết : Hoa ban trắng chiếu xuống, soi vào dũng suối trong xanh mà lại viết : Nếu không sợ bị vấp, vừa bước vừa nhỡn xuống vực sõu, thấy rừng hoa trắng như đang loóng ra trờn dũng suối thăm thẳm xanh ve dưới lũng sâu. Hai chữ loóng ra rất thần tỡnh. Tỏc giả khụng hề viết suối chảy mà người đọc vẫn cảm nhận được dũng suối xanh đang mang sắc ban, hỡnh búng ban đi về xa … Chất thơ ttrong câu văn xuôi của N. Tuân đem đến cho ta nhiều thú vị. Nếu cõu trờn tỏc giả tả ban và mõy thỡ cõu dưới lại tả hoa ban và suối. Câu văn cân xứng như cảnh sắc thiờn nhiờn, tạo vật hài hũa. Bài về nhà: Lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: “Ngôi trường của em”. Buổi 18 ôn luyện về các phép tu từ I. Kiến thức cơ bản: 1. So sánh. a. Thế nào là phép so sánh ? Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ ? b.Tìm các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân? Phân tích một hình ảnh mà em thú vị nhất? Trả lời: a.So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. - Có hai kiểu so sánh là: + So sánh ngang bằng: như, tựa như, là, giống như… + So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là… - Học sinh tự lấy ví dụ. - GV đưa ra một số ví dụ để học sinh tham khảo (tài liệu 108 bài tập Tiếng Việt tr 92 45 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 b. các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là: Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học, Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là con diều biếc, Tuổi thơ con thả trên đồng. Quê hương là con đò nhỏ, Êm đềm khua nước ven sông. Quê hương là cầu tre nhỏ, Mẹ về nón lá nghiêng che. • Phân tích một hình ảnh so sánh: Học sinh tự chọn. • Đoạn văn mẫu: Tài liệu 108 bài tập Tiếng Việt tr 93( giáo viên đọc cho học sinh tham khảo). 2. Nhân hóa. a. Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Cho ví dụ? b. Chỉ rõ hình ảnh nhân hoá và giá trị của phép tu từ trong khổ thơ sau: “ Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ) Trả lời: a. Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người .Phép nhân hoá làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người hoặc biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người. + Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là : - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. b. Nhà thơ Thanh Hải có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Đất nước - Tổ quốc được nhân hoá như bà mẹ tần tảo “vất vả và gian lao”. Giang sơn gấm vóc đã thấm biết bao máu và mồ hôi qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử: “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao” 46 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Đất nước ấy còn được so sánh như “ vì sao”, một câu thơ so sánh đặc sắc và hàm súc. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng vũ trụ. Nghệ thuật so sánh tạo nên một hình ảnh ca ngợi đất nước tráng lệ, trường tồn. Đất nước đang hướng về tương lai, còn nhiều thử thách, gian lao, nhưng đất nước “cứ đi lên phía trước”. Chữ “cứ” làm cho ý thơ được khẳng định. Với sức mạnh nhân nghĩa và ý chí tự cường, dân tộc ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn nổi. Với cách sử dụng khéo léo phép tu từ so sánh và nhân hoá, lời thơ đã thể hiện một niềm tin sáng ngời : “Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” II. Bài tập: Bài 1: Xác định biện pháp tu từ trong các ví dụ dưới đây? Gạch chân dưới các hình ảnh tu từ. a. Lúa đã chen vai đứng cả dậy. (Trần Đăng) b. Việt Nam là một cái vườn đẹp, trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái. Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa, trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều mầu sắc. (Nguyễn Tuân) c. Súng vẫn thức vui mới giành một nửa Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi. (Tố Hữu) d. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao) Trả lời: a. Phép tu từ nhân hoá: Lúa chen vai đứng dậy. b. Phép tu từ so sánh : Việt Nam là một cái vườn đẹp Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa Mỗi dân tộc của mấy mươi dân tôc ít người là một giống hoa đượm nhiều mầu sắc. c. Phép tu từ nhân hoá: Súng vẫn thức. Sương biếc bâng khuâng, nhớ người đi. d. Phép tu từ so sánh : Tấc đất - tấc vàng Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 -12 câu tả cảnh đẹp một đêm trăng, qua đó diễn tả tình yêu quê hương. Đoạn văn có sử dụng từ láy, tính từ chỉ màu sắc và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá. Đoạn văn mẫu: 47 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Đêm rằm, ánh trăng trải khắp mái nhà, vườn cây, ngõ xóm. trăng tròn vành vạnh, lơ lửng trên bầu trời xanh. Trăng lung linh, sáng ngời chảy tràn trên sân, ánh trăng vạch từng kẽ lá tìm những quả hồng chín mọng trong vườn. Gió thu thì thào, vuốt ve, mơn man hàng cây, ngọn cỏ. Trăng đuổi nhau loạt soạt, loạt soạt trên bờ rào ruối. Dải ngân hà như dòng sữa vắt ngang bầu trời. Những vì sao sáng lấp lánh. Ngồi ngắm trăng sao, chị em tôi khẽ hát: “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa”. Bao nhiêu kỉ miệm tuổi thơ ùa dậy trong lòng. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng dế kêu rả rích, tiếng lá reo xào xạc ... Cái âm thanh thân thuộc ấy giữa đêm trăng rằm sáng tỏ làm cho tôi bồi hồi khôn kể. Quê hương, tôi yêu biết mấy những đêm trăng đồng quê. III. Bài về nhà: Câu1: Chỉ rõ các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong các ví dụ sau: a. Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in (Chinh Phụ Ngâm) b. Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ. (Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh) c. Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du, Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. (Tố Hữu) d. Quạnh quẽ đường quê thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi. (Bến đò xuân đầu Trại - Nguyễn Trãi) Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn sau: “Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau,để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đoàn kéo nhau lặng lẽ bay đi". (Lao xao - Duy Khán) * Gợi ý: - So sánh: Thơm như mùi mít chín. - Nhân hoá: ong bướm mà biết đánh lộn nhau đuổi, hiền lành, bỏ chỗ, rủ nhau. - Hoán dụ: Cả làng thơm. -> Làm cho đoạn văn miêu tả thêm gợi hình, sinh động, càng gần gũi thân thương với con người hơn. Câu 3: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa (đề tài tự chọn). 48 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 19 ôn luyện về các phép tu từ (tiếp theo) Luyện tập Bài1: a. Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ. ẩn dụ khác gì với so sánh? b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ sau : Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu. 49 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 (Thuyền và biển - Xuân Quỳnh) Trả lời : a. ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. + Có bốn kiểu ẩn dụ là : - ẩn dụ hình thức: gọi sự vật A bằng sự vật B - ẩn dụ phẩm chất: lấy phẩm chất của B để chỉ phẩm chất của A - ẩn dụ cách thức: gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: dùng cảm giác của giác quan này để gọi cảm giác của giác quan khác. + ẩn dụ khác với so sánh là: ẩn dụ là cách so sánh ngầm, trong đó sự vật đuợc so sánh (A) bị ẩn đi chỉ xuất hiện sự vật dùng để so sánh (B), ẩn dụ hàm xúc hơn bóng bẩy hơn trong cách diễn đạt. VD : So sánh: Mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn. ẩn dụ: Mặt hoa, da phấn. (ta có thể liên tưởng mặt đẹp như hoa, mặt tươi như hoa, mặt thắm như hoa, da trắng như phấn, da mịn như phấn) b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ : “Thuyền” và “biển” là cặp ẩn dụ chỉ lứa đôi: “biển” chỉ người con gái và “thuyền” chỉ người con trai trong một tình yêu sâu nặng, tha thiết. Hai tâm hồn đã “hiểu” và đã “biết” nhau gắn bó trong một tình yêu vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Giống như trong ca dao có “thuyền nhớ bến”, “bến đợi thuyền” đó là những cặp ẩn dụ rất hay, rất sáng tạo nói về một tình yêu đẹp. Những câu thơ tình tuyệt bút, đậm đà, thiết tha mãi mãi làm rung động trái tim nhiều người: “ Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu về đâu.” Bài 2: a. Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ ? Cho ví dụ. b. Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạ thơ sau: “ Hỡi những trái tim không thể chết Chúng tôi đi theo bước các anh Những hồn Trần Phú vô danh Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn” (Tố Hữu) Trả lời : a. Hoán dụ là biện pháp nghên thuật gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. + Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là : 50 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Lấy bộ phận để gọi toàn thể - Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng b. Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng bốn hình ảnh hoán dụ đó là : hình ảnh “những trái tim không thể chết”, “trái tim” chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lý tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ. Hình ảnh “hồn Trần Phú vô danh” chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Hình ảnh”sóng xanh” và “cây xanh” là những hiện tượng, những bộ phận của biển, của núi ngàn ,của đất nước biểu thị sự trường tồn, bất diệt. Qua các hình ảnh hoán dụ ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lý tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. nhà thơ khẳng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam. Bài 3: Chỉ rõ hình ảnh tu từ trong các ví dụ sau: a. Bọn Mĩ không thể ngờ sát nách chúng lại có hai chiến sĩ giải phóngđang “làm tổ” b. Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà chèo thuyền cũng giỏi. c. Quả nhiên, thấy Soan húc đầu vào việc, bà Cam cũng chẳng để ý gì khác. d. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ (Quê hương - Tế Hanh) đ. Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo (Lên Tây Bắc - Tố Hữu) g. Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non (Sáng tháng năm - Tố Hữu) Trả lời : a. ẩn dụ: “làm tổ” - trú lại khéo léo, kín đáo như chim làm tổ. b. Hoán dụ: “tay sào, tay chèo”- chỉ người chèo thuyền c. ẩn dụ: “húc đầu vào việc” - lao đầu vào việc nhanh nhẹn, say sưa như trâu húc. d. Nhân hoá: “thuyền im, bến mỏi trở về nằm” ẩn dụ: “nghe” chất muối thấm dần trong thớ vỏ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) đ. Hoán dụ: “Vai vươn tới” - chỉ người chiến sĩ trên đường hành quân vượt đèo. g. So sánh: Bác - trời cao, biển rộng, ruộng đồng nước non. Bài 4: Thay các từ in nghiêng sau đây bằng những ẩn dụ thích hợp . a. Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng. 51 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 b. Tôi phải suy nghĩ rất căng thẳng Trả lời : a. Thay từ “có” bằng từ : sáng lên b. Thay cụm từ “rất căng thẳng” bằng cụm từ : vắt óc suy nghĩ . Bài về nhà: 1. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau : a. Ở đâu có dấu giày đinh xâm lược Pháp thì ở đó có nghĩa quân nổi dậy. (Bảo Định Giang) b. “Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối đã săn gân” (Ta đi tới - Tố Hữu) Gợi ý : Xác định rõ câu văn có sử dụng phép tu từ gì ? ở hình ảnh nào, hiệu quả biểu đạt của phép tu từ đó. Trả lời : a. Câu văn có dùng phép tu từ hoán dụ,với hình ảnh “dấu giầy đinh” để chỉ quân Pháp, đồng thời tác giả còn tạo được ấn tượng cho người đọc về sự tàn ác của quân xâm lược và gợi sự căm thù đối với bè lũ cướp nước. Do đó giá trị nội dung của câu văn được tăng thêm ấn tượng hơn, sâu sắc hơn. b. Các câu thơ có sử dụng phép tu từ hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Các con số “chín năm”, “ba ngàn ngày” dùng để nói lên tính chất trường kỳ của cuộc kháng chiến chống Pháp(1945 – 1954) của dân tộc Việt Nam .Hình ảnh “bắp chân đầu gối đã săn gân” biểu thị tinh thần kháng chiến vô cùng dẻo dai, kiên cường của quân và dân ta. 2. Viết đoạn văn ngắn tả cảnh thiên nhiên (có sử dụng phép tu từ) Buổi 20 CÁCH LÀM BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC I . Yêu cầu cần đạt của một bài tập cảm thụ văn học: - Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các phép tu từ hiệu quả biểu đạt mà các nghệ thuật đó mang lại, từ đó chỉ ra được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ. - Diễn đạt thành văn những cảm nhận của mình. 52 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 II. Các bước làm bài tập cảm thụ thơ văn: Bước 1: - Đọc kĩ đề bài, nắm vững yêu cầu của đề bài - Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn mà đề bài cho, hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật. Bước 2: - Xác định rõ nội dung và nghệ thuật. - Tìm ý, tiêu đề nội dung của mỗi ý (nếu có). Bước 3: Lập dàn ý cho đoạn văn. - ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội dung của đoạn văn, đoạn thơ. Dự kiến nêu cảm nghĩ, liên tưởng, đánh giá (vd: hay, đẹp độc đáo, khéo léo, đặc sắc...). + Lưu ý: - Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc điểm của sự vật dùng so sánh để chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh. - Với phép nhân hoá, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hoá, nhờ từ ngữ nào , qua đó đặc điểm của sự vật được nhân hoá hiện lên như thế nào. - Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật đang được nói tới trong văn cảnh được dùng để chỉ cho sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật đang có mặt ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà người viết muốn nói tới. - Trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh hoán dụ hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự vật, hiện tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý. Bước 4 : Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Đoạn văn cần đạt các nội đung sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất sứ của đoạn văn, đoạn thơ, trích dẫn lại (nếu có thể). - Phân tích nghệ thuật dùng từ, đặt câu của tác giả. - Phân tích các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng (biện pháp tu từ gì ? ở hình ảnh nào ? giá trị biểu đạt của mỗi phép tu từ đó. - Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật,cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại cho cả đoạn văn. III. Bài tập áp dụng Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng” Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Cách làm: Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu nội dung: 53 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Nội dung: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê. - Nghệ thuật: Nhân hoá - so sánh – ẩn dụ - sử dụng từ ngữ gợi tả. Bước 2 : Tìm ý - xác định cụ thể các hình ảnh nghệ thuật: Ý1: Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương. - “Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác: + Từ ngữ gợi tả màu sắc “xanh biếc” + Động từ “có” + ẩn dụ “nước gương trong” + Nhân hoá “soi tóc những hàng tre” Ý 2: Hai câu cuối đoạn: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. - “ Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác + So sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” + Động từ “toả” + Từ láy “lấp loáng” + Hình ảnh “buổi trưa hè” Bước 3: Lập dàn ý: Ý1 : nhà thơ giới thiệu con sông quê. - Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào. - Tính từ gợi tả mằu sắc “xanh biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời. - Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ . - Nghệ thuật nhân hoá gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng đang nghiêng mình soi tóc trên mặt sông trong như gương. - Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương tươi đẹp, dịu dàng thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông. Ý 2 : Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương. - “Tâm hồn tôi” ( một khái niệm trừu tượng ) được so sánh với “buổi trưa hè” - “Buổi trưa hè”nóng bỏng đã cụ thể hoá tình cảm của nhà thơ - Động từ “toả” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan toả khắp dòng sông, bao trọn dòng sông. - Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy,mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông “lấp loáng”. Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh: Bài tập 2 : Cho đoạn thơ sau : “Sáng hè đẹp lắm, em ơi ! Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên da trời xanh ngắt thần tiên Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ Trường Sơn mây núi lô xô, 54 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng.” (Nước non nghìn dặm - Tố Hữu” a. Tìm các tính từ chỉ màu sắc và nêu tác dụng của những từ ấy trong đoạn thơ? b. Tìm các từ láy và giải nghĩa các từ láy ấy? c. “Sóng lượn”là hình ảnh gì? Tác dụng của nó? Trả lời: a. Các tính từ chỉ mầu sắc là: Lục, xanh ngắt, đỏ au, hồng. Các tính từ chỉ mầu sắc gợi tả vẻ đẹp tráng lệ của cảnh sắc con đường Trường Sơn vào một buổi sáng mùa hè, khi mặt trời vừa lên. Cảnh đẹp “thần tiên” ấy tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam. Đoạn thơ giầu hình ảnh và giầu tính biểu cảm. b. Các từ láy là: Lô xô, nhấp nhô. - Lô xô: Là nổi lên uốn lượn nhấp nhô. - Nhấp nhô: Là dâng lên thụt xuống liên tiếp, nối tiếp nhau . - VD: Sóng nhấp nhô, núi nhấp nhô. c. Trong câu thơ “Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng” , hình ảnh “sóng lượn” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cảnh đoàn quân ra trận trùng trùng, điệp điệp như sóng lượn nhấp nhô ào ào tiến về phía trước. Cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ “mây núi lô xô”, hình ảnh đoàn quân ra trận đông đảo “quân đi, sóng lượn nhấp nhô” với khí thế hào hùng quyết chiến, quyết thắng. Nói tóm lại với nghệ thuật dụng tính từ chỉ mầu sắc để miêu tả, sử dụng từ láy tượng hình gọi tả hình ảnh và nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã miêu tả cảnh sắc hùng vĩ của con đường Trường Sơn đồng thời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh, ý chí của đất nướcvà con người Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài về nhà: Bài 1: Em hãy phân tích ngắn gọn cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau : Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Gợi ý: - “ Quyên” là con chim cuốc - Hai câu thơ tả cảnh gì? (cảnh đầu mùa hè) - Có hình ảnh tu từ nào ? (quyên gọi hè? lửa lựu?) 55 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 21 Hướng dẫn làm bài tập cảm thụ văn học (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt : Hoàn thiện mục tiêu bài học. B. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: a. Nêu các bước làm bài tập cảm thụ văn học ? b. Chữa bài tập số 2: Yêu cầu : Nêu được các phép tu từ nhân hoá “quyên đã gọi hè” và ẩn dụ “ lửa lựu lập loè”, đồng thời cảm nhận được nét đặc sắc của bức tranh vào hè ở đồng quê Miền Bắc. đoạn văn tham khảo : Miêu tả cảnh vào hè, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu viết : Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông 56 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Mùa hè đến. Chim quyên khắc khoải kêu suốt ngày đêm. Tác giả đã khéo léo sử dụng phép nhân hoá “quyên gọi hè” từ “gọi” làm cho bước đi của thời gian thêm phần thôi thúc, giục giã lòng người.Cảnh vào hè không chỉ được gợi tả bằng âm thanh “tiếng gọi của chim quyên” mà còn có cả mầu sắc với hình ảnh thật đẹp và độc đáo “đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”. Khóm lựu đầu tường đang trổ hoa được miêu tả bằng một hình ảnh ẩn dụ thật thần tình “lửa lựu lâp loè”. “Lập loè” là hiện tượng ánh sáng khi loé lên, khi tắt đi . Hoa lựu đỏ rực được ví như đốm lửa ẩn hiện “lập loè” trong mầu xanh của lá. Từ láy “lập loè” đi liền sau từ “lửa lựu” tạo nên một hình tượng “lửa lựu lập loè” đầy thi vị…Với nghệ thuật nhân hoá “quyên đã gọi hè” và hình ảnh ẩn dụ “lửa lựu lập loè”, nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt người đọc cảnh vào hè ở đồng quê Miền Bắc thật rõ nét, thật sinh động và vô cùng độc đáo. c. Chữa bài tập số 3 : Yêu cầu cần đạt : Như đáp án (sách 108 bài tập Tiếng Việt tr 129) 2. Bài mới : II. Luyện tập (tiếp theo): Bài tập số 4 : Cho đoạn thơ sau : “Sáng hè đẹp lắm, em ơi ! Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên da trời xanh ngắt thần tiên Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ Trường Sơn mây núi lô xô, Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng.” (Nước non nghìn dặm-Tố Hữu” a. Tìm các tính từ chỉ mầu sắc và nêu tác dụng của những từ ấy trong đoạn thơ? b. Tìm các từ láy và giải nghĩa các từ láy ấy? c. “Sóng lượn”là hình ảnh gì? Tác dụng của nó? Gợi ý : + Xuất sứ đoạn thơ : Tr 111- 108 BTTV + Nội dung : Cảm xúc say mê, tự hào của nhà thơ trước cảnh sắc của con đường chiến lược Trường Sơn và cảnh tượng hào hùng của đoàn quân ra trậnđánh Mĩ. Trả lời : a. Các tính từ chỉ mầu sắc là : Lục, xanh ngắt, đỏ au, hồng . Các tính từ chỉ mầu sắc gợi tả vẻ đẹp tráng lệ của cảnh sắc con đường Trường Sơn vào một buổi sáng mùa hè, khi mặt trời vừa lên. Cảnh đẹp “thần tiên” ấy tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam. Đoạn thơ giầu hình ảnh và giầu tính biểu cảm. b. Các từ láy là : Lô xô, nhấp nhô. - Lô xô : Là nổi lên uốn lượn nhấp nhô. - Nhấp nhô : Là dâng lên thụt xuống liên tiếp, nối tiếp nhau . - VD : Sóng nhấp nhô, núi nhấp nhô. 57 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 c. Trong câu thơ “Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng” , hình ảnh “ sóng lượn” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cảnh đoàn quân ra trận trùng trùng, điệp điệp như sóng lượn nhấp nhô ào ào tiến về phía trước. cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ “mây núi lô xô”, hình ảnh đoàn quân ra trận đông đảo aaaaaa’quân đi, sóng lượn nhấp nhô” với khí thế hào hùng quyết chiến, quyết thắng. Nói tóm lại với nghệ thuật dụng tính từ chỉ mầu sắc để miêu tả, sử dụng từ láy tượng hình gọi tả hình ảnh và nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã miêu tả cảnh sắc hùng vĩ của con đường Trường Sơn đồng thời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh , ý chí của đất nướcvà con người Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài tập 5 : Bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chủ Tịch sáng tác năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc có câu viết : “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Nghệ thuật so sánh trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Hãy phân tích? Trả lời : Trong văn thơ ta bắt gặp nhiều hình ảnh so sánh tiếng suối ví dụ như : “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Đêm Côn Sơn – Nguyễn Trãi) Nhưng trong vần thơ của Bác cách so sánh mang nét đặc sắc thẩm mĩ riêng. So sánh tiếng suối chảy giữa rừng khuya với tiếng hát xa vừa diễn tả được âm thanh rì rầm, êm đềm, ngọt ngào của tiếng suối chảy, vừa gợi tả được cảnh rừng khuya ở chiến khu Việt Bắc đầm ấm, mang sức sống của con người. Thiên nhiên không heo hút, quạnh vắng mà trở nên hiền hoà, thân thiết với con người. Hình ảnh so sánh đặc sắc ấy cho ta thấy tâm hồn Bác luôn yêu thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên, với tạo vật. Bài tập 6: Cho đoạn thơ sau : “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây” ( Nhớ – Nguyễn Đình Thi ) a. Tác giả sử dụng phép tu từ gì ? b. Phân tích tác dụng của phép tu từ đó ? Trả lời : a. Đoạn thơ có sử dụng phép nhân hoá và ẩn dụ : - Ngôi sao nhớ ai - soi sáng đường - Ngọn lửa nhớ ai - sưởi ấm lòng chiến sĩ + Nghệ thuật nhân hoá làm cho những ngôi sao đêm và ngọn lửa bập bùng giữa đêm lạnh ,rừng sâu cũng có tình cảm gần gũi, thân thiết với người chiến sĩ. + Hình ảnh “Ngôi sao”, “ Ngọn lửa” còn là hình ảnh ẩn dụ chỉ tình cảmcủa hậu phương với tiền tuyến, tình quân dân đó là tình cảm nhớ thương, là niềm an ủi 58 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 động viên của người mẹ già, người vợ trẻ, đứa em thơ…nơi hậu phương đối với người chiến sĩ đang hành quân ra mặt trận. + Đoạn văn mẫu : Tr131 – 108 BTTV 4. Củng cố : - Muốn cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương cần phát hiện, phân tích và bình giá được các hình ảnh nghệ thuật . - Cần bám sát ngôn từ và có những liên tưởng phù hợp . 5. Hướng dẫn về nhà : Bài tập 1 : Cho đoạn thơ sau : “Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi Có vẻ vui tươi Nhìn chúng em nhăn nhó cười” ( Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa ) a. Đoạn thơ dùng phương thức biểu đạt nào? b. Tác giả sử dụng phep tu từ nào là chính? Hãy phân tác hiệu quả biểu đạt của nó. Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn có phép so sánh và nhân hoá. 59 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng [...]... ngữ pháp của danh từ: + Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu VD : Bạn Lan / học rất giỏi 31 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng DT chỉ ĐV QƯ ước chừng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 CN VN + Danh từ kết hợp với từ là làm vị ngữ : VD : Chúng tôi / là học sinh lớp 6a CN VN + Danh từ làm phụ sau trong cụm động từ, cụm tính từ VD : Các bạn học sinh lớp 6b / đang đá bóng CN VN II Số từ: là những từ chỉ... Các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự: a, Tìm hiểu đề b, Xác định chủ đề 12 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 c, Xây dựng nhân vật d, Xây dựng cốt truyện, sự việc, tình huống e, Xác định ngôi kể, thứ tự kể f, Lập dàn bài g, Viết bài văn, đoạn văn + Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính tình của nhân vật (Kết... con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc + Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ, mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao động xây dựng Tổ quốc 14 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 7 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN VĂN TỰ SỰ 1 Chữa bài... Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Hình ảnh chi tiết nào gây ấn tượng sâu đậm trong em? Vì sao? * Gợi ý: Nên chọn những chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa Bài về nhà: Kể lại một câu chuyện tổng hợp về thời vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các câu chuyện, sự việc chính của các truyện 11 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 6 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ... hai cậu chủ biếng học ham chơi theo bạn bè, đôi mắt chứng kiến những cuộc chơi vô bổ, cãi vã, đánh lộn; cậu chủ ham đánh điện tử đôi mắt phải làm việc căng thẳng, mệt lử, mờ đi không còn tinh nhanh như trước nữa + Đôi măt bị bệnh (loạn thị, cận thị) việc học tập của cậu chủ bị giảm sút (không ghi kịp bài, mệt mỏi) 18 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 + Bố mẹ cậu chủ... vẻ để xua tan sự căng thẳng 3 Viết đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) tả cảnh biển trong đó có chứa các từ: rì rào, lấp lánh, xào xạc 20 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 9 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp theo) I Chữa bài về nhà: 1 Cách dùng các từ in đậm cho they người viết đã lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá Việc học ngoại ngữ là cần thiết, nhưng không nên dùng... làm việc vừa thương (lam lũ, cực nhọc, vất vả) vừa khâm phục (làm việc cần mẫn để tạo ra hạt thóc, hạt gạo mà không quản nắng mưa) c Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về bác nông dân Bài về nhà: Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân trách phận 17 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 Buổi 8 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I Chữa bài... điển hình nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho thiện - ác, chính nghĩa - gian tà, khôn - dại với tính chất 26 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 tượng trưng, phiếm chỉ của nó chứ chưa có thể có đời sống tâm lí phức tạp và đa dạng mhuw những nhân vật trong văn học cổ điển hoặc hiện đại sau này c Các môtíp nghệ thuật: - Đọc truyện cổ tích, ta thường bắt gặp các môtíp.. .Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 -> Yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng * Ý nghĩa: + Sức mạnh đoàn kết + Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Niềm tin, đề cao người anh hùng áo vảI đất Lam Sơn + Thanh gươm không chỉ để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm mà nó là công cụ, vũ khí chiến đấu, vùng lên đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta - Ánh sáng của thanh gươm le lói... viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6 - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người, sự vật - Có hai loại động từ là : + Động từ chỉ hành động + Động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ tình thái - Động từ thường làm vị ngữ trong câu VD: Nó/ học bài CN VN 2 Tính từ - Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật - Tính từ thường làm vị ngữ hoặc làm thành tố phụ ... QƯ xác Chức vụ ngữ pháp danh từ: + Danh từ thường làm chủ ngữ câu VD : Bạn Lan / học giỏi 31 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng DT ĐV QƯ ước chừng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn CN VN + Danh... linh hoạt Câu văn ngắn sáng thể cảm nghĩ sâu sắc tác giả Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn miêu tả buổi sáng quê hương em 42 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn Buổi 17... qua năm tháng thăng trầm lịch sử: “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả gian lao” 46 Gi¸o viªn: NguyÔn TiÕn Dòng Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn Đất nước so sánh “ sao”, câu thơ so sánh đặc sắc

Ngày đăng: 10/10/2015, 00:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w